Thứ Năm, 30 tháng 4, 2009

Bauxite ...

THƯ NGỎ gửi QUỐC HỘI
THƯ NGỎ GỬI CÁC ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM

Việt Nam ngày 30 tháng 4 năm 2009

Thưa các đại biểu Quốc hội khóa 12,

Hơn một ngàn cử tri và không phải cử tri (sinh sống ở nước ngoài) đã ký tên vào bản Kiến nghị gửi các cơ quan Nhà nước về dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên, một lần nữa viết thư ngỏ này chân thành gửi gắm lòng tin vào những nhà lập pháp đương thời, coi như một kiến nghị bổ sung, mong quý vị xem xét.

Thưa quý vị,

Gần đây, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra bản Kết luận về vấn đề khai thác bauxite ở Tây Nguyên. Đó không là một bản Chỉ thị, mà là một bản Kết luận, điều đó thể hiện một thái độ cầu thị, tôn trọng dư luận, một hành động giao tiếp với công luận. Tất cả những ai có thiện chí đều nhận ra điều đó.

Tuy nhiên, cũng trên tinh thần dân chủ và cởi mở, trên tinh thần xây dựng một Nhà nước pháp quyền hiện đại, chắc chắn là Bộ Chính trị cũng muốn rằng những kết luận của mình sẽ được thể chế hóa thành luật để có đầy đủ giá trị pháp lý và sức mạnh thực thi.

Vì thế, vai trò của quý vị đại biểu Quốc Hội lúc này, nhất là trong kỳ họp tháng 5-2009 sắp tới, thật vô cùng quan trọng.

Mọi người đều biết, từ những năm tám mươi thế kỉ trước, khối COMECON tuy rất cần nhôm, song đã quyết định không khai thác bauxite trên lãnh thổ Việt Nam. Lý do của việc này đã được nói rõ trong hai lá thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp mà chắc chắn mỗi đại biểu Quốc Hội đều biết.

Ngày nay, các chuyên gia, các nhà khoa học của ta lại một lần nữa kết luận dứt khoát rằng khai thác chế biến bô xít nhôm ở Tây Nguyên là chuốc lấy vô vàn rủi ro về môi sinh và văn hóa để làm một việc không có lãi về kinh tế và tự buộc mình lệ thuộc nguy khốn vào một nước ngoài khách hàng duy nhất của sản phẩm nhôm đó. Điều này, chắc chắn mỗi đại biểu Quốc Hội đều biết.

Một em học sinh Trung học của Việt Nam cũng được dạy trong sách giáo khoa rằng Tây Nguyên là "nóc nhà của Đông Dương". Thế nhưng, cùng với dự án khai thác bauxite ở vùng này là nguy cơ có mặt của những binh đoàn "người lao động" nước ngoài tới "làm việc", trong đó nhiều người đã tới bằng visa du lịch. Sự kiện kèm theo số liệu đó đã được phóng viên báo “Nhân dân” đưa ra, chắc chắn mỗi đại biểu Quốc Hội đều đã biết cả.

Thưa quý vị đại biểu,

Thư ngỏ này được công bố trên mạng vào đúng ngày 30 tháng Tư, ngày tổng kết những mừng vui và nghẹn ngào của dân tộc Việt Nam, đó là điều rất có ý nghĩa. Nó nhắc nhở quý vị là những nhà lập pháp rằng một việc làm dù nhỏ nhặt, một lần giơ tay biểu quyết dù vẫn ngập ngừng của quý vị, đều là một viên đá lót đường để dân tộc ta, Tổ quốc ta chắc chắn có cơ may ngẩng mặt nhìn ra năm châu thế giới. Điều trái ngược lại sẽ là cái chết được báo trước, không thể là gì khác !

Chúng tôi tha thiết kêu gọi quý vị hãy xem xét kỹ lưỡng toàn bộ chủ trương khai thác bauxite ở Tây Nguyên và pháp chế hoá vấn đề này.

Chúng tôi xin gửi tới quý đại biểu Quốc hội lời chào trân trong và tin tưởng.

