Thứ Tư, 27 tháng 5, 2009

Chưa đồng thuận về khai thác bôxit ở Tây nguyên

Chưa đồng thuận về khai thác bôxit ở Tây nguyên
TT - Hôm qua (26-5), Quốc hội đã dành trọn ngày làm việc để thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội. Một trong những vấn đề tập trung nhiều ý kiến thảo luận là về quy hoạch và các dự án khai thác bôxit ở Tây nguyên. Đặc biệt, một số ý kiến đề nghị phải tiếp tục làm rõ hiệu quả của dự án về mặt kinh tế, môi trường và an ninh quốc phòng.

Khai thác bôxit: sao giờ mới bàn?

Đến từ các địa phương có dự án khai thác bôxit, đại biểu Lê Thanh Phong (Lâm Đồng) và đại biểu Điểu K’Ré (Đắc Nông) đều bày tỏ sự ủng hộ các dự án này. Đại biểu Lê Thanh Phong nói: “Quan điểm của tỉnh Lâm Đồng là không vì vấn đề môi trường mà không khai thác tiềm năng tài nguyên của địa phương để phát triển kinh tế. Nhưng cũng không vì mục tiêu phát triển kinh tế mà không đặc biệt quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường”.

Tương tự, đại biểu Điểu K’Ré nhận định: “Đối với người dân tộc thiểu số bản địa, việc khai thác bôxit trong quy hoạch sẽ ảnh hưởng không lớn đến trật tự dân cư đã hình thành từ nhiều đời nay. Sự tồn tại và phát triển văn hóa của dân tộc phải song hành với sự phát triển đi lên của địa phương, đất nước như là một lẽ tự nhiên, phù hợp với quy luật phát triển”.

Mỗi tỉnh, thành có một công trình với Trường Sa

Trong thảo luận, nhiều đại biểu đã đề cập vấn đề thực hiện chiến lược biển, coi đây là công việc cần được đặt đúng tầm quan trọng. Đại biểu Võ Trọng Việt (Sơn La) nói: “Vừa rồi chúng ta phát động cả nước hướng về biển, đảo, hướng về Trường Sa.

Đây là một chủ trương rất tốt, những người từng ra đảo đều có một tâm tư chung là không tiếc gì với Trường Sa, không tiếc gì với biển Đông. Vì vậy, tôi đề nghị mỗi tỉnh, thành có một công trình với đảo Trường Sa và thậm chí có thể kết nghĩa với các đảo trên vùng biển VN”.

Tuy nhiên, nhiều đại biểu sau đó lại có quan điểm khác. Đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) bày tỏ quan điểm bằng những câu hỏi: “Thứ nhất, trong tư duy của Chính phủ có dự trữ cho tương lai, có để dành cho con cháu không (khai thác bôxit) hay có chút của nào của tổ tiên để lại làm cho bằng hết như đất đai, than đá, dầu khí... hiện chiếm một tỉ trọng rất cao trong thu ngân sách là một biểu hiện? Thứ hai, một câu hỏi được đặt ra là vì sao một chủ trương lớn như thế, quan trọng như thế có thể làm thay đổi Tây nguyên và đã được chuẩn bị từ lâu mà đến lúc này Quốc hội mới có cơ hội bàn đến?”.

Mặc dù khẳng định hoàn toàn nhất trí với chủ trương phát triển công nghiệp khai khoáng bôxit, tuy nhiên đại biểu Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) cho biết sau khi ông đọc báo cáo của Chính phủ về vấn đề này thì thấy chưa tự giải đáp được ba vấn đề mà dư luận rất quan tâm. Đó là hiệu quả kinh tế; tác động đến môi trường tự nhiên, xã hội; và đảm bảo an ninh quốc phòng.

Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết phân tích: “Khai thác bôxit ở Tây nguyên là một đại dự án với số tiền rất lớn. Dự kiến dự án này từ nay đến năm 2025 sẽ cần huy động vốn đầu tư là 190.000-250.000 tỉ đồng và có hàng loạt cụm mỏ, cụm nhà máy.

