|
|
Trung Quốc muốn tranh giành Thái Bình Dương?--xem tại Mỹ : TQ hỗn xược Mấy ngày gần đây, tờ “Tin nhanh Ấn Độ” và “Thời báo Ấn Độ” đang xôn xao về sự kiện Trung Quốc kiến nghị với Mỹ về việc phân chia Thái Bình Dương. Tờ “Tin nhanh Ấn Độ” đưa tin, trong chuyến viếng thăm Ấn Độ, Tổng tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ Admiral Timothy Keating đã tiết lộ với Tham mưu trưởng hải quân Ấn Độ Mehta rằng: Khi giao lưu với lãnh đạo cấp cao hải quân Trung Quốc, lãnh đạo hải quân Trung Quốc đã có một câu nói đùa rằng: “Tương lai, Trung Quốc sẽ có một vài chiến hạm, Mỹ sẽ quản lý Đông Hawaii, Trung Quốc sẽ quản lý Tây Hawaii. Như vậy, Mỹ không cần đến Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, Trung Quốc cũng không đi Đông Thái Bình Dương nữa. Nếu xảy ra chuyện gì, hai nước chỉ cần thông báo cho nhau biết”. Ngày 15/5, “Thời báo Ấn Độ” có đưa một thông tin “Quan chức Ấn Độ và Mỹ thảo luận về ảnh hưởng của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương”, cũng đã trích dẫn một thông tin khác là Trung Quốc đã kiến nghị với Mỹ rằng “Đông Thái Bình Dương” sẽ do Trung Quốc kiểm soát, còn Mỹ sẽ tập trung thế lực vào “Tây Thái Bình Dương”, nhưng đã bị từ chối lời kiến nghị này. Tin đồn từ đâu ra? Rốt cuộc tin đồn “Trung Quốc kiến nghị Mỹ phân chia Thái Bình Dương” từ đâu mà ra? Sau nhiều lần kiểm tra, cuối cùng cũng đã tìm ra đầu mối. Câu nói này lần đầu tiên công khai tại một bài báo đăng trên mạng quốc phòng Mỹ hôm 12/3/2008 “Sự phát triển về lực lượng và ảnh hưởng của Trung Quốc đang được quan tâm”. Theo bài báo, ngày 11/3/2008, Tổng tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ A. Keating bày tỏ trước Quốc hội Mỹ trong phiên điều trần, khi ông công du tới Bắc Kinh, một quan chức của Trung Quốc cho biết: “Sau khi Trung Quốc có vài chiếc chiến hạm của riêng mình, tại sao hai bên không đi đến thỏa thuận, Mỹ sẽ quản lý phía Đông Hawaii, còn Trung Quốc sẽ quản lý phía Tây Hawaii. Chúng ta sẽ cùng chia sẻ thông tin, Trung Quốc có thể giúp cho Mỹ xóa bỏ những rắc rối”. Ông Keating lại cho rằng đó chỉ là những lời nói đùa, nhưng không dám xác định. Sau đó, báo chí Nhật Bản lại đưa thông tin về sự kiện này. Ngày 18/3/2008, Nhật Bản đưa tin “Sự suy yếu của lực lượng Mỹ gây chú ý”. Theo bài báo, Trung Quốc đang nhanh chóng trở thành một nước lớn về quân sự. Khi các quan chức trong quân đội Trung Quốc hội kiến với một tư lệnh Mỹ, đã kiến nghị với Mỹ phân chia Thái Bình Dương, hai nước cùng khống chế một nửa Thái Bình Dương. Tin đồn không ngừng “đổ thêm dầu vào lửa” Ngày 22/2/2009, “Thời báo Đài Bắc” cho biết, khi ông Keating sang thăm Thái Lan, Nhật Bản và Hàn Quốc, cũng đều kể câu chuyện này và ông cũng đã từ chối “lời kiến nghị này”. Lần này ông Keating sang thăm Ấn Độ - một quốc gia cách xa Thái Bình Dương, cũng tiếp tục kể câu chuyện hài này, báo chí Ấn Độ đã cho là thật và đã “tam sao thất bản” câu chuyện trên. Thứ nhất, người “nói đùa” không phải là quan chức quân sự Trung Quốc mà là tướng lĩnh quân sự của Trung Quốc; Thứ hai, người Trung Quốc không chỉ muốn quản lý Tây Thái Bình Dương mà còn muốn toàn bộ Ấn Độ Dương. Tuy nhiên, câu chuyện vui trên của ông Keating