Cuộc sống quả là “khó khăn” như ông Roh Moo-hyun trăng trối. Từ một công nhân, tự học để trở thành luật sư, trở thành một chính trị gia lên tới đỉnh cao: đắc cử tổng thống của một quốc gia dân chủ. Để rồi, sáng 23-5-2009, phải kết thúc cuộc đời bằng cách gieo mình xuống một vách đá sâu. “Tôi cảm thấy xấu hổ trước người dân của mình”, trước đó, ông Roh Moo-hyun thừa nhận khi phải đến Seoul theo triệu tập của tòa.
Ông Roh thành công nhờ xây dựng được niềm tin của công chúng vào ông như là một chính trị gia trong sạch. Cái chết của ông được mô tả là gây sốc cho cả nước, từ hôm 23-5, người dân ở vùng quê ông đã xếp hàng dài, đã khóc khi quan tài ông đi qua. Ông nói, ông chỉ biết đến khoản tiền 6 triệu USD mà người thân ông cầm ấy khi không còn là Tổng thống. Rõ ràng đã có những động cơ chính trị. Nhưng, rõ ràng cũng đã có những khoản tiền lọt vào nhà, qua những người thân nhất, là vợ, là con trai, là cháu rể, là trợ lý. Thật là chua xót nếu ông thực sự vẫn còn trong sạch mà phải kết thúc sự nghiệp lẫy lừng trong xấu hổ bởi vợ con.
Cũng sáng nay, 25-5, trong một diễn tiến có thể liên hệ, cảnh sát Úc xác nhận với báo chí là sẽ điều tra một vụ “môi giới” liên quan đến con trai của ông Lê Đức Thúy, cựu thống đốc Ngân hàng Việt Nam. Cảnh sát vào cuộc sau khi tờ báo The Age, có bài cáo buộc những môi giới viên cho hãng Securency đã “trả hàng triệu đôla tiền hoa hồng cho công ty CFTD”.
CFTD được tờ báo này xác định là công ty mẹ của Banktech, công ty thuộc quyền quản lý của ông Lê Đức Minh, con trai ông Lê Đức Thúy, liên quan đến việc in tiền polymer hồi năm 2002. Chưa rõ kết quả điều tra từ Úc sẽ đi tới đâu, nhưng nếu thực sự có một khoản hoa hồng lên tới hàng triệu USD đã được chi ra thì “cánh cửa vợ con” quả thực là ở đâu cũng vô cùng lợi hại.
Sau những Siemens, những CPI- Huỳnh Ngọc Sỹ… vụ Securency cho thấy lợi ích của Việt Nam khi hội nhập không chỉ là thương mại mà còn là khả năng phát hiện ra tham nhũng do làm ăn với những quốc gia lấy tính minh bạch làm đầu.
Theo nguồn tin của chúng tôi, ông Lê Đức Minh được điều về Banktech bởi một ngành không liên quan đến vai trò Thống đốc của ông Lê Đức Thúy. Tuy nhiên, như kết luận trước đây của Thanh tra Chính phủ, việc ông Minh “nắm” Banktech “tuy không trái quy định của pháp luật, nhưng đã gây nghi ngờ về sự khách quan, minh bạch”.
Banktech là một trường hợp rất hiếm được đưa ra công luận, nhưng, những mối liên hệ kiểu “Lê Đức Minh” trên thực tế không phải hiếm hoi. Vấn đề không chỉ là trái hay không trái những “quy định” hiện hành vốn đang có nhiều khoảng trống. Một nhà lãnh đạo nghiêm minh không nên để vợ con làm những việc mà dư luận có thể “nghi” về tính khách quan. Đừng đợi đến khi nhân dân đưa ra chứng cứ, phải biết xấu hổ từ những “dự án” đầu tiên mà anh em, vợ con, dâu rể… tham gia.