Thay mặt các chữ ký Kiến nghị Bauxite Tây Nguyên

Gs. Nguyễn Huệ Chi, nhà văn Phạm Toàn, Gs. Ts. Nguyễn Thế Hùng

---------
Chấm điểm cho viết thông cáo báo chí! --- blog Bút lông

Bản thông cáo báo chí dưới đây được đại diện Bộ Công thương phân phát cho khoảng 300 nhà báo hôm 28-4 tại Hà Nội. Nội dung của nó được thứ trưởng Bộ Công thương trình bày, kèm thêm yêu cầu các phương tiện thông tin đại chúng trong nước tuyên truyền rộng rãi cho nhân dân cả nước được biết.

Thế nhưng ngày 29 và 30-4, không thấy cơ quan báo chí nào đưa tin về nội dung này (ngoài cuộc trả lời của ông thứ trưởng trên Cổng TTĐTCP). Vậy tại sao bản thông cáo báo chí do một cơ quan nhà nước phát hành liên quan đến một nội dung đang nóng hổi khiến dư luận cả nước quan tâm mà báo chí trong nước thờ ơ? Hay đọc và chấm điểm cho nó....

DSC09197.jpg picture by phanloihanoi

DSC09198.jpg picture by phanloihanoi

DSC09199.jpg picture by phanloihanoi

DSC09200.jpg picture by phanloihanoi

DSC09201.jpg picture by phanloihanoi

DSC09203.jpg picture by phanloihanoi

-------------

Phần giải trình của Bộ Công Thương về Bản kiến nghị của 150 tri thức VN

Phần giải trình của Bộ Công Thương về Bản kiến nghị của 150 tri thức VN
Lưu ý:
Để rộng đường dư luận, mình cắt dán trích dẫn một số dữ kiện từ nhiều nguồn khác nhau trong cùng bài. Phần trích dẫn bản báo cáo ở giữa, nhận được trong hộp thư... bản photocopy không có chữ ký... thật, giả các bạn tự định đoạt nhé... bình tĩnh mà đọc nhé... mình nhém té ghế đôi lần vì bất ngờ đấy. (KD)

1) Phải đưa vấn đề dự án bauxite Tây Nguyên ra trước Quốc Hội và mọi chủ trương liên quan phải được Quốc Hội quyết định;

2) Dự án bauxite Tây Nguyên phải chính thức dừng ngay lại, có giám sát chặt chẽ cho tới khi Quốc Hội xem xét toàn bộ báo cáo tiền khả thi và đưa ra những phê chuẩn thích hợp. Kính mong Quốc Hội thấu suốt được tinh thần của đại đa số dân chúng không muốn dự án này tiếp tục vì tất cả những hệ lụy nặng nề của nó;

3) Những nghiên cứu tiền khả thi với vấn đề bauxite Tây Nguyên cần được dư luận rộng rãi tham gia và theo dõi.


=============================================
Trích từ bản báo cáo của Bộ Công Thương phân phát cho giới truyền thông hôm 28/4 tại Hà Nội. Phần tô màu là của tớ đấy... vì muốn đọc kỹ lại.... :p
IV. Giải trình nội dung bản kiến nghị của 150 nhà khoa học, hoạt động văn hóa-xã hội.

Ngày 17 tháng 4 năm 2009; khoảng 150 nhà hoạt động khoa học - xã hội - văn hóa đã ký vào Bản kiến nghị gửi Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ về các dự án bauxite, Bộ Công Thương xin giải thích và bình luận ý kiến trong bản kiến nghị trên như sau:

Trước hết, phải nói rằng trong thời gian qua đã có nhiều nhà hoạt động khoa học - xã hội - văn hóa - lịch sử, tham gia góp ý cho quy hoạch phát triển ngành công nghiệp khai thác bauxit và chế biến alumin, có rất nhiều ý kiến tâm quyết, xây dựng và xác đáng mà chúng tôi xin tiếp thu và sẽ thực hiện trong quá trình triển khai. Tuy nhiên, bên cạnh những ý kiến đúng đắn đó, có nhiều ý kiến rất kém xây dựng, hoàn toàn dựa trên những thông tin sai lệch, dựng chuyện, trầm trọng hóa, thậm chí mang tính kích động và bị các tổ chức phản động lợi dụng. Thể hiện rõ nhất là nội dung bản kiến nghị với nhiều thông tin không chính xác.

