Thứ Bảy, 9 tháng 5, 2009

Sự Vụng Về của Phi Luật Tân trên Biển Đông

Barry Wain

Theo tờ Far Eastern Economic Review

Tháng Giêng, Hai năm 2008

Nguồn: http://www.viet-studies.info/kinhte/Manila_South_China_Sea.htm

Claims in South China Sea

Tranh Chấp Chủ Quyền Trên Biển Đông (nguồn: GlobalSecurity.org)

Sự Vụng Về của Phi Luật Tân trên Biển Đông

Hà Nội như đã nhận được tín hiệu để làm nóng vấn đề khi sinh viên Việt Nam biểu tình trước sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội tháng 12 năm ngoái để phản đối việc Trung Quốc xâm chiếm quần đảo tranh chấp trên Biển Đông.

Và Bắc Kinh đã trả lời rất “tế nhị”; thay vì xuống nước trước sự việc, một phát ngôn viên bộ ngoại giao TQ phát biểu: “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi được đối với các quần đảo trên Biển Đông”. Những lời tuyên bồ tù đôi bên, mặc dù chỉ là một phần nhỏ trong quá trình tranh chấp này, là một lời nhắc nhở đúng lúc về việc Biển Đông vẫn là một điểm nóng ở vùng Đông Nam Á. Nhiều người quan sát sự kiện đã không nhận định được rằng trong vài năm qua, nổ lực của các nước trong vùng để ép Bắc Kinh vào một thái độ đắn đo đã bị cản trở bởi một trong các quốc gia trong vòng tranh chấp các quần đảo.

Chuyến đi gấp rút của thủ tướng Phi Luật Tân, bà Gloria Macapagal Arroyo, đến TQ vào cuối năm 2004 đã là một chuyện bất ngờ. Một trong những hiệp nghị được ký kết long trọng giữa hai nước là một hiệp nghị nhằm giúp cho các công ty khai thác dầu khí của họ hợp tác tiến hành một cuộc khảo sát lòng đại dương trên vùng biển tranh chấp. Một sự kiện gây kinh ngạc cho toàn vùng Đông Nam Á. Trong vòng nửa năm sau đó, Việt Nam (quốc gia chỉ trích gay gắt nhất) bỏ rơi những phản đối của mình và tham gia công cuộc đầu cơ dầu hỏa, dẫn đến một nền tảng quan hệ tay ba kín đáo.

Khi không có những tiến triển gì để giải quyết chủ quyền lãnh thổ phúc tạp trên Biển Đông, ý tưởng hợp tác phát triển nghe hấp dẫn hơn bao giờ hết. Đại khái đơn giản như thế này: Tạm thời dẹp bỏ những công bố chủ quyền và thiết lập liên hiệp phát triển từng khu vực để chia chác hải sản, khí đốt, và các nhiên liệu khác. Hiệp định giữa Trung Quốc, Phi Luật Tân, và Việt Nam, (3 trong 6 quốc gia trong vòng tranh chấp) được xem như là một bước tiến đúng hướng và là một đường lối thích hợp cho tương lai.

Nhưng khi chi tiết của quyết định đó bắt đầu lộ diện, bước tiến ấy bắt đầu trở thành tất cả những gì ngoại trừ… đường lối thích hợp. Khi bắt đầu, chính quyền Phi Luật Tân bắt đầu rời xa hàng ngũ ASEAN, lúc đó đang đàm phán với TQ như một khối hợp nhất về vấn đề Biển Đông. Phi Luật Tân cũng đã nhượng bộ bất ngờ khi khi đồng ý về vùng biển được khảo sát, kể cả các vùng biển của Phi mà Việt Nam và TQ không hề tranh chấp chủ quyền. Với hành động đó, Manila đã đưa một phần lý do chính thống cho sự công bố chủ quyền “lịch sử” trên Biển Đông.

