Thứ Tư, 15 tháng 4, 2009

Bauxite Tây Nguyên (tiếp...)

Dự án bô-xít: Đảng đã quyết!
DCVOnline – Tin ngắn (VOV News)

DCVOnline: Sau ngày hội thảo công khai về dự án bô-xít được xảy ra ở Hà Nội hôm thứ Năm tuần rồi, báo chí nhà nước cộng sản vẫn giữ một thái độ "làm ngơ" không đưa tin, chỉ có rất ít báo điện tử trong nước đề cập đến buổi hội thảo quan trọng này. Quan trọng, vì đây là buổi họp công khai có sự tham gia của nhiều giới, ban ngành.

Bản tin sau đây được đưa đi trên VOV, bằng tiếng Anh (không tìm thấy bản tin này bằng tiếng Việt trong phần tiếng Việt.) DCVOnline xin được chuyển ngữ để bạn đọc thấy "tính quyết tâm của đảng CSVN trong dự án bô-xít này".

Kỹ nghệ Bô-xít đẩy mạnh sự phát triển ở Cao Nguyên
Kỹ nghệ khai thác mỏ bô-xít và nhôm sẽ tạo sức đẩy cho sự phát triển xã hội và kinh tế ở vùng Cao Nguyên.

Phó Thủ tường Hoàng Trung Hải nói ở hội nghị (thảo luận về dự án khai thác bô-xít) được tổ chức ở Hà Nội hôm thứ Năm tuần rồi ngày 9 tháng Tư, rằng Việt Nam có nguồn tài nguyên bô-xít giàu có và có tiềm năng phát triển kỹ nghệ ô-xít nhôm và khai thác quặng bô-xít, nhưng đã chưa khai thác được. Ông Hải nhấn mạnh rằng sự phát triển kỹ nghệ (bô-xít) này phải đạt được, đòi hỏi những giải pháp quản lý khoa học và nghiêm ngặt.

Phó thủ tướng Hải đã chỉ thị điều chỉnh dự án chính về chuyện quy vùng cho sự khai thác bô-xít, chế biến và tận dụng cho thời kỳ 2007-2015 với cái nhìn hướng tới năm 2025.

Vì Việt Nam thiếu nguồn điện năng, sự khai thác bô-xít này thoạt đầu sẽ dùng cho việc sản xuất ô-xít nhôm, nhưng những kế hoạch về lâu về dài nhằm sản xuất nhôm nên được chuẩn bị.

Ông Hải cũng đã yêu cầu những ban ngành liên hệ cùng hợp tác với những nhà đầu tư để huấn luyện nhân lực cho ngành kỹ nghệ này, với ưu tiên dành cho người thiểu số bản địa và siết chặt sự quản lý để làm giảm tối đa những ảnh hưởng của sự khai thác này lên môi trường, văn hóa và đời sống con người ở vùng Cao Nguyên.

Theo Bộ Công thương (Công nghiệp và Thương mãi), lượng bô-xít dự trữ ở Việt Nam được ước tính khoảng 5 tỉ 4 tấn, chủ yếu nằm ở vùng Cao Nguyên.
© DCVOnline
Nguồn:(1) Bauxite industry boost development in Central Highlands. VOV News (Đài Tiếng Nói Việt Nam), ngày 10 tháng Tư năm 2009
---------
Hi sinh cái "ngon ăn" trước mắt vì cái lâu dài 14/04/2009 12:58 (GMT + 7) (TuanVietNam) - Nền kinh tế Việt Nam đã từ lâu rồi không còn ở trong tình trạng quẫn bách, nên không có lý do gì phải cố chạy theo chỉ tiêu định lượng tăng GDP. Phát triển chất lượng phải được đặt lên hàng đầu. Thoát khỏi nền kinh tế gia công phải là mục tiêu. - Ts. Vũ Quang Việt.
----------
RFA Quyền Tiếp Cận Thông Tin ở Việt Nam
Bất bình trước việc nhà cầm quyền quy rằng khai thác khóang sản là bí mật quốc gia, có dư luận là quyền tiếp cận thông tin của dân chúng đã không được tôn trọng.

Quyền được thông tin ở Việt Nam
Quyền được thông tin ở Việt Nam lâu nay chưa được phát huy và người dân chưa được hưởng dù đã được ghi trong Hiến Pháp.
Lý do nào người dân có suy nghĩ này, và quyền tiếp cận thông tin hiện được thể hiện ra sao ở Việt Nam sau hơn ba mươi năm đất nước thống nhất?
Bưng bít thông tin tạo điều kiện cho tiêu cực

Sau không ít phản biện của chuyên gia các ngành về việc khai quật quặng mỏ bauxite, nhiều người mới đây cho rằng Hà Nội đã tiếp tục bưng bít thông tin về hậu quả cũng như mức độ tác hại của dự án bauxite.

