Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2009

Chuyện Việt Nam: Nói về tuyên bố chung Việt Nam- Nhật Bản

Tuyên bố chung Việt Nam - Nhật Bản về quan hệ Đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á
http://dangcongsan.vn/
Thật là “quái” khi bác Nông Đức Mạnh đại diện một đảng (bác Mạnh không có bất cứ chức vụ chính quyền nào ở VN) lại thay mặt chính quyền nước ta ký Tuyên bố chung với chính quyền Nhật.
Báo chí ta vẫn nói “đảng lãnh đạo chứ không làm thay chính quyền”...Đến nay, bác Mạnh dám ký cả văn bản quốc tế về quan hệ hai nước.
Nhiều bạn trong nhóm bảo “đảng ta hành xử không giống ai, thậm chí rất ngược đời,
Cụ thể là đảng đang mưu mô để cho tổng bí thư kiêm luôn chủ tịch nước (hoặc thủ tướng). Nhờ vậy, bác Mạnh sẽ đủ tư cách ký Tuyên bố chung với thủ tướng mọi nước. Nhưng bước đầu, phải làm từ dưới lên: hãy đề bí thư xã kiêm luôn chủ tịch xã. Tôi xin nêu một số chứng cớ để bảo vệ lập luận của mình (như dưới đây)... chuyện Nhất thể hóa ...(xem tại Mạng Ý kiến...dưới đây lược lấy ý chính)
........
1) Đưa ra chủ trương “nhất thể hoá” đảng với chính quyền
- Tháng 1 năm 2008 toàn ban chấp hành trung ương đảng CSVN đã họp hội nghị lần 6, có bàn bạc qua loa và thông qua “cái rụp” một nghị quyết về “nhất thể hoá” đảng với chính quyền - tức là để bí thư đảng ở cấp nào thì “kiêm luôn” chức thủ trưởng chính quyền cùng cấp ấy. Bước đầu làm ở cấp cơ sở (xã, phường) đã. Ngày 22-1-2008, khi kết thúc hội nghị, điều này được tổng bí thư nhắc lại trong diễn văn bế mạc.
2) Ráo riết tuyên truyền
- Chỉ 34 ngày sau, tức là ngày 26 tháng 2 năm 2008, “đảng ta” đã triệu tập Hội nghị cán bộ toàn quốc về công tác xây dựng đảng. “Xây dựng đảng” ở đây là cái gì vậy ? Là... “nhất thể hoá” đảng với chính quyền. Bước đầu triển khai “thí điểm” ở cấp xã, phường, thị trấn...
Thế là các ban tổ chức ở mọi địa phương ráo riết lập kế hoạch, chuẩn bị mọi điều kiện.
- Suốt năm 2008 tới đầu 2009: chuẩn bị dư luận. Báo chí nói đủ thứ về sự cần thiết, lợi ích, tính “ưu việt” khi đảng và chính quyền được “nhất thể hoá”. Bạn nào nhiều thì giờ rỗi rãi, muốn đọc, có thể gõ (trong ngoặc kép) hàng chữ “nhất thể hoá cán bộ chủ chốt” vào ô google search.
Bài gần đây nhất được đăng trên báo Tiên phong, nhan đề Nhất thể hóa - tăng hiệu lực cầm quyền, ra ngày 16-03-2009. Bài này đã tạo cảm hứng để một số bạn trong nhóm nhận định rằng “đảng đã cướp được chính quyền” (giống như chúng ta học Chính Trị về cách mạng tháng 8) đăng ở một số báo điện tử “phản động”.
3) Thí điểm ?
Xin các bạn đừng... tưởng bở. Chắc các bạn nghĩ rằng năm 2008 để tuyên truyền, thì năm 2009 sẽ triền khai thí điểm ? Không. Đảng ta đã thí điểm “nhất thể hoá” từ trước đây tới... bốn (04) năm rồi. Nơi thí điểm là Quảng Ninh. Do vậy, ngày 13-04-2009 báo Pháp Luật TP HCM đã đăng bài nói về “việc đã rồi” để nêu đủ thứ ưu điểm của “mô hình Quảng Ninh”.
Xin các bạn tìm đọc toàn văn, dưới đây chỉ là một câu trích.
.... cuối năm 2005, Thành ủy Hạ Long triển khai làm điểm nhất thể hóa bí thư-chủ tịch ở bốn phường Trần Hưng Đạo, Hà Trung, Hà Khẩu, Tuần Châu, rồi dần mở rộng gần hết các phường trên TP. Đến nay, sau ba năm triển khai, nhiều huyện, thị ở Quảng Ninh đã làm theo Hạ Long với tổng cộng 16 xã, phường.
