Thứ Tư, 27 tháng 5, 2009

176. So sánh hiệu quả giữa công ty quốc doanh, tư nhân, và FDI từ 2000-2008

176. So sánh hiệu quả giữa công ty quốc doanh, tư nhân, và FDI từ 2000-2008

Địa vị và vai trò của các tập đoàn kinh tế nhà nước

Nguyễn Quang A*

Viện Nghiên cứu Phát triển IDS

Các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam được thí điểm thành lập, nhưng địa vị pháp lý của chúng không có. Không có bất cứ luật hiện hành nào làm cơ sở cho việc thành lập các tập đoàn kinh tế cả. Tuy nhiên một số tổng công ty nhà nước lớn đã được chuyển đổi theo luật doanh nghiệp thành các công ty mẹ (holdings) và các thành viên của tổng công ty đó trở thành các công ty do công ty mẹ đó kiểm soát (toàn bộ hay một phần) vốn. Một nhóm công ty như vậy tạo thành một “tập đoàn” theo nghĩa thông thường (conglomerate, kairetsu, chaebol). Chính vì thế, thay cho nghiên cứu riêng các “tập đoàn” báo cáo này điểm lại địa vị và vai trò mà Đảng Cộng sản Việt Nam trao cho các doanh nghiệp nhà nước mà các “tập đoàn” là nòng cốt. Sau đó báo cáo sẽ khảo sát các số liệu thực tế trong gần một thập kỷ để xem các doanh nghiệp nhà nước sử dụng bao nhiêu nguồn lực xã hội và đạt những thành tích gì so với các thành phần kinh tế khác. Các số liệu mà báo cáo này phân tích là những số liệu thống kê chính thức do Tổng cục Thống kê công bố, trên cơ sở đó khó có thể nói các doanh nghiệp nhà nước có thể đảm đương được địa vị và vai trò mà Đảng Cộng sản Việt Nam mong đợi. Báo cáo cũng đưa ra vài gợi ý để cải thiện hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước.

  1. I. Vai trò của khu vực kinh tế nhà nước

Vai trò của khu vực kinh tế nhà nước đã có những thay đổi trong quan niệm của Đảng CSVN và được ông Trần Đức Nguyên tóm tắt lại như sau:

Đối với kinh tế quốc doanh[1], nhận thức về vị trí của khu vực kinh tế này được điều chỉnh từng bước trong tiến trình đổi mới. Đại hội VI (12-1986) gắn vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh với việc “chiếm tỷ trọng lớn cả trong sản xuất và lưu thông”; Hội nghị Trung ương 6 khoá VI (3-1989) vẫn đặt quốc doanh vào vị trí chủ đạo, nhưng “không nhất thiết chiếm tỷ trọng lớn trong mọi ngành, nghề”. Vào đầu thập kỷ 90 (thế kỷ trước), kinh tế quốc doanh đang nắm vai trò chi phối nền kinh tế với 12 nghìn xí nghiệp (toàn bộ vốn đều thuộc Nhà nước), chiếm tỷ trọng lớn và giữ những vị trí then chốt trong các ngành phi nông nghiệp[2]. Cương lĩnh 1991[3] chỉ nêu gọn “Kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế”. Chiến lược 1991[4] nói rõ hơn: “Kinh tế quốc doanh được củng cố và phát triển trong những ngành và lĩnh vực then chốt, nắm những doanh nghiệp trọng yếu và đảm đương những hoạt động mà các thành phần khác không có điều kiện hoặc không muốn đầu tư kinh doanh… Những cơ sở không cần giữ hình thức quốc doanh thì Nhà nước chuyển hình thức kinh doanh, hình thức sở hữu hoặc giải thể, đồng thời có chính sách giải quyết việc làm và đời sống cho người lao động”.

Quan điểm này một mặt tạo tiền đề cho sự phát triển khu vực kinh tế ngoài nhà nước, nhất là kinh tế tư nhân; mặt khác, không coi vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh là điều mặc nhiên mà phải gắn với việc “sắp xếp lại, đổi mới công nghệ và tổ chức quản lý, kinh doanh có hiệu quả, liên kết và hỗ trợ các thành phần kinh tế khác, thực hiện vai trò chủ đạo và chức năng của một công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Các xí nghiệp quốc doanh hoạt động theo nguyên tắc tự chủ kinh doanh, tự trang trải và tích luỹ trong môi trường hợp tác, cạnh tranh; Nhà nước chỉ tài trợ có thời hạn cho một số cơ sở thật sự cần thiết”.

Chủ trương đó đã thúc đẩy việc đổi mới khu vực kinh tế quốc doanh, giảm mạnh số xí nghiệp[5], tiến hành cổ phần hóa và đổi mới cơ chế, nâng cao tính tự chủ của xí nghiệp quốc doanh. Tuy nhiên, khu vực quốc doanh chưa thật sự đảm nhiệm được vai trò chủ đạo vì nhìn chung kém hiệu quả hơn các khu vực khác, vẫn còn dựa dẫm, ỷ lại vào các chính sách ưu đãi của Nhà nước dưới nhiều hình thức và còn bị ràng buộc bởi cơ chế “chủ quản” của cơ quan hành chính.

Từ thực tế đó, để định hướng, dẫn dắt, hỗ trợ, kiểm soát được các hoạt động trong nền kinh tế, Nhà nước phải sử dụng toàn bộ sức mạnh kinh tế của mình, không chỉ có các doanh nghiệp nhà nước, mà còn có các nguồn lực quan trọng khác, như ngân sách nhà nước, vốn Nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp khác (ngoài doanh nghiệp nhà nước), dự trữ nhà nước, tài nguyên quốc gia, đặc biệt là đất đai. Với nhận thức đó, Đại hội VIII (6-1996) xác định vai trò chủ đạo đối với nền kinh tế không chỉ đặt vào các doanh nghiệp nhà nước mà dựa vào toàn bộ kinh tế nhà nước bao gồm đẩy đủ các nguồn lực nêu trên. Quan điểm này điều chỉnh sự đánh giá quá mức về vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước, thúc đẩy mạnh hơn công cuộc cải cách các doanh nghiệp này. Tuy nhiên, cho đến nay, công cuộc cải cách này vẫn chưa đi kịp yêu cầu của cuộc sống, cả về mặt sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu, đổi mới quản trị doanh nghiêp cũng như về cơ chế quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp. [6]

Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng CSVN khoá IX về các Văn kiện Đại hội X của Đảng CSVN có nêu: “Phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”. Trong Bản trình bày của đoàn Chủ tịch về ý kiến thảo luận của các đại biểu đối với các văn kiện Đại hội X của Đảng CSVN có giải thích về vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước như sau: “… vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước không phải thể hiện ở số lượng doanh nghiệp nhiều hay ít, tỉ trọng đóng góp GDP cao hay thấp mà ở chỗ, đó là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển”. Trong Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa IX ngày ngày 10 tháng 4 năm 2006 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2006 – 2010 (gọi là Báo cáo phát triển Kinh tế-Xã hội), cụm từ “vai trò chủ đạo” xuất hiện 1 lần duy nhất trong “vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương”. Nghị quyết số 21-NQ/T.Ư Hội nghị lần thứ 6 BCHTW Đảng CSVN khóa X “về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” đã nhiều lần nhắc lại “vai trò chủ đạo” của kinh tế nhà nước.

Ở đây có sự chưa rõ ràng về khái niệm: khu vực kinh tế nhà nước nghĩa là gì? Nó có đồng nghĩa với khu vực của các doanh nghiệp nhà nước không? Có vẻ nó rộng hơn, như nêu ở trên nhưng cụ thể là gì thì chưa được nêu một cách tường minh. Cũng trong báo cáo phát triển kinh tế-xã hội có nói: “khu vực kinh tế nhà nước đang được tổ chức lại, đổi mới và chiếm 38,4% GDP, chi phối nhiều ngành kinh tế then chốt và tập trung hơn vào những lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế”. Nếu hiểu theo nghĩa này thì gần như khu vực kinh tế nhà nước đồng nhất với khu vực các doanh nghiệp nhà nước. Tuy còn có những điểm chưa rõ, nhưng người ta vẫn hiểu các doanh nghiệp nhà nước có “vai trò chủ đạo”. Báo điện tử ĐCSVN ngày 2-4-2008 khẳng định trong khó khăn của nền kinh tế hiện nay, thì “đây là lúc khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước”. Có lẽ nên thay khái niệm “khu vực kinh tế nhà nước” bằng “khu vực công” và “khu vực doanh nghiệp nhà nước cho thật rõ ràng.

