Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2009

Bauxite Tây Nguyên (tiếp....)

Danh sách thứ 2

Kiến nghị về bauxite :hơn 1000 chữ ký
-----------
Đi “Tây”... thời mất việc
Đi “Tây” ở đây là đi Tây Nguyên của những người lao động vừa bị mất việc từ các khu công nghiệp dưới xuôi. Không chấp nhận về quê hay ngồi chơi xơi nước, họ lên rừng làm thuê kiếm sống.
Chưa có thống kê về số lao động bị mất việc từ các khu công nghiệp (KCN) dạt lên Tây Nguyên “đầu quân”. Nhưng theo ông Nguyễn Thành Nhân, Giám đốc Công ty Quang Đức (Gia Lai), chỉ trong tháng 3, công ty ông đã nhận trên 200 lao động thời vụ vào đào hố trồng cao su, cà phê, trong đó phân nửa là công nhân đến từ Bình Dương, Biên Hòa, TPHCM... Mới đây, công ty đã trương tấm biển “Hết việc” nhưng hằng ngày vẫn có không ít người tìm đến.
Anh Trần Văn Khải, công nhân của một công ty chuyên sản xuất đồ trang trí nội thất ở KCN Sóng Thần (Bình Dương), lên Gia Lai tham gia đội quân đào hố trồng cao su tại huyện Chư Prông, kể: “Ăn Tết vào, đến công ty đã thấy thông báo: “Tạm thời nghỉ việc, khi nào có hàng sẽ làm lại”. Ăn cơm bụi, ở nhà thuê, không có việc thì tiền đâu mà sống.
--------------
Ðảng Bô Xít Việt Nam Ngô Nhân Dụng

Trung Quốc có chiến lược tìm tài nguyên khắp thế giới. Từ hàng chục năm qua, Bắc Kinh cho người đi mua quyền khai thác quặng mỏ kim loại và dầu lửa ở Châu Phi, Châu Á và Nam Mỹ. Tuần báo Economist đã viết một bài nhan đề “Thực Dân Mới” với hình bìa là một đoàn người Trung Quốc cưỡi ngựa và lạc đã đi trên sa mạc ở Phi Châu, người dẫn đầu trương cao ngọn cờ ngũ tinh mầu đỏ của Trung Quốc. Trong thời đại kinh tế toàn cầu hóa này các nhà thực dân mới không cần dùng súng đạn đi xâm chiếm đất nước khác như đám thực dân vào thế kỷ 18, 19 - trừ khi họ đã dùng súng chiếm từ trước, như Trung Quốc đã chiếm Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974, và chiếm thêm Trường Sa năm 1988. Nhưng họ không thể sử dụng đường lối đó với các quốc gia độc lập khác. Bây giờ họ phải dùng thị trường thay cho bãi chiến trường, lấy tiền bạc (tốt nhất là dùng đô la Mỹ) làm khí giới, qua các thị trường chứng khoán họ mua cổ phần của các công ty về quặng mỏ và dầu lửa. Hoặc điều đình trực tiếp mua luôn quyền làm chủ tất cả một công ty, để được hưởng những tài nguyên mà công ty đó được quyền khai thác. Giống như năm 2005 công ty CNOOC của Trung Quốc đã toan mua Unocal của Mỹ để mua lấy quyền khai thác dầu khí của Unocal ở Trung Á, Miến Ðiện và Úc. Hồi đó các đại biểu Quốc Hội đã buộc chính phủ Mỹ phải tìm cách ngăn cản, cho nên Cnooc đành bỏ cuộc khi thấy gặp khó khăn.

