Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2009

Bauxite Tây Nguyên (tiếp..): Bộ Chính trị: Chủ trương thăm dò, khai thác, chế biến bauxite là chủ trương nhất quán từ Đại hội IX và Đại hội X của Đảng

DT Bộ Chính trị kết luận về khai thác bauxite đến 2015
Ngày 24/4, ông Trương Tấn Sang đã thay mặt Bộ Chính trị ký Thông báo số 245- TB/TW về Kết luận của Bộ chính trị về Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng bauxite giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025.

Sau đây là nội dung Thông báo:

Tại phiên họp ngày 16/4/2009, sau khi nghe Ban cán sự đảng Chính phủ báo cáo về Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng bauxite giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025 (Báo cáo số 309-BC/BCSĐ, ngày 15/4/2009), ý kiến của Văn phòng Trung ương Đảng và các bộ và cơ quan liên quan, Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận:


1. Chủ trương thăm dò, khai thác, chế biến bauxite là chủ trương nhất quán từ Đại hội IX và Đại hội X của Đảng đến nay. Triển khai các nghị quyết Đại hội, trong 2 nhiệm kỳ, Bộ Chính trị đã nhiều lần bàn và ra các nghị quyết, kết luận để lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng ngành công nghiệp bauxite, alumin, nhôm, phục vụ phát triển kinh tế đất nước nói chung, góp phần phát triển kinh tế-xã hội Tây Nguyên nói riêng.

Thực hiện nghị quyết của Đảng, Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng và phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng bauxite giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025 với bước đi cụ thể và chỉ đạo triển khai 2 dự án khai thác bauxite, sản xuất alumin đầu tiên tại Tân Rai (Bảo Lộc, Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đắk Nông); đồng thời, chỉ đạo tìm kiếm, lựa chọn đối tác nước ngoài có năng lực để hợp tác phát triển kết cấu hạ tầng và đầu tư xây dựng ngành công nghiệp bauxite, alumin, nhôm. Chính phủ đã giao Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam là đơn vị có kinh nghiệm trong khai thác khoáng sản làm chủ đầu tư thực hiện 2 dự án và chủ trì đàm phán với các đối tác nước ngoài.

2. Về quy hoạch và kế hoạch triển khai các dự án, Bộ Chính trị lưu ý một số vấn đề sau đây:

- Quy hoạch và kế hoạch triển khai các dự án phải trên cơ sở hiệu quả tổng thể, gồm cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội; trong đó, chú ý đúng mức đến việc tiết kiệm tài nguyên, nhu cầu thị trường, sản phẩm phải có sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới...

- Khai thác bauxite, sản xuất alumin có tác động lớn đến môi trường từ khâu khai thác, chế biến, vận chuyển đến xử lý chất thải, nếu không được quản lý tốt, không tính hết đến tác động môi trường thì sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng mà việc khắc phục phải mất nhiều năm với chi phí tốn kém lớn.

- Kết cấu hạ tầng Tây Nguyên còn thấp kém, nguồn nước và nguồn điện hạn chế, nên cần phải đẩy mạnh phát triển để vừa đáp ứng yêu cầu khai thác bauxite, sản xuất alumin, vừa bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội vùng này.

- Việc lựa chọn công nghệ là một nội dung quan trọng; yêu cầu là phải sử dụng thiết bị và công nghệ hiện đại trên thế giới.

- Quan tâm đúng mức đến đời sống và giữ gìn bản sắc văn hoá các dân tộc Tây Nguyên; tạo công ăn việc làm cho nhân dân địa phương; việc sử dụng lao động nước ngoài phải đúng quy định của pháp luật.

- Tây Nguyên là khu vực nhạy cảm, cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề an ninh, quốc phòng cho cả trước mắt và lâu dài, đến môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa.