Tuy đã được giải thích, “vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước không phải thể hiện ở số lượng doanh nghiệp nhiều hay ít, tỉ trọng đóng góp GDP cao hay thấp” nhưng chắc chắn những chỉ số như vậy cũng quan trọng trong “vai trò chủ đạo” ấy. Chúng ta hãy xem các con số nói lên điều gì.

  1. II. Vài sự thực

1. Sử dụng nguồn lực và thành tích của các khu vực

Đầu tiên chúng ta xem các khu vực nhà nước, khu vực tư nhân trong nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) sử dụng các nguồn lực gì của xã hội và tạo ra những thành tích gì cho xã hội.

1.1. Vốn đầu tư xã hội

Theo Niên giám thống kê tóm tắt 2008, vốn đầu tư (tính bằng giá năm 1994) của khu vực kinh tế nhà nước luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Từ năm 2000 đến năm 2006, tỷ trọng này luôn trên 50%, cụ thể, năm 2000, vốn đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước chiếm 59,17%; lên đỉnh 59,81% năm 2001; rồi bắt đầu giảm từ từ nhưng đến 2006 vẫn chiếm 52%; sau đó giảm khá mạnh xuống 42,67% năm 2007 và năm 2008 chỉ còn 33,55% kém của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Đến 2008 tỷ trọng vốn đầu tư của cả ba khu vực đã gần ngang nhau. Số vốn đầu tư tính theo giá năm 1994 diễn biến như sau:

Bảng 1: Vốn đầu tư theo giá so sánh 1994 phân theo thành phần kinh tế (ngàn tỷ đồng)

Năm: 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Tổng số 115,1 129,4 148,0 166,8 189,3 213,9 243,3 309,1 328,8
Khu vực N.N 68,1 77,4 86,7 95,5 105,1 115,2 126,6 131,9 110,3
Khu v.ngoài N.N 26,3 29,2 35,1 42,8 53,5 62,8 72,9 92,5 104,5
Khu vực FDI 20,7 22,8 26,2 28,5 30,7 35,9 43,8 84,7 114,0

Cơ cấu %

Khu vực N.N

59,17

59,81

58,58

57,25

55,52

53,86

52,04

42,67

33,55

Khu v.ngoài N.N

22,85

22,57

23,72

25,66

28,26

29,36

29,96

29,93

31,78

Khu vực FDI

17,98

17,62

17,70

17,09

16,22

16,78

18,00

27,40

34,67

Nguồn: CSO, Niên giám thống kê tóm tắt 2008

Hình 1. Tỷ trọng vốn đầu tư tính (giá 1994) theo thành phần kinh tế (%) [2000-2008]

Nguồn: CSO, Niên giám thống kê tóm tắt 2008

Cũng theo Niên giám đó, số vốn đầu tư huy động hàng năm chiếm tỷ trọng cao trong GDP (từ 34,2% GDP năm 2000, tăng liên tục đến 46,5% GDP năm 2007 rồi xuống 41,3% GDP năm 2008), có thể nói tăng trưởng GDP của Việt Nam dựa nhiều vào vốn đầu tư.

Bây giờ xem thành tích của các khu vực này ra sao.

1.2. Thành tích của các khu vực

Như cách tiếp cận sơ bộ, hãy lấy đóng góp vào GDP và số lao động của mỗi khu vực

để đánh giá thành tích của chúng.

1.2.1. Đóng góp vào GDP

Bảng sau cho thấy đóng góp của các khu vực vào GDP (tính theo giá thực tế).

Bảng 2: Tỷ lệ đóng góp vào GDP của các thành phần kinh tế (%)

Năm: 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Khu vực N.N 38,52 38,40 38,38 39,08 39,10 38,40 37,39 35,93 34,35
Khu v.ngoài N.N 48,20 47,84 47,86 46,45 45,77 45,61 45,63 46,11 46,97
Khu vực FDI 13,28 13,76 13,76 14,47 15,13 15,99 16,98 17,96 18,68

Nguồn: CSO

Có thể thấy đóng góp vào GDP của khu vực kinh tế nhà nước không tương xứng với nguồn lực (vốn đầu tư) mà nó sử dụng. Chúng sử dụng nhiều nguồn lực song tạo ra ít giá trị.

*Khu vực tư nhân nói chung (trong nước và FDI) tạo ra gần 2/3 GDP. {Khu vực tu nhân và FDI chiếm gần 62%; trong số nầy, FDI chỉ chiếm 13% — BBT}

1.2.2. Tạo công ăn việc làm

Bảng 3: Tỷ lệ lao động vào ngày 1 tháng 7 hàng năm (%)

Năm: 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Khu vực N.N 9,31 9,34 9,49 9,95 9,88 9,50 9,11 9,00 9,10
Khu v.ngoài N.N 89,70 89,49 89,01 88,14 87,83 87,84 87,81 87,52 87,2
Khu vực FDI 0,99 1,16 1,49 1,91 2,29 2,66 3,08 3,49 3,70

Nguồn: CSO

Có thể thấy

_khu vực nhà nước tạo ra từ 9 đến 10% công ăn việc làm. Tỷ lệ tăng từ 9,31% năm 2000 lên 9,95% năm 2003 rồi giảm dần xuống 9% năm 2007 và tăng một chút năm 2008.

_Tỷ lệ của khu vực FDI tuy còn nhỏ nhưng tăng liên tục.

_Đại bộ phận lao động do khu vực tư nhân tạo ra ở mức trên 87% đến 89,7%.

So với tỷ lệ vốn đầu tư chúng ta cũng thấy thành tích của khu vực nhà nước cũng không cao. Khu vực tư nhân (gồm kinh tế hộ gia đình, các doanh nghiệp tư nhân chính thức và phi chính thức, các doanh nghiệp FDI, các tổ chức phi chính phủ, …) luôn đảm bảo hơn 90% chỗ làm việc.

Lưu ý rằng các số liệu nêu trên là của các khu vực. Khu vực nhà nước không chỉ gồm “khu vực doanh nghiệp nhà nước” mà còn cả “khu vực công” nữa (giáo dục, y tế, văn hóa xã hội, an ninh, quốc phòng…), và “khu vực công” cũng có đóng góp đáng kể vào phần GDP và vào phần tạo công ăn việc làm của khu vực nhà nước.

Tiếp theo chúng ta xem xét việc sử dụng nguồn lực và thành tích của khu vực doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài nhà nước (cũng được nhắc tới như khu vực tư nhân), và doanh nghiệp có cốn đầu tư nước ngoài (FDI).

2. Khu vực doanh nghiệp: những nguồn lực sử dụng và các thành tích

Các doanh nghiệp được đề cập trong phần này là các doanh nghiệp chính thức (có đăng ký kinh doanh) thuộc các thành phần kinh tế khác nhau (nhà nước, tư nhân, FDI). Một phần rất lớn của khu vực tư nhân là các doanh nghiệp phi chính thức (không có đăng ký kinh doanh) và kinh tế hộ gia đình không được đề cập đến trong phần này. Đầu tiên hãy xem các doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực thế nào.

2.1. Nguồn lực sử dụng của các doanh nghiệp

Nguồn lực mà các doanh nghiệp sử dụng bao gồm vốn kinh doanh, vốn cố định, quyền kinh doanh, vị thế, nguồn lực con người và khoa học công nghệ, thông tin, … Do dựa chủ yếu vào số liệu của các cuộc điều tra doanh nghiệp hàng năm của Tổng cục Thống kê, nên dưới đây chỉ xét đến 2 loại nguồn lực là vốn kinh doanh và giá trị tài sản cố định.

Các doanh nghiệp nhà nước còn sử dụng các nguồn lực rất lớn khác như đặc quyền kinh doanh, về vị thế và vai trò mà Đảng CSVN trao cho chúng, nhân lực, thông tin, khoa học công nghệ và nhất là đất đai và tài nguyên chưa được xem xét về định lượng ở đây. Và nếu có thể đánh giá được việc sử dụng các nguồn lực này, thì có thể thấy nguồn lực mà khu vực doanh nghiệp nhà nước sử dụng còn cao hơn rất nhiều.