1. Ý kiến thứ nhất: Chủ trương lập dự án được công khai hóa vào cuối năm 2008 sang đầu năm 2009, song thực ra nó đã được ký tắt với người Trung Quốc từ nhiều năm về trước mà không hề xin ý kiến nhân dân thông qua Quốc Hội do dân bầu cử ra; toàn bộ báo cáo tiền khả thi chưa bao giờ được trình ra trước nhân dân và đại diện của nhân dân tức Quốc Hội.

Giải trình của Bộ Công Thương:

Đây là nội dung hoàn toàn sai trái:

- Các dự án khai thác bauxit, sản xuất alumin đã được nghiên cứu từ rất lâu, trong giai đoạn hợp tác với các nước khối SEV. Chủ trương phát triển ngành công nghiệp này đã được nêu trong văn kiện của hai Đại hội Đảng IX, và X. Bộ Chính trị đã xem xét và có nhiều chỉ đạo về vấn đề này, giao cho chính phủ lập qui hoạch. Dự án Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxit gian đoạn 2007-2015, có xét đến 2025 được xây dựng từ những năm 2005, trong quá trình xây dựng có nhiều cuộc hội thảo, lấy ý kiến rộng rãi các nhà khoa học, doanh nghiệp trong và ngoài nước v.v. Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 167/2007/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2007.

Như vậy, không thể nói quy hoạch mới chỉ công khai từ năm 2008, 2009. Còn việc Đảng và Nhà nước ta hợp tác với Đảng và Nhà nước Trung Hoa là mối quan hệ hợp tác hữu nghị. Chúng ta đã ký nhiều văn kiện hợp tác và được đưa tin công khai trên quốc tế, không có gì là bí mật ở đây cả. Cách đưa thông tin trong bản kiến nghị này chính là nhằm dụng ý xấu nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc cũng như phá hoại tình đoàn kết hữu nghị anh em giữa hai nước Việt Nam, Trung Quốc.

- Về ý kiến cho rằng không báo cáo Quốc hội theo qui định. Bộ Công Thương xin giải trình như sau: Theo quy định tại Nghị quyết số 66/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội, đối với Dự án, công trình quan trọng của quốc gia thì Chính phủ phải trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư. Quy định trên áp dụng đối với dự án đầu tư công trình cụ thể; Quy hoạch ngành không phải là dự án đầu tư cụ thể mà chủ yếu mang tính định hướng, vì vậy không chịu sự điều chỉnh của Nghị quyết 66/QH của Quốc hội. Theo quy định hiện hành, thẩm quyền phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Quy hoạch ngành là Thủ tướng Chính phủ.

Đối với 2 dự án thí điểm Tân Rai và Nhân Cơ:

Chủ trương lập dự án Tân Rai (Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi) đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua từ năm 2000 (công văn số 303/CP-CN ngày 29/3/2000); Báo cáo nghiên cứu khả thi được Thủ tướng Chính phủ thông qua năm 2005 (công văn số 808/TTg-CN ngày 17/06/2005).

Chủ trương lập dự án bauxite-alumin Nhân cơ đã được thông qua tại Quyết định số 167/2007/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch bauxite. Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương năng công suất Nhà máy alumina Nhân Cơ lên 600.000 tấn/năm (công văn số 2728/VPCP-HTQT ngày 02/5/2008). Báo cáo nghiên cứu khả thi Nhà máy alumina Nhân Cơ với công suất 600.000 tấn/năm chưa được phê duyệt (chờ sau khi phê duyệt xong ĐTM điều chỉnh của dự án).

Theo Nghị quyết số 66/QH 11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội thì Dự án, công trình có một trong năm tiêu chỉ sau đây là dự án, công trình quan trọng quốc gia:

1. Quy mô vốn đầu tư từ 20,000 tỉ đồng Việt Nam trở lên đối với dự án, công trình có sử dụng từ 30% vốn nhà nước trở lên.