3. Để tiếp tục triển khai các nghị quyết của Đảng, Bộ Chính trị chỉ đạo :

(1) Nước ta có nguồn tài nguyên bauxite dồi dào, việc phát triển thành ngành công nghiệp khai thác, chế biến alumin, nhôm để sử dụng trong nước và xuất khẩu là chủ trương đúng, đã được nêu ra trong hai kỳ Đại hội IX và X của Đảng. Trong thời gian tới, phát triển ngành công nghiệp khai thác bauxite, chế biến alumin, nhôm phải bảo đảm lợi ích trước mắt, lâu dài và bền vững của đất nước; có bước đi thích hợp, từ nhỏ đến lớn, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, bảo đảm hiệu quả kinh tế-xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, an ninh, quốc phòng. Trong giai đoạn đầu sản xuất alumin, cần khẩn trương đẩy mạnh xây dựng các dự án thủy điện, cung cấp một phần cho việc luyện nhôm để nâng cao giá trị nguồn tài nguyên bauxite phục vụ trong nước và xuất khẩu.

(2) Tiếp thu các ý kiến đúng đắn của các đồng chí nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước, các nhà khoa học, Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo rà soát, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của cả nước và khu vực Tây Nguyên trong từng thời kỳ; gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, bảo đảm an sinh xã hội, phù hợp với nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế để đạt hiệu quả toàn diện.

(3) Tiếp tục thực hiện chủ trương triển khai 2 dự án ở Tân Rai và Nhân Cơ do Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam làm chủ đầu tư, chưa chủ trương bán cổ phần cho tổ chức và cá nhân nước ngoài; sử dụng lao động trong nước, chỉ sử dụng lao động kỹ thuật nước ngoài khi cần thiết, lựa chọn công nghệ hiện đại; thực hiện nghiêm ngặt các quy định về bảo vệ môi trường. Khẩn trương lập báo cáo môi trường chiến lược và báo cáo đánh giá tác động môi trường của từng dự án để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp. Riêng Dự án Nhân Cơ, cần rà soát lại toàn bộ các vấn đề có liên quan, nhất là việc đánh giá hiệu quả kinh tế và tác động môi trường, nếu thực sự có hiệu quả và bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường thì mới tiếp tục triển khai thực hiện. Quá trình triển khai 2 dự án này cần thực hiện tốt việc hoàn thổ và trồng rừng ngay sau khi khai thác. Trên cơ sở kết quả của 2 dự án, tổ chức rút kinh nghiệm để bổ sung, hoàn chỉnh quy hoạch và kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo.

4. Tổ chức thực hiện

- Trên cơ sở Kết luận của Bộ Chính trị, Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành rà soát, điều chỉnh Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng bauxite và triển khai 2 dự án nói trên. Trong đó, lưu ý chỉ đạo chặt chẽ về sử dụng công nghệ, bảo vệ môi trường, hoàn thổ, trồng rừng, đền bù tái định cư, những vấn đề xã hội, bảo đảm đời sống cho đồng bào thuộc diện phải thu hồi đất, quản lý tốt lao động nước ngoài và trật tự an toàn xã hội trong vùng dự án... Ban cán sự đảng Chính phủ chuẩn bị báo cáo vấn đề này với Ban Chấp hành Trung ương trong kỳ họp giữa năm 2009 và chỉ đạo việc chuẩn bị báo cáo Quốc hội trong phần báo cáo về kinh tế - xã hội năm 2009.

- Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến Kết luận này, tạo sự thống nhất trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội.
Theo VTCNews/TTXVN
------------
Bộ Chính trị: Rà soát lại dự án bô-xít Nhân Cơ
- Với dự án Nhân Cơ, cần rà soát lại toàn bộ các vấn đề có liên quan, nhất là đánh giá hiệu quả kinh tế và tác động môi trường. Nếu thực sự có hiệu quả và bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường thì mới tiếp tục triển khai thực hiện - Kết luận của Bộ Chính trị về Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng bô-xít.
>> Đại dự án bô-xít Tây Nguyên và ý kiến nhiều chiều

Ngày 24/4, Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang đã thay mặt Bộ Chính trị ký Thông báo số 245- TB/TW về Kết luận của Bộ Chính trị liên quan đến Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng bô-xít giai đoạn 2007 - 2015, có xét đến năm 2025.
Đặc biệt quan tâm an ninh, quốc phòng
Bộ Chính trị nêu rõ: Chủ trương thăm dò, khai thác, chế biến bô-xít là nhất quán từ Đại hội IX và Đại hội X của Đảng đến nay. Triển khai các nghị quyết Đại hội, trong 2 nhiệm kỳ, Bộ Chính trị đã nhiều lần bàn và ra các nghị quyết, kết luận để lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng ngành công nghiệp bô-xít, alumin, nhôm, phục vụ phát triển kinh tế đất nước nói chung, góp phần phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên nói riêng.
Công nhân Trung Quốc trên công trường bô-xít Tân Rai.
Bộ Chính trị lưu ý quy hoạch và kế hoạch triển khai các dự án phải "trên cơ sở hiệu quả tổng thể, gồm cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội", trong đó, chú ý đúng mức đến việc tiết kiệm tài nguyên, nhu cầu thị trường, sản phẩm phải có sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới...
Nhận định khai thác bô-xít, sản xuất alumin "có tác động lớn đến môi trường" từ khâu khai thác, chế biến, vận chuyển đến xử lý chất thải, nếu không được quản lý tốt, không tính hết đến tác động môi trường sẽ gây ra "hậu quả nghiêm trọng mà việc khắc phục phải mất nhiều năm với chi phí tốn kém lớn", Bộ Chính trị yêu cầu phải sử dụng "thiết bị và công nghệ hiện đại" trên thế giới.
Một yêu cầu nữa là phải quan tâm đúng mức đến đời sống và giữ gìn bản sắc văn hoá các dân tộc Tây Nguyên, tạo công ăn việc làm cho nhân dân địa phương, việc sử dụng lao động nước ngoài phải đúng quy định của pháp luật.
"Tây Nguyên là khu vực nhạy cảm, cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề an ninh, quốc phòng cho cả trước mắt và lâu dài, đến môi trường tự nhiên và môi trường văn hoá", Kết luận nhấn mạnh.
Chưa chủ trương bán cổ phần cho nước ngoài
Theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, phát triển ngành công nghiệp khai thác bô-xít, chế biến alumin, nhôm phải "bảo đảm lợi ích trước mắt, lâu dài và bền vững" của đất nước, có bước đi thích hợp, từ nhỏ đến lớn, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, an ninh, quốc phòng.
"Tây Nguyên là khu vực nhạy cảm, cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề an ninh, quốc phòng cho cả trước mắt và lâu dài, đến môi trường tự nhiên và môi trường văn hoá".
Bộ Chính trị cũng yêu cầu, trong giai đoạn đầu sản xuất alumin, cần khẩn trương đẩy mạnh xây dựng các dự án thuỷ điện, cung cấp một phần cho việc luyện nhôm để nâng cao giá trị nguồn tài nguyên bô-xít phục vụ trong nước và xuất khẩu.
Tiếp thu các ý kiến đúng đắn của các vị nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước, các nhà khoa học, Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo rà soát, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và khu vực Tây Nguyên trong từng thời kỳ, gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, bảo đảm an sinh xã hội, phù hợp với nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế để đạt hiệu quả toàn diện.
Bộ Chính trị chỉ đạo tiếp tục thực hiện chủ trương triển khai 2 dự án ở Tân Rai và Nhân Cơ do Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam làm chủ đầu tư, đồng thời chưa chủ trương bán cổ phần cho tổ chức và cá nhân nước ngoài.