Cho dù ở trong thể chế nào, ở đâu có quyền lực là ở đó có tham nhũng. Vấn đề là ở đâu, những người giàu có nhất là nhân dân; ở đâu những người giàu có nhất là “con ông cháu cha”; ở đâu, tham nhũng vẫn cứ “vinh thân phì gia”; ở đâu tham nhũng không có nơi để an toàn hạ cánh. Quốc gia nào thì tham nhũng cũng cần phải được coi là “thế lực thù địch” nguy hiểm nhất. Nguy hiểm vì nó không rõ ràng phân tuyến; nguy hiểm vì, đôi khi nó nhởn nhơ bên cạnh, và đôi khi là cánh tay đắc lực của những bậc có quyền.
Chỉ ở những quốc gia biết xấu hổ, kết cục của một kẻ dính tới tham nhũng mới có thể là tù tội như cựu tổng thống Trần Thủy Biển (Đài Loan); có thể phải lưu vong như Thaksin, Thailand; có thể phải cắn rứt lương tâm như tổng thống Roh Moo-hyun, Hàn Quốc. Ở những quốc gia không biết xấu hổ thì kết cục cũng có nhiều bi thảm; nhưng, người gánh chịu lại rất tiếc là thường ở về phía nhân dân.
Huy Đức
Các bạn thân mến,
Ý kiến của các bạn đã làm phong phú thêm blog của tôi. Tuy nhiên, trong khuôn khổ một blog cá nhân, tôi đề nghị các bạn không post lên đây những điều mà các bạn không có căn cứ. Không dùng những lời lẽ không thích hợp với nhiều người đọc để nói về người khác và các tổ chức khác. Tôi hiểu những bức xúc của các bạn, nhưng, hãy thể hiện những bức xúc ấy theo cách mà bạn mong người khác thể hiện lại với mình.------------
Tăng quyền hạn cho Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia
Ủy ban có trách nhiệm tham gia vào quá trình xây dựng cơ chế, chính sách giám sát cũng như chiến lược phát triển thị trường. Chủ tịch Ủy ban Lê Đức Thúy hưởng chế độ tương đương bộ trưởng.
> Bổ sung nhân sự cao cấp cho Ủy ban
Theo quy chế tổ chức và hoạt động của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia do Thủ tướng mới ban hành, chức năng của ủy ban vẫn là tham mưu, tư vấn cho Thủ tướng điều phối hoạt động giám sát thị trường tài chính (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm) và giúp Thủ tướng thực hiện giám sát chung thị trường. Tuy nhiên, quyền hạn và trách nhiệm của ủy ban được quy định cụ thể hơn so với thời gian đầu mới thành lập.
Về nguyên tắc, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia không làm thay chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, mà chỉ phối hợp với các cơ quan này để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Ủy ban cũng phải tuân theo nguyên tắc độc lập, khách quan trong hoạt động tham mưu, tư vấn cho Thủ tướng.
Ủy ban làm việc theo chế độ thủ trưởng, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng. Đứng đầu Ủy ban là Chủ tịch Lê Đức Thúy (nguyên thống đốc Ngân hàng Nhà nước) và 2 phó chủ tịch, đều do Thủ tướng bổ nhiệm, miễn nhiệm. Riêng phó chủ tịch được bổ nhiệm theo đề xuất của chủ tịch ủy ban.
Chủ tịch ủy ban được hưởng chế độ tương đương bộ trưởng, tham gia các phiên họp thường kỳ của Chính phủ và các phiên họp khác theo yêu cầu Thủ tướng, các phiên họp của Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia. Chủ tịch Ủy ban cũng có quyền đề xuất Chủ tịch Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia triệu tập cuộc họp của hội đồng khi cần thiết.
Đặc biệt, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia có trách nhiệm tham gia ý kiến với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan khác trong việc xây dựng cơ chế, chính sách, quy định về quản lý, thanh tra giám sát hoạt động ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, các chiến lược, định hướng phát triển ngành ngân hàng, thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm. Ủy ban cũng có trách nhiệm kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, sửa đổi, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm.
Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia được Thủ tướng thành lập vào tháng 3 năm ngoái. Trong một hội thảo đóng góp ý kiến cho Luật Ngân hàng Nhà nước sửa đổi do Ủy ban Kinh tế Quốc hội tổ chức, nhiều ý kiến cho rằng nên tăng quyền chủ động cho ngân hàng trung ương. Các ý kiến này cũng cho rằng Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia và Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia nên hoạt động với tư cách các cơ quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, thay vì độc lập như hiện nay. Song cũng có ý kiến lo ngại với cơ chế hiện tại, Ngân hàng Nhà nước chưa thể độc lập và bao quát công việc giám sát thị trường.
Từ nay sẽ "nuy" hết?!Thu hẹp đến mức thấp nhất phạm vi bí mật trong ngành thanh tra – đó là kiến nghị của đề tài khoa học cấp Bộ vừa được nghiệm thu loại xuất sắc chiều qua 22-5.
Kết luận thanh tra: công khai?
Ông Vũ Văn Chiến, tổng biên tập Tạp chí Thanh tra, chủ nhiệm đề tài “Vai trò của báo chí đối với việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả thanh tra”, cho hay Luật Phòng chống tham nhũng và Quy chế hoạt động của đoàn thanh tra (do Thanh tra Chính phủ ban hành) đều quy định: kết luận thanh tra phải được công khai. Ông Chiến nói đó là quy định tiến bộ song thực tế việc công khai kết luận thanh tra mới dừng ở mức gửi cho đối tượng thanh tra và công bố tại nơi thanh tra. Với báo chí, hầu hết đều gặp “rào cản” do nhiều kết luận đóng dấu “Mật” và sự e dè từ chính cơ quan thanh tra. Nhận xét về việc cung cấp tin từ thanh tra chỉ có 11% cơ quan báo chí đánh giá tốt, 56% cho là bình thường và 31% đánh giá yếu.
Thực tế này được TS Trần Ngọc Liêm, Chánh văn phòng kiêm Người phát ngôn của Thanh tra Chính phủ xác nhận, dù rằng việc báo đăng các kết luận thanh tra là tốt song nhiều thông tin ông - người phát ngôn - chẳng dám phát ngôn. “Nếu tránh được việc phải phát ngôn thì tốt hơn, dù tôi rất muốn. Bởi lẽ kết luận thanh tra “có vấn đề” một tý là đóng dấu “Mật””. Viện phó Viện Khoa học Thanh tra Đinh Văn Minh băn khoăn “đồng chí phát ngôn mà không dám phát ngôn thì rõ là có vấn đề. Ngay như tôi hàm vụ phó nhiều khi muốn trả lời đài báo một vấn đề pháp lý cũng phải xin phép tới lui”.
Vụ trưởng Vụ Báo chí - Xuất bản Ban Tuyên giáo trung ương, TS Nguyễn Thế Kỷ, minh định rõ hơn bằng việc thường xuyên nhận được văn bản - hầu hết của đối tượng bị thanh tra - đề nghị chỉ đạo báo chí chưa đăng kết luận thanh tra. “Kết luận thanh tra nếu công khai trên công luận mức độ sẽ rất lớn vì ai cũng biết. Có DN lo rằng ảnh hưởng đến thương hiệu, song có nơi muốn ém nhẹm những sai phạm của mình” - ông Kỷ nói và đưa ví dụ về công văn của ngành thuế liên quan đến sai phạm hơn 11 ngàn tỷ mà ông vừa nhận được.
“Nhạy cảm” nên phải ém?!