2. Dự án, công trình có ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đén môi trường, bao gồm:

a) Nhà máy điện hạt nhân;

b) Dự án đầu tư sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ đầu nguồn từ 200 ha trở lên; đất rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 500 ha trở lên; đất rừng đặc dụng từ 200 ha trở lên, trừ đất rừng là vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên; đất rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên.

3. Dự án, công trình phải di dân tái định cư từ 20,000 người trở lên ở miền núi, từ 50,000 người trở lên ở các vùng khác.

4. Dự án, công trình đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

5. Dự án, công trình đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

Đối chiếu với các tiêu chỉ nêu trên (quy mô, vốn đầu tư, ảnh hưởng môi trường, số người di dân, địa bàn đầu tư và cơ chế - chính sách áp dụng) thì dự án alumin Tân Rai và Nhân Cơ đều không thuộc dự án quan trọng quốc gia và không phải trình Quốc Hội thông qua chủ trương đầu tư. Trong thời gian qua, Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư 2 dự án quan trọng quốc gia là Nhà máy thủy điện Sơn La và Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.

Dự án alumina Tân Rai và Nhân Cơ do doanh nghiệp Việt Nam (Tập đoàn TKV) đầu tư 100% vốn; không phải dự án liên doanh với nước ngoài và càng không phải là dự án của nước ngoài.

Điều này càng cho thấy ý kiến trong bản kiến nghị là cố tình bóp méo sự thật.

2. Ý kiến thứ hai và thứ ba:

- Người Trung Quốc đóng cửa các mỏ khai thác bauxite của họ để chuyển sang khai thác ở Việt Nam, định trút gánh năng ô nhiễm môi trường cho các thế hệ Việt Nam hôm nay và nhiều đời mai sau - những hành động y hệt như họ đã và đang làm ở châu Phi với sự giúp sức của những chế độ cai trị tham nhũng tại châu lục này, và đang bị dư luận thế giới theo dõi chặt chẽ và hết sức công kích;

- Kỹ thuật, công nghệ và nhân công khai thác dự định du nhập chủ yếu từ Trung Quốc, một cường quốc mới nổi dậy với nền kinh tế đang giàu lên nhưng bên trong vẫn chứa đựng không ít thực trạng bất khả tín, trong đó liên quan đến vấn đề khai thác bauxite là sự nổi tiếng của Trung Quốc trên toàn thế giới hiện đại như là một quốc gia gây ô nhiễm môi trường vào bậc nhất, chưa kể những "vấn nạn" khác (chỉ mới trong tháng Ba vừa rồi Chính phủ nước Úc đã phải hủy bỏ một dự án khai thác khoáng sản ở Nam Úc ký với Truong Quốc vì lý do quốc phòng).

Giải trình của Bộ Công Thương:

Như trên đã nêu, hiện nay ở Tây Nguyên chỉ có 2 dự án Tân Rai và Nhân Cơ là do ta tự đầu tư (chủ đầu tư là Tập đoàn nhà nước TKV) mà không phải là dự án liên doanh với nước ngoài. Nội dung bản kiến nghị cố tình xuyên tạc sự thật, mang tính kích động làm ảnh hưởng đến mối quan hệ tốt đẹp giữa Đảng và Nhân dân hai nước.

Hiện nay tại Trung Quốc có 24 nhà máy alumina đang hoạt động, dự kiến năm 2010 sẽ đưa vào sản xuất thêm 9 nhà máy alumina, nân tổng số nhà máy alumina tại Trung Quốc lên 33 nhà máy vào năm 2010 để cung cấp đủ nguồn nguyên liệu alumina cho các Nhà máy điện phân nhôm.