2.1.1. Vốn kinh doanh của các doanh nghiệp

Theo điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê, tổng số vốn kinh doanh bình quân (theo giá ghi sổ ngày 31 tháng 12 hàng năm) của doanh nghiệp ở Việt Nam đã tăng nhanh trong thời gian qua; và tổng số vốn năm 2007 là 4.157,9 nghìn tỷ đồng, tăng gấp hơn 4 lần so với năm 2000.

Về thành phần kinh tế, trong cùng thời gian, số vốn của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã tăng gần 3 lần (từ khoảng 670 ngàn tỷ đồng lên gần 1957 ngàn tỷ đồng);

Số vốn của các doanh nghiệp tư nhân trong nước tăng khoảng 14,7 lần, từ 98,3 ngàn tỷ lên hơn 1.442 ngàn tỷ VNĐ.

Số vốn của các doanh nghiệp FDI tăng lên khoảng 3,3 lần, từ 229,8 lên 758,7 ngàn tỷ VNĐ.

Như vậy, đến năm 2007, tuy số lượng DNNN giảm mạnh, số vốn của các DNNN vẫn lớn hơn gần 1,4 lần số vốn của các doanh nghiệp tư nhân trong nước (Bảng 4).

Bảng 4. Vốn sản xuất kinh doanh bình quân của các doanh nghiệp


2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007


vốn bình quân (tỷ đồng)

Tổng số

998.423

1.186.014

1.352.076

1.567.179

1.966.512

2.430.727

3.035.418

4.157.900

DNNN

670.234

781.705

858.560

932.942

1.128.831

1.333.935

1.575.959

1.956.900

DN ngoài N.N

98.348

142.202

202.396

289.625

422.892

607.271

854.848

1.442.300

DN FDI

229.841

262.107

291.120

344.611

414.789

489.521

604.609

758.700


Cơ cấu (%)

Tổng số

100.00

100.00

100.00

100.00

100.00

100.00

100.00

100.00

DNNN

67,13

65,91

63,50

59,53

57,40

54,88

51,92

47,10

DN ngoài N.N

9,86

11,99

14,97

18,48

21,50

24,98

28,16

34,70

DN FDI

23,02

22,10

21,53

21,99

21,09

20,14

19,92

18,20

Nguồn: GSO- Điều tra doanh nghiệp & Niên giám Thống kê 2008

Số liệu về cơ cấu vốn trong Bảng 4 cũng được thể hiện trên Hình 2.

Hình 2. Tỷ trọng vốn sản xuất kinh doanh bình quân (%) [2000-2007]

Nguồn: CSO, Điều tra doanh nghiệp

Cơ cấu vốn của doanh nghiệp theo thành phần kinh tế cũng đã thay đổi đáng kể. Tỷ trọng vốn kinh doanh của DNNN đã giảm xuống từ khoảng 67% vào năm 2000 xuống còn khoảng 47% năm 2007; tỷ trọng của doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp FDI tăng lên tương ứng từ khoảng 10 và 23% vào năm 2000 lên 34,7 và 18,2% năm 2007. Đây cũng là một xu hướng về tiếp cận đến vốn rất đáng khích lệ (Hình 2). Tuy nhiên, DNNN vẫn tiếp tục nắm giữa hơn ½ tổng số vốn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế cho đến 2006. Có thể thấy khả năng tiếp cận đến vốn của khu vực tư nhân ngày càng tăng.

2.1.2. Tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn

Theo điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê, về giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp, thì tổng giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp đã tăng lên 4,57 lần trong thời kỳ 2000-2007, trong đó DNNN tăng hơn 3,91 lần, doanh nghiệp tư nhân trong nước tăng hơn 17,4 lần và doanh nghiệp FDI tăng gần 2,64 lần. Tuy vậy, giá trị tăng thêm về tài sản cố định của DNNN trong thời kỳ nói trên vẫn chiếm hơn hơn một nửa số giá trị tăng thêm về tài sản cố định của các doanh nghiệp và cao gấp gần 2 lần so với doanh nghiệp tư nhân trong nước như có thể thấy ở bảng dưới đây:

Bảng 5. Tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn tại 31-12 hàng năm (Tỷ đồng)


2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007












Tổng số

411.713

476.515

552.326

645.505

744.573

952.437

1.429.782

1.882.000

DNNN

229.856

263.153

309.084

332.077

359.988

486.561

794.194

900.600

DN ngoài N.N

33.916

51.049

72.663

102.945

147.222

196.200

298.296

591.200

DN FDI

147.941

162.313

170.579

210.483

237.363

269.676

337.292

390.200


Cơ cấu (%)

Tổng số

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

DNNN

55,83

55,23

55,96

51,44

48,35

51,09

55,55

47,90

DN ngoài N.N

8,24

10,71

13,16

15,95

19,77

20,60

20,86

31,40

DN FDI

35,93

34,06

30,88

32,61

31,88

28,31

23,59

20,70











Nguồn: GSO- Điều tra doanh nghiệp & Niên giám Thống kê 2008

Về cơ cấu của giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn trong thời kỳ 2000-2007, tỷ trọng của DNNN giảm nhẹ, sau đó lại tăng lên gần mức ban đầu, rồi giảm mạnh vào năm 2007, nhưng ở mức gần 48%; trong khi đó, tỷ trọng của doanh nghiệp tư nhân trong nước đã tăng mạnh từ 8,24% năm 2000 lên 31,4% năm 2007; và tỷ trọng của doanh nghiệp FDI giảm tương ứng từ 35,9% xuống còn 20,7% trong cùng thời kỳ (Bảng 5, Hình 3).

Hình 3. Tỷ trọng vốn cố định và đầu tư tài chính dài hạn hàng năm (%) [2000-2007]

Nguồn: CSO, Điều tra doanh nghiệp & Niên giám thống kê 2008

Có thể thấy tỷ trọng vốn cố định và đầu tư tài chính dài hạn của các doanh nghiệp tư nhân tăng liên tục, trong khi tỷ trọng của các doanh nghiệp nhà nước vẫn khoảng một nửa.

2.1.3 Đất đai

Đất đai là tư liệu sản xuất vô cùng quan trọng, đáng tiếc chúng ta không có số liệu thống kê chính thức về việc sử dụng đất đai của các khu vực doanh nghiệp. Tuy nhiên, ai cũng biết các doanh nghiệp nhà nước được ưu ái nhất và đứng đầu trong việc sử dụng nguồn lực này.

2.1.4. Đặc quyền kinh doanh và các nguồn lực khác

Các doanh nghiệp nhà nước được trao đặc quyền kinh doanh mà các khu vực khác không thể có và khiến cho nhiều doanh nhiệp nhà nước có thế độc quyền. Địa vị và vai trò mà Đảng CSVN trao cho các doanh nghiệp nhà nước, mối quan hệ khăng khít giữa chúng và nhà cầm quyền cũng tạo ra “lợi thế” (đôi khi bất chính) cho chúng. Các doanh nghiệp nhà nước cũng thừa hưởng được đội ngũ, những cơ sở và thông tin khoa học kỹ thuật (có thể không nhiều) mà nhà nước đã đầu tư từ trước.

Có thể nói, trong 6-7 nguồn lực được liệt kê ở trên (trong đó có hai nguồn lực được định lượng chi tiết) khu vực doanh nghiệp nhà nước luôn đứng đầu trong việc sử dụng mỗi nguồn lực đó. Thế thành tích của nó ra sao?

2.2. Thành tích của các doanh nghiệp

Chúng ta sẽ lần lượt xem xét thành tích về các mặt: doanh thu, tạo công ăn việc làm, đóng góp vào sản lượng công nghiệp, nông lâm ngư nghiệp, thương mại nội địa, xuất nhập khẩu, tính hiệu quả.

2.2.1 Doanh thu

Doanh thu thuần của các doanh nghiệp có thể thấy ở Bảng 6.

