Kính thưa Quốc hội,
Báo cáo của Chính phủ tại mỗi kỳ họp của Quốc hội phải là bức tranh toàn cảnh tình hình đất nước diễn ra giữa hai kỳ họp và đặt trong tính liên tục của thời gian.
Mục tiêu chống suy giảm kinh tế do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu đương nhiên là 1 trọng tâm rất quan trọng. Báo cáo của Chính phủ đã phản ánh nội dung trọng tâm ấy, chúng ta ghi nhận những nỗ lực mạnh mẽ mà Chính phủ đánh giá về những hiệu quả, nhưng đánh giá hiệu quả của nó thì mong thận trọng, vì chúng ta đã biết đến nhiều dự báo không chính xác trước những biến động vô lường đang diễn ra.
Tại kỳ họp trước khi Quốc hội bàn về điều chỉnh chỉ tiêu phát triển kinh tế, tôi đưa ra quan điểm rằng: rất khó xác định/nên tránh định lượng một cách chủ quan.
Và y như rằng đến kỳ họp này: Quốc hội lại phải bàn để hạ chỉ tiêu một lần nữa, mà không biết có chính xác được hay không ? Điều đó chúng tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng: Trong những đánh giá chúng ta phải hết sức thận trọng. Nhưng điều chúng tôi muốn phát biểu là, ở giữa hai kỳ họp, không chỉ có vấn đề chống suy giảm kinh tế, một số vấn đề mang tính ứng phó cho tình huống, mà còn nhiều điều cần nói tại diễn đàn của Quốc hội – diễn đàn của Nhân dân.
Chúng ta không chỉ chống đỡ với “cơn bão suy giảm” của nền kinh tế, như ở ngoài biển Đông đâu phải song yên biển lặng. Chúng ta đang đứng trước những thách đố của 1 sự nghiệp lâu dài và chiến lược là bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải quốc gia, những động thái đang diễn ra trên biển Đông, trong đó có những việc mà Chính phủ đã phải làm như những tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao, như việc trình lên LHQ đăng ký về vùng biển Việt Nam, vậy mà chúng ta chưa thấy báo cáo của Chính phủ tương ứng với độ nóng của tình hình thực tiễn, sự nghiệp bảo vệ chủ quyền lãnh thổ có vai trò ngoại giao của Chính phủ, có sức mạnh lực lượng quốc phòng và quan trọng hơn hết là có lòng yêu nước và quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh của người dân.
Do vậy Quốc hội cần được Chính phủ cung cấp đầy đủ những thông tin, để thực hiện việc giám sát cũng như tạo sự đồng thuận của Nhân dân trên lĩnh vực sống còn này. Bài học lịch sử đã cho thấy: Chỉ một sai sót của Chính phủ, dân tộc đã phải chịu những hậu quả lâu dài.
Một vấn đề gây được sự quan tâm của cử tri vào thời điểm này là dự khai thác Bôxít ở Tây Nguyên.
Việc báo cáo chính thức của Thủ Tướng chính Phủ, chỉ lướt qua có vài dòng. Và phải đến kỳ họp Quốc hội đã diễn ra được 2 ngày, Chính phủ mới ủy quyền Bộ trưởng Bộ thương mại có văn bản giải trình, theo chỉ đạo của Bộ Chính trị. Cho thấy trong tư duy của Chính phủ, đây vẫn là sự đối phó nhiều hơn là việc nhận thức tầm quan trọng của vấn đề này.
Tôi không bàn về các vấn đề liên quan đến Khoa học công nghệ, nhưng tôi đã dự những buổi hội thảo, đã đọc những phản biện nghiêm túc, công phu theo đúng chức năng, như phản biển của Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam mà tôi là thành viên, vì tôi thấy luận chứng của Chính phủ chưa giải đáp được những phản biện mà các nhà khoa học đã đưa ra.
Riêng tôi, tôi xin phát biểu dưới góc độ của một người làm công tác nghiên cứu lịch sử, và tôi rất tiếc là có một cử trii lão thành, một hội viên, cũng là Chủ tịch danh dự của hội sử học VN chúng tôi – Đó là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đã có tới 3 bức thư phát biểu vấn đề này, mà bức thư cuối cùng đề ngày 20/05/2009, tức là đúng ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, gửi các cơ quan lãnh đạo và Quốc hội, mà rất tiếc cho đến thời điểm này rất đại biểu Quốc hội biết tới.
Tôi xin bày tỏ quan điểm của tôi bằng những câu hỏi:
Thứ nhất: Trong tư duy của Chính phủ, có dự trữ cho tương lai, có để dành cho con cháu không, hay có chút của giả nào của tổ tiên để lại thì làm cho bằng hết?
Đất đai, than đá, dầu khí hiện chiếm 1 tỷ trọng rất cáo trong tổng thu Ngân sách là một biểu hiện. Người phương Bắc họ có “thập tam lăng” là 13 ngôi mộ của các Hoàng Đế, họ chỉ khai quật một vài còn lại để cho con cháu khi đủ tiền, đủ tài. Còn khoáng sản thì họ đi mua thô để dự trữ cho tương lai.