Thực tế tuỳ tiện đó được ông Ngô Văn Khánh, vụ trưởng Vụ II, chỉ rõ: ““Mật” hay không luật pháp đã quy định. Việc của ngành thuế chúng tôi trực tiếp xử lý. Nếu mà hỏi Uỷ ban Pháp luật Quốc hội chắc chắn các vị ấy sẽ phát biểu về 11 ngàn tỷ ấy, nhưng nếu hỏi anh Truyền (Tổng Thanh tra), anh Lượng (Phó Tổng Thanh tra) thì chắc các anh còn cân nhắc (vì lo bị phản ứng)”. Ông Khánh kể ngay vụ việc ở Đồng Tháp kết luận thanh tra ban hành rồi nhưng cơ quan quản lý đùn đẩy nhau, sau lại lập ra một hội đồng để xử lý mà thanh tra chỉ là một thành viên. “Hội đồng đó có đúng pháp luật không khi mà ký kết luận là thanh tra chịu trách nhiệm rồi?”.
TS Kỷ cho biết thêm, trung ương đã có quy chế 157 xác định rõ những tin nào thuộc diện nhạy cảm, tin nào không. Thế nhưng nhiều đối tượng bị thanh tra vẫn “luồn” nhiều lý do để xếp những sai phạm của mình vào diện nhạy cảm để tránh bị báo chí phê phán.
Chủ nhiệm đề tài Vũ Văn Chiến lý giải, thực tế là ngành thanh tra chưa có quy chế chung về phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí. Quy chế của Thanh tra Chính phủ còn bó hẹp phạm vi, quyền hạn của người phát ngôn. Một số thanh tra bộ ngành, địa phương còn “đóng cửa” với báo chí. Hơn nữa, Luật và Nghị định 41/2008 về hướng dẫn Luật Thanh tra chưa đề cập cụ thể đến việc xử lý kết luận thanh tra. Thực tế, có một số kết luận thanh tra liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước, an ninh quốc gia, bí mật riêng tư và quyền dân sự của công dân nên việc công khai cần tính toán thấu đáo và thận trọng. Do đó về mặt lý thuyết thì kết luận thanh tra phải công khai, nhưng thực tế lại hạn chế.
“Rõ ràng các vấn đề về điều hành tỷ giá, sử dụng ngân sách quốc phòng… là những nội dung mật” - TS Trần Đức Lượng, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, giải thích thêm. Ông xác nhận, đúng là những thông tin nhạy cảm như vậy thì phải cân nhắc khi công khai. Ông cũng thừa nhận rằng đang có sự “vênh” về tính công khai giữa Luật Thanh tra và Luật Phòng chống tham nhũng, dẫn đến việc công khai kết luận thanh tra còn hạn chế.
Đăng kết luận thanh tra lên website?
Chủ nhiệm đề tài Vũ Văn Chiến đề xuất: tại Thanh tra Chính phủ cần duy trì họp báo ít nhất tháng/lần; mở rộng thành phần báo chí tham dự chứ không dừng ở 24% cơ quan báo chí như hiện nay, thậm chí mời cả báo chí nước ngoài; trong các cuộc họp báo lựa chọn cung cấp nhiều hơn các thông tin cụ thể liên quan đến các cuộc thanh tra; nâng cao chất lượng website của Thanh tra Chính phủ để tiến tới đăng tải các kết luận thanh tra, nhất là các cuộc thanh tra lớn, thu hút dư luận; lập phòng thông tin báo chí tại văn phòng Thanh tra Chính phủ làm đầu mối cung cấp tin. Đề tài cũng kiến nghị trao quyền cung cấp tin cho các vụ trưởng, cục trưởng thuộc Thanh tra Chính phủ chứ không bó hẹp quyền phát ngôn chỉ có chánh văn phòng như hiện tại.
Riêng về hoàn thiện thể chế pháp luật, đề tài nêu rõ phải giảm thiểu tối đa phạm vi bí mật nhà nước theo đúng Luật Phòng chống tham nhũng và Luật Tiếp cận thông tin. Thậm chí tất cả các hoạt động của đoàn thanh tra cũng được đề nghị công khai. Hiện tại theo Quyết định 588/2004 của bộ trưởng Công an về danh mục bí mật nhà nước độ “Mật” của ngành thanh tra thì: “Tin, tài liệu về nội dung thanh tra trong quá trình thanh tra khi chưa có kết luận thanh tra là tài liệu mật”. Nhưng nhóm nghiên cứu cho rằng quy định đó có nhiều hạn chế, bởi sự khép kín sẽ dẫn đến tuỳ tiện trong đoàn thanh tra, sự can thiệp từ bên ngoài.