Sử dụng lao động trong nước
Kết luận của Bộ Chính trị nhấn mạnh việc sử dụng lao động trong nước, "chỉ sử dụng lao động kỹ thuật nước ngoài khi cần thiết", lựa chọn công nghệ hiện đại, thực hiện nghiêm ngặt các quy định về bảo vệ môi trường. Khẩn trương lập báo cáo môi trường chiến lược và báo cáo đánh giá tác động môi trường của từng dự án để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp.
Riêng dự án Nhân Cơ, cần rà soát lại toàn bộ các vấn đề có liên quan, nhất là việc đánh giá hiệu quả kinh tế và tác động môi trường, nếu thực sự có hiệu quả và bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường thì mới tiếp tục triển khai thực hiện.
Trong quá trình triển khai 2 dự án Tân Rai và Nhân Cơ, cần thực hiện tốt việc hoàn thổ và trồng rừng ngay sau khi khai thác. Trên cơ sở kết quả của 2 dự án, tổ chức rút kinh nghiệm để bổ sung, hoàn chỉnh quy hoạch và kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo.
Trên cơ sở Kết luận này, Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành rà soát, điều chỉnh Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng bô-xít và triển khai 2 dự án nói trên. Trong đó, lưu ý chỉ đạo chặt chẽ về sử dụng công nghệ, bảo vệ môi trường, hoàn thổ, trồng rừng, đền bù tái định cư, những vấn đề xã hội, bảo đảm đời sống cho đồng bào thuộc diện phải thu hồi đất, quản lý tốt lao động nước ngoài và trật tự an toàn xã hội trong vùng dự án.
Ban cán sự đảng Chính phủ chuẩn bị báo cáo vấn đề này với Ban Chấp hành Trung ương trong kỳ họp giữa năm 2009 và chỉ đạo việc chuẩn bị báo cáo Quốc hội trong phần báo cáo về kinh tế - xã hội năm 2009.
Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến Kết luận này, tạo sự thống nhất trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội.
Tại hội thảo khoa học về các dự án khai thác bô-xít Tây Nguyên ngày 9/4, tiếp thu những ý kiến phản biện của giới khoa học, Chính phủ đã hứa xem lại hiệu quả kinh tế các dự án này và điều chỉnh quy hoạch ngành bô xít. Riêng dự án Nhân Cơ, Chính phủ phải đợi có báo cáo tác động môi trường bổ sung mới có thể xem xét triển khai tiếp.
Ngày 16/4, tại thị xã Gia Nghĩa, UBND Đắk Nông tổ chức họp Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng nhà máy alumin Nhân Cơ, công suất 650.000 tấn/năm, có xem xét khả năng mở rộng đến 1 triệu 200 ngàn tấn/năm.
Trước những lo ngại của các nhà khoa học về việc khai thác bô-xít ở Tây Nguyên, báo cáo này chưa đủ tính vững chắc để thuyết phục Hội đồng khoa học tỉnh Đắk Nông.
Cũng tại hội thảo ngày 9/4, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết, với những dự án có sản lượng 1-2 triệu tấn alumin/năm, sẽ phải trình xin ý kiến Quốc hội.
---------------------------
* Dự án Nhân Cơ chỉ tiếp tục triển khai nếu thật sự có hiệu quả và bảo đảm yêu cầu về môi trường
TT - Ngày 24-4, ông Trương Tấn Sang thay mặt Bộ Chính trị đã ký thông báo kết luận của Bộ Chính trị về quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng bôxit giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025.
Công trường khai thác bôxit ở Tân Rai (Bảo Lộc, Lâm Đồng) - Ảnh: N.H.T.
Theo kết luận này, nước ta có nguồn tài nguyên bôxit dồi dào, việc phát triển thành ngành công nghiệp khai thác, chế biến alumin, nhôm để sử dụng trong nước và xuất khẩu là chủ trương đúng, đã được nêu ra trong hai kỳ đại hội IX và X của Đảng. Trong thời gian tới, phát triển ngành công nghiệp khai thác bôxit, chế biến alumin, nhôm phải bảo đảm lợi ích trước mắt, lâu dài và bền vững của đất nước; có bước đi thích hợp, từ nhỏ đến lớn, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, an ninh, quốc phòng.
Trong giai đoạn đầu sản xuất alumin, cần khẩn trương đẩy mạnh xây dựng các dự án thủy điện, cung cấp một phần cho việc luyện nhôm để nâng cao giá trị nguồn tài nguyên bôxit phục vụ trong nước và xuất khẩu.
-----------
VOV News: Đào tạo 800 kỹ sư và công nhân kỹ thuật phục vụ khai thác bô-xít
Đây sẽ là lực lượng lao động chính phục vụ cho việc khai thác bô-xít và luyện alumin tại Nhân Cơ (Đắc Nông) và Tân Rai (Lâm Đồng).

Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam (TKV) vừa gửi đi đào tạo tại Trung Quốc 80 kỹ sư các ngành hóa, luyện kim, địa chất, khai thác quặng và tổ chức đào tạo trung cấp nghề cho gần 800 thanh niên 2 tỉnh Đắc Nông, Lâm Đồng.
Những người được đào tạo nghề có độ tuổi từ 18 đến 24, đã tốt nghiệp phổ thông trung học, chủ yếu là người dân trong vùng dự án và một số con em đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Toàn bộ chi phí đào tạo trong suốt khóa học được nhà nước bao cấp, riêng người dân tộc thiểu số còn được hỗ trợ tiền ăn hàng tháng.
Dự kiến, khi đi vào hoạt động năm 2011, các dự án khai thác bô-xít, luyện alumin Nhân Cơ và Tân Rai sẽ giải quyết việc làm ổn định cho hơn 3.000 lao động.
TKV cam kết sẽ tiếp tục tổ chức đào tạo nghề và tạo việc làm cho người dân trong các vùng dự án./.----------

Giáo dân Hà Nội tổ chức buổi cầu nguyện phản đối nhà nước
DCVOnline Tin ngắn (AFP) Nguồn: (1) About 1,000 Vietnam Catholics hold anti-govt vigil. AFP, 26 April 2009

Giáo dân Hà Nội tổ chức buổi cầu nguyện phản đối nhà nước

HÀ NỘI - Khoảng 1.000 giáo dân Thiên Chúa giáo đã tổ chức buổi thắp nến cầu nguyện tối hôm qua thứ Bảy ngày 25 tháng Tư để phản đối dự án khai thác bô-xít và chống đối kế hoạch xây dựng của nhà nước trên khu đất được giáo hội cho là tài sản của họ.

Buổi cầu nguyện kéo dài gần 30 phút và xảy ra trong sân nhà thờ sau buổi lễ mét (mass).

“Chúng tôi không đồng ý với những hành động của nhà nước,” tu sĩ Nguyễn Văn Phương nói với phóng viên AFP ở buổi lễ cầu kinh dòng Chúa cứu thế Thái Hà.

Ông nói sự tụ tập với niềm tin này là “để cầu nguyện cho nhà nước” và chống lại những dự án khai thác bô-xít của nhà nước ở vùng Cao nguyên Trung phần Việt Nam.

Qua sự lên tiếng chỉ trích dự án bô-xít này, giáo dân Thiên Chúa giáo đang tham gia cùng một tập thể phong phú, đa dạng bao gồm những nhà khoa học, thành phần trí thức, cựu chiến binh và những người chống đối chế độ cộng sản.

Giáo dân Thái Hà tổ chức buổi thắp nến cầu nguyện phản đối dự án bô-xít của nhà nước. Nguồn: AFP

Những người này nói rằng sự tàn phá xã hội và môi trường của chuyện khai thác bô-xít này sẽ nhiều gấp bội phần so với bất kỳ lợi ích kinh tế nào có thể có được, và họ vạch ra những mối quan tâm về phương diện an ninh bởi vì một công ty của Trung Quốc đã được trúng thầu để xây dựng một trong hai nhà máy này.

