Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2009

Bauxite Tây Nguyên (tiếp theo... )


Blog của Lm. LÊ QUANG UY - MỆNH NƯỚC NỔI TRÔI - của công giáo đang thu thập chữ ký kiến nghị lên Hội Thánh để ngăn cản việc khai thác bô xit tại Việt Nam
Chúng ta biết nhiều tội ác đã và đang hoành hành trên quê hương chúng ta. Phá thai mấy triệu ca một năm suốt nhiều năm qua. Chúng ta đã im lặng. Nay Bauxite Đỏ có tác hại đến Sự Sống con người ra sao, chúng ta đọc và nghe hết, hiểu hết. Chúng ta lại vẫn im lặng. Và như thế chúng ta cũng sẽ rơi vào bi kịch đồng loã với thế gian độc ác, với những kẻ muốn giết chính “Đấng đã khơi nguồn Sự Sống” !

Chúng tôi thấy các nhà trí thức, đa số ở Hà Nội, đã cùng với giáo sư Nguyễn Huệ Chi, viết một kiến nghị, lấy chữ ký mấy trăm kỹ sư, bác sĩ, giáo sư, nhà văn, nhà thơ, nhà báo để gửi cho nhà cầm quyền, đòi ngưng lại mọi sự đang diễn ra ở hai tỉnh Đăknông và Lâm Đồng.
Phải có một kiến nghị của phía Hội Thánh Công Giáo nữa chứ, mặc dù chúng ta dư biết có “kiến” cách mấy thì người ta cũng chẳng thèm “nghị” đâu, nhưng ít ra đây sẽ là tiếng nói của chính lương tâm chúng ta, những người đang tin vào “Đấng đã khơi nguồn Sự Sống” để Sự Sống thiêng liêng ấy không bị làm cho tổn thương trên quê hương Việt Nam thân yêu của chúng ta. Nó cho thấy người Công Giáo Việt Nam cùng trăn trở xót xa với vận mệnh của quê hương và dân tộc.
Chúng tôi kính mong, tiếng kêu này của chúng tôi được mọi người mạnh dạn hưởng ứng. Xin quý Đức Cha, quý Cha, quý nam nữ Tu Sĩ và anh chị em Giáo Dân gần xa, đừng vì chúng tôi chỉ là một Linh Mục quèn của một Hội Dòng thường bị cho là cấp tiến, mà đành bỏ qua không muốn nghe tiếng kêu của chúng tôi.
Chúng tôi chọn cách nói: “HÃY CỨU LẤY TÂY NGUYÊN KHỎI THẢM HOẠ BAUXITE ĐỎ”. Xin quý vị mau ghi danh vắn tắt như sau: Tên Thánh, họ tên, chức vụ, Dòng Tu hay Giáo Phận, thành phố đang sống. Ví dụ: Giuse Lê Quang Uy, Linh Mục DCCT, Sàigòn.
Xin gửi ngay về địa chỉ Mail: ttmvcssr@gmail.com chúng tôi sẽ cập nhật liên tục trên các websites của chúng tôi như www.trungtammucvudcct.comwww.dcctvn.net và mời gọi các websites khác có thể đăng tải lại cho rộng đường dư luận.
Lm. QUANG UY, DCCT, thứ bảy 25.4.2009
CÙNG NHAU GHI DANH
“HÃY CỨÚ LẤY TÂY NGUYÊN
KHỎI THẢM HOẠ BAUXITE ĐỎ”
01. Giuse Lê Quang Uy, Linh Mục DCCT, Sàigòn
02. Giuse Nguyễn Tuấn Chinh, thuyền phó, Sàigòn
03. Phêrô Phaolô Bùi Quang Duy, nhân viên, Sàigòn
04. Maria Chu Thị Thu, nhân viên, Sàigòn
05. Phaolô Nguyễn Đặng Huy Khánh, nhân viên, Sàigòn
06. Catarina Nguyễn Thị Tuyết Xuân, giáo viên, Sàigòn
07. Maria Nguyễn Thị Ly Phương, sinh viên, Sàigòn
08. Têrêsa Nguyễn Thị Tú Anh, nhân viên, Sàigòn
09. Agata Võ Lê Huỳnh Anh, học sinh, Sàigòn
10. Giuse Vũ Quốc Tú, nhà báo, Sàigòn
11. Phêrô Trần Văn Huy, sinh viên, Đăklăk
12. Phanxicô Đỗ Quý Khoa, nhân viên, Sàigòn
13. Têrêsa Dương Ngọc Sương Mai, sinh viên, Sàigòn
14. Dự tòng Lê Ngọc Hồ Điệp, kế toán viên, Sàigòn
15. Phaolô Huỳnh Đức Duy, kỹ sư tin học, Sàigòn
16.
Giuse Nguyễn Đại Phú, nhân viên, Sàigòn
17. Maria Nguyễn Quỳnh Như, nhân viên, Sàigòn
-------------
Tăng trưởng kinh tế duy trì tính chính danh (hợp pháp) cho các chính quyền chuyên chế.. và bài này cho rằng...
Bauxite bashers
Những võ sĩ bauxite
Economists .
Chính phủ đặt tăng trưởng kinh tế lên trên không khí bài ngoại và giữ cho môi trường xanh trong lành.

