Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2009

Coi cái bản đồ này - Phải chăng CQ VN đã công nhận TQ có chủ quyền tại HS

Giới trẻ nghiên cứu về tranh chấp biển Đông
Pháp Luật TPHCM Online. 24-04-2009 23:27:23 GMT +7
(PL)- Hôm qua (24-4), học viên cao học khoa Lịch sử, Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM Vương Quốc Khanh đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ với đề tài “Tranh chấp quần đảo Trường Sa giữa Việt Nam và các bên liên quan từ năm 1909 đến nay”.

Với nghiên cứu này, tác giả đã xâu chuỗi lại toàn bộ quá trình tranh chấp, nói lên tính chất tranh chấp cũng như hoàn cảnh lịch sử của từng thời kỳ tranh chấp trong giai đoạn lịch sử từ năm 1909 đến nay. Tác giả nhấn mạnh chẳng phải chỉ có tài liệu của Việt Nam mà còn có những tài liệu rất cụ thể của phương Tây như Gutzlaff (1849), Taberd (1837), Dubois de Jancigny (1850) đều xác lập chủ quyền của nhà nước Việt Nam thời Nguyễn đối với quần đảo này. Dựa vào những quy định pháp lý quốc tế, tác giả cũng đã phân tích sự xác lập và tiếp tục (thực thi) chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa.

Chuyên gia về biển đảo - TS Nguyễn Nhã đánh giá luận văn này chưa thật chuyên sâu nhưng nó là “hành động rất cụ thể của giới trẻ trước tình trạng thiếu cân sức về nghiên cứu tranh chấp biển Đông”. Theo ông Nhã, giải pháp cụ thể trong việc này tất nhiên phải dựa vào công pháp quốc tế và ngoại giao quốc tế của Việt Nam.

Chia sẻ thêm về hành động của giới trẻ nước nhà với lịch sử, TS Nguyễn Nhã nói: “Tôi đang chờ đợi những nhà nghiên cứu trẻ càng ngày càng đông, có khả năng nghiên cứu và tìm ra sự thật của tranh chấp biển Đông và những giải pháp. Biết đâu các bạn không chỉ là người học sử, nghiên cứu sử mà còn làm nên lịch sử”.
----------------------
Phát hiện mới từ tờ lệnh của tộc họ Đặng:
Thêm nhiều bằng chứng về “hùng binh Hoàng Sa”
Tuổi Trẻ

Nghiên cứu tờ lệnh cổ mà tộc họ Đặng ở xã An Hải, huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã hiến tặng cho quốc gia, các nhà khoa học phát hiện thêm nhiều bằng chứng mới về chủ quyền VN trên biển Đông. Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ, phó giám đốc Sở Văn hóa - thể thao và du lịch Quảng Ngãi, cho biết:

- Sự chỉ đạo thống nhất từ trung ương tới địa phương về việc đi Hoàng Sa - Trường Sa thể hiện rõ ngay ở dòng đầu của văn bản cổ này. Đó là việc quan bố chánh và án sát Quảng Ngãi vâng lệnh Bộ Binh và Bộ Hình cấp bằng cho những người đi Hoàng Sa - tức việc thực thi mệnh lệnh của nhà nước. Vào năm Minh Mạng thứ 13 (1832), Quảng Ngãi mới chính thức thành lập.

Nhiều năm sau đó, Quảng Ngãi cũng như nhiều tỉnh đều chưa có quan tuần phủ. Bố chánh Quảng Ngãi 1834 là Lê Nguyên Trung, rồi sau đó là Trương Văn Uyển, 1835 là Tôn Thất Bạch. Án sát Quảng Ngãi 1834 là Nguyễn Đức Hội và1835 là Đặng Kim Giám. Khi cần ban một quyết định cơ mật, cả quan bố chánh và án sát cần phải thống nhất. Quy định đó được ghi trong Đại Nam thực lục của Quốc sử quán triều Nguyễn và châu bản. Do vậy, trong văn bản cổ này chỉ có ấn triện của quan án sát lẫn quan bố chánh là hoàn toàn đúng theo quy định của nhà nước phong kiến lúc bấy giờ.

Tổng số lượt xem trang