Những điều cần biết về cuộc đàm phán của G20- The Independent
“…Nếu bạn tin những gì viết ra trong Thông Cáo Chung thì hội nghị thượng đỉnh G20 đã đạt được quyết định lịch sử là sẽ đầy mạnh việc chấm dứt suy thoái. Đìều khẳng quyết này có cơ sở hay chăng? Biên tập viên kinh tế Sean O’Grady đọc (giùm bạn) giữa hai hàng chữ…”
1. Chúng tôi, cấp lãnh đạo của Nhóm 20 Quốc Gia, họp mặt tại Luân Đôn ngày 2 tháng Tư năm 2004.
- Không thể tránh được, mặc dù có một vài người trong đó có Thủ Tướng Ý Sylvio Berlusconi muốn giải quyết vấn đề trong nội bộ hạn hẹp của khối G8 (Tám nước kỹ nghệ lớn nhất thế giới mà ông Berlusconi hiện là chủ tịch)
2. Chúng ta đang đứng trước một thử thách lớn nhất chưa từng có của nền kinh tế thế giới; cuộc khung hoảng đã trở nên trầm trọng sau lần họp mặt vừa qua, liên lụy đến đời sống của tất cả mọi người, đàn ông, đàn bà, trẻ con ở khắp mọi nước, và vì vậy tất cả các nước phải ngồi lại với nhau để giải quyết. Một cuộc khủng hoảng toàn diện đòi hỏi một giải pháp toàn diện.
Lại nữa không thể chối cãi được. Lời tiên đoán có thẩm quyền của tổ chức OECD (Organisation for Economic Co-operation and Development – Tổ Chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế) cho biết là kinh tế toàn cầu suy thoái đến 2,7% năm 2009, mức độ tệ hại nhất kể từ Đệ Nhị Thế Chiến.
3. Chúng tôi tin rằng sự thịnh vượng bất khả phân; sự tăng trưởng này nếu muốn được duy trì phải được chia sẻ; và kế hoạch toàn cầu để khôi phục phải đặt trọng tâm vào những nhu cầu và công ăn việc làm của những gia đình đang ra công cực nhọc, không riêng gì cho những quốc gia đang phát triển nhưng cho cả những thị trường đang chớm nở và các quốc gia nghèo nhất trên thế giới; và phải phản ánh quyền lợi không riêng gì của người dân ngày hôm nay nhưng cho cả những thế hệ mai hậu. Chúng tôi tin rằng căn bản vững chắc duy nhất để việc toàn cầu hóa diễn tiến một cách tốt đẹp và nâng cao sự thịnh vượng của mọi tất cả mọi người là một nền kinh tế thế giới cởi mở dựa trên nguyên tắc thị trường, điều chỉnh hữu hiệu và các định chế toàn cầu vững mạnh.
Điều này đúng,theo những gì đang xảy ra. Không một quốc gia nào có thể bành trướng tài chính của mình một cách riêng lẻ, và các định chế tài chánh đề nghị một cơ quan giám sát tổng quát.
4. Vì vậy hôm nay chúng tôi cam kết làm những việc cần thiết để:
- Gầy dựng lại lòng tín nhiệm, sự tăng trướng và công ăn việc làm;
- Sửa chữa hệ thống tài chánh để khôi phục lại việc cho vay mượn;
- Củng cố quy tắc tài chánh để xây dựng lại niềm tin;
- Tài trợ và cải tổ các định chế tài chánh để khắc phục cơn khủng hoảng này và ngăn ngừa những khủng hoảng trong tương lai;
- Đẩy mạnh trao đổi mậu dịch toàn cầu và đầu tư và gạt bỏ chính sách bảo vệ công nghiệp quốc nội để hỗ trợ cho sự thịnh vượng; và
- Nâng đợ sự phục hồi toàn bộ, bảo vệ sinh thái và có tính cách lâu bên
Bằng cách cùng nhau hành động để thực hiện những cam kết này, chúng tôi sẽ đưa nền kinh tế thế giới thoát ra khỏi sự suy thoái và ngăn ngừa một cuộc khủng hoảng tương tự có thể tái lập trong tương lai.
«Làm những điều cần thiết» có nghĩa là làm ít hoặc không làm gì cả nếu quý vị nghĩ chẳng cần phải hành động.