Thêm vào đó có rất nhiều công trình phụ trợ, như một đường xe lửa dài khoảng 270km tính ra phải tiêu tốn đến 3,1 tỉ USD. Đồng thời chúng ta phải làm cảng ở hòn Kê Gà (Bình Thuận), thế thì tất cả những tiền này tính vào đâu? Nếu như tính vào sản phẩm alumin thì giá rất cao, và như thế bán hoàn toàn không có lãi. Còn nếu như không tính vào sản phẩm alumin mà coi là công trình dân dụng thì vô hình trung chúng ta đã lấy tiền thuế của dân để làm lợi cho doanh nghiệp”.

Ông Thuyết cho rằng giá alumin chỉ bằng 12% của giá nhôm thành phẩm và Đại hội X đã xác định là hạn chế xuất khẩu khoáng sản thô, trong khi đó alumin là khoáng sản thô. Ông Thuyết đặt câu hỏi: “Giá alumin trên thị trường đang xuống thấp, tại sao chúng ta phải đi vay vài trăm triệu đôla để làm những nhà máy như ở Tân Rai, Nhân Cơ?”.

Đề cập vấn đề môi trường, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết nói: “Về nguồn nước thì trong báo cáo của Chính phủ cũng nói là sẽ xây các hồ chứa nước trên Tây nguyên, vì đằng nào nước cũng chảy xuống Đồng Nai rồi ra biển, hiện nay đồng bằng Nam bộ đang khát nước và chúng ta cũng biết tin mới nhất là lượng nước của sông Mekong đang giảm xuống, nếu bây giờ trên đó xây các hồ, đập như vậy thì liệu có ảnh hưởng đến đồng bằng Nam bộ không? Vấn đề thứ hai là bùn đỏ, với lượng alumin chúng ta sản xuất ra thì từ năm 2015 mỗi năm thải ra 10 triệu tấn bùn đỏ và hết đời của dự án này là thải ra 1,5 tỉ tấn. Đấy là những quả bom bùn treo trên cao”.

Nguy cơ tái lạm phát

Xung quanh việc Chính phủ trình Quốc hội cho điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế (giảm xuống 5%) và bội chi ngân sách (tăng lên 8%), nhiều đại biểu Quốc hội đồng tình nhưng lo ngại về tình trạng tái lạm phát. Đại biểu Phạm Thị Loan (Hà Nội) nói: “Chính phủ đề nghị tăng mức bội chi ngân sách lên 8% trong khi những năm trước chỉ ở mức 5% và dưới 5%. Mặt khác nếu tính cả trái phiếu Chính phủ vào bội chi ngân sách thì thực tế bội chi ngân sách dự kiến sẽ tăng trên 10%. Như vậy nguy cơ tái lạm phát là việc nhãn tiền và đồng tiền VN sẽ mất giá”.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng tình hình hiện nay chứa đựng một cơ hội lớn để đẩy mạnh cải cách và đổi mới về thể chế, đây là cơ hội để chúng ta thanh lý những yếu kém về thể chế những doanh nghiệp không xứng đáng tồn tại. Tuy nhiên các gói kích cầu để hỗ trợ doanh nghiệp nếu không được thiết kế cẩn thận thì có khả năng sẽ cứu trợ những doanh nghiệp quá yếu kém không đáng tồn tại mà bỏ quên những doanh nghiệp biết làm ăn nhưng đang tạm thời gặp những khó khăn do điều kiện khách quan.

Bên cạnh đó, nhiều đại biểu cũng thống nhất với phương án của Chính phủ miễn thuế thu nhập cá nhân sáu tháng đầu năm 2009, riêng sáu tháng còn lại các đại biểu đề nghị cân nhắc thêm.