(nguồn tài liệu: Primary Aluminum key data của Mitsui&Co., LTD tháng 4 năm 2008)

Đến thời điểm hiện nay, chưa có bất kỳ một dự án nước ngoài nào hoặc liên doanh nào về khai thác bauxit, sản xuất alumin tại Việt Nam được thỏa thuận. Việc dự kiến hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài như Alcoa (Mỹ), Chalco (Trung Quốc), Uc-Russal (Nga) vẫn đang được các doanh nghiệp Việt Nam đàm phán và chưa có kết quả. Như vậy thông tin về việc Trung Quốc đóng của các mỏ bauxit và chuyển sang khai thác bauxit ở Việt Nam là không có tính hiện thực và không đúng với tình hình thực tế.

Về vấn đề "Kỹ thuật, công nghệ và nhân công khai thác dự định du nhập chủ yếu từ Trung Quốc.." xin giải trình như sau:

Đối với dự án nhà máy alumin Tân Rai và Nhân Cơ, Tổng thầu gói thầu EPC là Công ty Chalieco, Trung Quốc (Công ty con của Chalco). Trong quá trình xét thầu, hồ sơ dự thầu của Công ty này đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu; Chalieco cam kết chuyển giao công nghệ sản xuất alumin tiên tiến. Thực tế sản phảm alumin của Chalco đạt tiêu chuẩn để sản xuất nhôm và có tính cạnh tranh trên thế giới. Tại cuộc Hội thảo khoa học ngày 9 tháng 4 năm 2009, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã giao nhiệm vụ cho Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm chỉ đạo và kiểm tra việc chuyển giao công nghệ sản xuất alumin, đảm bảo công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường.

Công ty Chalieco, Trung Quốc chỉ thực hiện vai trò Tổng thầu gói thầu EPC dự án nhà máy alumin; sau khi hoàn thành xây dựng (kèm theo việc đào tạo, chuyển giao công nghệ) sẽ bàn giao cho phía Việt Nam tiếp nhận để vận hành Nhà máy alumin. Tập đoàn TKV (chủ đầu tư) dự kiến sẽ sử dụng 100% nhân công khai thác là người Việt Nam, ưu tiên người dân tộc và người địa phương, vì vậy, ý kiến cho rằng dự án dự kiến du nhập nhân công khai thác của Trung Quốc là hoàn toàn không có cơ sở.

Như vậy cả 3 nội dung trong Bản kiến nghị ngày 17/4/2009 của các nhà tri thức gửi các đ/c Lãnh đạo Đảng và Nhà nước là không có cơ sở và không đúng với tình hình thực tế. Hoàn toàn mang tính bịa đặt và kích động.

Điều đáng buồn là các nhà khoa học, do thiếu thông tin lại đi ký vào một bản kiến nghị sai trái như vậy.

Trên đây là báo cáo của Bộ Công Thương về một số ý kiến xung quanh việc triển khai thực hiện Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxit giai đoạn 2007-2015, có xét đến 2025, rất mong các đ/c lãnh đạo các cơ quan thông tin báo chí, Bộ Thông tin và Truyền Thông chỉ đạo các phương tiện thông tin truyền thông thông báo rộng rãi đến công chúng.

BỘ CÔNG THƯƠNG

=============================================
Luật bảo vệ môi trường ở VN (1993)

Điều 18 - Luật bảo vệ môi trường ở VN (1993)

Điều 18 - Tổ chức, cá nhân khi xây dựng, cải tạo vùng sản xuất, khu dân cư, các công trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật, y tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, chủ dự án đầu tư của nước ngoài, hoặc liên doanh với nước ngoài, chủ dự án phát triển kinh tế - xã hội khác phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường để cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường thẩm định.

Kết quả thẩm định về báo cáo đánh giá tác động môi trường là một trong những căn cứ để cấp có thẩm quyền xét duyệt dự án hoặc cho phép thực hiện.

Chính phủ quy định chi tiết việc xây dựng và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và có quy định riêng đối với các cơ sở đặc biệt về an ninh, quốc phòng nói tại Điều 17…

Quốc hội xem xét, quyết định đối với dự án có ảnh hưởng lớn đến môi trường. Danh mục dự án loại này do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định.

Luật bảo vệ môi trường (1993) được điều chỉnh lại năm 2005:


Điều 18 - Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.

