Thứ Tư, 27 tháng 5, 2009

Việt Nam những nghịch lý .....

Thị trường sữa Nghịch lý tồn tại như… có lý

(VOV) - Việt Nam là một nước đang phát triển, còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, GDP thấp..., nhưng người dân lại phải mua những hàng hoá thiết yếu phục vụ sinh hoạt hằng ngày với giá đắt nhất thế giới! Nghịch lý này đã tồn tại nhiều năm qua...

Giá trên trời
Chị Vân Anh, ở Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội) phàn nàn: Trước 30/4, chị mua cho con một vỉ 4 hộp sữa tươi có đường của Vinamilk giá 16.000 đồng, sau 30/4 thì giá của loại sữa này đã tăng lên 18.000 đồng/vỉ 4 hộp. Tương tự, nhiều loại sữa thời gian qua đã tăng giá rất nhanh.
Đầu tháng 3, các mặt hàng sữa XO của Tập đoàn Namyang Hàn Quốc điều chỉnh giá tăng thêm 9%. Ngày 4/3, Hãng sữa Abbott cũng đồng loạt tăng giá 37 mặt hàng với mức tăng thêm 4%. Với tỉ lệ tăng giá này, các sản phẩm sữa hộp tăng thêm 5.000 - 30.000 đồng/hộp tùy trọng lượng. Các hãng khác ngấp nghé tăng theo như Friso Gold đã được điều chỉnh tăng từ 325.000 lên 340.000 đồng/hộp 900gr.
Tại Hội thảo “Người tiêu dùng chọn sữa thông minh”, TS. Hồ Tất Thắng - Phó Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) cho biết, giá sữa trong nước liên tục tăng từ năm 2007 đến nay và hiện đang ở mức cao nhất thế giới.
Người tiêu dùng phải mua sữa giá cao mà vẫn không yên tâm về chất lượng.
Trong khi giá nguyên liệu sữa trên thế giới đang giảm (giảm 40% so với thời điểm cao nhất năm 2008), thuế nhập khẩu sữa giảm, nhưng giá sữa bán lẻ của Việt Nam hiện đang ở mức cao nhất thế giới, khoảng 1,4 USD/lít trong khi ở các nước Âu, Mỹ chỉ 0,5 - 0,9 USD/lít, Trung Quốc chỉ 1,1 USD/lít.
Lợi nhuận cao, chất lượng mập mờ
Kết quả khảo sát của Vinastas thực hiện tháng 9/2008 với 20 mẫu/20 loại sữa/15 cơ sở chế biến cho thấy, đã phát hiện 10/20 mẫu (chiếm 50%) không đạt tỷ lệ đạm như công bố; 6/20 mẫu chiếm 30% tỷ lệ đạm rất thấp (dưới 10%); 4/20 mẫu chiếm 20% tỷ lệ đạm cực thấp (dưới 2%) và một mẫu đạm 0,5% trên nhãn lại ghi 24%.
Chất lượng mập mờ như thế nhưng lợi nhuận của các hãng sữa thu được lại khổng lồ. Theo tính toán của Cố vấn trưởng dự án bò sữa Việt - Bỉ, ông Raf Somers, lợi nhuận của các doanh nghiệp kinh doanh sữa bột tại Việt Nam rất lớn, dao động từ 22% - 86%.
Theo ông Hồ Tất Thắng, với mức giá nguyên liệu nhập khẩu như hiện nay thì 1kg sữa bột đã bổ sung các chất vi lượng và khoáng chất về đến Việt Nam giá vào khoảng 70.000 - 80.000 đồng. Thế nhưng, các doanh nghiệp trong nước bán với giá 150.000 - 170.000 đồng/hộp 900 gram. Các doanh nghiệp nước ngoài bán với giá “cắt cổ” hơn: 350.000 - 400.000 đồng/hộp 900 gram.
Tuy nhiên, theo một chuyên viên quản lý thị trường, giá sữa nguyên liệu nhập khẩu (theo hóa đơn) chỉ 20 nghìn đồng/kg, nhập về bán ngay với giá 60 nghìn đồng/kg. Mỗi lần doanh nghiệp thường nhập trên 300 tấn. Nếu làm một phép tính đơn giản, thì mỗi lần nhập sữa nguyên liệu về doanh nghiệp đã có tiền tỷ trong tay.
Ngoài tầm kiểm soát
Liên quan tới việc giá sữa Vinamilk tăng 2.000 đồng/vỉ 4 hộp, ông Trần Bảo Minh - Phó Tổng giám đốc Vinamilk - khẳng định: “Vinamilk không hề tăng giá sản phẩm nhưng có thể mặt hàng đó bán chạy nên các đại lý tự ý tăng giá. Việc tăng giá này nằm ngoài tầm kiểm soát của Vinamilk”. Giải thích của Vinamilk thoạt nghe thì có lý nhưng thực tế Vinamilk có thể kiểm soát được hệ thống đại lý của mình. Nếu đại lý nào tăng giá, Vinamilk có thể ngừng cung cấp hàng.
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, một chuyên viên quản lý thị trường cho biết: Hiện đang chờ Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính đưa ra mức giá trần chuẩn, trên cơ sở đó Cục Quản lý thị trường sẽ triển khai kiểm tra đồng loạt trên cả nước. Như vây, trong khi chờ có mức giá chuẩn thì túi tiền của người tiêu dùng tiếp tục bị móc.
Điều này chứng minh cách quản lý của các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ và quá cồng kềnh trong cơ chế, nên không giám sát hữu hiệu được việc làm giá của các nhà sản xuất và phân phối. Các khâu sản xuất, phân phối nhiều cấp vì lợi nhuận đã đẩy giá cao vượt giá thực của nó cho người tiêu dùng. Chính việc quản lý lỏng lẻo không chỉ đẩy giá sữa lên cao mà chất lượng sữa cũng bị thả nổi…
Trong lúc chờ cơ chế, chờ sự “ra tay” của các cơ quan chức năng thì người tiêu dùng vẫn “vừa dùng, vừa run”./.
---------------