Năm ngoái, tổng số tiền mà Trung Quốc đã chi vào việc đầu tư ở nước ngoài là 52 tỷ Mỹ kim, bằng hai phần ba tổng sản lượng nội địa của Việt Nam; trong đó hai phần ba là để nắm quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên. Trong ba tháng đầu năm 2009 họ đã bỏ ra 23 tỷ Mỹ kim trong 65 vụ thương thuyết đầu tư kiểu này. Dùng cơ cấu thị trường đi mua tài nguyên nước khác là phương pháp làm ăn lương thiện, tôn trọng luật chơi kinh tế. Nhưng chính phủ một nước mạnh như Trung Quốc vẫn có thể dùng biện pháp khác, gây ảnh hưởng trực tiếp trên chính quyền các nước khác để được ưu đãi trực tiếp khai thác lâm sản, đá quý (Miến Ðiện và Lào) hoặc quặng mỏ (như ở Việt Nam, Congo). Trong trường hợp đó họ chỉ dùng “diễn biến hòa bình” chứ không dùng vũ lực, mà lại không tốn tiền như khi phải mua cổ phần trên các thị trường....Tại Úc Nghị Sĩ Barnaby Joyce lên ti vi đặt câu hỏi: “Chính phủ Trung Quốc không bao giờ cho phép chính phủ Úc mua một mỏ kim loại ở Trung Quốc! Tại sao chúng ta lại để cho người Trung Quốc mua và kiểm soát một tài sản chiến lược của nước ta?” Ở Việt Nam nhiều người cũng muốn đặt câu hỏi giống như vậy, nhưng họ không bao giờ được nói công khai trên báo, trên đài. Vì đảng Bô Xít Việt Nam kiểm soát tất cả các phương tiện truyền thông, bịt miệng tất cả những ý kiến chống Bô xít......Giáo Sư Tôn Thất Thiện đang cư ngụ ở Canada đã đề nghị người Việt hải ngoại nêu vấn đề môi trường sống ở Tây nguyên bị tàn phá nếu khai thác bô xít để yêu cầu các tổ chức bảo vệ môi trường quốc tế điều tra, can thiệp và can ngăn các lãnh tụ đảng Bô xít Việt Nam. Ðó là một phương pháp đấu tranh mới mà chúng ta cần vận dụng.
----------- Không thể tiếp tục thí điểm khai thác bauxite ở Tân Rai

Võ Văn Cần

Trong những ngày qua đài Á Châu Tự Do phát đi bài phỏng vấn GS Nguyễn Huệ Chi về dự án khai thác Bâu Xít tại Tây Nguyên. Tôi thực sự bị “sốc” khi nghe tin “ông tổng giám đốc tập đoàn TKV cho rằng khai thác bauxite thì lợi nhuận sẽ là 50/50” (1). Tôi không thể tưởng tượng nổi tại sao chính phủ lại “dám” đem cả vùng Tây Nguyên để đánh cuộc với xác suất thành công 50% ? GS Nguyễn Huệ Chi đã vô cùng xác đáng khi nói rằng: “… trước mắt các tập đoàn lợi ích ấy là lợi nhuận, còn trước mắt chúng tôi là đất nước và dân tộc. Chúng tôi không thể cân nhắc 50/50 trong một tình trạng mà nếu như 50/50 xảy ra thì có thể là cái chết của cả dân tộc này” (2).

Cuối buổi hội thảo tại Hà Nội ngày 9 tháng 4, bất chấp những phản biện của các nhà khoa học, những trí thức tên tuổi của Việt Nam và của cả Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải vẫn quyết định “lấy Tân Rai làm thí điểm rồi sau đó tùy tình hình mà phát triển tiếp ở nơi khác”. Quyết định này của phó thủ tướng Hoàng Trung Hải là một điều không thể chấp nhận được, bởi vì không ai có quyền đem xã hội, đem đời sống của những cộng đồng dân cư làm thí nghiệm cho những tính toán của mình ! Chẳng lẽ những hình ảnh về những mỏ bâu xít ở Trung Quốc, Ấn Độ và các nước khác trên thế giới chưa đủ hay sao ? Đó chưa nói đến một vấn đề quan trọng hơn nữa là tình hình an ninh quốc gia mà vì vấn đề này, Đại Tướng Võ Nguyên Giáp đã hai lần gởi thư đến các cấp lãnh đạo chính phủ để can gián kế hoạch này.

Trong lịch sử thế giới, chỉ có Pôn Pôt - Yeng Sari và Khờ Me Đỏ với sự hỗ trợ của đảng cộng sản Trung Quốc mới lấy xã hội Cam-pu-chia làm nơi thí nghiệm cho những ý tưởng của họ !