5. Những thoả thuận chúng tôi đạt được ngày hôm nay nhằm nâng cao nguồn tài trợ cho Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) lên đến 750$ tỉ Mỹ kim, cung cấp cho Quyền Rút Vốn Đặc Biệt (SDR = Special Drawing Rights) một tài khoảng mới 250$ tỉ Mỹ kim, cho các Ngân Hàng Phát Triển Đa Chiều (MDBs= Multilateral Development Banks) vay thêm ít nhất 100$ tỉ Mỹ kim, để hỗ trợ 250$ tỉ Mỹ kim cho tài chánh thương mại, và dùng những nguồn tài chánh phát xuất từ việc bán vàng của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế để chuyển nhượng tài chánh cho các nước nghèo nhất, Những thoả thuận này đóng góp thêm 1,1 tỉ tỉ vào chương trình hỗ trợ để khôi phục lại ngân quỹ cho vay, sự tăng trưởng và công ăn việc làm cho kinh tế thế giới. Áp dụng cùng lúc với những biện pháp của từng nước mốt, thoả thuận này là một kế họach tổng quát để phục hồi kinh tế thế giới trên một bình diện quy mô chưa từng có.
Đây là kết quả cụ thể duy nhất của cuộc họp thượng đỉnh. Tài trợ cho Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF là một biện pháp thực sự giá trí, bảo đảm với thế giới là các nước yếu kém không được phép phá sản. Cũng còn nhiều tiền để tài trợ mậu dịch quốc tế. Các quốc gia khuyến khích IMF tạo thêm tiền tệ của chính minh – cái gọi là SDR (Quyền Rút Vốn Đặc Biệt). Việc này có nghĩa là tạo thêm tiền tệ giống như kiều Bank Of England (Ngân Hàng Anh Quốc) và US Fed (Quỹ Liên Bang của Hoa Kỳ) hiện nay đang cố gắng dùng biện pháp «quantitative easing» («giảm áp lực tiền tệ»), đồng nghĩa với việc in thêm tiền. Trung Hoa có thể đóng một vai trò quan trọng hơn trong IMF. Thủ tướng Anh Gordon Brown đã thành công vì ông đã chủ trương việc này từ chục năm nay, nhưng, theo một số quan điểm khác, lý ra ông đã thực hiện nó qua những phương thức bình thường khác.
Ánh sáng cuối đường hầm kia kìa!...
6. Chúng tôi đồng thuận để thực hiện một cuộc bơm tiền chưa từng xảy ra, việc này sẽ cứu hoặc tạo nên hàng triệu công ăn việc làm lý ra đã bị bỏ rơi và sẽ lên đến 5$ tỉ tỉ Mỹ kim vào khoảng cuối năm tới, gia tăng xuất lượng lên tới 4% và thúc đẩy sự chuyển hóa sang nền kinh tế xanh, nền kinh tế bảo sinh thái. Chúng tôi cam kết cung cấp những hỗ trợ tài chánh cần thiết để khôi phục sự tăng trưởng.
Câu này nghe rất nổ, nhưng phần lớn số tiền này đã được sử dụng. Rõ ràng đây không phải là mục đích của IMF buộc tất cả các quốc gia phải thúc đẩy tổng sản lượng quốc gia lên đến 2%, vào khoảng 3$ tỉ tỉ Mỹ kim. Nước Đức đã thắng trong cuộc đấu này nhưng Hoa Kỳ sẽ không hài lòng vì tiền thuế của Hoa Kỳ sẽ được dùng để mua sản phẩm của Đức mà không được đáp ứng tương xứng.
7. Việc cùng nhau áp dụng những biện pháp này là một kích cụ tài chánh và tiền tệ to lớn nhất và là một chương trình hỗ trợ đầy đủ nhất trong ngành tài chánh của thế giới hiện đại. Cùng nhau hành động sẽ tạo thêm sức mạnh và những biện pháp thực hiện chính sách đặc biệt vừa được tuyên bố phải được thi hành không chậm trễ. Ngày hôm nay, chúng tôi đã đồng ý cung cấp thêm 1$ tỉ ti Mỹ kim cho kinh tế thế giới qua các định chế tài chánh quốc tế và tài chánh mậu dịch.
Tất cả những nền kinh tế tiến bộ đã đẩy mạnh việc chi tiêu và cắt giảm lãi xuất trong chừng mực chưa từng có từ trước tới này, họ không lạp lại những sai lầm của những thập niên 1930 đã đưa chúng ta rơi vào Cuộc Suy Thoái Lớn ?