1. Chủ các dự án sau đây phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường :

a) Dự án công trình quan trọng quốc gia ;

b) Dự án có sử dụng một phần diện tích đất hoặc có ảnh hưởng xấu đến khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, các khu di tích lịch sử - văn hoá, di sản tự nhiên, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng;

c) Dự án có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến nguồn nước lưu vực sông, vùng ven biển, vùng có hệ sinh thái được bảo vệ;

d) Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, cụm làng nghề;

đ) Dự án xây dựng mới đô thị, khu dân cư tập trung;

e) Dự án khai thác, sử dụng nước ngầm, tài nguyên thiên nhiên quy mô lớn;

g) Dự án khác có tiềm ẩn nguy cơ lớn gây tác động xấu đối với môi trường.

2. Chính phủ quy định danh mục các dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Điều 19 - Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường:

1. Chủ dự án quy định tại Điều 18 của Luật này có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Báo cáo đánh giá tác động môi trường phải được trình bày đồng thời với báo cáo nghiên cứu tính khả thi của dự án.

-------------------
Wall Street Journal
APRIL 30, 2009,

Vietnam Aims to Attract Chinese Mining Companies

JAMESHOOKWAY IN BANGKOK

Vietnam is pressing ahead with its efforts to lure Chinese and other mining firms despite an increasingly bold environmental lobby and a deep-seated suspicion in Vietnam of the country's larger, more prosperous northern neighbor.

Growing opposition to mining – hailed by Prime Minister Nguyen Tan Dung as a key element in Vietnam's continuing economic development – has forced his government on the defensive in recent weeks. On Tuesday, Deputy Industry Minister Le Duong Quang issued a statement saying that a state-run Vietnamese firm will go ahead with a $460 million venture with a Chinese company to extract bauxite ore from Vietnam's pristine Central Highlands region. But in an apparent attempt to placate criticism, he stressed that Vietnam won't be offering its Chinese partner any equity in the project.

Mining poses a policy conundrum for Vietnam's Communist leaders. The country has a large trade deficit with China -- $11 billion in 2008 -- and is eager to attract more Chinese investment to even up the balance of trade. Chinese companies, for their part, are keen to invest in mining projects in Vietnam's Central Highlands, which the government says holds 5.4 billion tons of bauxite – the world's third-largest reserve of the ore which is used as a raw material to make aluminum. Vietnam says it needs around $15.6 billion to invest in mining and refining bauxite by 2025 in order to the make the most of its deposits.

But Vietnam's environmental lobby sees the industry as one of the few possible avenues of dissent against policy-makers in Hanoi.

In recent weeks a chorus of critics has denounced Hanoi's plans to allow the joint venture, between state-run Vietnam National Coal and Mineral Industries Group and a unit of the Aluminum Corp. of China Ltd., in an area which is also home to many of Vietnam's marginalized ethnic minorities.

The 97-year-old strategist behind many of Vietnam's victories over French and U.S. armed forces, General Vo Nguyen Giap, has written open letters to the government warning of growing Chinese influence in Vietnam and the environmental degradation which might follow the development of mining in the area. Gen. Giap's concerns have been echoed by scientists and economists who have questioned the feasibility of the project amid the current global downturn.

Some economists worry that possible contaminants from the messy process of refining bauxite into alumina – a white powder which can then be smelted into aluminum metal – could jeopardize other businesses in the area. The Central Highlands produces 80% of Vietnam's coffee output and also cultivates other commodities such rubber, pepper and cocoa.

"There are a lot of people in Vietnam who have benefited from economic liberalization and have televisions and microwaves and so on, but they are also living on crowded and polluted streets and quality of life is becoming a bigger issue," says Carlyle Thayer, a professor and Vietnam expert at the Australian Defence Academy in Canberra. "There is now a degree of technocratic expertise emerging to challenge the Communist Party."

Deputy Prime Minister Hoang Trung Hai pledged in an environmental seminar in Hanoi on April 9 to impose strict controls over the open-cast bauxite project which, like other bauxite projects, will leave deep scars on the elevated Central Highlands plateau.