đã thực sự đổ thêm dầu vào lửa cho tâm lý “mối đe dọa Trung Quốc” tại Ấn Độ. Điều này đã khiến cho một số nước càng phụ thuộc vào Mỹ. Lần này ông Keating đến Ấn Độ cùng với câu chuyện đùa của ông đã thực sự “đe dọa” người Ấn Độ, tâm lý lo ngại trước Trung Quốc càng sâu đậm hơn. Ấn Độ và Trung Quốc tồn tại nhiều mâu thuẫn bất đồng, trong lịch sử đã từng xảy ra chiến tranh. Một số người Ấn Độ còn dè chừng với Trung Quốc. Sau khi ông Keating đưa ra câu chuyện này, một số người Ấn Độ đã trúng kế “ly gián”. Trên nhiều trang tin điện tử còn lên tiếng chỉ trích Trung Quốc, còn chủ trương liên thủ Mỹ - Ấn để khống chế Trung Quốc. Phía Trung Quốc cho rằng, việc quan chức cấp cao quân sự Mỹ nhiều lần phát tán những tin đồn mà không hề chứng thực là hành động vô trách nhiệm. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bác bỏ tin đồn trên. Ngày 20/5, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo khi tham gia hội nghị Trung – Âu cũng đã bác bỏ ý tưởng thành lập G2 - “nhóm thống trị thế giới Trung – Mỹ” mà một số người đã đưa ra. |
Nguồn tin --------------- Trung Quốc kêu gọi “sự hợp tác chung” trên quần đảo Trường Sa VIT - Trung Quốc đã kêu gọi các quốc gia có tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Trường Sa tham gia vào chương trình hợp tác chung nhằm khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở khu vực này. Ông Liu Jianchao, Đại sứ Trung Quốc tại Philippines đã tuyên bố rằng, Trung Quốc mong muốn giải quyết vấn đề Trường Sa thông qua các giải pháp hoà bình và chống đụng độ vũ trang. Phát biểu trước Hội nghị hợp tác chung giữa Văn phòng Thương mại Hoa Kỳ và Hiệp hội Quản trị Philippines hôm thứ ba (26/5), Đại sứ Liu Jianchao nêu rõ “Cho đến nay, chúng ta có thể kết thúc những vấn đề đã xảy ra để duy trì sự ổn định…….bằng cách tham gia vào chương trình hợp tác chung cùng sử dụng nguồn tài nguyên ở đó”. “Bên cạnh đó, chúng ta khuyến khích các bên cùng hợp tác hơn là đối đầu trên khu khu vực này, vậy chúng ta có thể đạt được những lợi ích chung” ông Liu nêu rõ. Theo ông Liu “Chúng tôi luôn sẵn sàng giải quyết vấn đề Trường Sa thông qua biện pháp hoà bình hơn là bằng hành động vũ lực”. Các quốc gia như Philippines, Trung Quốc và Việt Nam đã có hợp tác khảo sát biển chung, nhằm tìm kiếm các nguồn tài nguyên trên khu vực quần đảo Trường Sa. Ông Liu tuyên bố, việc điều động các tàu do thám quân sự tới biển Đông vừa qua không nhằm vào mục đích tuyên bố chủ quyền toàn bộ đối với các đảo ở biển Đông và không có ý định chọc tức các quốc gia khác có tuyên bố chủ quyền ở Trường Sa. Khi được hỏi về các tàu của Trung Quốc ở biển Đông, ông Liu đã nói “Không, đó chỉ là các tàu tuần tra ngư trường, chúng có mặt thường xuyên ở đó. Việc có mặt các tàu này chỉ là sự kiện bình thường”. Ông Liu nói rằng, Trung Quốc đã luôn tránh xa đụng độ quân sự và luôn tôn trọng tuyên bố chung ở biển Đông đã được ký kết giữa Trung Quốc với các nước Asean năm 2002. Trung Quốc đưa các tàu tuần tra tới đó là để bảo vệ cho các tàu cá nhỏ của Trung Quốc. Khi được hỏi về việc các tàu tuần tra ngư trường của Trung Quốc được trang bị vũ trang, ông Liu trả lời rằng việc đó ông không chắc chắn. Nguồn tin |