Liên quan đến quyền của cơ quan quản lý nhà nước sau thanh tra (mà nhiều đối tượng bị thanh tra nhầm tưởng đó mới là cấp ra kết luận thanh tra), đề tài nghiên cứu đề xuất giao cho một đầu mối theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị nêu trong kết luận của cơ quan thanh tra. Và ngay cả quyết định xử lý sau thanh tra của thủ trưởng cơ quan quản lý cũng phải công khai để người mọi cơ quan, tổ chức, báo chí và nhân dân biết, giám sát.
Đề tài khoa học này được nghiệm thu loại xuất sắc với điểm bình quân là 94,28.
Box
Những vụ có sự phối hợp tốt
“Nhiều cuộc thanh tra, vụ việc khiếu nại, tố cáo, trong đó có những cuộc thanh tra lớn, phức tạp do Thanh tra Chính phủ tiến hành như các cuộc thanh tra đất đai ở Đồ Sơn - Hải Phòng, hồ Trị An - Đồng Nai, Tổng công ty Hàng không, ngành thuế… đã được báo chí cập nhật, đưa tin, phản ánh giúp cho công luận hiểu rõ hơn về bản chất vụ việc, kết quả hoạt động của ngành thanh tra”
---------------
Revealed: the RBA's dodgy global deals (The Age 23-5-09) The money makers (The Age 25-5-09) ◄◄ Để ý: Nhân vụ này, báo Úc nhắc lại vụ hai nhà báo Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải bị bắt giam năm 2007.
Bài của the Age cho đỡ quên:
The money makers
- May 25, 2009
A company half-owned by Australia's Reserve Bank has engaged in questionable dealings in its pursuit of the "licence" to print money. Nick McKenzie and Richard Baker report.
THE din of scooters in Hanoi's old district could barely be heard inside Vietnam's Ministry of Culture and Information.
It was 2006 and neatly dressed government officials were looking for newspaper stories critical of the controversial role of the Vietnam Central Bank governor in a deal to replace the country's paper banknotes. When the deal was first announced, it appeared to be much like the new plastic banknotes: clean, neat and shiny.
Indeed, the formula for the special polymer material used to make the new notes was owned by a company with a reputation for integrity. Based in Craigieburn, Securency Pty Ltd was half-owned by the Reserve Bank of Australia, the guardian of the nation's financial system.
This, however, had not stopped questions being asked in the Vietnamese press about the integrity of the currency deal — particularly as the bank governor's son was involved with a company Securency had engaged as its local agent. In 2007, an official Vietnamese government inquiry found that irregularities in "the objectivity and transparency of the (banknote) project" had damaged the bank governor's reputation.
This finding meant little for the local journalists who had, a year earlier, posed questions about the deal. According to a US Government report into human rights abuses in Vietnam, the Ministry of Culture and Information had "reportedly threatened (the journalists) with sanctions for their publication of criticisms of the Government, including revelations of alleged official corruption". Two editors were stood down and seven newspapers cautioned by government officials. As a result, fewer and fewer questions were asked.
Only now — after revelations in The Age on Saturday — are fresh inquiries being made. But this time they are focused on Securency and how it excels at doing business not only in Vietnam but in some of the most corruption-prone countries in the world. Chief among them is why the Reserve Bank and a host of Australian politicians and government officials have given their backing to a company paying large commissions to several disreputable overseas middlemen, as well as doing some of its business in offshore tax havens known for their secrecy provisions?
They are questions familiar to Prime Minister Kevin Rudd, who made his mark as opposition foreign affairs spokesman probing the Iraq kickbacks scandal involving the Australian Wheat Board. Now, a different company with impeccable Australian government connections is under the spotlight. And the PM is being asked some of the same questions he was once so adept at posing.
