Thứ Ba, 26 tháng 5, 2009

China Railway No.6 Group Bags $350.57 Million Contract In Vietnam

China Railway No.6 Group Bags $350.57 Million Contract In Vietnam

HANOI -(Dow Jones)- China Railway No.6 Group has won a $350.57 million contract to build an urban railway system in Hanoi, Vietnam's Ministry of Planning and Investment said Monday.

The company will design and build the 13.5-kilometer railway system and provide 52 railway cars within a period of five years, the ministry said in a statement.

The railway, which will run from Hanoi's downtown center to Ha Dong district to the southwest, will cost $552.86 million to build.

Most of the funds needed for the project come from soft loans from China, the ministry said.

-By Vu Trong Khanh, Dow Jones Newswires; 844 35123042; trong-khanh.vu@ dowjones.com

  (END) Dow Jones Newswires
---------------

05-24-092303ET
Công ty Trung Quốc trúng thầu xây dựng đường sắt nội đô Hà Nội
Monday, May 25, 2009

HÀ NỘI 25-5 (NV) - Công ty quốc doanh Đường Sắt số 6 của Trung quốc vừa trúng thầu xây dựng hệ thống đường sắt nội đô Hà Nội trị giá gói thầu $350.57 triệu, theo tin từ Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư CSVN được hãng tin tài chính Dow Jones thuật lại.

Tin này được đưa ra không thấy hệ thống báo chí trong nước loan tải vào lúc đang có nhiều chuyện tố cáo các nhà thầu Trung Quốc trúng thầu hầu hết các dự án đầu tư xây dựng lớn ở Việt Nam và họ đem lậu hàng ngàn công nhâu đủ loại vào Việt Nam thay vì thuê mướn nhân công địa phương.

“Cổng thông tin điện tử” của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư CSVN phần tiếng Việt cũng không thấy đưa tin này.

Theo nguồn tin Dow Jones thuật lại từ bản tin của Bộ vừa nói cho biết công ty của Trung quốc sẽ lập đồ án và xây dựng hệ thống 13.5 km đường sắt cũng như cung cấp 52 toa xe trong vòng 5 năm.

Đường sắt sẽ xây dựng chạy từ trung tâm ở thủ đô tới quận Hà Đông nằm phía Tây Nam thành phố, với phí tổn chung cho dự án là $552.86 triệu. Hà Đông trước đây là thị xã của tỉnh Hà Tây nhưng nay trở thành một phần của thủ đô khi được sát nhập vào thành Hà Nội mở rộng.

Phần lớn ngân khoản dùng để thực hiện dự án đến từ vốn vay nhẹ lãi của Trung Quốc, Bộ Kế hoạch và Đầu Tư nói.

Cách đây gần một tháng, ngày 7/5/09 “Cổng thông tin Chính phủ” CSVN loan tin nhà thầu Trung Quốc đã trúng thầu dự án nhà máy đạm ở Cà Mau.

Chiều ngày 6-5, tại Hà Nội, Tập đoàn Dầu khí Việt Namđã ký hợp đồng EPC (thiết kế-cung ứng vật tư thiết bị-xây dựng) dự án Nhà máy đạm Cà Mauvới liên doanh nhà thầu của Trung Quốc.” Nguồn tin này nói. “hai doanh nghiệp Trung Quốc là Công ty Thiết kế Vũ Hán và Tổng công tyXuất nhập khẩumáy Trung Quốc đã trở thành tổng thầu EPC của dự án.”

Nguồn tin vừa kể không cho biết dự án tốn phí bao nhiêu và nguồn vốn từ đâu đến mà chỉ nói rằng “Nhà máyđạm Cà Mauđược xây dựngtại xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnhCà Mau, với công suất thiết kế 800,000 tấn đạm/năm, sử dụng nguyên liệu khí thiên nhiên từ mỏ PM3 - CAA ngoài khơi thềm lục địa Việt Nam.Dự án khi đi vào vận hành sẽ nâng tổng sản lượng phân đạm do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sản xuất lên 1.54 triệu tấn/năm”.

Ngày 27/3/09, nhân một cuộc toạ đàm về “kích cầu trong xây dựng” tại Hà Nội, Trần Ngọc Hùng - chủ tịch Tổng hội Xây dựng VN – kêu rằng “các nhà thầu VN đang rất lo vì thực tế cho thấy các dự án lớn khi đem ra đấu thầu hầu như đều rơi vào tay các nhà thầu nước ngoài. Ông Hùng cho biết các nhà thầu Trung Quốc đang thắng thầu rất nhiều công trình trọng điểm về điện, ximăng, hóa chất..” theo bản tin báo Tuổi Trẻ.

Không những vậy ông này còn báo động “Đáng quan tâm là các nhà thầu Trung Quốc thường đem theo hàng ngàn công nhân và đem cả thiết bị của họ sang, trong khi những thiết bị đó VN hoàn toàn có thể sản xuất được...” Một cách gián tiếp, ông Hùng chứng minh cho thấy nhà nước CSVN nói một đàng làm một nẻo về chủ trương “kích cầu” để cứu nguy kinh tế.

Đầu Tháng 5 vừa qua, Bộ trưởng Tài Nguyên Môi Trường CSVN, Phạm Khôi Nguyên, dẫn một phái đoàn đi thị sát các công trường chuẩn bị khai thác bauxite ở Tây Nguyên. Dịp này, tổng giám đốc nhà máy tuyển luyện bauxite sắp được xây dựng nói rằng dự án này đã được nhà cầm quyền CSVN “cho không” nhà thầu Trung Quốc chứ không có đấu thầu gì cả.

Tại dự án này, và rất nhiều dự án xây dựng nhà máy điện, xi măng, phân đạm trên cả nước từ Quảng Ninh đến Cà Mau, hàng ngàn công nhân Trung quốc được đưa lậu sang Việt Nam, chiếm việc làm của người Việt trong khi người thất nghiệp trong nước mỗi ngày một nhiều hơn vì ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu.

Luật lệ lao động CSVN ràng buộc chặt chẽ công nhân ngoại quốc về mọi mặt và chỉ cho phép các nhà thầu, công ty ngoại quốc đầu tư ở Việt Nam, sử dụng công nhân nước ngoài, chuyên viên kỹ thuật, nếu nguồn nhân lực trong nước không có khả năng cung cấp.

Nhưng các ký sự đăng tải trên tờ Sài Gòn Tiếp Thị (SGGT), Tuổi Trẻ, VietnamNet cho thấy công nhân Trung Quốc sang Việt Nam hầu hết đều là các người làm công việc phổ thông, không phải chuyên gia. Và đồng thời, họ là những người lao động nhập lậu.

Trong bài ký sự ngày 6/5/09, báo SGTT viết rằng “Trên cung đường HCM, đoạn đi qua huyện Ðông Giang (tỉnh Quảng Nam) có một “làng” công nhân người Quảng Tây (Trung Quốc). Họ đã đến đây hơn ba năm qua để xây dựng hai công trình thủy điện Za Hung và Sông Kôn 2.” Không những họ sống thành làng, họ còn lấy phụ nữ địa phương, có con, bài ký sự kể. (TN)

Tổng số lượt xem trang