Mặc dù Biển Đông đã được bình yên trong thập niên qua, nó vẫn là một điểm nóng với khả năng bùng nổ trong vùng Đông Nam Á. Với Việt Nam và Trung Quốc công bố chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, từng phần hoặc toàn bộ quần đảo Trường Sa được công bố chủ quyền bởi cả 6 nước Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Mã Lai, và vương quốc Hồi giáo Brunei. Ngoại trừ Brunei (chỉ công bố chủ quyền trên duy nhất vùng biển kinh tế và một thềm lục địa nằm lấn thềm lục địa các nước khác), các quốc gia khác đều có đơn vị đồn trú với lính tuần tiễu trên các đảo nhỏ của Trường Sa.

Khi các công trình xây dựng qui mô của Trung Quốc được phát hiện năm 1995 trên đảo đá ngầm Mischief, trên thềm lục địa của Phi Luật Tân và hơn 200 hải lý trong vùng biển chủ quyền của Phi, khối ASEAN đã thuyết phục Bắc Kinh ngưng phản đối việc “quốc-tế-hóa” tranh chấp biển Đông. Thay vì kiên trì trong việc “đàm phán song phương” với các nước tranh chấp, Trung Quốc chấp nhận đàm phán với các nước ASEAN như một khối. Cựu bộ trưởng quốc phòng khối ASEAN, Rodolfo Severino, đã tán dương “tinh thần đoàn kết và hợp tác của khối ASEAN trong đối với một sự việc có tầm cỡ an ninh quan trọng”.

Tuy vậy, khối ASEAN và Trung Quốc, đã thất bại khi họ thử bàn thảo về cách quản lý và xử lý Biển Đông. Trong bản “Tuyên Ngôn về Đường Lối Hoạt Động của Các Nước trên Biển Đông” ký năm 2002, họ hứa sẽ giải quyết tranh chấp lãnh thổ một cách ôn hòa và hạn chế những hoạt động có thể dẫn đến xung đột. Nhưng bản tuyên ngôn không được rõ ràng chi tiết cho lắm. Đó chỉ là một lời tuyên bố có hình thức chính trị, không phải một hiệp ước liên kết hợp pháp. Nó không định rõ địa lý từng vùng biển đế cập đến và chỉ là một bản tuyên ngôn có tính cách lâm thời.

Từ khi bản tuyên ngôn được ký, Biển Đông được bình yên trong sự ổn định tế nhị. Các nước ASEAN đã hưởng lợi ích từ nền kinh tế phát triển của Trung Quốc, được nâng lên bởi những hiệp định mậu dịch tự do. Các lãnh tụ chính trị từ khối ASEAN đã vui mừng quên đi những chuyện đã từng làm rạn nứt quan hệ giữa họ và Bắc Kinh. Tuy thế, không một tranh chấp nào trong những tranh chấp giữa các nước được giải quyết, và không có một cơ cấu nào hiện hữu để ngừa hoặc quản lý xung đột. Vì không có một kế hoạch nào để thảo luận với nhau, dù chỉ là những quần đảo đã tranh đoạt được, các quốc gia hiện nay chấp nhận rằng có thể vài chục năm, vài thế hệ sau mối nhợ tranh chấp này mới được nói đến.

Những sự kiện gần đây và các trận “võ mồm” to nhỏ là một nhắc nhở quan trọng về sự nguy hiểm của vấn đề Biển Đông còn đó. Giữa năm 2007, tàu chiến Trung Quốc xả xúng bắn vào tàu đánh cá Việt Nam gần khu vực Hoàng Sa, khiến một ngư phủ bị giết và làm bị thương 6 người khác, trong khi công ty dẩu hỏa khổng lồ của Anh tạm ngưng các công tác liên quan đến một đường ống dẫn dầu ngoài khơi Việt Nam sau khi bị Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cảnh cáo. Trong vài tháng vừa qua, Bắc Kinh và Hà Nội đã tố giác nhau nhiều lần. Và Trung Quốc đã lòn lách để củng cố việc công bố chủ quyền lãnh thổ. Việt Nam lên tiếng phản đối khi Trung Quốc mở một cuộc tập dợt quân sự quy mô trong vùng biển Hoàng Sa tháng 11 vừa qua.