Những câu hỏi “hot” bên hành lang nghị trường

(Dân trí) - Vừa trải qua tuần làm việc đầu tiên, cũng vì gói kích cầu, hành lang Quốc hội đã diễn ra những cuộc phỏng vấn “ngược” râm ran với một loạt câu hỏi nóng mà đại biểu Quốc hội dành cho… báo giới trước khi đem ra nghị trường.

Số đẹp hay số thực?
- “Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội để đánh giá mức độ hoàn thành của Chính phủ hay là để Chính phủ tính toán, xây dựng các kế hoạch phát triển? Nếu chỉ tiêu là để xác định thành tích thì là một vấn đề. Còn nếu để làm cơ sở tính toán, điều hành mà chúng ta lại thay đổi thường xuyên như vậy thì liệu rằng các tính toán, các mục tiêu có sát hay không? Hay chúng ta chỉ đưa ra để làm đẹp?” - Đại biểu QH TP Hải Phòng Nguyễn Hoàng Anh.



- “Mọi con số đặt lên bàn QH dứt khoát phải là con số thực thì mới có thể đi đến những quyết định đúng đắn nhất được Báo cáo của Chính phủ thì rất hay, cho rằng gói kích cầu đã đạt được rất nhiều kết quả nhưng tôi chỉ lấy một ví dụ nhỏ là chính sách cho nông dân vay tiền để làm nhà, mua sắm nông cụ, thiết bị máy móc được thực hiện từ ngày 1/5/2009, đến nay mới chưa đầy một tháng thì làm sao mà đã phát huy hiệu quả được?” - Đại biểu QH tỉnh Quảng Nam Ngô Văn Minh.
Đã chữa được “bệnh” dự báo không sát chưa?

