Thứ Năm, 28 tháng 5, 2009

VN kêu gọi không thông qua điều luật bổ sung của Dự luật H.R.2410

VN kêu gọi không thông qua điều luật bổ sung của Dự luật H.R.2410 (VOA).
27/05/2009

Spokesman of the Ministry of Foreign Affairs Le Dung
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Dũng
Việt Nam đã bác bỏ một nghị quyết lên án Việt Nam vi phạm quyền tự do tôn giáo mà các nhà lập pháp Mỹ thông qua gần đây.

Bản tin hôm thứ Tư của hãng thông tấn Đức cho hay người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam, ông Lê Dũng đã bác bỏ điều luật bổ sung một dự luật mà Ủy ban Quan hệ đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ thông qua hôm 20 tháng 5 vừa qua.

Điều luật bổ sung không mang tính ràng buộc này khuyến cáo đưa Việt Nam trở lại danh sách các nước cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Trong một thông cáo báo chí, ông Dũng nói rằng quyết định này của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ đi ngược với tình hình thực tế ở Việt Nam và không phù hợp với quan hệ đang phát triển giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

Ông Dũng cũng kêu gọi Quốc hội Hoa Kỳ không thông qua điều luật bổ sung này, và mời các dân biểu Hoa Kỳ tới thăm Việt Nam để tăng cường hiểu biết về tình hình tự do tôn giáo.

Hoa Kỳ đã đưa Việt Nam vào danh sách các nước cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2006.

Joseph Cao
Dân biểu Joseph Cao của đảng Cộng hòa
Trong những năm gần đây, Hoa Kỳ cho hay họ hài lòng với những hành động nới lỏng hạn chế về tự do tôn giáo ở Việt Nam.

Trong một báo cáo hồi đầu tháng này, Tổ chức Human Rights Watch đã chỉ trích việc chính phủ Việt Nam bắt giữ những ngươì đứng đầu các nhà thờ không đăng ký với chính phủ, tổ chức này cũng lên án chính phủ Việt Nam bắt bớ các tu sĩ Phật giáo thuộc cộng đồng sắc tộc Khmer.

Điều luật bổ sung này được dân biểu Cộng hòa Joseph Ánh Cao và dân biểu Ed Royce bảo trợ. Quận nhà của ông Royce có một số lượng lớn người Mỹ gốc Việt sinh sống.

- Tiền hoa hồng và hành vi hối lộ (BBC).

‘Diễn biến hòa bình’ (BBC).

- Xác định chủ quyền thềm lục địa bằng robot (BBC).

- TRUNG QUỐC: Các nhà đối lập bị xách nhiễu (RFI).

- Tổng thống Obama đòi trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi (RFI).

+ Dự án Bauxite ‘lớn’ hay ‘nhỏ’? (RFA).

+ Quốc Hội có hay không thảo luận dự án bauxit (RFA).

- Đại sứ Phần Lan: VN nên cân nhắc nghiêm túc các đề nghị cải tổ Nhân quyền (RFA).

- Lãnh đạo nước ngoài và các chuyến công du Việt Nam (blog Dongsongxanh).

- Bài làm đề thi Phân Viện Báo Chí Tuyên Truyền (blog Người Buôn Gió).

- Đại biểu Quốc hội “hiến kế” (VNN).

Luật hoá và minh bạch hoá

(TuanVietNam) - "Luật hoá và minh bạch hoá đang là nhu cầu cấp thiết để nâng cao sự văn minh trong xã hội và là sức mạnh quét đi những tiêu cực trong cuộc sống, cởi trói cho nền kinh tế có sức bật đúng với năng lực có sẵn, góp sức mạnh đưa con tàu Việt Nam tiến nhanh ra biển lớn" - TS. Nguyễn Trọng Bình.
Điểm sáng đầu tiên

Vừa qua liên quan đến việc thực hiện Nghị định 37 về minh bạch tài sản, thu nhập, UBND tỉnh Đồng Nai đã ký Văn bản số 3395/UBND ngày 7-5 liệt kê họ tên, danh vị 24 giám đốc, phó giám đốc, chủ tịch, phó chủ tịch, kế toán trưởng các sở, ngành, cơ quan, UBND huyện, doanh nghiệp nhà nước thuộc diện quản lý của tỉnh. Văn bản nói rõ vì sai phạm của những cán bộ này mà ảnh hưởng đến công tác tổng hợp, báo cáo kết quả kê khai tài sản của cả tỉnh.

Đây là biểu hiện của việc công khai, minh bạch, quyền được thông tin của dân. Chỉ có sự minh bạch cùng với sự góp ý từ nhân dân qua báo chí mới tạo ra một trong những động lực để cải cách hành chính và làm hiệu quả hơn trong quản lý cơ chế, giúp các hoạt động đạt đúng kết quả và mục tiêu .

Lâu này việc cải cách hành chính đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần từ các vị lãnh đạo, trên các phương tiện thông tin, nay mới thấy ví dụ đầu tiên được báo chí đưa tin như một điểm sáng vừa loé lên khiến dư luận thấy mới mẻ.

Quyền được thông tin của dân

Ngày 12 tháng 5 vừa qua, Nghị quyết về Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến 2020 do Thủ tướng Chính phủ ký xác định mục tiêu ngăn chặn, làm triệt tiêu các điều kiện và cơ hội phát sinh tham nhũng. Theo đó, sẽ thu hẹp phạm vi bí mật nhà nước.

Trong chiến lược, Thủ tướng nêu rõ, công cuộc đổi mới đất nước đang đối mặt với nhiều nguy cơ, trong đó có tệ tham nhũng. Tham nhũng đang tiềm ẩn các xung đột lợi ích, phản kháng xã hội, làm tăng thêm khoảng cách giàu nghèo, là vật cản lớn công cuộc đổi mới, gây ra những khó khăn cho việc đổi mới hệ thống cơ chế chính sách, và tạo ra những điều luật đồng bộ trong quản lý guồng máy.