Quyết định thành lập cơ quan hành chính trên đảo Hải Nam để kiểm soát Tam Sa của Trung Quốc tượng trưng như một hành động khiêu khích đối với Hà Nội. Lãnh đạo Việt Nam tạo điều kiện cho các cuộc biểu tình bên ngoài LSQ Trung Quốc ở Hà Nội và TP HCM để bày tỏ sự bất bình.

Gia tăng đụng chạm có thể đoán trước khi nhu cầu năng lượng của Trung Quốc và thay đổi kinh tế vùng Đông Nam Á gia tăng và họ tăng cường nổ lực tìm kiếm dầu và khí đốt. Trong khi chưa chứng minh được, niềm tin vào việc khí đốt hydrocarbon được tích trữ ở Biển Đông vẫn gia tăng sự quan tâm của các nước chung quanh. Trong lúc giá dầu thế giới đạt mức kỷ lục, sự khám phá nguồn nhiên liệu có thể giữ vững kinh tế sẽ gia tăng căng thẳng và “thay đổi tình thế an ninh” ở Trường Sa, dựa theo Ralf Emmers, một giảng viên ĐH Quốc Gia ở Singapore.

Hiệp nghị của thủ tướng Arroyo với Trung Quốc về hợp tác khảo sát gây ra nhiều tranh luận trên nhiều khía cạnh. Vì không tham khảo ý kiến các thành viên ASEAN trước, Phi Luật Tân bỏ rơi nổ lực kết hợp thành một khối, chìa khóa dẫn đến thành công khi đàm phán với Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông. Mỉa may thay, Manila là quốc gia đầu tiên tìm cách liên kết và hô hào ASEAN đối đầu với TQ về vụ họ lấn chiếm đảo đá ngầm Mischief. Bị thuyết phục bởi các chính trị gia có làm ăn thương mại với TQ, bà Arroyo đã không tham khảo ý kiến với bộ ngoại giao Manila. Theo các viên chức Manila cho biết, khi bộ ngoại giao biết đến và phản đối thì đã trễ.

Các nhà ngoại giao Phi Luật Tân có thể có khả năng cảnh báo bà Arroyo trong lúc hợp tác khai thác phát triển thành công ở đâu đó; Bắc Kinh thấu hiểu việc này vì đó là cá tính đặc thù của Trung Quốc. Lần duy nhất mà Trung Quốc “hoan nghênh” hợp tác phát triển là xây đắp bờ biển Tứ Chinh của Việt Nam (Vanguard Bank), vùng biển Việt Nam mà TQ “không thể nào công bố chủ quyền”, phỏng theo một nghiên cứu của một tổ hợp luật sư Hoa Kỳ. Đề nghị của Bắc Kinh đưa ra (thập niên 1990) được xem là một sự xúc phạm thái hóa vì TQ kiên quyết rằng họ (và họ duy nhất) phải giữ chủ quyền vùng biển đó. Và cũng nên cân nhắc rằng một quyết định song phương như thế sẽ chia đôi vùng Đông Nam Á.

Gần 20 năm, sự rỗng tuếch của chính sách hợp tác phát triển TQ được công bố rõ ràng trên thế giới và minh chứng bởi Hasjim Djalal, nhà chức trách có uy quyền và lỗi lạc nhất của Nam Dương (Indonesia) trong ngành hàng hải, khi ông chủ tọa một loạt các hội nghị về Biển Đông. Ông Hasjim bắt đầu thử nghiệm khái niệm hợp tác phát triển, ông dùng vài năm để tìm một vùng mà trong đó các quốc gia liên quan đều phải buông ra và được hưởng lợi từ những điều kiện thỏa hiệp chủ quyền. Năm 1996, ông chỉ định một vùng biển khoảng vài ngàn cây số vuông, thiết lập một “lỗ” nhỏ ngay giữa biển Đông, cắt ngang quần đảo Trường Sa và đi xa hơn nữa. Việc hợp tác phát triển, dù không ghi rõ, phải thiết lập trong cái “lỗ” này. Không quốc gia nào phải chính thức từ bỏ những công bố chủ quyền của mình. Chỉ có Bắc Kinh từ chối tham gia với lý do Trung Quốc cũng có công bố chủ quyền trong vùng biển ấy. Tất nhiên rồi, nếu chọn một vùng biển TQ không có tranh chấp chủ quyền, thì còn gọi là hợp tác phát triển gì nữa!