A SHADY BUSINESS
THE world's money makers have long favoured secrecy over scrutiny. American journalist Murray Bloom discovered this in 1983, when he published The Brotherhood of Money.
According to Klaus Bender, a German author who also attempted to chronicle the work of currency companies, banknote firms banded together to bulk-buy Bloom's book, only to have it pulped. The few who have managed to thumb its pages are treated to a historical expose of the tricks of the money makers' trade, including the use of dubious agents to win deals and the corrupting of foreign central bank officials, who decide which company should win a contract to make a new note or coin.
Bloom's book revealed the close ties between the British, European and American currency printing companies and their respective national governments and intelligence agencies. He also exposed the willingness of some within the industry to lie, intimidate and bribe in order to secure the extraordinarily lucrative right to print a country's currency.
Henry Keith, a former legendary sales executive for American Bank Note Company in Latin America between the 1930s and '50s, told Bloom that bribery was common. "When a competitor gets his first hook into your account … you know damned well he's going to move heaven and earth — and bribe God knows who — to get more business to entrench himself," Keith said. He also spoke of the "necessary and controversial" role of middlemen in foreign countries who were able to help secure deals for currency companies. According to Keith, the best agents were from "well connected, prominent local families".
Bloom discovered that some of the world's biggest banknote companies had engaged senior politicians and central bank figures as agents who would receive commissions on the completion of successful deals. Said Keith: "In one case (our agent) was an ex-minister of foreign affairs. In Ecuador, it was an ex-general named Cobo, Comandante Cobo, who made a fortune from his 5 per cent commission."
Since Bloom penned his book, currency companies have continued to run into trouble; British banknote printer De La Rue is under investigation by London's Serious Fraud Office over claims of corruption in Africa. Germany's Giesecke and Devrient stopped supplying money to Robert Mugabe's regime in Zimbabwe after a request from the German Government. The American Bank Note Holigraphics Company was fined a few years ago after it was accused of breaching the US corruption laws in connection to a payment to a Swiss bank account that was aimed at influencing Saudi Government officials.
Over the past two decades, there have also been some major changes in the industry, including the introduction of new international business standards prompting some companies, including Giesecke and Devrient, to ban the payment of money into accounts in offshore tax havens. Another change involved the entry of a new competitor in the market. It had government backing, swish new technology and a fierce desire to win contracts.
THE NEW PLAYER
ALONG with the Hills hoist and the lawn mower, the development of polymer banknotes rates as one of Australia's most innovative offerings to the world.
After a large-scale counterfeiting attempt in 1967, the RBA decided Australia's currency needed greater protection. It eventually turned to the CSIRO. Australia's premier scientific research organisation and the bank's fully owned subsidiary, Note Printing Australia, began work on the project in the 1980s. The team's focus "soon moved to a plastic polymer material".
Australia began the switch to the durable and more secure plastic notes in 1988. Eight years later, the RBA and Belgian plastics firm UCB became joint venture partners in a company called Securency.
Over the next decade, nearly 30 countries, including Romania, Nigeria and Guatemala, switched to or tested the polymer notes.
While the company's operations, as well as its partnership with the Reserve Bank, is relatively unknown in Australia, Securency's success has been increasingly noted in the boardrooms of its overseas-based competitors. An executive from a competing firm says one question that is regularly pondered is: "How can a company that is owned 50 per cent by the Reserve Bank be so successful in some of the most corrupt countries in the world?"
Securency's employees mostly respond to that question by describing the superiority of polymer notes when compared to the paper products produced by many of its rivals. But Securency's network of overseas agents have also been making a difference.
Stane Strauss, a Frankfurt-based banknote expert and former marketing consultant to Securency's sister company Note Printing Australia, says agents still play a critical role in the industry.
"There is more to getting a printing order than merely having the best possible product or the lowest price for a given standardised product," Strauss says. "Long-term relationships, trust, political influence, international relations all play role in this highly complex business. Secrecy is imperative for both printers and the central banks."