Lời đề nghị “dễ thương” nhất: “Các Ủy ban chuyên môn của QH đừng để đại biểu QH bơ vơ trong nỗi lo lắng của mình” - Đai biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng Nguyễn Đức Kiên.
- “Thật không an tâm khi dự báo kinh tế - xã hội không sát dẫn đến QH cứ luôn phải “đi theo” để điều chỉnh chỉ tiêu.Thực tế thì công tác dự báo của Chính phủ trong 3 Kỳ họp QH gần đây đều không sát. Lần này đã khắc phục được “bệnh” dự báo không sát hay chưa?” -
Đại biểu QH tỉnh Tuyên Quang Nguyễn Văn Sơn.
- “Chính phủ cũng đã cam kết trước QH là sẽ có những giải pháp nâng cao năng lực và hiệu quả công tác dự báo. Vậy đến thời điểm này, đã nâng cao được năng lực dự báo chưa? Và những chỉ số mà Chính phủ trình QH tại Kỳ họp này có được tính toán một cách kỹ lưỡng, sát thực tế dựa trên năng lực dự báo mới đó không hay là Kỳ họp sau, nếu không đạt các chỉ tiêu mà QH đã điều chỉnh, Chính phủ lại vẫn nói là do công tác dự báo chưa tốt?
Đặt trường hợp, bây giờ QH tiếp tục điều chỉnh mà cũng vẫn không đạt thì phải làm rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan tại sao không đạt được và trách nhiệm như thế nào chứ không lẽ, Chính phủ cứ điều hành không đạt được các chỉ tiêu đó lại đề nghị QH điều chỉnh? Trách nhiệm thuộc về ai? Rút ra được những bài học kinh nghiệm gì để tới đây, QH không phải mất thời gian về vấn đề này nữa?” - Đại biểu QH tỉnh Quảng Nam Ngô Văn Minh.

Phó Trưởng đoàn đại biểu QH TPHCM Trần Du Lịch - một trong những người “sở hữu” nhiều câu hỏi khó nhất


4 câu hỏi khó nhất về gói kích cầu
- Yêu cầu Chính phủ làm rõ sẽ thực hiện gói giải pháp kích cầu trong thời hạn bao lâu, có đúng đối tượng không, có tràn lan không, có đi cứu các doanh nghiệp mà bản thân nó không còn lối thoát nữa và bao cấp một cách vô lý không?
- Chính sách miễn, giãn, giảm thuế tác động như thế nào đối với thị trường trong nước, có thực hiện được mục tiêu kích cầu hay không?
- Báo cáo của Chính phủ cũng cho rằng kinh tế quý I năm 2009 tăng trưởng 3,1% là do tác dụng của gói kích cầu của Chính phủ. Nhưng sự thực có phải như vậy không? Lấy tiêu chí nào để khẳng định điều này?
- Chính sách bù lãi suất thì các doanh nghiệp được thụ hưởng chính sách này có theo đúng tinh thần Nghị quyết 30 của Chính phủ hay không?
Phó Trưởng đoàn đại biểu QH TPHCM Trần Du Lịch
---------------------

Đời sống xã hội : “Bauxite” ở quê tôi



Thành phố Bắc Giang : “ loạn Ngõ...”
hay là một kiểu “Hành” dân mới !