Tưởng cần nhắc lại lời tuyên bố của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “Đây là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước”. Đó là một thái độ trịch thượng, xem thường người dân và muốn bịt miệng những ai muốn có ý kiến khác với ý kiến của mình. Đó là thái độ kẻ cả cấm không cho ai phát biểu ý kiến, và chỉ muốn bắt người khác phải tuân lệnh mình mà thôi! Hơn nữa, trong số những người phản bác dự án khai thác bauxite tại Tây Nguyên có những vị mà tuổi đời và sự hiểu biết đáng là bậc thầy của thủ tướng !

Cùng với lời tuyên bố của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, quyết định của phó thủ tướng Hoàng Trung Hải tiếp tục lấy Tân Rai làm thí điểm cho thấy tư tưởng của những người lãnh đạo đảng cọng sản và nhà nước Việt Nam sẵn sàng lấy dân mình và môi trường đất nước mình làm thí nghiệm !

Tóm lại, trên mọi bình diện từ kinh tế đến chính trị, từ an ninh quốc phòng đến văn hóa, từ cuộc sống của những người dân tộc ít người ở vùng cao đến đời sống của những người ở miền xuôi, không thể tiếp tục thí điểm khai thác bauxite ở Tân Rai !

Võ Văn Cần

(1) http://www.rfa.org/
(2) Như trên
--------------

Thương vụ Chinalco-Rio Tinto và lo ngại Trung Quốc ở Australia
25/04/2009 07:02 (GMT + 7)
(TuanVietNam) - Báo Wall Street Journal miêu tả chi tiết thương vụ mua bán đang gây tranh cãi ở Australia khi công ty nhôm Trung Quốc Chinalco sắp thành công trong việc mua lại phần lớn cổ phần tại công ty khai khoáng lớn thứ 3 thế giới Rio Tinto. Công luận Australia tỏ rõ sự không hài lòng khi các công ty Trung Quốc dường như quá dễ dàng thâu tóm tài nguyên thiên nhiên của nước mình.

Chê trách Thủ tướng vì chảy máu tài nguyên

Nếu khoản đầu tư mới trị giá 19,5 tỉ USD của Chinalco vào Rio Tinto, công ty nắm giữ nhiều mỏ sắt và đồng ở Australia cũng như trên toàn thế giới, được chính thức thông qua và tăng cổ phần của Chinalco trong Rio Tinto có 18%, quyền chi phối của Trung Quốc đối với tài nguyên thiên nhiên của Australia sẽ tăng lên đáng kể. Và đó chính là điều mà công luận nước này lo sợ và phản đối.

Tuần trước, thương vụ này đã trở thành trọng tâm theo dõi của các cổ đông Rio Tinto trong buổi họp thường niên. Giám đốc điều hành Tom Albanese kiên quyết bảo vệ quyết định của mình: “Chúng tôi cam kết thực hiện giao dịch với Chinalco và trọng tâm của chúng tôi là kiểm soát và định hướng toàn bộ quá trình trước khi đưa ra cho các cổ đông bỏ phiếu”.

Rio Tinto cho rằng thương vụ này sẽ không gây hại tới lợi ích quốc gia của nước Australia. Nhưng đối với một công ty đang ngập trong nợ nần thì thương vụ sẽ giúp ích rất nhiều khi mà nguồn tín dụng của họ cạn kiện. Rio Tinto sẽ được tiếp nhận những dòng tín dụng trị giá hàng tỷ đô la của các ngân hàng Trung Quốc.

Nhưng những cuộc tranh luận chính trị ngày càng căng thẳng về quan hệ giữa Australia và Trung Quốc sẽ khiến việc thông qua này gặp khó khăn. Trong một diễn biến mới nhất, các chính trị gia đối lập đã buộc tội Thủ tướng Kevin Rudd, người từng làm ngoại giao ở Trung Quốc và biết nói tiếng Trung, là "đại sứ lưu động của Bắc Kinh".

Họ cũng chỉ trích Bộ trưởng Quốc phòng vì ông này đã không công khai thông tin xoay quanh việc ông được một doanh nghiệp Trung Quốc chi trả cho 2 chuyến đi đến Trung Quốc khi ông còn là một nghị sĩ đối lập. Cả Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Australia đều bảo vệ mối quan hệ của họ với Trung Quốc.