8. Chúng tôi buộc phải bảo đảm sự vững vàng của nền tài chánh trong dài hạn và ổn định giá cả, và thực hiện những chính sách khả tín nhằm thoát ra khỏi sự suy thoái bằng những biện pháp cần phải thực thi ngay bây giờ để hỗ trợ cho ngành tài chánh và phục hồi sức cầu tiêu thụ. Chúng tôi thâm tín rằng bằng việc thực thi chính sách chúng tôi đã thoả thuận chúng tôi sẽ giảm thiểu những mất mát dài hạn cho nên kinh tế của chúng ta, nhờ đó giảm mức độ bồi bổ tài chánh cần thiết trong dài hạn.
Phần lớn các các quốc gia đều có « chiến lước thoát hiểm » - gia tăng thuế má và giảm thiểu chi phí – để giảm bớt thâm thủng tài khóa nhà nước, nhưng những biện pháp này ít đáng tin cậy. Nếu phát động sớm quá chúng có thể làm ngưng trệ đà phục hồi mới cất bước.
9. Những sai trái to lớn trong ngành tài chánh và trong quy tắc tài chánh và trong sự giám sát là những nguyên nhân cốt lõi của cuộc khủng hoảng. Lòng tín nhiệm sẽ không được khôi phục bao lâu chúng ta không xây dựng lại được lòng tin của chúng ta vào hệ thống tài chánh. Chúng tôi sẽ hành dộng để xây dựng một cơ cấu tổ chức giám sát và điều quy mạnh mẽ hơn, bền vững hơn trên bình diện toàn cầu cho ngành tài chánh tương lai. Cơ cấu tổ chức này sẽ hỗ trợ cho sự tăng trưởng lâu bên toàn cầu và phục vụ cho nhu cầu kinh doanh và cho các công dân.
Những sai trái nặng nề trong hệ thống ngân hàng thật sự là chẳng ra gì cả – nhưng có nhiều lý do khác, chẳng hạn như sự mất cân bằng to lớn trong cán cân mậu dịch giữa Trung Hoa và Hoa Kỳ đã tạo nên một « bức trường thành tiền tệ », làm nở rộ phong trào cung cấp tín dụng vay mượn và gây tai ương cho các ngân hàng. Lý do căn bản này đã không được nhắc nhở một cách minh bạch, ngay cả trong lúc đàm phán giữa hại vị lãnh đạo Obama và Hồ Cảm Đào (Hu Jintao). Tuy nhiên, nhóm G20 đã yêu cầu các ngân hàng phải đảm nhận những «tài sản hư hỏng» của họ. Thêm một lần nữa.
10. Đê thực hiện mục tiêu này, chúng tôi thi hành Kế Hoạch Hành Động đã được thảo thuận trong cuộc hội nghị, như đã ghi trong bản báo cáo tiến trình hội nghị đính kèm. Chúng tôi đã cho phát hành Bản Tuyên Bố, Củng Cố Hệ Thống Tài Chánh. Chúng tôi đặc biệt thoả thuận những điểm sau đây:
- Thành lập một Hội Đồng Ổn Định Tài Chánh (Financial Stability Board) có ủy nhiệm thư rộng lớn để thay cho Diễn Đàn Ổn Định Tài Chánh (Financial Stability Forum), bao gồm tất cả 20 quốc gia, các thành viên của FSB, Tây Ban Nha và Ủy Ban Âu Châu.
- Chấp thuận thi hành những quy tắc cứng rắn mới của FSF (Financial Stability Forum liên quan đến vấn đề lương bổng và bù lỗ, và hỗ trợ kế hoạch bù đắp lâu bên và trách nhiệm cá nhân trong đoàn thể của tất cả các xí nghiệp.
Hội Đồng Ổn Định Tài Chánh có thể xem là một cơ quan giám sát toàn cầu sơ khai – hoặc là một tập hợp tiệm tiến của những cơ quan điều chỉnh. Những công kích lên án những « phần thưởng sau khi thất bại » phát xuất trực tiếp từ tòa án dư luận quần chúng, mặc dù theo thông lệ chẳng có gì là đặc biệt cả. Những thiên đàng trốn thuế cũng bị tấn cống, nhưng những «biện pháp chế tài» của G20 có thích đáng hay không vẫn còn phải chờ kết quả.
11. Chúng tôi đồng ý những giám đốc và các cấp lãnh đạo lão thành của các định chế tài chánh cần phải được bổ nhiệm qua một tiến trình công khai, minh bạch và được tuyển chọn theo căn bản thành tích.