Sau buổi lễ cầu nguyện, giáo dân đã ký một bản thỉnh nguyện thư chống lại dự án bô-xít này.

--------------
Lựa chọn khôn ngoan
17/04/2009 07:02 (GMT + 7)

(TuanVietNam) - Dưới nhãn quan của các kinh tế gia, nhiều dự án FDI, đang triển khai hợp tác theo kiểu bào mòn tài nguyên, môi trường. Việc lựa chọn và chọn lựa lại các dự án FDI chính là hành động cụ thể nhất để hiện thực hóa thông điệp về mô hình phát triển kinh tế của Việt Nam.

"Cào tài nguyên đi bán"

Không phủ nhận những tác động tích cực do đầu tư nước ngoài mang lại cho nền kinh tế Việt Nam, nhưng với mô hình tăng trưởng còn chú ý số lượng hơn chất lượng tăng trưởng, chúng ta đã phải trả cái giá không nhỏ.

Không chỉ xem FDI là "cứu cánh thoát nghèo", ai đưa gì Việt Nam cũng nhận như quan sát của chuyên gia kinh tế tài chính Trần Sĩ Chương, theo Ts. Trần Đình Thiên, không ít các dự án FDI thực chất là cách Việt Nam đang "cào tài nguyên đi bán".

Lâu nay, FDI cam kết tăng nhanh vẫn được xem là một sự ghi nhận về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Nếu nhìn vào cơ cấu FDI, câu này phải được dịch nghĩa đầy đủ: nhà đầu tư nhìn Việt Nam như một cơ hội khai thác tài nguyên: đất đai với những dự án bất động sản khổng lồ (chiếm tới 50% cơ cấu FDI vào Việt Nam hiện nay), nước ngọt với các dự án thép cũng khổng lồ, rồi sức lao động chưa qua đào tạo với những dự án gia công...

Dòng FDI vào Việt Nam vẫn nghiêng vào những ngành khai thác tài nguyên và sử dụng công nghệ thấp: từ sản xuất bột ngọt, đến lọc dầu, làm thép, sản xuất xi măng, thậm chí làm resort cũng đều lấy khai thác tài nguyên là chính. Ngay ngành dệt may và da giầy thực chất cũng là khai thác tài nguyên - sức lao động thô chưa qua đào tạo.

Nếu không nặng về khai thác tài nguyên thì dự án FDI lại là cơ sở gây ô nhiễm, tiêu tốn năng lượng: ngành thép, lọc dầu, khai thác khoáng sản...

Lòng tốt chưa được "có đi có lại"

Khi những DN như Vedan, Hyundai Vinashin... đề nghị xin cấp phép vào Việt Nam, ta đã trải thảm hoa chào đón. Những con số về dự án đầu tư, tổng số tiền FDI vào... được xem là thành tích địa phương. Nhiều ưu đãi được đưa ra. Có địa phương, quy hoạch trình Chính phủ phê duyệt chưa lâu, để chào đón nhà đầu tư, đã không ngại ngần thay đổi, mà hệ quả của nó có thể phá vỡ cả chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia.

Cùng với ưu đãi đó là kỳ vọng về công ăn việc làm, về tăng trưởng kinh tế địa phương. Thế nhưng, có vẻ như lòng tốt chưa được có đi có lại.

Mang lại sự sôi động kinh tế cho một khu vực, tạo ra công việc cho một nhóm lao động, nhưng đổi lại, cái giá phải trả từ những dự án này lớn hơn nhiều: môi trường sống bị tàn phá, sinh kế của một cộng đồng dân cư lớn bị đe dọa và tài nguyên bị bào mòn tới mức cạn kiệt...