Nhưng một thượng nghị sĩ tên Barnaby Joyce trong một bản tin truyền hình phản đối vụ đầu tư của Trung Quốc đã chỉ trích gay gắt rằng: “Chính phủ Australia sẽ không bao giờ được phép mua các mỏ của Trung Quốc. Vậy tại sao chúng ta lại để cho chính phủ Trung Quốc mua và kiểm soát những tài sản chiến lược của quốc gia?”

Không chỉ ở Australia, các công ty Trung Quốc đang thu hút sự quan tâm trên khắp thế giới khi tìm cách thâu tóm các mỏ tài nguyên và năng lượng trên toàn thế giới. Trung Quốc thông báo năm ngoái đầu tư ra nước ngoài của họ có giá trị tổng cộng 52 tỉ USD, trong đó 2/3 là đầu tư vào tài nguyên thiên nhiên. Năm nay họ cũng đã có 65 vụ làm ăn với tổng trị giá 23,2 tỉ USD, hầu hết là về tài nguyên thiên nhiên.

Trước tình hình đó, những người làm ngân hàng, luật gia hay ngoại giao đang đấu tranh để buộc các lãnh đạo Trung Quốc công khai tuyên bố sẽ bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên. “Có một chính sách chiếm đoạt các tài nguyên rất rõ ràng của Trung Quốc”, một nhà ngoại giao phương Tây nói.

Từ sự khôn ngoan của Chinalco...

Xiao Yaqing - Tổng Giám đốc Chinalco, 49 tuổi - là người rất tham vọng và biết cách hòa hợp với mục tiêu của chính quyền Trung Quốc trong việc đưa Chinalco thành một tập đoàn khai khoáng toàn cầu. Ông Xiao sinh ở Bắc Kinh và lớn lên trong buổi giao thời phức tạp về chính trị ở Trung Quốc. Ông lấy bằng kĩ sư năm 1982.

Trong một thập niên sau đó, ông Xiao từ chỗ là giáo viên do chính phủ cử về dạy học ở một nhà máy nhôm gần biên giới với Nga đã vươn lên thành quản lí nhà máy. Năm 1998, ông được điều đến xoay chuyển tình thế cho một công ty quốc doanh thua lỗ ở Tây Nam Trung Quốc. Thành công của Xiao ở công ty này đã được rất nhiều lãnh đạo Trung Quốc lúc đó tán dương, từ Thủ thướng Chu Dung Cơ đến Chủ tịch Giang Trạch Dân.

Năm 2002, công ty này sáp nhập với Chinalco. Trong vòng 2 năm, ông Xiao được bầu làm Chủ tịch và Bí thư của Chinalco.

Xiao rất nóng lòng muốn đa dạng hóa đầu tư. Năm 2004, Chinalco đã vượt qua hơn 10 đối thủ để giành quyền đầu tư vào một mỏ bô-xít của Australia để lấy nguyên liệu sản xuất nhôm. Khoản đầu tư 3 tỉ đô la Australia lúc đó là khoản đầu tư lớn nhất của Trung Quốc vào nước này. Rio Tinto, chủ sở hữu của một mỏ bô-xít gần đó cũng đã tiếp xúc với Chinalco về việc chia sẻ cơ sở hạ tầng.

Tháng 5/2007, Chinalco đồng ý đầu tư vào một công ty liên doanh luyện kim ở Arập Xêút. Tháng 6 cùng năm, công ty này cũng bỏ ra 860 triệu USD để mua lại công ty khai thác đồng Peru của Canada.

Tháng 12/2007, công ty BHP Billiton, công ty khai mỏ lớn nhất thế giới, đấu thầu vào Rio Tinto. Nếu thành công, thương vụ này sẽ kết hợp các công ty khai thác sắt lớn thứ 2 và thứ 3 thế giới. Mà sắt lại là thành phần chính của thép, kim loại mà Trung Quốc đang cần cho các nhà máy và các cao ốc.