In Mexico in 2004, Securency employed the country's former central bank chief cashier, Raul Sierra. Sierra's replacement as chief cashier at the Banco de Mexico, Jaime Pacreu, who was in charge of introducing polymer notes, became Securency's Mexican manager in October 2007. Pacreu's integrity has never been questioned. His hiring by Securency raises questions about the practice of government officials jumping ship to a private company able to profit from their past connections (a practice that happens the world over, including in Australia). But nothing about it was illegal.
For Securency and the Mexican Government, Pacreu's involvement made sense; last year, Securency unveiled its new printing plant in Mexico, owned 20 per cent by the Banco de Mexico. In doing so, it signalled its intentions to conquer the region's currency market.
But if the Mexican operations were above board, what about Securency's activities in other more corruption-prone countries?
TRICKS OF THE TRADE
AS A a cluster of islands surrounded by the deep blue waters of Indian ocean, Seychelles is a dream location for honeymooners. Lying 1500 kilometres off the east coast of Africa, the country is also a sought-after tax haven.
Company insiders say that Securency has made large payments, including "commissions", to accounts in a number of countries regarded as tax havens by Australian authorities, including the Seychelles. The reason for doing this remains unclear, partly due to the haven's strict secrecy provisions, which make it difficult to unravel those behind the offshore accounts. Asked whether it makes payments to tax havens, Securency told The Age that "it does not make payments to any tax havens or jurisdictions which have not committed to the internationally agreed tax standard developed by the OECD".
According to the OECD, scores of tax havens and financial centres have pledged to reform their standards, but are yet to do so. Twenty-two countries — including 18 considered tax havens — have "committed" to making changes, but have "not yet substantially" done so, says the OECD. Securency has done business in at least a few of them.
Paying monies into offshore accounts appears to sit uneasily with the OECD's anti-corruption guidelines, which instruct companies to "adopt financial and tax accounting and auditing practices that prevent the establishment of 'off the books' or secret accounts".
If suspicion is aroused by the dealings with offshore accounts, some of the businessmen whom Securency has engaged across the globe also do not inspire confidence.
One company active across Africa, Contec Global, which is owned by an Indian businessman and honorary consul to Burundi, Benoy Berry, has reaped lucrative payments from Securency as their agent. .
In 2006, the Ugandan Government inspectorate investigated a contract process involving Contec Global and found that a Government minister appeared to be improperly lobbying for the company. While it could not confirm an allegation raised in a report by Uganda's intelligence services that the minister had received a hefty bribe, it did find that he had abused his office, "had a personal interest in the outcome of the procurement process (and) … was fronting and or lobbying for Contec Global".
In South Africa, Securency has had dealings with at least two very colourful businessman. For a period, it was dealing with casino magnate Vivian Reddy, who has been embroiled in a corruption scandal involving his close friend and now president, Jacob Zuma. Another Securency connection in South African, Donald McArthur, was charged with corruption by authorities in 2005 in connection to the nation's biggest corporate collapse in 1999. Last year, McArthur struck a deal with South African authorities and pleaded guilty to a charge of fraud.
In India, a company insider believes Securency made a political donation of $100,000 but listed it on the books as a "marketing expenses". Securency has denied making payments to any political entity.
A company source also alleged that Securency was paying its agents commissions of 10 per cent or more, which are well above those paid by at least two other major currency companies, who told The Age their commissions are between 2 and 6 per cent. Securency says it pays commissions after "taking into account advice from other organisations (including Austrade) on the appropriate commission levels for each country".
The risk inherent in using agents in corruption-prone countries has not escaped Securency's attention — indeed, it has been a topic at company meetings and ethics workshops. The company says its agents must sign a code of conduct that prohibits bribery. It also says it has, "on a number of occasions, terminated or not renewed" agents' contracts due to poor performance.
Securency's sister firm in Melbourne, Note Printing Australia, has taken a different approach. NPA's business development manager, Daniel Reid, told The Age that his firm believes that, rather than using agents, "it is a more responsible approach to deal directly with central banks".