Trên một số báo điện tử xuất hiện những kết án rằng chính phủ đã vi phạm quyền tiếp cận thông tin của công dân.

Suy nghĩ của quần chúng được bày tỏ trước việc giới thẩm quyền xếp thông tin về khai thác tài nguyên vào hàng tin tức cần bảo mật thay vì được công bố rộng rãi.

Quan điểm của quần chúng cho rằng bưng bít thông tin tạo điều kiện cho tiêu cực, điển hình là vụ PMU 18 cũng như vụ PCI trước đây, và nay là vụ khai thác bauxit tại một vùng đất chiến lược như Tây Nguyên. Ông Trần Tuấn, một doanh nhân Hải Phòng:

"Việt Nam mình bây giờ nói chung thì tự do hơn ngày xưa, nhưng tự do thông tin làm gì có. Nó bưng bít cho tham nhũng mà. Tự do thông tin chắc chắn là phải được cải thiện rồi. Nhiều khi người dân hiểu rõ như thế, nhưng biết phải làm sao."

"Việt Nam mình bây giờ nói chung thì tự do hơn ngày xưa, nhưng tự do thông tin làm gì có. Nó bưng bít cho tham nhũng mà. Tự do thông tin chắc chắn là phải được cải thiện rồi. Nhiều khi người dân hiểu rõ như thế, nhưng biết phải làm sao."

Ông Trần Tuấn, một doanh nhân Hải Phòng


Nhận xét này không khác nhận xét của giới quan sát, là quyền được thông tin ở Việt Nam lâu nay chưa được phát huy và người dân chưa được hưởng dù đã được ghi trong Hiến Pháp. Công chúng không được phép biết chi tiết nhiều dự án, chương trình của chính phủ.

Nhà báo có thể bị truy tố khi đưa những tin tức liên quan, với lý do đó là thông tin "nhậy cảm", có ảnh hưởng đến an ninh hay quyền lợi quốc gia, dù các thông tin ấy phanh phui những vụ tiêu cực, tham nhũng.
Quyền được thông tin có ghi trong Hiến Pháp

Trong khi người dân cho rằng quyền được thông tin của họ bị xâm phạm, nhà cầm quyền có quan điểm ra sao về cùng vấn đề?

Hiến Pháp 1946 và Hiến Pháp 1992 của Việt Nam quy định công dân có quyền được thông tin để biết chủ trương, chính sách cũng như các vấn đề cấp thiết khác. Chủ tịch Hội Luật Gia Việt Nam, ông Phạm Quốc Anh qua một cuộc trao đổi với báo chí trong nước, xác nhận điều đó.

Hiến Pháp 1946 và Hiến Pháp 1992 của Việt Nam quy định công dân có quyền được thông tin để biết chủ trương, chính sách cũng như các vấn đề cấp thiết khác.

ông Phạm Quốc Anh, CT Hội Luật Gia VN


Cá nhân ông cho rằng người dân phải được quyền nắm rõ các thông tin về họat động của cơ quan chính phủ, và tiếp cận thông tin là một nhu cầu cũng như một quyền cấp thiết, cần được bảo đảm cho mọi công dân.

Luật sư Phạm Hồng Hải, người từng biện hộ cho hai nhà báo bị truy tố Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Việt Chiến chỉ vì đưa tin về vụ PMU 18, bày tỏ quan điểm cách đây không lâu:

"Thực tế mỗi quốc gia tùy theo điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, đặc biệt là nhận thức của người dân. Cho nên khả năng tiếp cận thông tin, rồi thực hiện những quyền tự do ngôn luận, tự nó cũng có khác nhau. Việt Nam thì đã có Luật Báo Chí, rồi đang xây dựng Luật Trưng Cầu Dân Ý. Tôi nghĩ Việt Nam đã có những tích cực trong lãnh vực huy động người dân tham gia phản biện xã hội, đóng góp ý kiến để làm sao chính sách đưa ra được hiệu quả hơn."

Suy nghĩ của công chúng về quyền tiếp cận thông tin được khơi dậy nhân vụ khai thác bauxite ở Tây Nguyên. Hội Luật Gia Việt Nam hồi tháng Hai năm nay khởi sự hợp tác với Trung Tâm Nhân Quyền Na Uy trong việc sọan thảo Luật Tiếp Cận Thông Tin.

