Thứ Tư, 22 tháng 4, 2009

Bauxite Tây Nguyên (tiếp...)

Nước cờ chiếu tướng ! Bùi Tín
----
Chính quyền tạo áp lực với báo chí về vụ bauxite Tây Nguyên ?
Mặc Lâm, phóng viên RFA 2009-04-21
Ông Nguyễn Quốc Thái, Trợ Lý Tổng Biên Tập của tờ báo, trong một lần trả lời phỏng vấn của Đài Á Châu Tự Do cho biết quan điểm của mình trước việc cáo buộc này, ông nói:
Một biểu lộ về lòng yêu nước như vậy thì tôi nghĩ không nên bị kết án."
Tuổi Trẻ “tự kiểm duyệt”
Tờ báo Tuổi Trẻ có thể đã quên luật chơi này khi số ra ngày 14 tháng 4 dành nguyên một trang 5 để đăng bài nói về Tân Rai và những hệ lụy của nó. Tờ báo hứa hẹn sẽ đem sự việc công nhân Trung Quốc tràn ngập Tân Rai và Điện Đạm Cà Mau đến tay bạn đọc trong nhiều kỳ.
Thế nhưng tới kỳ thứ hai thì... đã chấm dứt luôn, và lý do mà tờ báo đưa ra là do phóng viên của họ viết không kịp.
Là người từng cộng tác một thời gian rất dài với báo Tuổi Trẻ, nhà thơ Bùi Chí Vinh chia sẻ kinh nghiệm của mình:
"Đây là những tiếng nói can đảm cho dù lạc lỏng và họ chấp nhận những cái búa rìu nhất định đối với nghề nghiệp của họ. Còn riêng cái thái độ của báo Tuổi Trẻ thì những tờ báo lớn nhất là những tờ bị quản lý chặt chẽ nhất.
Báo Du Lịch chỉ là một tờ báo nhỏ thôi, chuyện của nó không gây biến động lớn. Nhưng báo Tuổi Trẻ đăng lên thì áp lực dư luận về vấn đề bô-xít biến thành một thứ quan trọng và nó biến thành nghị luận trên tất cả các diễn đàn trên mạng, thành ra người ta cắt ngay lập tức như là tất cả sự tiên đoán của tôi.
-------------
Đừng thắc mắc “Chủ trương lớn của đảng và nhà nước !”
Hà Giang, thông tín viên RFA 2009-04-21
----------
BBC Cập nhật: 06:19 GMT - thứ ba, 21 tháng 4, 2009
Nhiều công nhân nước ngoài ở Đồng Nai
Tỉnh Đồng Nai cho hay đang có tình trạng nhiều công nhân nước ngoài làm việc bất hợp pháp tại các khu công nghiệp đóng trong địa bàn tỉnh.
Website của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai thừa nhận "còn nhiều khó khăn trong việc quản lý lao động nước ngoài".
Chính quyền tỉnh đã triệu tập một cuộc họp đa ngành để bàn việc tăng cường quản lý lao động ngoại. Theo Công an và sở Lao động-Thương binh-Xã hội Đồng Nai, kiểm tra tại 48 doanh nghiệp trên địa bàn, các ngành chức năng đã phát hiện tới 600 người nước ngoài sống và làm việc tại đây.
----------
Công luận bức xúc về việc nhiều lao động phổ thông nước ngoài vào làm việc
Đức Tâm
RFI Bài đăng ngày 20/04/2009 Cập nhật lần cuối ngày 20/04/2009 14:04 TU
« Lao động phổ thông nước ngoài đổ vào Việt Nam », « Hàng vạn công nhân Trung Quốc đã vào Việt Nam », « Sức ép từ lao động nước ngoài ». Trên đây là một số hàng tựa các bài trong rất nhiều bài viết được đăng tải trên báo chí ở Việt Nam trong thời gian qua.
«Vào lúc Việt Nam phải đương đầu với nạn thất nghiệp có nguy cơ tăng nhanh do khủng hoảng kinh tế, thì ngày càng có nhiều lao động phổ thông nước ngoài, chủ yếu là nhân công Trung Quốc, đến làm việc trên những công trường ở Việt Nam.
Khái niệm « lao động phổ thông » được nêu lên ở đây là những lao động giản đơn, làm việc tay chân.
Theo số liệu của Cục Việc làm, thuộc bộ Lao Động Thương Bình và Xã Hội, được báo chí trong nước trích dẫn, hiện nay, Việt Nam có 44 triệu người trong độ tuổi làm việc, trong đó có tới 35 triệu lao động ở nông thôn. Mỗi năm, có thêm hai triệu người tham gia vào thị trường lao động.
Theo dự báo của bộ Lao Động, do khủng hoảng kinh tế, trong năm 2009, sẽ có từ 300 đến 400 ngàn người mất việc làm. Thế nhưng, xin trích dẫn báo Tuổi trẻ trên mạng, ngày 16 tháng tư năm 2009, « Chưa ai thông kê được con số chính thức, nhưng trên thực tế, ước lượng số lao động phổ thông nước ngoài đang có mặt ở Việt Nam có thể vượt qua con số chục ngàn người. Và dòng người này còn tiếp tục ».
Tờ báo đưa ra những ví dụ cụ thể, trong hai dự án nhà máy nhiệt điện ở Quảng Ninh và Hải Phòng sắp hoàn thành, mỗi nơi đều có trên 2000 công nhân nước ngoài, hầu hết là Trung Quốc. Trong quá trình thi công dự án, có lúc số công nhân Trung Quốc lên tới gần 4000 người.
Trước tình trạng này, báo chí đã lên tiếng báo động, sự hiện diện của lao động phổ thông nước ngoại tạo thành sức ép cạnh tranh không nhỏ đối với lao động giản đơn trong nước. Nếu không có biện pháp chế tài, thì lao động Việt Nam có nguy cơ thua ngay trên sân nhà. Vừa qua, bộ Lao Động cũng đã chính thức lên tiếng khẳng định, việc đưa hoặc tuyển dụng lao động phổ thông nước ngoài như vậy là trái với luật pháp của Việt Nam.

Tổng số lượt xem trang