Tại sao ta không để dành Bô xít cho con cháu làm, khi chúng ta có đủ năng lực để làm và để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Ngoài Bô xít, Tây nguyên còn nhiều tiềm năng khác, Bô xít không phải là duy nhất. Tổ tiên ta đã dạy “lọt xàng xuống nia” hay còn nhiều câu khuyên hay hơn như “đời cha phải tập ăn nhạt thì đời con mới có nước uống”
Thứ hai: Một câu hỏi được đặt ra là: Vì sao một chủ trương lớn như thế, quan trọng như thế có thể làm thay đổi Tây Nguyên như thế và đã được chuẩn bị lâu như thế, mà đến lúc này Quốc hội mới có cơ hội được bàn đến? Phải chăng đây có vấn đề trong cái nguyên lý “Ý Đảng Lòng Dân”, hay giữa chủ chương của Chính Phủ và lòng dân còn có một khoảng cách?
Tôi không dám như đại biểu tỉnh Lâm Đồng, nhân danh là toàn thể nhân dân của tỉnh ủng hộ, tôi chỉ dựa vào ý kiến của một bộ phận, mà chính trong văn bản của Bộ Chính trị đã bày tỏ lòng biết ơn, đó là những vị lão thành cách mạng, đó là những nhà khoa học tâm huyết, để nói rằng tại sao một vấn đề đặt ở tầm mức quan trọng như vậy mà cái bộ phận nhân dân này vẫn chưa cảm thấy đồng thuận, vậy thì Quốc hội phải xem chính vai trò của mình tại sao đứng ngoài sự việc.
Khi giải trình, Chính phủ đưa ra hai tiêu chí, để dự án này không phải đưa ra Quốc hội là: “hạn mức đầu tư chưa đủ” và “mới là quy hoạch”*. Vậy mà ai cũng biết rằng việc xây dựng nhà Quốc hội và mở rộng Hà Nội đã từng đưa ra Quốc hội đâu phải vì “hạn mức đầu tư” hay “mới là quy hoạch”.
Còn ý kiến của Bộ Thương mại cho rằng, nhiều người không tán thành Bô xít vì thiếu thông tin, thậm chí bị những thông tin xấu lung lạc. Vậy thì trách nhiệm đầu tiên cũng thuộc về Chính phủ.
Chính tôi đây và cũng có nhiều vị đại biểu Quốc hội khác cho đến trước ngày 22 tháng 05, tức là 2 ngày sau kỳ họp Quốc hội này, chúng tôi mới có được một cái thông tin tương đối đầy đủ.**
Và ngày tại cuộc hội thảo do Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì mà tôi có tham dự ngày mùng 09 tháng 04, khi Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam, sau một cái Công trình nghiên cứu đưa ra con số những lao động Nước ngoài sử dụng Visa du lịch, thì ngay lập tức Chủ tịch – đại diện của tỉnh Lâm đồng chỉ đưa ra một con số không đầy 1/10, mà trong khi đó Phó thủ tướng – người chủ trì không đưa ra nổi con số nào chính xác, như thế là chúng ta không có đầy đủ thông tin.
Cuối cùng: tôi đoán chắc rằng khi triển khai quy hoạch này, Chính phủ chưa quan tâm đến lịch sử Tây Nguyên, nhất là lịch sử gắn kết Tây Nguyên với lãnh thổ của Tổ quốc chúng ta. Chúng tôi sẵn sàng phát biểu nếu có thời gian, và Chính phủ nếu có lắng nghe ở một kỳ Quốc hội khác. XIN CẢM ƠN
——————————————————–
Lời Bình của Trần Hoàng:
* Theo luật luật pháp VN, thì chỉ hợp đồng nào có giá trị bằng, hoặc trên 600 triệu đô la thì mới được đưa ra quốc hội thảo luận và biểu quyết. Biết vậy, nên khi công ty Than và Khoáng Sản Việt Nam (TKV) ký hợp đồng liên quan với vụ khai thác bauxite, họ thương lượng sao cho trong hợp đồng chỉ viết dưới 600 triệu đô la.Ngày 15-7-2008, Than và Khoán Sản VN ký hợp đồng với công ty Marubeni (Nhật) để mua máy chế biến bauxite ra alumina giá 466 triệu đô la (ở đây) Mục Lục, trang 158.
Cùng ngày 15-7-2008, Than KV ký hợp đồng với công ty lắp đặt máy móc Charienko (của TQ) cả 2 hợp đồng nầy trị giá mỗi cái là 466 triệu đô la (ở đây) Mục Lục, trang 170.