Bí Thư Đại Sứ Quán Na Uy tại Hà Nội, bà Snofrid Emterud lên tiếng rằng nguyên tắc cao nhất của tiếp cận thông tin là tự do ngôn luận kèm theo sự minh bạch và cởi mở, và công dân nếu có quyền tiếp cận thông tin sẽ giúp giải quyết nạn tham nhũng cũng như giúp giới lãnh đạo tránh được sự yếu kém trong việc quản trị guồng máy chính quyền.
Tiếp cận thông tin là biểu hiện chế độ dân chủ

Ông Nguyễn Quốc Việt, Vụ trưởng Vụ Pháp Luật Hình Sự-Tư Pháp-Hành Chính, Bộ Tư Pháp hồi tháng Hai nói với báo Tuổi Trẻ rằng theo ông Luật tiếp cận thông tin phải giải quyết được ba vấn đề: cơ chế tiếp cận, phương thức tiếp cận, và phân loại những thông tin mà công dân được tiếp cận.

Nguyên tắc cao nhất của tiếp cận thông tin là tự do ngôn luận kèm theo sự minh bạch và cởi mở, và công dân nếu có quyền tiếp cận thông tin sẽ giúp giải quyết nạn tham nhũng cũng như giúp giới lãnh đạo tránh được sự yếu kém trong việc quản trị guồng máy chính quyền.

Bà Snofrid Emterud, Bí Thư Đại Sứ Quán Na Uy


Tiếp cận thông tin hiện được xem là một trong những biểu hiện của chế độ dân chủ. Hiến Pháp các nước được kể là tiến bộ và dân chủ thế kỷ này quy định rằng dân chúng có quyền biết về các tài liệu, thông tin liên quan đến chính sách, chủ trương của nhà cầm quyền.

Đến nay quyền tự do thông tin đã được đề cập trong hiến pháp của khỏang 90 quốc gia. Việt Nam vẫn chưa hình thành Luật tiếp cận thông tin dù đất nước đã được thống nhất hơn ba thập niên.

Quyền tự do thông tin trong nước, vì vậy, vẫn chưa có ranh giới rõ ràng. Hậu quả là dân chúng không được biết đầy đủ những thông tin cần biết, và báo chí có thể bị truy tố khi chỉ đưa ra những sự thật.

Hồi tháng Hai năm nay ban sọan thảo Luật tiếp cận thông tin nhóm cuộc họp đầu tiên, được nói là để khởi động các việc liên quan đến đạo luật này. Vụ trưởng Vụ Pháp Luật Hình Sự-Tư Pháp-Hành Chính Nguyễn Quốc Việt cho báo chí trong nước hay là cuộc họp thứ hai cũng sẽ được tổ chức trong cùng khỏang thời gian, mục đích bàn đến nội dung chi tiết.

Dự luật về tiếp cận thông tin hiện đang được quốc hội xem xét và theo dự kiến sẽ được thông qua vào tháng Năm 2010.
-------------
SGTT Ghi chép trên công trường bauxite Tân Rai
Từ tháng 11.2008, những đợt công nhân Trung Quốc đầu tiên đã có mặt tại công trường bauxite Tân Rai (huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng). Bây giờ, mặt bằng cho dự án đã được san phẳng với diện tích hơn 50ha. Hàng ngàn người hối hả thi công trên nền đất đỏ lầy lội.
----------
HNV Giữ Tây Nguyên cho hôm nay và mai sau
Hà Văn Thùy ( 4/14/2009 4:40:51 PM )

Tạp chí Tia sáng ngày 31/10/2008 đăng bài Dự án bauxit ở Đăk Nông và kinh nghiệm Tây Nguyên của nhà văn Nguyên Ngọc. Bài báo giầu tâm huyết và trí tuệ đặt ra nhiều câu hỏi bức xúc cần giải đáp trước một quyết định có thể đưa tới tai họa khôn lường cho dân tộc. Trong những vấn đề do nhà văn đặt ra, có những câu hỏi về lịch sử, văn hóa vùng đất đặc biệt này:

“… có ai biết Tây Nguyên chính thức thuộc về Việt Nam từ khi nào? Các dân tộc Tây Nguyên đã đến và gắn bó với cộng đồng các dân tộc Việt Nam từ bao giờ, bằng những con đường nào, có những điểm nào trên con đường đó để lại ảnh hưởng sâu xa trong sự gắn bó ấy? Từng dân tộc ở Tây Nguyên, như dân tộc Mơ Nông ở Đắk Nông đây, có những đặc điểm gì về lịch sử, về truyền thống, về tính cách, v.v…”

Tổng số lượt xem trang