Đối với việc hợp tác phát triển của Trung Quốc, nói cho cùng chỉ có một câu:

Cái gì của tôi là của tôi và cái gì của anh là của chúng ta!

Bắc Kinh và Manila không công bố chi tiết và bản sao của “Hiệp định Khảo Sát Thềm Lục Địa để Kinh Doanh Các Vùng trên Biển Đông Giữa 2 Công Ty Dầu Hỏa Quốc Gia 2 Nước” Sau khi bản hiệp định ký kết ngày 9 tháng 1 năm 2004, chính quyền Phi Luật Tân nói rằng việc hợp tác nghiên cứu sẽ tiến hành trong 3 năm dài, sẽ “thu thập và phân tích các tài liệu thuộc nghành địa tầng, địa chấn, và địa chất dưới bề mặt của thềm lục địa của các vùng biển.

Mặc dù họ nói rằng kế hoạch kinh doanh “không ám chỉ gì đến khảo sát và sản xuất dầu khí”. Sự thật rất rõ ràng là công cuộc nghiên cứu được dùng để đo lường khả năng khảo sát và sản xuất dầu khí. Không ai có thể nghĩ ra một lý do nào khác, nhất là CNOOC và PNOC (hai công ty dầu quốc gia TQ và Phi) vừa ký một lá thư với chủ trương khởi động tìm kiếm dầu và khí đốt.

Việt Nam bắt đầu lên tiếng lo lắng và nói rằng bản hiệp nghị được giàn xếp mà không hỏi ý kiến ai cả. Điều đó không tôn trọng bản “Tuyên Ngôn về Đường Lối Hoạt Động của Các Nước trên Biển Đông” năm 2002. Hà Nội “đòi hỏi” Bắc Kinh và Manila công bố những gì họ đã thỏa hiệp. Hà Nội cũng kêu gọi các thành viên ASEAN khác cùng tham gia đê thảo trình văn bản ấy. Sau khoảng thời gian mà GS Nguyễn Hồng Thảo (ĐH Hà Nội) gọi là “6 tháng tranh đấu, với sự ủng hộ của các nước khác”, công ty dầu hỏa nhà nước - PetroVietNam - gia nhập “tập đoàn “Tàu-Phi.

Sự tham gia của Việt Nam đã đổi tên “tập đoàn” thành “Hiệp Định 3 Nước về Hợp Tác Nghiên Cứu Địa Chấn Lòng Đại Dương trong Vùng Biển Thỏa Hiệp trên Biển Đông”, ký ngày 14 tháng 3 năm 2005. Hiệp định này khó có thể gọi là một chiến thắng đối với việc đồng-thuận-xây-dựng và tình-nguyện. Phía Phi Luật Tân với một quân đội yếu kém và một nền kinh tế ì ạch, đã chọn lựa lợi lộc của TQ trên sự bền vững chính trị trong khối ASEAN. Trước hiểm họa bị mất quyền lợi, Việt Nam đã tham gia. Theo lời của ông Severino, đây là hành động “vớt vát những gì có thể vớt từ một tình huống không tốt mấy”. Bản sao mà phía Hà Nội đòi hỏi vẫn biệt tích, và địa điểm được đề nghị khảo cứu lúc đầu cũng được giấu kín.