Bảng 6. Doanh thu thuần


2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007











tỷ đồng

Tổng số

809.786

897.856

1.194.902

1.436.151

1.720.339

2.157.785

2.684.341

3.459.800

DNNN

444.673

460.029

611.167

666.022

708.898

838.380

961.461

1.089.100

DN ngoài N.N

203.156

260.565

362.657

482.181

637.371

851.002

1.126.356

1.635.300

DN FDI

161.957

177.262

221.078

287.948

374.070

468.403

596.524

735.500


Cơ cấu (%)

Tổng số

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

DNNN

54,91

51,24

51,15

46,38

41,21

38,85

35,82

31,500

DN ngoài N.N

25,09

29,02

30,35

33,57

37,05

39,44

41,96

47,30

DN FDI

20,00

19,74

18,50

20,05

21,74

21,71

22,22

21,20

Nguồn: GSO- Điều tra doanh nghiệp & Niên giám Thống kê 2008

Với tỷ trọng vốn kinh doanh và tài sản cố định cao nhất, các doanh nghiệp nhà nước đạt mức doanh thu không tương xứng. Từ 2000 đến 2004 tỷ trọng doanh thu của các doanh nghiệp nhà nước tuy có giảm đều đặn song luôn ở mức cao nhất, từ 2005 các doanh nghiệp tư nhân nội địa đã soán ngôi. Lấy doanh thu thuần (Bảng 6) chia cho vốn bình quân cho ta một chỉ số (một đồng vốn kinh doanh tạo ra mấy đồng doanh thu, Bảng 7).

Có thể thấy về tiêu chí này các doanh nghiệp tư nhân đứng đầu (tuy chỉ số giảm liên tục song luôn luôn lớn hơn 1), các doanh nghiệp FDI đứng thứ hai, và kém nhất là các doanh nghiệp nhà nước. Thành tích của các doanh nghiệp tư nhân luôn gấp hơn 2 đến hơn 3 lần của các doanh nghiệp nhà nước và hơn từ 1,2 đến 2,9 lần các doanh nghiệp FDI (xem thêm phần về hệ số ICOR ở sau).

Bảng 7. Một đồng vốn kinh doanh tạo ra mấy đồng doanh thu thuần?


2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Tổng số

0,811

0,757

0,884

0,916

0,875

0,888

0.884

0.832

DNNN

0,663

0,588

0,712

0,714

0,628

0,629

0,610

0,557

DN TN

2,066

1,832

1,792

1,665

1,507

1,401

1,318

1,134

DN FDI

0,705

0,676

0,759

0,836

0,902

0,957

0,987

0,969










So thành tích này của các doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI (lần)

TN/N.N

3,1

3,1

2,5

2,3

2,4

2,2

2,2

2,0

TN/FDI

2,9

2,7

2,4

2,0

1,7

1,5

1,3

1,2

2.2.2. Công ăn việc làm

Thành tích tạo công ăn việc làm là một chỉ số quan trọng. Bảng 8 trình bày số lao động đang làm việc tại thời điểm 31-12 hàng năm trong các khu vực doanh nghiệp.

Bảng 8: Lao động của các doanh nghiệp


2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007











Người

Tổng số

3.536.998

3.933.226

4.657.803

5.175.092

5.770.671

6.237.396

6.715.166

7.382.200

DNNN

2.088.531

2.114.324

2.259.858

2.264.942

2.250.372

2.037.660

1.899.937

1.763.100

DN TN

1.040.902

1.329.615

1.706.857

2.049.891

2.475.448

2.979.120

3.369.855

3.933.200

DN FDI

407.565

489.287

691.088

860.259

1.044.851

1.220.616

1.445.374

1.685.900


Cơ cấu (%)

Tổng số

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

DNNN

59,05

53,76

48,52

43,77

39,00

32,67

28,29

23,90

DN TN

29,42

33,80

36,65

39,61

42,90

47,76

50,18

53,30

DN FDI

11,53

12,44

14,84

16,62

18,11

19,57

21,52

22,80

Nguồn: GSO, Điều tra doanh nghiệp & Niên giám Thống kê 2008

Có thể thấy tổng số lao động làm việc tại các doanh nghiệp năm 2007 là 7.382,2 nghìn người, tăng 3.845,2 nghìn người so với năm 2000. Trong đó, số lao động làm việc trong DNNN đã giảm mất 352,4 ngàn người; trong doanh nghiệp tư nhân tăng thêm 2.892,3 ngàn người và trong các doanh nghiệp FDI tăng thêm 1.278,3 ngàn người.

Kể từ năm 2003 DNNN đã không tạo thêm việc làm mới nào, tổng số việc làm mất đi từ 2003 đến 2007 là hơn nửa triệu việc làm (kể từ 2000 đã mất đi hơn 350 nghìn chỗ làm việc)[7].

Như vậy, số lao động làm việc trong doanh nghiệp tư nhân trong nước đã tăng gần 3,8 lần trong những năm 2000-2007, từ hơn 1 triệu lên gần 4 triệu người.

Tương tự, số lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI đã tăng hơn 4 lần, từ hơn 407 ngàn người năm 2000 đã tăng lên gần 1,7 triệu lao động năm 2007.

Số lao động làm việc trong các DNNN chỉ còn chiếm gần 24% tổng số lao động trong khu vực doanh nghiệp, giảm hơn một nửa so với (mức 59,05%) năm 2000.

Trong khi đó, tỷ trọng lao động của doanh nghiệp tư nhân trong nước và doanh nghiệp FDI đã tăng lên tương ứng từ 29,4% và 11,5% năm 2000 lên 53,3 và 22,8% vào năm 2007. Số liệu cơ cấu lao động trong bảng 8 cũng được thể trên hình sau.

Hình 4. Tỷ trọng lao động trong các loại doanh nghiệp (%) [2000-2007]

Nguồn: CSO, Điều tra doanh nghiệp & Niên giám thống kê 2008

Số vốn bình quân cho một chỗ làm việc (Bảng 4 chia Bảng 8) có thể thấy ở Bảng 9.

Có thể thấy vốn kinh doanh bình quân cho một việc làm tăng liên tục. Về mặt tích cực, điều đó có nghĩa số vốn kinh doanh cho mỗi lao động ngày càng tăng. Song xét về cần bao nhiêu vốn bình quân để có một việc làm thì ngược lại. Năm 2006, mỗi chỗ làm việc tại doanh nghiệp cần một khoản vốn trung bình là 0,45 tỷ; trong đó tại DNNN là 0,83 tỷ, doanh nghiệp tư nhân là 0,25 tỷ và doanh nghiệp FDI là 0,42 tỷ. Như vậy, số vốn trung bình cần thiết tại DNNN cao gấp 2 lần so với doanh nghiệp FDI và cao hơn 3 lần so với doanh nghiệp tư nhân trong nước.

Bảng 9: Vốn kinh doanh bình quân cho một chỗ làm việc


2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007











Tỷ đồng

Tổng số

0,282

0,302

0,290

0,303

0,341

0,390

0,452

0,563

DNNN

0,321

0,370

0,380

0,412

0,502

0,655

0,829

1,110

DN TN

0,094

0,107

0,119

0,141

0,171

0,204

0,254

0,367

DN FDI

0,564

0,536

0,421

0,401

0,397

0,401

0,418

0,450

Nguồn: Tính từ Bảng 4 và bảng 8

Lấy số vốn kinh doanh của năm tính toán trừ đi số của năm trước (Bảng 4), rồi đem chia cho số lao động mới tạo ra (số lao động năm hiện thời trừ số năm trước ở Bảng 8) cho ta số vốn kinh doanh cần thêm để tạo ra một việc làm mới. Năm 2006, cứ trung bình 1,27 tỷ vốn mới thì tạo được một chỗ làm việc mới; trong đó, khu vực tư nhân trong nước là 0,634 tỷ và doanh nghiệp FDI là 0,512 tỷ. Các con số tương tự của 2007 còn tồi hơn: 1,7 tỷ nói chung và của doanh nghiệp tư nhân và FDI là 1,04 tỷ và 0,64 tỷ cần để tạo ra một việc làm mới. Điều đáng nói thêm là số vốn mới cần thiết để tạo ra một chỗ làm việc tại doanh nghiệp tư nhân trong nước vào năm 2003 mới là 0,15 tỷ, và tại doanh nghiệp FDI là 0,40 tỷ. Như có thể thấy từ Bảng 8, từ năm 2003 trở đi lao động làm việc tại các doanh nghiệp nhà nước đã giảm; và số vốn 828 nghìn tỷ tăng thêm của DNNN trong ba năm 2004-2007 đã không tạo thêm tạo thêm việc làm mới nào cho người lao động.[8]

Có thể thấy thành tích về tạo công ăn việc làm của các doanh nghiệp nhà nước rất tồi và hoàn toàn không tương xứng với những nguồn lực to lớn mà chúng sử dụng. Nếu so với tổng số lao động của cả nước, 43,35 triệu lao động, thì số lao động trong các DNNN chỉ chiếm dưới 4,4% trong năm 2006. Tuyệt đại bộ phận người lao động (trên 95,6%) gồm nông dân, những người lao động tự do và những người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân và FDI sử dụng khoảng ½ tổng đầu tư của xã hội còn chưa đến 4,4% lao động trong khu vực kinh tế nhà nước lại sử dụng gần ½ tổng đầu tư xã hội!