4) Sửa đổi hiến pháp để tổng bí thư kiêm luôn chủ tịch nước ?
Sau 5 ngày tờ báo trên đăng tiếp bài Sửa đổi Hiến pháp 1992 - yêu cầu cấp bách. Liệu có nên hy vọng điều 4 sẽ được xoá bỏ trong hiến pháp mà đảng đang chuẩn bị sửa đổi ? Xin tuỳ các bạn suy nghĩ.
Nhưng tôi tin rằng Hiến Pháp mới sẽ có điều khoản để tổng bí thư kiêm chủ tịch nước - để bác Nông Đức Mạnh (hay người kế nhiệm) không phải ngượng khi ký kết gì đó với nước ngoài. Để chuẩn bị điều này ở mọi cấp, một vị nguyên uỷ viên Bộ Chính Trị của đảng (từng được cử sang làm chủ tịch quốc hội) đã phán – trong một bài phỏng vấn – rằng... “đảng phải hoá thân vào Nhà Nước để cầm quyền”. Và “anh giỏi thì anh phải cầm quyền”.
Nhiều người trong nhân dân ta ca ngợi hiến pháp 1946 là dân chủ nhất trong các hiến pháp nước ta. Vậy thì “đảng ta” cũng ca ngợi chứ sao (!). Trong bài phong vấn nói trên, người ta muốn vị tổng bí thư phải có vai trò như cụ Hồ xưa kia. Xin trích nguyên văn câu cuối
Tổng bí thư ứng cử chức danh Chủ tịch nước, thì sẽ đúng như Hiến pháp và pháp luật quy định: Chủ tịch nước thống lĩnh lực lượng vũ trang. Chứ song trùng như hiện nay, một bên Nhà nước phân công cho Chủ tịch nước, một bên Đảng phân công cho Tổng bí thư, thì chưa ăn khớp lắm...
Vai trò của Chủ tịch nước như hiện nay nặng về lễ nghi, không được như thời cụ Hồ. Nên sửa Hiến pháp, sửa Luật Tổ chức Chính phủ, để Chủ tịch nước đứng cơ quan đầu hành pháp, như mô hình tổ chức nhà nước trong Hiến pháp 1946, là tốt nhất. Cứ làm theo Bác là đúng nhất.
Chỉ còn sót lại trên toàn cầu 5 nước XHCN thì 4 nước đã thực hiện “nhất thể hoá” ở cấp thượng đỉnh: Cu Ba, Triều Tiên, Trung Quốc, Lào. Hôm nay, 25-4-2009 báo Nhân Dân đưa tin: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Chum-ma-ly Xay-nha-xỏn rời Hà Nội thăm TP Hồ Chí Minh.
Đảng chẳng ngượng với quốc tế mà còn trắng trợn “thí điểm” sổ toẹt cơ quan đại diện dân ở cấp cơ sở và cấp Quận, Huyện - mặc dù chúng chỉ “đại diện” một cách hình thức. Đó là các Hội đồng nhân dân. Ai chẳng biết Hội Đồng ND có tới trên 75% số uỷ viên là đảng viên. Trong một bài đăng ở báo Pháp Luật, ngay câu đầu đã nói:
Theo kế hoạch, ngày 25-4 tới, 10 tỉnh, thành được chọn sẽ tổ chức triển khai thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường. Cùng với đó, chủ trương lớn của Đảng là thí điểm nhất thể hóa bí thư cấp ủy địa phương làm chủ tịch UBND cũng sẽ được lồng ghép với việc thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường nói trên. Theo hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương, việc thí điểm nhất thể hóa này sẽ được thực hiện tại 20%-30% số đơn vị quận, huyện, phường nơi thí điểm không tổ chức HĐND.
Đảng viên đã chiếm hầu hết ghế trong quốc hội, chính phủ, chính quyền các cấp, toà án và viện kiểm sát; đảng cũng có bộ máy cồng kềnh và song song. ....suốt 60 năm nay, đảng phải diễn màn kịch “đảng lãnh đạo nhưng không bao biện làm thay nhà nước”.

Tổng số lượt xem trang