Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2009

Đừng lảng tránh bức tranh thực

Ít ra cũng có người dám nói sự thật: Thứ Năm, 2/4/2009, 10:37 (GMT+7)
Đừng lảng tránh bức tranh thực <: a="" b="" c="" chuy="" href="http://ttngbt.blogspot.com/2009/03/kich-ban-kinh-te-vn-2009.html" i="" k="" l="" n="" r="" t="" v="" y:="">Kịch bản kinh tế Việt Nam năm 2009 và tác động cần làm nhằm ổn định kinh tế
Vũ Quang Việt Cập nhật : 30/03/2009 22:20 >
(TBKTSG) - Một lần nữa, trong thống kê số liệu xuất nhập khẩu tháng 3-2009, vàng lại được đưa vào diện hàng hóa xuất khẩu, mang về đến 800 triệu đô la Mỹ, khiến xuất khẩu được dự báo đạt khoảng 4,7 tỉ đô la trong khi nhập khẩu là 4,3 tỉ đô la và xuất siêu tới 400 triệu đô la.
Thực tế là, nếu trừ đi khoản tái xuất khẩu vàng, tổng kim ngạch xuất khẩu tháng 3 chỉ đạt 3,9 tỉ đô la và Việt Nam tiếp tục nhập siêu 400 triệu đô la; còn nếu so sánh với cùng kỳ năm 2008 (xuất khẩu đạt 4,7 tỉ đô la) thì xuất khẩu tháng 3 năm nay giảm 800 triệu đô la (17,1%). Còn tính cả quí 1, xuất khẩu giảm 15% so với cùng kỳ năm 2008.

Ngay từ cuối tháng 2-2009, khi số liệu xuất nhập khẩu tháng 2 được công bố, theo đó kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 4,3 tỉ đô la và nhập siêu 394 triệu đô la, nhiều người đã ngạc nhiên và sau đó mới vỡ lẽ: trong kim ngạch xuất khẩu có tới 800 triệu đô la vàng tái xuất. Thực tế, nếu trừ đi giá trị vàng tái xuất, tháng 2-2009 Việt Nam chỉ xuất khẩu được 3,5 tỉ đô la, giảm 16,7% so với cùng kỳ 2008, và vẫn nhập siêu 436 triệu đô la.
Nhiều chuyên gia kinh tế, cả trong và ngoài nước, đã chỉ ra rằng vàng gọi là xuất khẩu trong trường hợp này chỉ là phương tiện thanh toán, như đồng đô la, đồng yen... mà người ta mua vào rồi bán ra khi có sự chênh lệch giá giữa trong và ngoài nước.
Do đó không nên cộng giá trị vàng tái xuất khẩu vào tổng kim ngạch xuất khẩu vì thực chất đó không phải là vàng do Việt Nam sản xuất trong nước như các loại hàng hóa xuất khẩu khác mà là vàng đã nhập khẩu trước đây nay tái xuất.
Bà Lê Thị Minh Thủy, Phó vụ trưởng Vụ Thống kê Thương mại - Dịch vụ - Giá cả (Tổng cục Thống kê), cũng thừa nhận nguyên nhân chính dẫn tới xuất siêu của Việt Nam trong tháng 3 vẫn tiếp tục đến từ tái xuất vàng tăng mạnh và “xuất siêu không phải xu hướng bền vững”. “Nếu trừ giá trị vàng tái xuất, Việt Nam vẫn nhập siêu trong tháng 3-2009”, bà Thủy nói.
Cần phải nói rằng con số xuất siêu nói trên không chỉ là “không bền vững” mà, như phân tích của các chuyên gia đã nói ở trên, đó là con số ảo và không nên được tính vào giá trị xuất khẩu. Vậy thì vì sao Tổng cục Thống kê và các cơ quan chức năng khác vẫn công bố con số xuất khẩu và con số xuất siêu nói trên? Phải chăng vì muốn “làm đẹp” các con số?
Chúng tôi cho rằng, nếu quả thực như vậy sẽ là điều nguy hại bởi thay vì trình bày bức tranh thực về xuất nhập khẩu để mọi người nhận rõ thực trạng, nguy cơ và tìm giải pháp ứng phó thì chúng ta lại đang tìm cách lảng tránh sự thật, làm cho mọi người yên tâm hoặc chí ít là bớt lo lắng.
Cần phải nhìn thẳng vào sự thật để cùng dốc sức tìm ra các giải pháp khả thi, hiệu quả thay vì lảng tránh, vòng vo, làm sai lệch bức tranh thực tế, không chỉ trong lĩnh vực xuất khẩu. Làm như vậy sẽ chẳng có lợi cho ai, cả xã hội lẫn các nhà điều hành kinh tế ở cấp vĩ mô. Giữ vững tinh thần trong khó khăn là một chuyện, dám nhìn thẳng vào thực tế lại là một chuyện khác.
Thời báo Kinh tế Sài Gòn

Tổng số lượt xem trang