The issue is likely to stay on the front-burner, however, thanks to the virulently anti-Chinese sentiments expressed by many in Vietnam's environmental lobby.

While Chinese companies have been investing in mines and other raw materials around the world in recent years, China also fought a border war with Vietnam in 1979. Prior to that, China colonized Vietnam for 1,000 years and many of Vietnam's historical heroes fought fiercely against Chinese rule.

In contrast, there has been comparatively little outcry against a unit of U.S.-based Alcoa Inc. which is now conducting a feasibility study for a potential alumina refinery in southern Vietnam. The world's largest aluminum producer, UC Rusal, meanwhile, is also engaged in a joint venture to build a $1.5 billion alumina refinery in southern Vietnam.

---------

Alcoa Narrows Vietnam Focus To Gia Nghia Project
Dow Jones
April 28, 2009: 12:26 PM ET

LONDON -(Dow Jones)- U.S. aluminum producer Alcoa Inc. (AA) has opted not to pursue a joint venture alumina refinery in Vietnam, but continues to work on a separate bauxite and alumina project in the country, a company spokesman said Tuesday.

Alcoa's 60%-owned subsidiary Alcoa World Alumina & Chemicals is now conducting feasibility studies on the Gia Nghia project with Vietnam's state-owned mining company, spokesman Kevin Lowry said.

AWAC, which is 40%-owned by Australia's Alumina Ltd., signed a cooperation agreement with Vietnam National Coal Mineral Industries Group last June to develop the Gia Nghia project and the 600,000-metric-ton Nhan Co. alumina refinery.

The agreement gave AWAC the right to purchase a 40% stake in a joint stock company that owns the Nhan Co bauxite mine and the 600,000-ton alumina refinery after conducting due diligence.

Lowry said Alcoa informed Vinacomin it wasn't interested in Nhan Co after doing the due diligence last year.

Alcoa is still committed to the Gia Nghia project, and is carrying out social, environmental and resource deposit studies, Lowry said. "It's all in the feasibility stage," he said.

Alcoa previously said the Gia Nghia alumina refinery would produce between 1 million and 1.5 million tons of alumina a year in its first stage.

Vietnam is believed to host about 5% of the world's reserves of bauxite, a mineral that is refined into alumina and then smelted to produce aluminium.

Vietnam's government on Sunday said it has prohibited Vinacomin from selling foreign investors shares in the Nhan Co alumina refinery and another 600,000-ton alumina refinery in the country's Central Highland region.

-By Matthew Walls, Dow Jones Newswires; +44 (0)20 7842 9412; matthew.walls@ dowjones.com

------------

Ngày 28-4, tại Hà Nội, đại diện Bộ Công thương đã giải trình một số ý kiến thắc mắc, quan ngại thời gian qua xung quanh việc tiến hành khai thác bauxite tại Tây Nguyên. Báo SGGP giới thiệu một số nội dung chính được Bộ Công thương đề cập, những vấn đề được dư luận quan tâm xung quanh dự án này.

Đối với một số ý kiến cho rằng việc triển khai công nghiệp khai thác bauxite, sản xuất alumina - nhôm Việt Nam là vội vã, phát triển các dự án bauxite là không cần thiết..., Bộ Công thương khẳng định: Việt Nam có đủ điều kiện để xây dựng và phát triển ngành công nghiệp bauxite, trong đó yếu tố quan trọng và quyết định là tài nguyên bauxite (5,4 tỷ tấn, đứng thứ 3 thế giới). Thế giới đã phát triển ngành công nghiệp này hơn 100 năm, thời điểm đối với Việt Nam đã chín muồi. Nếu làm tốt, ngành công nghiệp này có thể đóng vai trò là động lực để phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên. Phát triển ngành công nghiệp bauxite-alumina là một chủ trương lớn và hoàn toàn đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta và đã được nêu trong văn kiện hai kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và X.