Trong một quốc gia độc đảng nơi mà dân chúng thường bị bỏ tù vì chỉ trích chính sách của cầm quyền, việc bày tỏ ý kiến trung thực của mình là một chuyện hiếm có, không kể những người dũng cảm hoặc là kẻ điên rồ nhất. Thế nhưng một kế hoạch chính phủ cho phép một công ty Trung Quốc bắt đầu khai thác một trong những nguồn dự trữ bauxite to lớn nằm dưới lòng đất vùng Cao nguyên Trung phần xanh tươi đã kích động một làn sóng phản ứng dữ dội chưa từng thấy từ một tập hợp sâu rộng của những người chỉ trích không ngờ được. Trong số họ có vị tướng oanh liệt ở tuổi chín mươi, Võ Nguyên Giáp, một nhà sư bất đồng chính kiến Thích Quảng Độ, và một nhóm đông đảo các nhà khoa học tiếng tăm cùng những nhân vật tranh đấu bảo vệ môi trường.

Việt Nam được ưu đãi với những nguồn dự trữ bauxite lớn thứ ba thế giới, nguyên liệu để sản xuất ra nhôm, và chính quyền cộng sản thiết tha muốn thu hoạch những nguồn lợi này. Theo một kế hoạch mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gọi là “một chính sách lớn của đảng và nhà nước”, chính phủ đang tìm cách thu hút 15 tỉ đô la hoặc cao hơn từ nguồn đầu tư để phát triển việc khai thác bauxite và các dự án luyện nhôm vào năm 2025. Họ đã ký một hợp đồng với một công ty con của hãng Chinalco, một tổ hợp khai khoáng của nhà nước Trung Quốc, để xây dựng một khu mỏ và đã thỏa thuận với Alcoa, một tập đoàn nhôm của Mỹ, để thực hiện một nghiên cứu khả thi cho khu mỏ khác.

"Tuy nhiên, dù cho có động cơ nào đi nữa, thì chính phủ Việt Nam cũng đang phải lo lắng về những chỉ trích của công chúng đối với Trung Quốc."

Những người chống đối nói rằng sự có mặt của hoạt động khai mỏ bauxite với tầm quy mô to tát tại một khu vực mà hiện thời được trồng cà phê và những trồng trọt nông nghiệp khác có thể gây nên những thiệt hại cho môi trường không thể cứu vãn được, cũng như chuyện tản cư các sắc dân thiểu số vẫn sống trên vùng Tây Nguyên trước giờ. Bauxite thường được khai thác từ những khu mỏ lộ thiên, để lại những vết sẹo lớn trên mặt đất. Quy trình xử lý tinh chế cũng sản sinh ra một thứ “bùn đỏ” độc hại, có thể gây ô nhiễm nghiêm trọng nếu như nó chảy thấm xuống các sông ngòi trong vùng.

Không những thế, sự dính líu của một công ty Trung Quốc tại một dự án gây nhiều tranh cãi như vậy đã khơi dậy tinh thần chống Trung Quốc âm ỉ tiềm tàng tại Việt Nam, một đất nước đã là thuộc địa của người láng giềng khổng lồ mạnh hơn trong suốt 1.000 năm, và một trận chiến tranh ngắn ngủi nhưng đẫm máu vào năm 1979. Ông Thích Quảng Độ, một nhà lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bị nằm ngoài vòng pháp luật, đã quả quyết rằng Việt Nam hiện đang “bị mối đe doạ xâm lược” do “những làng xóm có toàn công nhân Trung Quốc đã mọc lên như nấm trên vùng cao nguyên, và 10.000 người định cư Trung Quốc sẽ đến trong năm tới.” Những nhận xét của ông đã được hưởng ứng bởi các đội quân blogger hăng hái ở Việt Nam, và một nhóm chống lại việc khai thác bauxite đã thiết lập một trang Facebook, một trang web mạng xã hội phổ biến, thu hút gần 700 thành viên. Có vẻ như các blogger Trung Quốc không phải là lực lượng duy nhất huy động tinh thần bài ngoại cháy bỏng. Mặc dầu có nhiều thái độ chống đối được lôi cuốn bởi tình cảm đó, song cũng có những mối quan ngại chính đáng về những thành tích khai thác môi trường tồi tệ của nhiều công ty khai mỏ của Trung Quốc.