Nơi tôi cư trú ( tức làng Thương trong lịch sử và là xóm Thùng Đấu từ khi người Pháp cho đấu thầu đào đất làm nhà ga xe lửa Bắc Giang, T.P Bắc Giang ). Sau năm 1975, xóm Thùng Đấu lại mang cái tên Ngõ 10 Bắc Giang. Cái tên Ngõ 10 đã quá thân quen với đời sống sinh hoạt của dân, nên Nghị quyết đổi tên “Thùng Đấu” thành “Làng Thương” của Hội đồng Nhân dân tỉnh ( cuối thập niên 80 của Thế kỷ trước ) đã không trở thành hiện thực. Đầu Thập niên 90, Ngõ 10 lại được đổi là ngõ 24. Đi theo việc đổi tên Ngõ là nhiều lần đổi tên số nhà....Nhiều loại giấy tờ tùy thân của riêng tôi đã mang số nhà 48, 16, 10 rồi số 6...Tuy ở trung tâm Thành phố ( gần ga Bắc Giang ) mà có năm tôi mất 1/2 số báo do nhân viên bưu điện không thể tìm thấy nhà !
Đùng một cái, cách đây vài tuần, chẳng hiểu quyết định của cấp nào lại đổi Ngõ 24 mà tôi đang cư trú thành Ngõ 2 ( một Ngõ nằm giữa phố Nguyễn Công Hãng, liền kề với ngõ 186 !!! ). Hai ngõ nhỏ gần nhau trong ngõ 24 ( gọi là “Ngách” có tên là 24/12 và 24/10 thì lại được đổi là 24/12 và 50...)! Thế là 3 công nhân vào mắc lại dây kết nối Internet cho tôi đã phải tìm mất 4 ngày trời mới ra địa chỉ bởi Ngõ 2 lại không nằm ở đầu hoặc cuối phố như thông lệ mọi khi, Ngách 24/12 lại nằm cạnh Ngách 50...Nhân ngày nhận lương hưu, gần 80 cụ hưu của tổ đều không thể trả lời được việc đổi tên Ngõ lúc này là lý do làm sao và để làm gì ?
Việc đổi tên Ngõ đã diễn ra trên diện rộng của toàn Thành phố Bắc Giang. Năm nay giấy báo thi Đại học của nhiều thí sinh sẽ không thể đến tay thí sinh ( ai sẽ chịu trách nhiệm về việc này ?)... Đề nghị cơ quan có trách nhiệm ở Thanh phố Bắc Giang xem lại việc thay đổi tên Ngõ của các phố hiện nay sao cho thuận tiện trong sinh hoạt. Đặc biệt là ngõ 24 nay đổi là ngõ 2 là vì lẽ gì ? Chúng tôi cảm thấy tiếc số tiền người dân trong Thành phố đã bỏ ra trước đây để Thành phố thuê tận Hải Phòng làm biển Ngõ, biển số nhà bằng chất liệu sắt tráng men mà nay lại phải vứt đi !
Phải chăng thói quen “ áp đặt “ đã quá quen với cách làm việc vô nguyên tắc của những “ Sếp “, những “ Ban, ngành” mới được bổ nhiệm, hoặc dược giao vào các cương vị mới của mình ? Việc làm trên đây là “ món quà” đón Tân Phó bí thư trường trực mới của tỉnh Bắc Giang ( là con Tổng bí thư T.W Đảng ) về nhậm chức là một cách làm của Thành phố xưa nay chưa từng có. “Hành dân” theo kiểu này nên dẹp bỏ bởi nó không phải là một ý tưởng khoa học, đổi mới gì trong đời sống xã hội văn minh hiện đại.

Tô Oanh

T.P Bắc Giang

Khi các Tập đoàn nhà nước “đánh bắt xa bờ” (cand). Những dự án tỉ đô... “treo” (tt).

Những dự án tỉ đô... “treo” - Bài 2: “Treo” do đâu?

TT - Kịch bản “dự án đóng băng” của những năm cuối thập niên 1990 dường như đang quay trở lại đối với nhiều dự án tỉ đô. Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới khiến nhà đầu tư “chạy vốn” không ra đã đành, trong nhiều trường hợp, cách hành xử của cơ quan quản lý nhà nước cũng thật khó hiểu.
Đi tìm hiểu lý do khiến tiến độ triển khai các dự án bị chậm, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng bởi có những điều trong tầm giải quyết của các cơ quan quản lý nhà nước, nhưng sự việc vẫn tiếp tục đẩy về phía các nhà đầu tư.
Hợp xướng lệch pha

Tổng số lượt xem trang