Việc luật hoá và minh bạch hoá cần nhân rộng ra rộng khắp mọi cơ quan, ngành nghề để thanh sạch guồng máy làm việc của quốc gia. Việc làm này cần đẩy nhanh, tháo gỡ các rào cản cho sự phát triển đất nước .

Luật hóa và minh bạch hóa

Trong việc minh bạch hoá; các vi phạm cần được công bố minh bạch, bao gồm mục tiêu công việc phải hoàn thành trong một thời gian hạn định và trách nhiệm phải hoàn thành khi nhận lãnh trách nhiệm của người nhận giữ trách nhiệm với công việc đó. Có như vậy khi giao trách nhiệm cho ai, người đó sẽ biết công việc của mình đòi hỏi gì, mục tiêu ra sao và khi nào phải hoàn thành .

Trong quyền được thông tin của nhân dân, quần chúng việc hạn chế "danh mục mật nhà nước" cần làm ngay và rõ ràng theo luật và tạo ra cơ chế bảo vệ người tố cáo các sai pham luật pháp, đồng thời luật hoá việc bảo vệ quyền thông tin báo chí để nêu ra các vấn đề vi phạm trong xã hội song song có những rang buộc luật pháp để chống những trường hợp vu khống, bôi nhọ người khác.

Việc luật hoá và minh bạch hoá trong xã hội là một nhu cầu cấp thiết để nâng cao sự văn minh trong xã hội và là sức mạnh quét đi những tiêu cực trong cuộc sống, cởi trói cho nền kinh tế có sức bật đúng với năng lực có sẵn, góp sức mạnh đưa con tàu Việt Nam tiến nhanh ra biển lớn, góp mặt với các cường quốc trên thế giới.

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Một vừa ký văn bản yêu cầu lãnh đạo chín sở, ngành huyện ở tỉnh này viết bản kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật liên quan đến ba loại trách nhiệm:

1. Trách nhiệm người đứng đầu trong việc thiếu kiểm tra, đôn đốc việc kê khai tài sản; 2. Trách nhiệm của cấp phó được thủ trưởng giao trực tiếp chỉ đạo thực hiện kê khai tài sản trong đơn vị; 3. Trách nhiệm cá nhân thiếu gương mẫu trong kê khai tài sản.

Văn bản số 3395/UBND ngày 7-5 liệt kê họ tên, danh vị 24 giám đốc, phó giám đốc, chủ tịch, phó chủ tịch, kế toán trưởng các sở, ngành, cơ quan, UBND huyện, doanh nghiệp nhà nước thuộc diện quản lý của tỉnh.

Văn bản nói rõ vì sai phạm của những cán bộ này mà ảnh hưởng đến công tác tổng hợp, báo cáo kết quả kê khai tài sản của cả tỉnh, “dẫn đến việc Thủ tướng Chính phủ có văn bản phê bình chủ tịch UBND tỉnh chưa hoàn thành báo cáo kết quả kê khai tài sản, thu nhập theo quy định”.

Theo danh sách này, bên cạnh các vị chủ tịch, giám đốc hay phó chủ tịch, phó giám đốc phải kiểm điểm về trách nhiệm người đứng đầu và trách nhiệm cấp phó được phân công trực tiếp chỉ đạo, có 16 vị gồm cả cấp trưởng, cấp phó bị đánh giá là thiếu gương mẫu. Nhiều người chỉ có một bản kê khai tài sản trong khi theo quy định phải kê khai hai bản (lần đầu và lần bổ sung) cho hai năm 2007-2008.

Chủ tịch Võ Văn Một cũng yêu cầu kiểm điểm, xử lý trách nhiệm bộ phận tham mưu về công tác kê khai tài sản, cũng như trách nhiệm cá nhân của những cán bộ cấp dưới thiếu trách nhiệm hoặc sai phạm trong kê khai tài sản, thu nhập.

Đồng thời, giao Thanh tra nhà nước tỉnh đề xuất phương án xử lý những bản kê khai tài sản được thực hiện chưa đúng quy định của Nghị định 37, cũng như tập huấn lại công tác kê khai tài sản, thu nhập để năm 2009 tỉnh Đồng Nai không vi phạm nữa.

(Theo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh)


Vụ Vedan----- uhmm, lâu quá nay mới thấy ông TT lên tiếng ..

Thủ tướng VN lên tiếng về vụ Công ty Vedan

Thủ tướng VN, ông Nguyễn Tấn Dũng, hôm qua, yêu cầu giới lãnh đạo các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu và TPHCM minh xác mức thiệt hại do Công ty Vedan cùng các công ty khác trên khu vực sông Thị Vải gây ra để giải quyết thỏa đáng thiệt hại cho người dân.
Trang web của Chính phủ trích dẫn lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý là phải tránh vấn đề kéo dài phức tạp khiến ảnh hưởng đến sinh hoạt của cư dân lẫn doanh nghiệp.

Nhân dịp này, ông Nguyễn Tấn Dũng cũng thông qua bản báo cáo của Bộ Tài Nguyên-Môi trường và UBND Đồng Nai về biện pháp xử phạt đối với những tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về môi trường trong vụ Vedan.

Theo đề nghị của Bộ Tài nguyên-Môi trường thì toàn bộ nguồn tiền xử phạt hành chính và truy thu phí bảo vệ môi trường đối với Vedan sẽ được sử dụng để khắc phục hậu quả do công ty này gây ra trên sông Thị Vải.

Tổng số lượt xem trang