Londoner John Burbidge-King, a former executive at British banknote firm De La Rue who now runs an anti-corruption consultancy, also says that caution must be taken when dealing with agents in corruption-prone countries. "Companies need to ensure that they have selected an agent with care and independent due diligence. If a country is below 50 on the Transparency International index we advise companies to dig a little deeper before appointing their agent," he says. (Transparency International is an NGO that rates the corruption levels in countries.)
Securency says it applies "due diligence" when hiring all of its agents. Some of its staff are also careful when communicating with them. An email sent by one of the firm's former senior sales chiefs to colleagues advised them to use an instant messaging service that leaves no records.
But the company's dealings in corruption-prone regions has not always gone without notice. In 2002, Vietnam's central bank governor was overseeing the country's project to switch to polymer notes. Securency stood to make millions out of the deal and engaged as its Vietnamese agent a firm called the Company For Development and Technology or CFTD. CFTD's offices are close to the Ministry of Culture and Information, whose officials in 2006 targeted local journalists who had queried the central bank governor's handling of the deal.
One of the issues revealed by journalists concerned the identity of a director of a CFTD company involved in the currency deal. He was the central bank governor's son. According to newspaper reports in Vietnam, the state's corruption watchdog found in 2007 that the involvement of the bank governor's son in the deal in 2002, however brief, was "irregular in terms of the objectivity and transparency of the project and has an impact on the state bank governor's reputation". What was never uncovered by the inspectorate's investigation were any details about the commission payments made to CFTD from Securency. A company source told The Age they run into the millions. While this may tally with any percentage deal agreed to between Securency and CFTD, the destination of some of the commission payments appears unusual. A source close to the company says at least some of the payments were directed into an account in Switzerland. The country is one of the financial centres that the OECD said last month had "not substantially implemented" appropriate tax and secrecy standards, despite committing to do so.
WITH A LITTLE HELP FROM OUR FRIENDS
LAST December, outside Securency's new plant in central Mexico, a notable cast gathered. Mingling with the governor of Mexico's central bank was the assistant governor of the Reserve Bank of Australia, Dr Robert Rankin, and Katrina Cooper, Australia's ambassador to Mexico. They were there to cut the ribbon to launch the new plant and, in doing so, send the message that Australia's Government and central bank were firm backers of Securency's work.
In 2004, during a presentation in Canberra, Securency CEO Myles Curtis extolled the virtues of this support: "One should not underestimate the extremely high level of trust and integrity that must be established before a (currency) project … can even be considered. As in all the countries we are working in, the support we received from the embassy and the Department of Foreign Affairs and Trade has been extremely helpful."
Just how much the RBA knows about the company it half-owns, regularly audits and on whose board sits several Reserve Bank officials is unclear, although the bank's deputy governor, Ric Battellino, reacted with surprise when told about the allegations last week and said he would demand an immediate explanation.
What is known by Department of Foreign Affairs and Trade, and Austrade, about Securency's activities is also unclear. (According to one source, an Austrade-recommended consultant in South-East Asia actually advised Securency managers that they would need "someone to hand out the white paper envelopes" if they wanted to do business in a certain country.)
Securency says it advises the Reserve Bank about all agent "appointments and terminations" and that it also takes advice from Austrade about making commission payments.
The issues that arise from Securency's overseas operations, including the support from the Australian Government, are similar to those raised persistently by Kevin Rudd in opposition when he probed into government knowledge of the commission payments being made by the Australian Wheat Board to the regime of Saddam Hussein. Rudd campaigned tirelessly for an inquiry into government negligence surrounding the wheat board scandal. How hard the Government will push for answers about Securency's behaviour — and what the Reserve Bank and government officials know or should have known — remains unclear. But the spotlight is now on Securency's activities. And the money makers hate that.
Nick McKenzie and Richard Baker are with The Age's investigative unit.
Cảnh sát Úc vào cuộc điều tra vụ in tiền polymer