Thứ Tư, 22 tháng 4, 2009

Bước chân Trung Quốc trên thế giới...

Tuổi Trẻ - Thứ Tư, 31/12/2008, 05:16 (GMT+7)
Xuất khẩu nông dân sang châu Phi
TT - Trung Quốc thiếu đất canh tác, châu Phi thiếu lương thực, và một doanh nhân ở đất nước 1,3 tỉ người đã nhạy bén thuyết phục nông dân di cư sang lục địa đen.
Công thức thành công
Bộ Thương mại Trung Quốc vừa công bố thương mại song phương giữa châu Phi và Trung Quốc sẽ đạt cột mốc 100 tỉ USD vào cuối năm 2008, sớm hơn dự tính hai năm. Những mỏ dầu và khoáng sản giàu có của châu Phi đứng đầu danh sách nhập khẩu của Trung Quốc. Đổi lại, quốc gia đông dân nhất hành tinh gửi tới đó hàng chục ngàn nông dân có tay nghề.
Cho tới giờ đó là một công thức thành công với Trung Quốc. Với số dân chiếm 20% dân số thế giới, nước này chỉ sở hữu 7% diện tích đất canh tác được trên toàn cầu.

Biết nắm bắt cơ hội
Không chỉ có các cá nhân nhìn thấy cơ hội. Ông Lý Nhã Lộc, chủ tịch Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc, cam kết sẽ hỗ trợ về tài chính cho những người di cư sang châu Phi trong chương trình đẩy nhanh đô thị hóa ở thành phố Trùng Khánh, hiện đang là vùng đô thị lớn nhất thế giới với 32 triệu dân. Do thúc đẩy đô thị hóa, hàng triệu nông dân sẽ phải di dời nên chuyển họ sang lục địa đen để tiếp tục nghề nghiệp là một chính sách hợp thời.
Khả năng chịu đựng gian khổ và thích nghi nhanh chóng với một đời sống không khác mấy so với quê nhà là một ưu điểm tuyệt đối của những nông dân Trung Quốc đến châu Phi. Họ cũng không e ngại nhiều những bất ổn về chính trị hay tôn giáo, miễn là cơ hội đến họ sẽ chộp lấy. Ông Lưu cho biết nhiều người Trung Quốc đã ở hẳn lại đó và kết hôn với những phụ nữ châu Phi. Ông kết luận: “Người ta sợ hãi trước khi đến đây, rồi ngạc nhiên khi tới, sau đó thấy nhớ nó khi ra đi”.
HẢI MINH (Theo Independent)
--------------
Blog Nông Dân Gió Lào
1 TRIỆU NGƯỜI TRUNG QUỐC ĐÃ ĐẾN PHI CHÂU
HOW CHINA Has Created a New Slave Empire in Africa