Tuy nhiên, có vì động cơ nào đi nữa, thì chính phủ Việt Nam cũng đang phải lo lắng về những chỉ trích của công chúng đối với Trung Quốc. Mới đây họ đã đình bản một tờ bán nguyệt san có tên là Du Lịch trong ba tháng do đã cho đăng một loạt bài về những tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước. Nhà nước viện lẽ rằng Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Việt Nam cũng đang có một mức thâm thủng ngoại thương lớn với người láng giềng của mình và đã và đang thúc giục chính phủ Trung Quốc đầu tư hơn nữa vào nước mình để bù lại những thậm chi. Với việc sút giảm 40% đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quý đầu năm 2009 so với cùng kỳ năm ngoái - và đa số các quốc gia giàu đều lâm vào tình trạng thiếu tiền mặt - giờ đây
Việt Nam đang cần tiền của Trung Quốc hơn bao giờ hết.

"Thế nhưng thực tế cho thấy rằng trong thời buổi kinh tế túng quẫn, những kẻ đi xin xỏ không thể là những tay có quyền kén chọn."

Bất kể sự bực dọc của các nhóm hành lang vận động chống Trung Quốc, ông Dũng, thủ tướng Việt Nam, đã bỏ một tuần trong tháng này để thực hiện chuyến công du Trung Quốc, cố gắng kêu gọi hoạt động đầu tư và cam kết sẽ giúp cho các công ty Trung Quốc hoạt động dễ dàng hơn tại đất nước ông. Tiếp theo sau một cuộc họp mặt với thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo, ông Dũng nói rằng hai nước sẽ nỗ lực mở rộng mâu dịch song phương từ 20 tỉ đô la Mỹ năm 2008 lên 25 tỉ năm 2010 và cố gắng xử lý vấn đề cân bằng thương mại.

Ông Hoàng Trung Hải, phó thủ tướng Việt Nam, mới đây đã tuyên bố trong một cuộc họp báo với các nhà khoa học đang quan ngại về tình trạng phá huỷ môi trường rằng Việt Nam sẽ không theo đuổi kế hoạch khai mỏ “với bất cứ giá nào”. Thế nhưng thực tế cho thấy rằng trong thời buổi kinh tế túng quẫn, những kẻ đi xin xỏ không thể là những tay có quyền kén chọn.
 Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009
BBC dịch : Lựa chọn của chính phủ Việt Nam
Tạp chí có uy tín The Economist vừa có bài nói chính phủ Việt Nam chọn tăng trưởng kinh tế trước tư tưởng bài ngoại và quan ngại môi trường. BBCVietnamese.com xin giới thiệu cùng quý vị: Chỉ trích
Hòa thượng Thích Quảng Độ, người đứng đầu Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất không được hoạt động ở trong nước, tuyên bố rằng Việt Nam đang đứng trước "nguy cơ xâm lược" vì "nhiều ngôi làng của công nhân Trung Quốc đang mọc lên khắp cao nguyên và hàng vạn người Trung Quốc sẽ chuyẩn đến đây trong những năm tới".
Tuyên bố của hòa thượng được lặp lại trong giới blogger hăng hái của Việt Nam, một nhóm chống dự án khai thác bauxite được lập trên mạng giao tiếp Facebook và thu hút tới 700 thành viên.
Dường như không chỉ các blogger Trung Quốc mới bài ngoại gay gắt. Nhưng cho dù đa số người phản đối (khai thác bauxite) chính vì tư tưởng bài ngoại đó, cũng có sự quan ngại thực sự về các chỉ tiêu thấp kém trong bảo vệ môi trường của các công ty khai khoáng Trung Quốc.
Lựa chọn của chính phủ
Câu giải thích là Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, với cán cân nhập siêu nghiêng hẳn về phía Việt Nam, do vậy Hà Nội muốn Bắc Kinh đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam để cân bằng lại.
Với lượng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài trong quý 1/2009 thấp hơn cùng kỳ năm ngoái tới 40% và các nước phát triển đều đang gặp khó khăn về tài chính, Việt Nam cần đầu tư của Trung Quốc hơn bao giờ hết.
Theo sau cuộc gặp với Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo, ông Dũng tuyên bố hai bên sẽ cố gắng tăng ngân sách thương mại song phương từ con số 20 tỷ đôla năm 2008 lên 25 tỷ đôla năm 2010 và khắc phục tình trạng bất quân bình về thương mại.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải gần đây nói tại cuộc hội thảo về khai thác bauxite có sự tham gia của các khoa học gia đang lo lắng về tác động môi trường, rằng Việt Nam "sẽ không phát triển bauxite bằng mọi giá".
Tuy nhiên trong thực tế giai đoạn kinh tế khó khăn này, người đi xin chẳng bao giờ kén cá chọn canh được cả.

Tổng số lượt xem trang