Cuộc tranh cãi về cấp lãnh đạo của IMF( Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế) luôn là một người Âu Châu và World Bank (Ngân Hàng Thế Giới) là người Mỹ có thể sẽ chấm dứt, vào lúc nào đây? Họ tranh luận điều này cả mấy năm nay.
12. Chúng tôi tái xác nhận cam kết tuyên bố ở Washington: ngưng tạo những hàng rào mới ngăn chặn đầu tư hoặc kinh doanh sản phẩm và dịch vụ, ngưng lập những quy chế ngăn cản việc xuất cảng, hoặc thi hành những biện pháp mâu thuẫn của Tổ Chức Mậu Dịch Quốc Tế (WTO) để kích thích xuất cảng. Thêm vào đó chúng tôi sẽ nhanh chóng điều chỉnh những biện pháp này. Chúng tôi thực hiện cam kết nay cho đến hết năm 2010.
Lời cam kết này không nhằm đưa ra những chế độ thuế quan và hạn ngạch mới. Ngân Hàng Thế Giới nói rằng 17 nước trong số các quốc gia của G20 đã tiến hành và thực hiện việc này. Các quốc gia khổng tài nào cưỡng nổi áp lực chính trị nội bộ nhằm bảo vệ công ăn việc làm của công dân mình .
13. Chúng tôi không những cương quyết phục hồi sự tăng trưởng mà còn đặt nền tảng cho một nền kinh tế công bằng và lâu bền cho thế giới. Chúng tôi nhìn nhận cuộc khủng hoàng hiện nay đã có ảnh hưởng bất cân xứng đối với những thành phần yếu kém tại các nước nghèo nhất và nhìn nhận trách nhiệm tập thể của chúng tôi để giảm thiểu tác động xã hội của cơn khủng hoảng, để giảm thiểu sự tác hại dài hạn trên tiềm năng kinh tế toàn cầu. Để thực hiện điều này:
- chúng tôi tái xác nhận lời cam kết lịch sử để thực hiện những Mục Tiêu Phát Triển Thiên Niên Kỷ (Millennium Development Goals) và hoàn tất lời cam kết Hỗ Trợ Phát Triển Chính Thức (ODA = Official Development Assistance) tương ứng, bao gồm cả Tài Trợ Thương Mại (Aid for Trade), cất nợ, và thoả ước Gleneagles, đặc biệt cho vùng Châu Phi Hạ Sahara.
Chủ Tịch Ngân Hàng Thế Giới (World Bank), ông Robert Zoellick, công nhận sự suy sụp của thương mại thế giới sẽ tác động mạnh liệt hơn trên các nước nghèo nhất và nhỏ nhất. Nhóm G2O có muốn cảnh bắt ổn xã hội và nạn di dân xảy ra vì họ không dòm ngó đến «hàng tỉ xóm nhà lá» ?
14. Chúng tôi thoả thuận với nhau sử dụng vốn đầu tư một cách hoàn hảo nhất. Những kế hoạch kích cầu nhằm phục hồi một nền kinh tế vững chắc, lâu bền và bảo vệ sinh thái cung cấp vốn đầu tư này. Chúng tôi sẽ thực hiện việc chuyển đổi sang những kỹ thuật không ô nhiễm, có tính cách khai sáng, không làm tiêu hao tài nguyên, ít phát sinh carbon và hạ tầng cơ sở. Chúng tôi khuyến khích các Ngân Hàng Phát Triển Đa Chiều (MDBs) dốc hết toàn lực để thực hiện những mục tiêu này. Chúng tôi sẽ cùng nhau tìm những giải pháp thích hợp để xây dựng nền kinh tế lâu bền.
Trung Hoa vẫn tiếp tục xây dựng mỗi tuần một nhà máy phát điện, thường là dùng than đá làm nhiên liệu. Tuy nhiên, nhiều quốc gia sẽ bắt chước đường hướng của ông Obama trong vần đề «tăng trưởng đồng thời bảo vệ sinh thái».
15. Chúng tôi cam kết làm việc chung với nhau trong tinh thần khẩn trương và với quyết tâm để biến những lời nói thành hành động. Chúng tôi thoả thuận với nhau là sẽ gặp lại cuối năm nay để đánh giá tiến triển của những lời cam kết của chúng tôi.
Phiên họp tới sẽ diễn ra tại Scotland vào tháng Mười Một.
Nguồn: The Independent, số ra ngày 03/04/2009
Nguyễn Gia Thưởng chuyển ngữ