2.2.3. Đóng góp vào sản lượng nông lâm ngư nghiệp

Chúng tôi không kiếm được số liệu thống kê phân theo thành phần kinh tế trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp. Song có lẽ có thể khẳng định rằng trong khu vực này vai trò của khu vực kinh tế nhà nước và FDI là không đáng kể.

2.2.4. Đóng góp vào sản lượng công nghiệp

Bảng sau cho chúng ta thấy thành tích của các thành phần kinh tế trong giá trị sản xuất công nghiệp.

Tỷ trọng của kinh tế nhà nước trong công nghiệp giảm là dấu hiệu lành mạnh, nhưng các con số giá trị sản xuất công nghiệp do kinh tế nhà nước tạo ra so với mức nguồn lực mà nó sử dụng là rất không tương xứng, thành tích rất kém.

Bảng 10: Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế (%)

Năm: 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Khu vực N.N 34,2 31,4 31,4 29,3 27,4 25,1 22,4 20,0
Khu vực ngoài N.N 24,5 27,0 27,0 27,6 28,9 31,2 33,4 35,4
Khu vực FDI 41,3 41,6 41,6 43,1 43,7 43,7 44,2 44,6

Nguồn: CSO, Niên giám thống kê 2008

2.2.5. Đóng góp cho thương mại nội địa

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế năm 2007 ước đạt 726,1 nghìn tỷ đồng, tăng 23,3% so với năm 2006,

Trong đó kinh tế cá thể chiếm 56,2% và tăng 25,9%;

Kinh tế tư nhân chiếm 28,8% và tăng 30,3%;

khu vực kinh tế Nhà nước chiếm 10,9%, giảm 1,3% so với năm 2006.[9]

Bảng 11: Cơ cấu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng phân theo thành phần kinh tế (%)

Năm: 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Khu vực N.N 17,8 16,7 16,2 15,7 15,0 12,9 12,7 10,7 9,8
Khu vực ngoài N.N 80,6 81,7 79,9 80,2 81,2 83,3 83,6 85,6 86,8
Khu vực FDI 1,6 1,6 3,9 4,1 3,8 3,8 3,7 3,7 3,4

Nguồn: CSO, Niên giám thống kê 2008

Có thể nói vai trò của khu vực kinh tế nhà nước trong thương mại nội địa không lớn và theo xu hướng tái cơ cấu rất đáng khích lệ này vai trò của khu vực kinh tế nhà nước trong thương mại nội địa sẽ trở nên không đáng kể trong tương lai.

2.2.6. Đóng góp vào xuất nhập khẩu

Không có số liệu thống kê chi tiết về xuất nhập khẩu phân theo khu vực kinh tế nhà nước, khu vực kinh tế tư nhân trong nước và khu vực tư nhân ngoài nước (FDI), chúng tôi chỉ có thể lấy những số liệu của Tổng cục thống kê về xuất nhập khẩu, phân ra khu vực kinh tế trong nước và khu vực kinh tế FDI, như có thể thấy ở Bảng 12 dưới đây.

Một điều hết sức đáng lưu ý là khu vực kinh tế trong nước liên tục nhập siêu với mức độ ngày càng tăng suốt 13 năm, từ 1995 đến 2008, trong khi khu vực kinh tế FDI liên tục xuất siêu cũng với nhịp độ ngày càng tăng. Đây là một hiện tượng rất bất bình thường và hoàn toàn không phải “bình thường” như các nhà chức trách đã lý giải suốt cả chục năm nay rằng “chúng ta nhập siêu máy móc, nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm xuất khẩu trong tương lai” và họ mới chỉ chấp nhận coi sự mất cân đối này là nguy hiểm từ tháng 3-2008.

Có thể thấy cách lý giải ấy của các nhà chức trách liên quan là hoàn toàn vô căn cứ và mang tính ngụy biện. Cái nằm đằng sau sự bất cân đối cán cân thương mại nghiêm trọng này là chính sách “thay thế hàng nhập khẩu” vẫn được duy trì từ lâu, và khu vực kinh tế nhà nước là khu vực đi đầu trong việc gây ra mất cân đối nghiêm trọng này. Tổng hợp các số liệu thống kê chính thức của Tổng cục Thống kê về xuất nhập khẩu, chúng ta có bảng sau.

Bảng 12: Xuất nhập khẩu phân theo thành phần kinh tế (triệu USD)

NK = Nhập khẩu; XK = Xuất khẩu; D = Khu vực kinh tế trong nước; FDI

Năm

NK(D)

XK(D)

X-N(D)

NK(FDI)

XK(FDI)

X-N(FDI)

1995

6687,3

3975,8

-2711,5

1468,1

1473,1

5,0

1996

9100,9

5100,9

-4000,0

2042,7

2155,0

112,3

1997

8396,1

5972,0

-2424,1

3196,2

3213,0

16,8

1998

8831,6

6145,3

-2686,3

2668,0

3215,0

547,0

1999

8359,9

6859,4

-1500,5

3382,2

4682,0

1299,8

2000

11284,5

7672,4

-3612,1

4352,0

6810,3

2458,3

2001

11233,0

8230,9

-3002,1

4985,0

6798,3

1813,3

2002

13042,0

8834,3

-4207,7

6703,6

7871,8

1168,2

2003

16440,8

9988,1

-6452,7

8815,0

10161,2

1346,2

2004

20882,2

11997,3

-8884,9

11086,6

14487,7

3401,1

2005

23121,0

13893,4

-9227,6

13640,1

18553,7

4913,6

2006

28401,7

16812,3

-11589,4

16489,4

23013,9

6524,5

2007

40900,0

20600,0

-20300,0

21700,0

27900,0

6200,0

2008*

52113,8

27785,1

-24328,7

28600,0

34900,0

6300,0

Nguồn: CSO; * xuất FDI (kể cả dầu thô, nếu trừ dầu thô, thì khu vực FDI cũng nhập siêu lần đầu tiên năm 2008)

Rất tiếc chúng tôi không có số liệu để tách các số liệu xuất nhập khẩu của khu vực kinh tế trong nước thành của khu vực kinh tế nhà nước và của khu vực kinh tế tư nhân, nhưng chúng tôi phỏng đoán rằng khu vực tư nhân trong nước không phải là thủ phạm chính trong gây ra sự mất cân đối này, mà thủ phạm chính là khu vực doanh nghiệp nhà nước. Để tạo cơ sở chứng cớ cho phỏng đoán này cần nghiên cứu chi tiết hơn. Nhưng có thể cảm nhận thấy cơ sở của phỏng đoán này khi xem xét cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam (Bảng 13 dưới đây).

Có thể thấy gì qua bảng cơ cấu xuất nhập khẩu này? Rõ ràng hàng công nghiệp nhẹ chủ yếu do các doanh nghiệp tư nhân và FDI xuất khẩu, hàng tiểu thủ công nghiệp do khu vực tư nhân trong nước làm ra. Các mặt hàng nông sản, thủy sản và lâm sản chủ yếu do khu vực tư nhân trong nước làm ra (tuy một phần có thể được xuất khẩu qua trung gian của vài doanh nghiệp nhà nước). Các khoản này chiếm khoảng 2/3 xuất khẩu. Nói cách khác phần xuất khẩu của khu vực tư nhân trong nước là đáng kể. Xuất khẩu của các doanh nghiệp nhà nước chủ yếu là dầu thô, than đá (tức là đào tài nguyên của đất nước đem bán).