This commercial invasion is without question the most important development in the sub-Sahara since the end of the Cold War -- an epic, almost primal propulsion that is redrawing the global economic map. One former U.S. assistant secretary of state has called it a "tsunami." Some are even calling the region "ChinAfrica."
As many as 1 million Chinese citizens are circulating here. Each megaproject announced by China's government creates collateral economies and population monuments, like the ripples of a stone skimmed across a lake.
Beijing declared 2006 the "Year of Africa," and China's leaders have made one Bono-like tour after another. No other major power has shown the same interest or muscle, or the sheer ability to cozy up to African leaders. And unlike America's faltering effort in Iraq, the Chinese ain't spreading democracy, folks. They're there to get what they need to feed the machine. The phenomenon even has a name on the ground in the sub-Sahara: the Great Chinese Takeout. .......
COMMENT BY JAMES FORREST
We are attempting to finance the construction of a railroad in the Copperbelt region. The Chinese bought a mine and brought in 2,000 Chinese workers so they would not have to hire Zambians.
This is not what the Zambians expected when the Zambian Government granted the concession to Chambishi Mining Plc. The Chinese briefcases and zero interest loans are no joke. They play rough. Here is an article from the Zambian Times Popular resentment toward the Chinese is growing. "They're not liked. They're not wanted here."
Africans Lash Out at Chinese Employers by Robyn Dixon, Times Staff Writer October 6, 2006 MAAMBA, Zambia — Deep in the tunnel of the Collum mine, coal dust swirls thickly, and it's stifling for workers such as Chengo Nguni. He describes his $2-a-day job with a sigh: His supervisor yells incomprehensibly in Chinese. His rubber boots leak. The buttons to control the flow of ore out of the mine often deliver an electric shock. But the worst thing about life in the Chinese-owned mine in southern Zambia is that there is no such thing as a day off. Ever.
China's hunger for raw materials and energy is driving new investment across Africa, with trade between China and the continent up more than 300% since 2000 to more than $40 billion a year.
China is the main market for Sudan's oil. It has invested in Nigerian oil, provided oil-rich Angola with a $2-billion loan with easy terms and improved relations with Robert Mugabe's Zimbabwean regime, which is criticized by economists and human rights activists.
Chinese building workers in Zambia
Critics say Chinese environmental and labor standards are often poor. In Ghana, environmentalists have accused Chinese oil company Sinopec of desecrating a national park. In Zambia, there is a growing backlash over low wages and poor conditions in Chinese operations.
At the NFC Africa copper mine in Chambishi, a Chinese-owned operation in northeastern Zambia, hundreds of workers rioted in late July over reports that the management was reneging on a pay increase. Four were shot and wounded by Chinese employees of the company. Another was shot by police. Like their counterparts at the Collum mine, the NFC workers rail against poor working conditions, low pay and lax safety standards. Last year, a blast at an NFC subsidiary explosives factory in Chambishi killed every worker on the site — more than 50 people. NFC is a subsidiary of China's government-owned Chinese Non-Ferrous Metals Corp.
The Congolese risk their lives digging through mountains of mining waste looking for scraps of metal ore
The growing resentment sparked an acrimonious debate in Zambia's recent presidential elections, with Chinese Ambassador Li Baodong making comments suggesting that Beijing might sever ties and investors might pull out if leading opposition candidate Michael Sata won the Sept. 28 vote. Sata, who at one point threatened to expel Chinese traders if he became president, lost the election, and he alleged massive vote fraud. In the heat of the campaign, his Patriotic Front claimed that the use of Chinese computers to tally the count could skew results in the government's favor, an accusation strongly denied by Chinese Embassy officials.
Saturday April 18, 2009 - 06:55am (ICT)
--------------
Trung Quốc nhìn ngó sang các vùng đất hoang ở Nga - Thanh Thủy
Bài đăng ngày 21/04/2009 Cập nhật lần cuối ngày 21/04/2009 16:41 TU
Điểm báo _ RFI
Tiếp tục loạt bài về « An ninh lương thực trên thế giới », tờ Le Monde hôm nay đề cập đến chiến dịch đi mua đất nông nghiệp ở nước ngoài của Trung Quốc. Năm 2003 một cuộc tranh cãi đã dấy lên sau khi nhật báo Anh ngữ China Daily đưa tin là Trung Quốc đã thuê đất trồng trọt của nước Kazacxtan láng giềng. Chính quyền của nước này buộc phải đính chính thông tin.
Đúng là có hơn 7000 hécta đất ở Kazacxtan đã được cấp cho một công ty liên doanh Trung Quốc-Kazacxtan và hơn 3000 nông dân Trung Quốc đã lên đường sang vùng Alakol, sát biên giới Trung Quốc, để khai thác những đồng ruộng trồng đậu nành và lúa mì.
Thế nhưng, trước sự phản đối của dân chúng về việc một vùng đất rộng lớn của lãnh thổ quốc gia đã bị cho thuê trong mười năm, chính phủ Kazacxtan đã chọn giải pháp là tỏ ra kín đáo tối đa về việc làm này và chỉ công nhận là có năm địa điểm được cho nước ngoài sử dụng : đó là năm vùng quân sự cho Nga « mượn » từ ngày Liên Xô sụp đổ.
Chính quyền Kazacxtan ngấm ngầm cho Trung Quốc thuê đất nông nghiệp
Về mặt chính thức thì không hề có chuyện Trung Quốc thuê đất trồng trọt của Kazacxtan. Điều mà chính quyền nước này sợ nhất là phản ứng của công chúng ở nông thôn trước « sự cạnh tranh bất chính » của nông dân Trung Quốc ồ ạt đổ vào nước này, với thiết bị nông nghiệp tốt hơn gấp mấy lần các dụng cụ cũ kỹ từ thời Liên xô vẫn còn được sử dụng tại đa số các nông trường ở Kazacxtan.
Đối với một nước như Trung Quốc vốn rất thiếu đất trồng trọt, thì các vùng ở Trung Á thật là hấp dẫn. Theo những ước tính của Bộ Nông nghiệp thì Trung Quốc sẽ sản xuất, trong năm 2015, khoảng 20 triệu tấn đậu nành, tức là chỉ tương đương với 40% nhu cầu hàng năm của nước này. Do vậy mà Bắc Kinh không những chỉ dòm ngó các vùng đồng bằng ở Trung Á mà còn liếc sang các khoảng đất còn bỏ hoang tại nước Nga vĩ đại ở ngay sát cạnh.
Theo báo Le Monde, vào đầu thập niên 2000, ngành nuôi cá ở Nga thu hút các nhà kinh doanh Trung Quốc. Nhưng luật lệ Nga trở nên nghiêm ngặt hơn khiến cho các dự án thành lập những công ty liên doanh Nga-Trung không được thực hiện. Kể từ nay đậu nành được xem là lĩnh vực có nhiều triển vọng nhất, đặc biệt là tại vùng Viễn Đông của Nga, cách Matxcơva khoảng 6000 cây số, nhưng chỉ cách Bắc Kinh có 2000 cây số. Như vậy là trong 11 tháng đầu năm 2008, hơn 420 000 tấn đậu nành đã được xuất khẩu sang Trung Quốc.
Nga có 20 triệu hécta đất nông nghiệp chưa được khai thác
Theo ước tính của các chuyên gia Nga, hiện nay có hơn 20 triệu hécta đất trồng trọt vẫn chưa được khai thác, và giá đất ở Nga thấp hơn là ở Trung Quốc. Hiện nay chính quyền Nga có vẻ ủng hộ việc khai thác các vùng đất còn bị bỏ hoang, vì như vậy họ sẽ thu được tiền thuế đánh trên việc xuất khẩu nông phẩm. Tuy nhiên, sự hiện diện ồ ạt của nông dân Trung Quốc sẽ dẫn đến những căng thẳng với dân chúng địa phương, nhất là cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng mà nước Nga đang trải qua có nguy cơ dẫn đến những phản ứng bài ngoại.
Theo cuộc điều tra dân số sau cùng ở Nga được Le Monde trích dẫn, có khoảng 35000 người Trung Quốc định cư thường trực tại Nga. Nhưng theo bộ nội vụ nước này thì thật sự có từ 400 000 đến 700 000 người Trung Quốc đang sống trên lãnh thổ Nga.
------------

Tổng số lượt xem trang