Về quy hoạch sản lượng các dự án, Bộ Công thương tái khẳng định Chính phủ mới đồng ý cho triển khai 2 dự án thí điểm tại Tân Rai và Nhân Cơ, theo phương thức Tập đoàn công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) tự đầu tư để thử nghiệm công nghệ và thị trường. Các dự án khác lớn hơn cũng đang trong quá trình thăm dò và nghiên cứu lập dự án.

Về địa điểm đặt nhà máy alumina, theo Bộ Công thương, phương án bố trí nhà máy tại Tây Nguyên có thể hiệu quả kinh tế thấp hơn so với đặt tại khu vực ven biển, nhưng bảo đảm yếu tố tích cực góp phần phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên thông qua việc xây dựng tuyến đường sắt đa dụng, tạo thêm công ăn việc làm cho lao động địa phương, tạo điều kiện cho việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và các loại hình dịch vụ, đáp ứng lợi ích của nhân dân địa phương, góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.

Trước một số ý kiến lo ngại việc phát triển các mỏ khai thác bauxite sẽ chiếm đất, rừng Tây Nguyên, Bộ Công thương cho biết, với tỉnh Đắc Nông, tổng diện tích khai thác của toàn bộ các mỏ bauxite chiếm 8,6% diện tích toàn tỉnh; với riêng dự án Nhân Cơ, diện tích khai mỏ bauxite chỉ chiếm 1,53% diện tích toàn tỉnh. Đối với tỉnh Lâm Đồng, tổng diện tích sẽ khai thác các mỏ bauxite chiếm 1,4% tổng diện tích toàn tỉnh; riêng với dự án Tân Rai, diện tích khai thác mỏ bauxite chỉ chiếm 0,29% diện tích toàn tỉnh. Như vậy, việc khai thác các mỏ bauxite không phải là yếu tố tác động lớn đến việc mất đất rừng hoặc đất trồng cây công nghiệp.

Thời gian qua, dư luận băn khoăn nhiều về việc chọn lựa công nghệ, nhất là có ý kiến lo ngại công nghệ Trung Quốc (TQ) không phù hợp, đối tác TQ không có công nghệ nguồn, không chuyển giao công nghệ tiên tiến...; TKV cho biết cả 2 dự án Tân Rai và Nhân Cơ đều lựa chọn công nghệ Bayer. Công nghệ này đối với quặng bauxite Tân Rai và Nhân Cơ đều đã được lấy mẫu, thử nghiệm công nghệ và cho kết quả tốt; đối tác cam kết thực hiện theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu về công nghệ Bayer tiên tiến. TQ có kinh nghiệm, có công nghệ sản xuất alumina, điện phân nhôm và là một trong các nhà sản xuất alumina - nhôm hàng đầu thế giới hiện nay. Công nghệ TQ đã được kiểm chứng qua thực tế và có thể áp dụng cho các dự án ở VN.

Trước những ý kiến quan ngại về ảnh hưởng môi trường của các dự án bauxite, Bộ Công thương cho rằng khai thác và chế biến bauxite Tây Nguyên không thể tránh khỏi những tác động môi trường nhất định. Tuy nhiên, kinh nghiệm thực tế của thế giới cho thấy những tác động môi trường này hoàn toàn có thể khống chế tới mức an toàn cần thiết. Kết quả phân tích bùn đỏ của bauxite Tây Nguyên đã có kết luận tin cậy về thành phần bùn đỏ không có chất gây độc hại cho môi trường, không có chất phóng xạ và không thuộc loại rác nguy hiểm.

Một lần nữa Bộ Công thương khẳng định, 2 dự án Tân Rai và Nhân Cơ là do ta tự đầu tư (chủ đầu tư là tập đoàn nhà nước TKV). Đến thời điểm này, chưa có bất kỳ một dự án nước ngoài hoặc liên doanh nào về khai thác bauxite, sản xuất alumina tại Việt Nam được thỏa thuận. Như vậy, thông tin về việc TQ đóng cửa các mỏ bauxite và chuyển sang khai thác bauxite ở VN là không đúng thực tế.

Nguồn: SGGP Online.

Tải trọn bản thông báo của Bộ Công Thương tại link dưới đây:


Tổng số lượt xem trang