Lo ngại về quyền lực tiềm năng của sự sáp nhập đó, Chính phủ Trung Quốc đã họp khẩn cấp với các doanh nghiệp quốc doanh lớn. Uỷ ban Phát triển và Cải cách quốc gia điều khiển các phiên họp để tìm kiếm các ý tưởng ngăn chặn việc đấu thầu của BHP. Tham dự có Chinalco, Công ty sản xuất thép Baosteel, Công ty khai thác than Shenhua và Ngân hàng phát triển Trung Quốc.

Nguồn tin từ ngành ngân hàng cho biết Rio Tinto đang tìm kiếm một nhà đầu tư để mua lại. Trước đó Xiao đã thảo luận với Rio về việc các mỏ bô-xít ở Australia. Ông Xiao quyết định tìm cách mua lại lượng lớn cổ phiếu của Rio Tinto. Một khoản đầu tư như thế vừa giúp Chính phủ Trung Quốc ngăn chặn việc mua lại của BHP, vừa đa dạng hóa các hoạt động sản xuất của Chinalco.

Ông Xiao kêu gọi sự giúp đỡ từ các ngân hàng Trung Quốc, bao gồm Ngân hàng phát triển Trung Quốc và công ty China International Caplital Corp. Ông Xiao cũng thuê công ty Lehman Brothers để lên kế hoạch chiếm lĩnh Rio Tinto.

Chinalco đã giành chiến thắng trong buổi họp với Uỷ ban Phát triển và Cải cách quốc gia khi lãnh đạo cơ quan này xem xét các bản đề xuất. Theo Chinalco thì các quan chức chính phủ chỉ có 2 câu hỏi với công ty: Công ty có đủ vốn theo đuổi thương vụ này không? Và công ty có thể giảm thiểu tối đa các rủi ro?

Uỷ ban này đã chọn phương án của Chinalco và công ty này đã liên kết với công ty sản xuất nhôm Mỹ Alcoa. Kế hoạch của họ là mua đủ cổ phiếu để gây ảnh hưởng lên vụ mua bán của BHP.

Sau khi thị trường đóng cửa ngày 31/1/2008, những người giao dịch của Lehman đã thành công trong việc thâu tóm một phần cổ phiếu của Rio Tinto. Ông Xiao ngồi cạnh bàn bàn giao dịch và quá lo lắng đến nỗi không ăn được. Chinalco đã bỏ ra 14 tỉ USD để mua 9% cổ phiếu của Rio, trở thành cổ đông lớn nhất của công ty này. Đây là vụ đầu tư lớn nhất ở nước ngoài của một công ty Trung Quốc cho đến thời điểm đó.

Cổ phần của Chinalco lúc đó vẫn còn quá bé để ngăn chặn BHP. Tuy nhiên, với tư cách là một cổ đông chính của Rio Tinto, Chinalco không muốn bị coi là một mối đe dọa ở Australia. Họ đã thuê công ty chuyên vận động hành lang Hawker Britton để tiếp cận Thủ tướng Australia Rudd.

Tháng 11 năm ngoái, BHP đã từ bỏ việc đấu thầu Rio Tinto. Trung Quốc thở phào nhẹ nhõm. Nhưng cổ phiếu của Rio Tinto sụt giảm giá đã khiến ông Xiao ngồi trên đống lỗ có lúc đó đã lên đến khoảng 10 tỉ USD.

Đến tháng 12, người quản lí bộ phận chiến lược của Rio Tinto, Douglas Ritchie, đã hội đàm với Wang Wenfu, người đứng đầu chi nhánh của Chinalco ở Australia. Hai vị này sống gần nhau ở Brisbane. Rio Tinto đang lo lắng về khoản nợ 38 tỉ đô la khi mua lại Alcan, công ty nhôm lớn nhất Canada tháng 7/2007. Đến tháng 10/2009, 8,9 tỉ USD tiền nợ sẽ đến hạn phải trả.

Ông Wang cho biết Chinalco quan tâm tới việc hợp tác lâu dài còn ông Ritchie cho biết Rio Tinto muốn được tiếp cận nguồn tín dụng từ các ngân hàng Trung Quốc.