Bảng 13: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu (XK) và nhập khẩu (NK) (%)


2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
XK: Hàng CN nặng và khoáng sản 37,2 34,9 31,8 32,2 36,4 36,0 35,2
XK: Hàng CN nhẹ và tiểu thủ CN 33,9 35,7 40,6 42,7 41,0 41,0 40,7
XK: Hàng nông sản 17,7 16,1 14,3 13,3 12,8 13,8 15,7
XK: Hàng Thủy sản 10,1 12,1 12,1 10,8 9,1 8,4 8,4
XK: Hàng lâm sản 1,1 1,2 1,2 1,0 0,7 0,8 -
NK:Máy móc, thiết bị, d. cụ, p.tùng 30,6 30,5 29,8 31,6 28,8 25,3 24,0
NK: Nguyên nhiên vật liệu 63,2 61,6 62,3 60,6 64,5 66,6 69,3
NK: hàng tiêu dùng 6,2 7,9 7,9 7,8 6,7 8,1 6,7

Nguồn: CSO

Về nhập khẩu: chủ yếu là tư liệu sản xuất (luôn hơn 61%) trong đó nhiên liệu chỉ do các doanh nghiệp nhà nước nhập khẩu, nguyên vật liệu và máy móc cả 3 khu vực đều nhập (song FDI luôn xuất siêu, nên không ảnh hưởng gì) và rất có thể khu vực tư nhân trong nước nếu không xuất siêu thì tỷ lệ nhập siêu cũng không thể lớn. Nói cách khác phỏng đoán của chúng tôi rằng khu vực kinh tế nhà nước là tác nhân gây nhập siêu chính có vẻ có cơ sở [dầu, than, một phần hàng CN nhẹ là do các doanh nghiệp nhà nước xuất; trừ các thứ này hầu như mọi thứ nhập khẩu của các tập đoàn đều phục vụ cho sản xuất các hàng hóa thay thế nhập khẩu; tỷ lệ nhập hàng tiêu dùng chỉ ở mức 6-8% minh chứng cho chính sách thay thế hàng nhập khẩu vẫn rất thịnh hành bất chấp ý định “không muốn thế” của nhà nước]. Sẽ là một nghiên cứu lý thú để có số liệu chứng minh hay bác bỏ phỏng đoán này, song chúng tôi nghĩ số liệu như vậy có nhiều khả năng sẽ củng cố phỏng đoán trên của chúng tôi.

2.2.7 Hiệu quả của vốn

Theo chuyên gia thống kê Bùi Trinh, chúng ta sử dụng thuật ngữ chưa được rõ ràng và các số liệu thống kê cũng vậy, nên làm cho việc so sánh gặp rất nhiều khó khăn. Đầu tư (Investment: I) là phần sản lượng được tích lũy nhằm tăng năng lực sản xuất tương lai của nền kinh tế (tương đương với mục tích lũy tài sản trong các số liệu của Tổng cục Thống kê). Còn vốn (hay tư bản – capital: K) tại một thời điểm nào đó được định nghĩa bằng giá trị tổng các đầu tư qua các năm, tính đến thời điểm đó. Hệ thống thống kê Việt nam đưa ra chỉ tiêu “vốn đầu tư…”, chẳng phải là vốn (K) cũng không hoàn toàn là đầu tư (I), thực chất chỉ tiêu “vốn đầu tư” ở đây là nguồn tiền bỏ ra trong một năm của các thành phần kinh tế nhằm mục đích đầu tư nhưng chưa chắc đã đi vào sản xuất, điều này được thể hiện qua số liệu trong Bảng 14.

Bảng 14: Sự khác biệt giữa Vốn đầu tư và Tích lũy tài sản (theo giá 1994, ngàn tỷ đồng)


Năm

Vốn đầu tư (VĐT)

Tích lũy tài sản (I)

I/VĐT (%)

Chênh lệch (%)

1995

64,68 53,25 82,3 17,7

1996

74,32 60,83 81,8 18,2

1997

88,61 66,53 75,1 24,9

1998

90,95 74,93 82,4 17,6

1999

99,86 75,83 75,9 24,1

2000

115,11 83,50 72,5 27,5

2001

129,46 92,49 71,5 28,5

2002

147,99 104,26 70,4 29,6

2003

166,81 116,62 69,9 30,1

2004

189,32 128,92 68,1 31,9

2005

213,93 143,29 67,0 33,0

2006

243,33 160,25 65,9 34,1

2007

306,10 199,01 65,0 35,0

Nguồn: Bùi Trinh tính theo số liệu của Tổng cục thống kê

Có thể thấy phần của tổng số tiền bỏ ra cho mục đích đầu tư thực sự tạo ra tích lũy tài sản ngày càng giảm (từ hơn 80% xuống 65%) và phần chênh lệch (không rõ đi đâu hay tạo ra cái gì) ngày càng tăng (từ 17,7% lên 35%!). Có lẽ cơ quan Thống kê nên làm rõ để giúp việc nghiên cứu và so sánh quốc tế được dễ dàng hơn. Chính từ sự chưa rõ ràng này về khái niệm cũng như chỉ tiêu thống kê, nên một số đo hiệu quả là ICOR cũng được tính toán theo nhiều cách chưa chuẩn xác và làm cho so sánh quốc tế rất khó khăn.

Bùi Trinh đã tính toán ICOR cho giai đoạn 2000-2007 dựa vào các số liệu của Tổng cục Thống kê và số liệu điều tra doanh nghiệp để ước lượng K theo công thức

K(t) = K(t-1) – σ K(t-1) + I (t), trong đó K(t) là vốn của năm t, σ là tỷ lệ khấu hao tài sản cố định và I(t) là lượng đầu tư hàng năm.

Và hệ số tăng vốn sản lượng (Increase Capital – output ratio) được tính theo:

ICOR = ( K(tn)-K(t0)) / (GDP (tn)-GDP(t0))

Bùi Trinh ước lượng vốn, K, dựa trên chuỗi số liệu về đầu tư/tích luỹ theo giá so sánh và và tỷ lệ khấu hao từ điều tra doanh nghiệp. Bảng 15 là kết quả tính toán hệ số ICOR từ cách tiếp cận này. Hệ số ICOR được tính cho tổng nguồn tiền bỏ ra để đầu tư (“vốn đầu tư”) và lượng đầu tư thực tế đi vào sản xuất.

Bảng 15. Hệ số ICOR (giai đoạn 2000-2007)


Tính theo vốn đầu tư thực hiện Tính theo tích lũy tài sản

đơn vị : lần

Toàn nền kinh tế

5,2

3,5

Kinh tế nhà nước

7,8

4,9

Kinh tế ngoài Nhà nước

3,2

2,2

Kinh tế FDI

5,2

4,3

Nguồn : Bùi Trinh tính từ nguồn số liệu của TCTK

Nếu xét hiệu quả đầu tư từ tổng số tiền bỏ ra trong năm –“vốn đầu tư” cho thấy để tăng một đồng GDP cần 5,2 đồng vốn, hiệu quả đầu tư của Việt nam trong giai đoạn 2000-2007 vào loại thấp nhất thế giới. Việc nguồn tiền đầu tư kém hiệu quả (5,2) là do đầu tư không hiệu quả của khu vực nhà nước (7,8) và khu vực đầu tư nước ngoài (5,2), trong khi khu vực kinh tế tư nhân trong nước tỏ ra rất hiệu quả khi bỏ ra 3,2 đồng vốn đã tạo ra một đồng giá trị tăng thêm (hơn khu vực nhà nước 2,44 lần, hơn khu vực FDI 1,63 lần). Một điều thú vị là khi xét đến nguồn tiền đầu tư trực tiếp đến được với sản xuất (thông qua chỉ tiêu tích luỹ tài sản-Capital Formation), Bảng 15, thì hiệu quả đầu tư của toàn nền kinh tế là khá tốt, chỉ 3,5 đồng vốn đã có được một đồng tăng lên của GDP, và khu vực kinh tế tư nhân vẫn là khu vực làm ăn hiệu quả nhất (hơn khu vực nhà nước 2,23 lần; hơn khu vực FDI 1,95 lần)[10]. Trong mọi trường hợp, chúng ta thấy khu vực tư nhân trong nước hiệu quả nhất, rồi đến khu vực FDI (kém khu vực tư nhân trong nước từ 1,63 đến 1,95 lần tùy theo cách tính) và kém nhất là khu vực nhà nước (kém khu vực tư nhân trong nước từ 2,23 đến 2,44 lần tùy theo cách tính).