Giờ thì địa đểm ấy đã được biết từ các chi tiết bị lộ ra từ những nhóm khảo cứu. Lý do để giấu kín nó thật rõ ràng: “Có người cho rằng đó là hành động bán-đất của Phi Luật Tân”, phỏng theo lời của Mark Valencia, một chuyên gia độc lập về đề tài Biển Đông. Vùng biển chỉ định là một vết dài gần đảo Palawan ở phía Nam Phi Luật Tân, đâm vào dãy Trường Sa và tiếp giáp với Malampaya, một vùng sản xuất khí đốt của Phi. Gần 1/6 vùng biển ấy, gần bờ biển Phi Luật Tân, nằm ngoài vùng tuyên bố chủ quyền của Việt Nam và TQ. Ông Valencia nói: “Có thể là vì một mục địch chính trị nào đó tối cao hơn, Phi Luật Tân đã đồng ý hợp tác với các khảo cứu trên vùng biển có luôn phần biển mà họ đang có chủ quyền mặc dù Việt Nam và TQ không tranh chấp”.

Cũng theo lời ông Severino, khi đồng ý hợp tác khảo cứu, Manila đã âm thầm công nhận lời tuyên bố chủ quyền của Việt Nam và Trung Quốc có căn bản chính thống. Đối với Bắc Kinh, điều này rất quan trọng vì cái lưỡi bò trên bản đồ TQ (mà TQ tuyến bố rằng thuộc về mình dựa theo sử sách) rất vô lý trên luật pháp Quốc Tế [International Waters]. Trên lý thuyết, Bắc Kinh có thể bào chữa cho cái lưỡi bò một cách khác rằng dựa vào vùng biển kinh tế riêng biệt, và thềm lục địa từ các đảo lân cận mà TQ công bố chủ quyền, nhưng các quần đảo cũng bị công bố chủ quyền bởi các nước khác. Việc Phi Luật Tân ủng hộ lời công bố chủ quyền của TQ dựa vào “sử sách”, mặc dù gián tiếp, đã làm yếu đi tư thế của Mã Lai và Brunei vì hai nước này công bố chủ quyền từng phần trong “cái lưỡi bò” của TQ. Đây là một đòn gây choáng váng từ Manila, tạo nên những ồn ào trên thế giới khi Trung Quốc chiếm đóng đảo đá ngầm Mischief dựa vào lý do tương tự: “tuyên bố chủ quyền theo sử sách”.

Nhiều bình luận gia hoan nghênh cuộc khảo sát địa chấn của 3 nước như một bước ngoặc mới, làm vang thêm những lời tuyên bố tốt đẹp từ phía Manila và TQ. Cả 2 phía đều kiên quyết rằng đó là một hợp tác kinh doanh thương mại giữa các công ty dầu hỏa quốc gia, không thay đổi công bố chủ quyền của 3 quốc gia liên hệ. Bà Arroyo gọi đó là “một sự kiện ngoại giao lịch sử đối với hòa bình và an ninh trong vùng”. Nhưng nhận định ấy quá vội vã.

Không những các chi tiết của việc hiệp định hợp tác tam phương còn trong vòng bí ẩn, mà không có tin gì được công bố về tiến triển của sử khảo cứu đó, sẽ kết thúc trong vòng vài tháng tới. Bước kế tiếp của 3 nước này là gì… phần nhiều tùy thuộc vào kết quả đang trông đợi. Trong lúc này, theo lời của các viên chức địa phương, TQ đã đến với Mã Lai và Brunei riêng rẽ, với đề nghị hợp tác khai thác tương tự. Nếu thật sự chứng minh được là TQ đã chia đôi khối ASEAN và chủ quyền Đông Nam Á đồng thời giành được quyền hợp tác khai thác từng phần Biển Đông mà họ đang thèm muốn dựa vào “công bố chủ quyền theo sử sách”, Bắc Kinh đã thắng một trận lớn [trong tiến trình trở thành bá chủ Biển Đông].

Ông Wain, ngòi-bút-tại-gia ở Học Viện Nghiên Cứu Và Giảng Dạy Về Đông Nam Á tại Singapore, cũng đã từng phụ trách một mục riêng cho tờ Wall Street Journal of Asia.

KD lượt dịch

Tổng số lượt xem trang