Hai công ty cuối cùng cũng đi đến một thỏa thuận thăm dò: Chinalco sẽ mua lại 7,2 tỉ USD tiền trái phiếu mà sẽ được chuyển đổi thành cổ phiếu của Rio Tinto cộng với 12,3 tỉ USD tiền tài sản của Rio bao gồm cổ phần trong các mỏ sắt và đồng lớn.

Với khoản nợ sắp đến hạn vào tháng 10, Rio Tinto đang xem xét hoặc bán ra thêm cổ phiếu mới hoặc theo đuổi thương vụ với Chinalco. Hội đồng quản trị thì hậu thuẫn lựa chọn hợp tác với Chinalco. Tháng 2 vừa rồi, Chinalco và Rio thông báo một khoản đầu tư 19,5 tỉ USD gây tranh cãi.

... đến chiến lược thâu tóm của Trung Quốc

Không giống những nhà kĩ trị khác đang điều hành các doanh nghiệp quốc doanh lớn của Trung Quốc, sự nghiệp chính trị của Xiao lên rất nhanh. Sau thương vụ với công ty đồng Peru, ông được bổ nhiệm làm uỷ viên dự khuyết Bộ Chính trị trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc.

Lần này, chỉ vài ngày sau khi kí một thỏa thuận hời nói trên, ông Xiao Yaqing đã rời vị trí đương nhiệm trong công ty để gia nhập nội các chính phủ Trung Quốc. Việc này dấy lên câu hỏi về những tập đoàn quốc doanh của Trung Quốc khi họ tham gia sân chơi toàn cầu: liệu họ thực sự làm việc vì lợi nhuận hay họ đang theo đuổi một kế hoạch quốc gia dài hạn của Chính phủ Trung Quốc?

Xem xét thương vụ Chinalco - Rio Tinto có thể thấy câu trả lời là cả hai. Đặc biệt là vai trò của Uỷ ban Phát triển và Cải cách quốc gia Trung Quốc. Cơ quan này có quyền lực sâu rộng trong các khoản đầu tư của Trung Quốc ở nước ngoài. Nếu có hơn một công ty quốc doanh quan tâm tới cùng một tài nguyên ở nước ngoài, họ sẽ phải thi đấu một cuộc thi kiểu như hoa hậu do uỷ ban này làm giám khảo. Thường thì chỉ có một người chiến thắng cuối cùng để đại diện cho Trung Quốc.

Thương vụ Chinalco - Rio Tinto tuy chưa có kết luận cuối cùng song các quan chức của Rio Tinto không loại bỏ khả năng tỉ lệ Chinalco nắm giữ sẽ còn tăng thêm. Khi được hỏi liệu có ngày nào Chinalco sẽ mua cả Rio Tinto không, Phó Chủ tịch Chinalco Lu Youqing chỉ cười: “Chúng tôi không bao giờ làm thế. Ai sẽ biết điều gì sẽ xảy ra trong 10 năm tới".

  • Chung Hoàng (Theo Wall Street Journal)
Công nghệ Trung Quốc!
25/04/2009 06:58 (GMT + 7)
(TuanVietNam) - Hiện nay, TKV đang tiếp tục hợp tác với các nhà đầu tư Trung Quốc để triển khai những dự án khai thác và chế biến khoáng sản khác, trong đó có các dự án khai thác bauxite và sản xuất alumina. Công ty Trung Quốc sẽ cung cấp toàn bộ dây chuyền thiết bị và công nghệ.
Nhà máy luyện đồng Tằng Loỏng, thuộc tổ hợp Sin Quyền, được tập đoàn Than và Khoáng sản (TKV) khởi công xây dựng vào thời điểm giá đồng thỏi trên thị trường thế giới đang sốt. Khi ấy, nhiều doanh nghiệp sản xuất dây và cáp điện đã hy vọng, nhà máy ra đời sẽ tạo nguồn cung đồng ổn định, giảm bớt sự lệ thuộc vào bên ngoài.

Khu công nghiệp Tằng Loỏng. Ảnh: laocai.gov.vn

Tuy nhiên, kỳ vọng đó đã không được đáp ứng. Đồng của Tằng Loỏng sản xuất gần như chỉ để xuất khẩu sang Trung Quốc với giá thấp, còn doanh nghiệp sản xuất dây và cáp điện Việt Nam thì tiếp tục phải nhập đồng của các nước khác.