2.2.8. Nộp ngân sách nhà nước

Nhiều vị lãnh đạo coi các tập đoàn, tổng công ty nhà nước có thành tích to lớn về “nộp ngân sách”. Phải nói ngay “nộp ngân sách” là một khái niệm tù mù, dễ gây hiểu lầm và ngộ nhận. Đối với doanh nghiệp, thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp là khoản duy nhất nói gì đó về hiệu quả hoạt động của nó. Tất cả các khoản thuế khác mà doanh nghiệp nộp đều là thuế do nhân dân đóng hay thuế tài nguyên. Đáng tiếc tôi không tìm thấy số liệu thống kê chính thức. Theo Báo Lao Động ngày 28-2-2009, tổng nộp ngân sách của 18 tập đoàn và tổng công ty nhà nước năm 2008 là 150 ngàn tỷ đồng (chiếm 37% tổng thu ngân sách), lợi nhuận đạt 111 ngàn tỷ đồng. Trong khi đó, theo công bố ngân sách 2008 của Bộ Tài Chính[11], thu ngân sách 2008 gồm: thu nội địa 205 ngàn tỷ (từ kinh tế quốc doanh 64,1 ngàn tỷ, FDI [không kể dầu thô] 40,9 ngàn tỷ, thuế CTN và dịch vụ ngoài quốc doanh 40,6 ngàn tỷ, còn lại từ các loại thuế, phí khác); thu từ dầu thô 98 ngàn tỷ; thu từ xuất nhập khẩu 91 ngàn tỷ; các khoản viện trợ, vay và thu khác.

Có thể thấy con số 150 ngàn tỷ mà Báo Lao Động nhắc đến gồm cả thu từ dầu khí, khoản bán tài nguyên của đất nước. Vậy liệu con số lợi nhuận 111 ngàn tỷ có đáng tin không? Cứ cho là đúng vậy, thì số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp nhiều nhất là 31 ngàn tỷ đồng (năm 2008 suất thuế thu nhập là 28%). Nếu đúng vậy, thì thuế thu nhập doanh nghiệp quốc doanh chỉ chiếm 6,87% tổng thu ngân sách (451,6 ngàn tỷ). Tuyệt đại bộ phận thu nội địa là do người dân đóng chứ không phải là khoản “nộp ngân sách” của doanh nghiệp (quốc doanh, tư nhân hay FDI) như chúng nhận vơ.

Theo trang web của Petrovietnam năm 2008 tập đoàn này nộp 121,8 ngàn tỷ đồng bằng 31% ngân sách cả nước (nhưng bản tin này không chứa 1 từ “lợi nhuận” nào). Nếu trừ 98 ngàn thu từ dầu thô, thì con số này còn 23,8 ngàn tỷ; nói cách khác 17 tập đoàn và tổng công ty nhà nước khác chỉ “nộp ngân sách” 40,3 ngàn tỷ.

Không rõ nhà nước, với tư cách ông chủ, “được chia cổ tức” bao nhiêu từ số lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp nhà nước. Nhìn thế mới thấy “thành tích” nộp ngân sách của các doanh nghiệp (nhà nước, tư nhân, FDI) không phải là “thành tích” thật sự của chúng. Cần minh bạch về vấn đề này để trách ngộ nhận hay gây hiểu lầm.

TÓM LẠI: Xem xét việc sử dụng nguồn lực (7-8 nguồn lực mà ở trên chúng ta chỉ phân tích 2 thứ một cách định tính) và các thành tích (8 thành tích nêu trên) của khu vực kinh tế nhà nước chúng ta không thể không rút ra kết luận: nguồn lực sử dụng và thành tích là hết sức không cân xứng. Nó sử dụng quá nhiều nguồn lực, song thành tích lại kém, hoạt động không hiệu quả và là thủ phạm gây ra những bất ổn và mất cân đối kinh tế vĩ mô. Các “tập đoàn” được thành lập không trên cơ sở luật nào và đóng vai trò nòng cốt trong các doanh nghiệp nhà nước cũng vậy.

  1. III. Nguyên nhân

Chính vì muốn khu vực kinh tế nhà nước nắm vai trò “chủ đạo” nên khu vực này đã được hưởng nhiều ưu ái. Chúng được độc quyền kinh doanh trong nhiều lĩnh vực, được sử dụng những nguồn lực to lớn của đất nước như tài nguyên, đất đai và vốn đầu tư, được ưu đãi tín dụng, v.v.

Các ngân hàng thương mại quốc doanh được ngân sách nhà nước và bảo hiểm xã hội gửi gần 100 ngàn tỷ đồng trong thời gian dài với lãi suất tiền gửi không kỳ hạn.

Các doanh nghiệp nhà nước được chính phủ vay hộ tiền để kinh doanh và đầu tư hay được nhà nước bảo lãnh cho các khoản vay của mình (thí dụ 750 triệu USD chính phủ đi vay và cho Vinashin vay lại).

Khi khoản vay của chúng vượt quá hạn mức an toàn của một hay một số ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, thì có lệnh của Chính phủ cho phép (các) ngân hàng đó được “vượt rào”. Chúng ta có thể nêu ra vô vàn ví dụ về hiện tượng này

Khi chúng gặp khó khăn thì nhà nước “cứu trợ”, “khoanh nợ”, “bơm thêm vốn” v.v. Cách ứng xử như thế đã kéo dài hàng nhiều thập kỷ.

Chúng như những đứa “con cưng” luôn được nhà nước nuông chiều. Nói cách khác nhà nước làm mềm ràng buộc ngân sách của chúng. Ràng buộc ngân sách càng mềm doanh nghiệp hoạt động càng không hiệu quả. Càng cho chúng vai trò “chủ đạo”, càng được ưu ái thì chúng càng “hư” hệt như những đứa con được nuông chiều của các trọc phú. Nói cách khác nguyên nhân chính của sự yếu kém của khu vực kinh tế nhà nước chính là ở tư duy bắt chúng phải nắm vai trò chủ đạo. Hiện tượng này đã được kinh tế học nghiên cứu kỹ lưỡng từ 30-40 năm nay như hiện tượng “ràng buộc ngân sách mềm”. Phần lớn các doanh nghiệp nhà nước có ràng buộc ngân sách mềm và không buộc phải cạnh tranh quyết liệt (trừ bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng, xem Bảng 11); chính 2 nguyên nhân chủ yếu này làm cho chúng không hiệu quả và không thể giữ địa vị và vai trò mà Đảng CSVN giao cho chúng, ngược lại chính cái địa vị và vai trò ấy là nguyên nhân chủ yếu khiến chúng có ràng buộc ngân sách mềm và ít chịu áp lực cạnh tranh.

  1. IV. Cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước

Tuy đã có những chủ trương cải cách khu vực kinh tế nhà nước, nhưng cải cách diễn ra hết sức chậm chạp. Nghị quyết Đại hội X của Đảng CSVN nêu chủ trương như sau:

“Khẩn trương hoàn thành một cách vững chắc kế hoạch sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước theo hướng hình thành loại hình công ty nhà nước đa sở hữu, chủ yếu là các công ty cổ phần. Thúc đẩy việc hình thành một số tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước mạnh, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó có một số ngành chính; có nhiều chủ sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước giữ vai trò chi phối.

“Đẩy mạnh và mở rộng diện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, kể cả các tổng công ty nhà nước, nhằm tạo ra động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động, để vốn nhà nước được sử dụng có hiệu quả và ngày càng tăng lên, đồng thời, thu hút mạnh các nguồn lực trong, ngoài nước để phát triển. Thực hiện nguyên tắc thị trường trong việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.

“Nhà nước giữ cổ phần chi phối đối với các tổng công ty, công ty cổ phần hoạt động trong những ngành, những lĩnh vực thiết yếu cho việc bảo đảm những cân đối lớn của nền kinh tế; chỉ giữ 100% vốn nhà nước trong các doanh nghiệp hoạt động bảo đảm an ninh, quốc phòng và những doanh nghiệp sản xuất, cung ứng dịch vụ công ích thiết yếu mà chưa cổ phần hoá được. Chuyển các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sang hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một hoặc nhiều thành viên mà chủ sở hữu là Nhà nước.