Qua đó ta thấy dường như Công ty Than và Khoáng Sản VN coi thường các đại biểu quốc hội “quá cỡ thợ mộc”, chắc họ nghĩ rằng: các đại biểu QH vẫn chưa biết làm toán cộng. (Chưa biết cộng 466 triệu + 466 triệu)
**Hóa ra, là vì thiếu thông tin, nên lâu nay, ông Dương Trung Quốc phát biểu điều gì về bauxite nghe cũng chướng tai. (Nhưng liền sau khi có được tin tức rồi ông đã phát biểu rất thuận tai). Ông Quốc nói:
“Chính tôi đây và cũng có nhiều vị đại biểu Quốc hội khác cho đến trước ngày 22 tháng 05, tức là 2 ngày sau kỳ họp Quốc hội này, chúng tôi mới có được một cái thông tin tương đối đầy đủ.“
Vậy là phải có bàn tay của các thế lực thù địch (thực sự) tìm cách che dấu tin tức không cho các đại biểu quốc hội và nhân dân biết. Bởi vậy, các lão bộ trưởng môi trường, lão thứ trưởng Thương mại, và lão đại biểu tỉnh Lâm Đồng …nói vung vít.
Có một điểm khác biệt lớn giữa cách thu thập tin tức của các đại biểu trong nước và các dân biểu và nghị sĩ ở các nước phương tây. Trong khi các đại biểu quốc hội VN thu nhận tin tức do chính phủ giao cho vào ngày họp, thì các dân biểu nghị sĩ của các nước phương tây tự thu thập tin tức cả 1, 2 tháng trước khi có cuộc họp.
Mỗi khi cần có tin tức gì, dân biểu và nghị sĩ (nước ngoài) tự đi đến hiện trường để tìm hiểu, liên lạc và viết công văn quốc hội yêu cầu tất cả các ban ngành, các cơ quan chính phủ phải cung cấp tin tức cho họ trong thời gian từ 7-10 ngày. Còn các đại biểu của quốc hộ VN thì không đến hiện trường tham quan, mà cũng không viết thư hỏi các bộ trưởng môi trường, bộ thương mại, tập doàn Than và Khoán Sản VN…các ông có biết rằng: Quốc hội là cơ quan có quyền lực cao nhất nước hay không? Nhìn phim, thấy các đại biểu quốc hội còn trẻ và khỏe mạnh, sao quí vị không viết 1 thư, đòi cấp 1 chiếc xe và lên các mỏ bauxite tham quan cho biết. Đất nước VN là của tổ tiên để lại, mà quí vị đối xử ơ hờ như thế đó thì TQ chiếm biển, chiếm đảo, bây giờ chiếm tây nguyên mà quí vị cũng không biết gì hết ư?
Luật pháp của các nước phương tây là: Các bộ trưởng, thứ trưởng đều phải chấp hành các yêu cầu của các dân biểu và nghị sĩ như: cung cấp tin tức khi được hỏi, ra điều trần trước quốc hội khi được một tiểu ban trong quốc hội yêu cầu, và dân biểu nghị sĩ có quyền đòi chính phủ tước chức vị của bộ trưởng nếu họ thấy rằng bộ trưởng ấy bất xứng với chức vụ, thiếu khả năng điều hành bộ, có các vụ bê bối lớn xảy ra của các cấp dưới mà bộ trưởng không hay biết…
Các đại biểu quốc hội VN có quyền đó không ta?
Sáng mãi tấm gương Võ Văn Kiệt
Mới đấy mà đã đến ngày giỗ đầu của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, người mà tên tuổi đã in sâu đậm trong tâm trí mỗi người Việt Nam và bạn bè quốc tế. Nhớ tới Ông, chúng ta nhớ về một người suốt đời gắn bó mật thiết với nhân dân đến mức cái tên Sáu Dân vốn là bí danh, đã nhanh chóng trở thành thân thiết và được mọi người quen dùng hơn cả tên chính thức - Võ Văn Kiệt.
Anh Sáu Dân kính mến, xin Anh yên lòng; đồng bào và đồng chí của Anh đang làm hết sức mình để kế tục hoài bão mà Anh để lại, cùng nhau chung sức chung lòng xây dựng thành công một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa - dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
|
Ở đồng chí Sáu Dân - Võ Văn Kiệt, đại đoàn kết dân tộc xuất phát từ niềm tin sâu sắc: Yêu nước không là độc quyền của riêng ai; Tổ quốc là của tất cả mọi người Việt Nam; mọi người Việt Nam đều có quyền và trách nhiệm đóng góp cho đất nước. Noi gương Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ông cho rằng đoàn kết có nghĩa là chung lòng, chung sức xây dựng và bảo vệ đất nước, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, vượt lên trên những sự khác biệt, kể cả sự khác nhau về chính kiến.
Mãi mãi ghi nhớ và biết ơn những hy sinh, mất mát không kể xiết của dân tộc ta để giành độc lập, thống nhất, chúng ta càng thấm thía về đòi hỏi tất yếu phải đoàn kết hòa hợp dân tộc, phải khơi dậy và phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chúng ta càng quý trọng tấm gương của đồng chí Sáu Dân - Võ Văn Kiệt về đại đoàn kết dân tộc.
Hà Nội, ngày 27 tháng 5 năm 2009
NGUYỄN TẤN DŨNG
Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ
Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ
---------------------------------------
Đại biểu K'Re' Điểu, đoàn Đắc Nông
Đại biểu Lê Thanh Phong, đoàn Lâm Đồng
Đại biểu Nguyễn Đình Xuân, đoàn Tây Ninh
Đại biểu Trần thị Quốc Khánh, đoàn Hà Nội