Kinh phí xây dựng nhà máy luyện đồng này tới gần 1.000 tỉ đồng và toàn bộ dây chuyền thiết bị cũng như công nghệ do Công ty cổ phần Kim loại màu Bắc Kinh cung cấp. Theo chủ đầu tư, công nghệ luyện đồng sử dụng cho dự án này là mới nhất của Trung Quốc. Thế nhưng, sản phẩm của nhà máy sản xuất ra chỉ đạt độ tinh khiết 99,96%, trong khi tiêu chuẩn đối với đồng nguyên liệu để làm dây, cáp điện của thế giới là phải đạt tối thiểu 99,99%.

Ngoài ra, công nghệ này còn gây lãng phí lớn với tỷ lệ đồng bị thất thoát trong quá trình tinh luyện quá cao, lên đến 7%, thay vì chỉ 1% như yêu cầu trong thiết kế kỹ thuật.

Công nghệ và thiết bị của Trung Quốc có ưu điểm là giá rẻ, suất đầu tư ban đầu thấp, nên được nhiều công ty Việt Nam ưa chuộng.

Tuy nhiên, khi cân nhắc việc lựa chọn thiết bị và công nghệ cho các dự án, nhất là đối với các công trình quan trọng do doanh nghiệp nhà nước đầu tư, không nên đặt nặng vấn đề chi phí đầu tư ban đầu, mà cần xem xét đến yếu tố hiệu quả cuối cùng.

Việc chọn thiết bị, công nghệ giá rẻ tuy có giảm được mức khấu hao trong giá thành sản phẩm, nhưng sẽ phải trả giá bằng nhiều loại chi phí khác phát sinh trong quá trình sản xuất, như suất tiêu hao năng lượng, chi phí vận hành và bảo dưỡng, tỷ lệ phế phẩm cao và chất lượng sản phẩm kém, nên chưa chắc đã hiệu quả hơn.

Bên cạnh tính hiệu quả của bản thân dự án, cũng phải tính đến hiệu quả chung của cả nền kinh tế.

Trong trường hợp của nhà máy luyện đồng Tằng Loỏng, dù có khả năng sinh lợi, nhưng nếu xét đến khía cạnh hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên của quốc gia thì vấn đề lại khác. Với tỷ lệ thất thoát cao hơn yêu cầu đến 6 điểm phần trăm, lượng đồng bị mất đi từ dự án này sẽ lên đến 30.000 tấn.

Thêm vào đó, do chất lượng thành phẩm không đạt độ tinh khiết theo tiêu chuẩn quốc tế, nên chỉ xuất khẩu được với giá thấp. Vì vậy, dù vẫn sinh lợi, nhưng không thể xem dự án khai thác và tinh chế đồng Sin Quyền là có hiệu quả được.

Sin Quyền không phải là bài học đầu tiên đối với TKV cũng như nhiều doanh nghiệp Việt Nam khác. Trước đó, không ít công ty đã từng thất bại với những dây chuyền sản xuất xi măng lò đứng, nhà máy đường và thiết bị nhà máy nhiệt điện nhập từ Trung Quốc.

Hiện nay, TKV đang tiếp tục hợp tác với các nhà đầu tư Trung Quốc để triển khai những dự án khai thác và chế biến khoáng sản khác, trong đó có các dự án khai thác bauxite và sản xuất alumina. Công ty Trung Quốc sẽ cung cấp toàn bộ dây chuyền thiết bị và công nghệ.

Tuy Trung Quốc là một trong những nước sản xuất và tiêu thụ nhôm hàng đầu thế giới, nhưng sản xuất nhiều nhôm không có nghĩa là có thể cung cấp công nghệ luyện nhôm tốt, nhất là với những quốc gia không nắm trong tay công nghệ nguồn.

Ngoài ưu thế về giá cả, thiết bị và công nghệ của Trung Quốc chưa được đánh giá cao trên thị trường thế giới, nên nhiều nhà khoa học lo ngại bài học từ dự án Sin Quyền sẽ lại tái diễn với các dự án.

Tổng số lượt xem trang