“Đối với những tổng công ty lớn chưa cổ phần hoá toàn bộ tổng công ty, thực hiện cổ phần hoá hầu hết các doanh nghiệp thành viên và chuyển các doanh nghiệp thành viên còn lại sang hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn một chủ sở hữu là Nhà nước; đồng thời, chuyển các tổng công ty này sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con. Tổ chức lại hội đồng quản trị để thực sự là đại diện trực tiếp của chủ sở hữu tại tổng công ty.

“Đặt các doanh nghiệp có vốn nhà nước vào môi trường hợp tác và cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp khác để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh. Thu hẹp tối đa diện Nhà nước độc quyền kinh doanh, xoá bỏ đặc quyền kinh doanh của doanh nghiệp. Có cơ chế giám sát và chính sách điều tiết đối với những doanh nghiệp chưa xoá bỏ được vị thế độc quyền kinh doanh. Chỉ thành lập mới doanh nghiệp nhà nước khi hội đủ các điều kiện và trong những lĩnh vực sản xuất, cung ứng những sản phẩm, dịch vụ thật cần thiết cho phát triển kinh tế – xã hội và chủ yếu dưới hình thức công ty cổ phần.

“Xác định rõ quyền tài sản, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh, cạnh tranh và chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp. Xây dựng cơ chế gắn trách nhiệm, quyền hạn và lợi ích của người quản lý doanh nghiệp với kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Thực hiện quy chế hội đồng quản trị tuyển chọn, ký hợp đồng thuê giám đốc điều hành doanh nghiệp.

“Lành mạnh hoá tình hình tài chính và lao động của doanh nghiệp nhà nước; kiên quyết xử lý những doanh nghiệp nhà nước kinh doanh thua lỗ bằng các phương thức thích hợp.

“Thực hiện cơ chế Nhà nước đầu tư vốn cho doanh nghiệp thông qua công ty đầu tư tài chính nhà nước; các doanh nghiệp nhà nước huy động thêm vốn trên thị trường, nhất là thị trường chứng khoán để phát triển kinh doanh.

“Công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước làm tốt việc đầu tư vốn cho doanh nghiệp nhà nước và làm đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại các công ty, tổng công ty nhà nước đã cổ phần hoá và các doanh nghiệp nhà nước độc lập chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một chủ sở hữu là Nhà nước.

“Đổi mới tổ chức và quy chế thực hiện chức năng đại diện hủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước gắn với việc thu hẹp và tiến tới không còn chức năng đại diện chủ sở hữu của các bộ, uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố đối với doanh nghiệp nhà nước.

“Quy định rõ chức năng, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan quản lý hành chính nhà nước và của đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước”.

Những chủ trương này tuy đã có cải thiện so với trước, nhưng vẫn mang nặng tư duy bắt khu vực kinh tế nhà nước đóng vai trò “chủ đạo”, còn nhiều mâu thuẫn và mang tính khẩu hiệu, khó khả thi. Việc ồ ạt thành lập các tập đoàn kinh tế sau Đại hội X của Đảng CSVN nhằm thực hiện chủ trương được nêu tường minh ở trên và theo tôi đã và sẽ còn gây những khó khăn trầm trọng cho nền kinh tế.

Đã đến lúc phải nghiêm túc nhìn nhận lại vai trò “chủ đạo” của khu vực kinh tế nhà nước. Ý tưởng về có các doanh nghiệp quốc doanh, các tập đoàn mà nhà nước đầu tư và bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo để làm công cụ cho Nhà nước “điều khiển”, để biến chúng thành “lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế” là một cám dỗ quyền lực hấp dẫn. Song đó không phải là lựa chọn khôn ngoan, mặt khác Nhà nước không phải lúc nào cũng điều khiển được chúng điều mà cả lý thuyết (vấn đề về người ủy thác, người chủ (nhà nước) và những người được ủy thác) lẫn thực tiễn đều cho thấy.

Nên tận dụng cơ hội khó khăn hiện nay để xem xét lại tận gốc rễ vai trò của kinh tế nhà nước và đẩy nhanh việc cải tổ chúng (theo tôi chúng không những không giữ được vai trò chủ đạo mà là một trong những nguyên nhân chính của vấn đề).

Chú thích của Ba Sàm: Bài này được trình bày tại Hội thảo “Tập đoàn kinh tế-Lý luận và Thực tiễn” do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia (tức Nhà Xuất bản Sự thật, trực thuộc BCHTW Đảng CSVN), Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW-CIEM và Thời báo Kinh tế VN tổ chức ngày 25-5-2009. TS Nguyễn Quang A là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS, tổ chức tư nhân nghiên cứu chính sách đầu tiên ở VN.


* Ông Trần Đức Nguyên đã giúp trong phần tổng quan về quan niệm “khu vực kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo” của Đảng CSVN, tôi chân thành cảm ơn sự giúp đỡ. Tôi cũng cảm ơn những ý kiến quý báu của các ông Trần Đức Nguyên, Trần Việt Phương, Nguyễn Trung (IDS, Hà Nội) và T.s. Vũ Quang Việt (New York) khi đọc các bản thảo khác nhau của báo cáo này.

[1] Từ Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng CSVN (1-1994), kinh tế quốc doanh được đổi tên gọi là khu vực doanh nghiệp nhà nước, xuất phát từ nhận thức mới về chức năng của Nhà nước trong quản lý kinh tế, tuy có vai trò đại diện chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân, nhưng không trực tiếp kinh doanh.

[2] Năm 1991, các xí nghiệp quốc doanh chiếm 53,5% giá trị sản xuất công nghiệp, hầu hết kim ngạch ngoại thương, hầu hết bán buôn và 33,5% tổng mức hàng hoá bán lẻ, hầu hết tín dụng và dịch vụ ngân hàng, 90,4% vận tải hàng hoá và 53,5% vận tải hành khách.

[3] Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, được thông qua tại Đại hội VII năm 1991 nên ở đây gọi tắt là Cương lĩnh 1991.

[4] Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội 1991-2000, được thông qua tại Đại hội VII năm 1991 nên ở đây gọi tắt là Chiến lược 1991. Những đoạn in nghiêng ở đây là trích từ Cương lĩnh 1991 và Chiến lược 1991.

[5] Trong công nghiệp từ 2798 doanh nghiệp năm 1990, đến năm 2000 còn 1786; trong thương nghiệp từ 1836 doanh nghiệp năm 1993, đến năm 2000 còn 1387

[6] Trần Đức Nguyên, “Chiến lược 1991-2000, bước đột phá về quan điểm phát triển”, trong cuốn Đổi mới ở Việt Nam – Nhớ lại và suy ngẫm, NXB Tri Thức, 2008

[7] Do cổ phần hóa nên có một số việc làm thực sự không mất đi mà chuyển từ khu vực doanh nghiệp nhà nước sang khu vực ngoài nhà nước (tức là làm tăng thành tích của khu vực ngoài nhà nước và bớt thành tích của khu vực doanh nghiệp nhà nước). Tuy nhiên, việc này không ảnh hưởng đến đánh giá xếp hạng thành tích rất kém của doanh nghiệp nhà nước.

[8] Nếu tính toán tỷ mỷ, loại các doanh nghiệp được cổ phần hóa ra khỏi các doanh nghiệp ngoài nhà nước, thì số liệu có khác chút ít nhưng không ảnh hưởng đến những kết luận hay đánh giá ở đây.

[9] Đánh giá so sánh tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2007 của Việt Nam và khu vực, Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế-xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch đầu tư, 4-2008. (Lưu ý số liệu này không chỉ của các doanh nghiệp chính thức mà cả phi chính thức nữa).

[10] Xem bài viết của Bùi Trinh và Dương Mạnh Hùng trên Tạp Chí Kinh tế và Dự báo, số 7 tháng 4/2009 hay tại: http://tapchikinhtedubao.mpi.gov.vn/portal/page/portal/tckt/903605?m_action=2&m_typeid=164&m_year=2009&m_itemid=15647&m_magaid=1632&m_category=268

[11] http://www.mof.gov.vn/Default.aspx?tabid=5991&ItemID=59187

(http://news.yahoo.com/s/ap/20090526/ap_on_go_ca_st_pe/us_us_iraq)

Tổng số lượt xem trang