Những dòng chất thải đổ ra từ nhà máy sản xuất bột ngọt từ tinh bột sắn của Vedan, khiến cho con sông Thị Vải "bị bức tử"... hay việc gây ô nhiễm của dự án Hyundai Vinashin ở Khánh Hoà là những hồi chuông khẩn thiết kêu cứu.

Hơn nữa, những đại dự án dạng này thường không sử dụng nhiều lao động, công nghệ lạc hậu. Chưa kể tới việc sản phẩm làm ra, nếu có, của các dự án đó Việt Nam sẽ dùng được bao nhiêu, và bán ra cho ai ?

Đặt vấn đề như vậy để thấy, Việt Nam cần xem mức hợp lý trong sự lựa chọn của nhà đầu tư, từ đó để nói có hoặc không với các dự án, như chúng ta đã làm với dự án thép Posco ở Vân Phong, Khánh Hòa.

Lựa chọn khôn ngoan

Vào thời điểm này, dù kinh tế phát triểm chậm lại, nhưng so với các nước trong khủng hoảng, Việt Nam vẫn được đánh giá tương đối tích cực. Cơ hội lựa chọn và lựa chọn lại đầu tư, khi các DN nước ngoài gặp khó khăn muốn dừng lại đang hiện hữu cho Việt Nam.

Con số FDI cao có thể tạo nên một thành tích vang dội, nhưng là nhà quản lý, những cân nhắc về hệ quả dài hạn và những lợi ích khác luôn được đặt là ưu tiên, nhất là khi các nút thắt tăng trưởng chưa được tháo.

Ts. Trần Đình Thiên cho rằng, trước đây, vì tập trung cho quyền tăng trưởng để thoát nghèo, chúng ta đã dễ dãi với các dự án đầu tư. Nay, mục tiêu tăng trưởng cần được xem nhẹ đi, để ta có điều kiện chọn lựa tốt hơn.

Kinh tế khó khăn FDI có thể giảm, nhưng phải "trong thế chủ động, giảm theo sự lựa chọn của chúng ta, không phải là quyết định thoát lui đơn thuần của nhà đầu tư", Ts. Trần Đình Thiên nói. Nói cách khác, vừa phải cải thiện môi trường đầu tư để thu hút FDI nhưng Việt Nam cũng phải lựa chọn một cách chừng mực, chặt chẽ hơn, trên cơ sở một chiến lược thu hút đầu tư dài hơi hơn.

Thông điệp về việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng, từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, từ thâm dụng tài nguyên, lao động chưa qua đào tạo sang chú trọng công nghệ, kỹ thuật... đã được đưa ra. Việc chọn lựa và chọn lựa lại các dự án FDI chính là hành động cụ thể nhất để hiện thực hóa thông điệp về mô hình phát triển kinh tế của Việt Nam.

***************** Phương Loan

100.000 tấn thép Trung Quốc chờ vào Việt Nam
Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online - Thứ Sáu, 24/4/2009, 09:49 (GMT+7)

Theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại Việt Nam, nắm bắt nhu cầu và giá thép xây dựng của Việt Nam bắt đầu tăng, các doanh nghiệp Trung Quốc đang tìm đối tác Việt Nam để ký hợp đồng bán với khối lượng lớn.

Hiện nay, các nhà xuất khẩu thép Trung Quốc đã tập kết khoảng 100.000 tấn thép phi 6, 8, 10 ở khu vực cửa khẩu để chờ xuất sang Việt Nam giá xuất khoảng 3.450 nhân dân tệ/tấn. Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, ước khoảng 150.000 tấn thép cuộn nguồn gốc từ các nước khác trong khối ASEAN và Trung Quốc đã nhập khẩu vào Việt Nam từ đầu năm đến nay.

Trong đó lượng thép hợp kim dạng cuộn có chứa chất Bo từ Trung Quốc (vừa bị áp 10% thuế nhập khẩu) chiếm khoảng 70.000 tấn.

Theo TTXVN/Vietnam+

Tổng số lượt xem trang