Đại biểu Nguyễn Văn Tuyết (Yên Bái) tuy thống nhất với phương án tiếp tục miễn thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập, đầu tư và chuyển nhượng vốn trong năm 2009, nhưng không tán thành với việc tiếp tục thực hiện miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân cho các đối tượng khác trong sáu tháng cuối năm 2009. Sáng nay (27-5), Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về kinh tế - xã hội.

V.V.THÀNH

Đại biểu Lê Thanh Phong (Lâm Đồng):

Chưa phát hiện ý kiến phản bác khai thác bôxit

Việc khởi công dự án Nhà máy bôxit Tân Rai đã tạo luồng sinh khí mới phấn chấn trong đội ngũ cán bộ và nhân dân tỉnh Lâm Đồng sau nhiều năm mong đợi... Qua tiếp xúc cử tri, cán bộ và nhân dân trong tỉnh, chúng tôi chưa phát hiện những ý kiến phản ảnh hoặc phản bác không đồng tình việc triển khai dự án.

Lê Thanh Phong Dương Trung Quốc

Đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai):

Một bộ phận nhân dân chưa đồng thuận

Tôi không dám như đại biểu tỉnh Lâm Đồng nhân danh toàn thể nhân dân của tỉnh ủng hộ (việc khai thác bôxit), tôi chỉ muốn dựa vào ý kiến của một bộ phận mà chính trong văn bản kết luận của Bộ Chính trị (về khai thác bôxit) đã bày tỏ lòng biết ơn, đó là những vị lão thành cách mạng, những nhà khoa học tâm huyết để nói rằng tại sao một vấn đề được đặt ở một tầm mức quan trọng như vậy mà bộ phận nhân dân này vẫn cảm thấy chưa đồng thuận.

+ Đại biểu Quốc hội với tư tưởng “về căn bản nhất trí…” (TuanVietnam).
+ Một số phát biểu của các đại biểu QH: Nguyễn Minh Thuyết, Dương Trung Quốc và Nguyễn Lân Dũng (video) (bauxitevietnam.info).
Những nước bán đất (BBC).
+ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN KHAI THÁC BAUXITE TÂY NGUYÊN (bauxitevietnam.info).
+ Thư ngỏ gửi ông Vũ Huy Hoàng – Bộ trưởng Bộ Công thương (bauxitevietnam.info).
+ NHẬN XÉT KỸ THUẬT VỀ BẢN BÁO CÁO CHÍNH PHỦ VỀ VẤN ĐỀ BAUXITE TÂY NGUYÊN (bauxitevietnam.info).
Phải coi dự án bauxite là công trình quan trọng quốc gia

Đưa tin họp Quốc hội của một số tờ báo

Qua cách đưa tin và cách giật nhan đề bài viết, người đọc cũng có thể hình dung phần nào về các tờ báo đó (vào thời điểm hiện nay).

Tuổi Trẻ: vừa sốt sắng vừa dè dặt
Nóng quanh chỉ số bội chi 8% và chuyện khai thác bôxit


Thanh Niên: kiss-ass ngày càng lộ liễu
Phát huy hiệu quả từ gói kích cầu của Chính phủ


VietnamNet: vẫn đầy tính chiến đấu

"Không đưa dự án bô-xít ra Quốc hội là lách luật"


Lao Động: bê nguyên từ Cổng thông tin điện tử của Chính phủ
Chính phủ báo cáo Quốc hội về dự án bauxite


Dân Trí: hăng hái
“Không thể nóng vội với các dự án bô xít”


Tôi không tìm thấy tin đưa về họp QH hôm nay trên Vnexpress và Pháp luật TPHCM- có thể là tìm chưa kỹ?

Còn VTV thì vô cùng thất vọng, nói như lời trên blog bác Hoàng Linh thì đó là cave chuyên nghiệp. Hôm trước VTV chiếu một bộ phim tài liệu về bauxite mà theo lời của biên tập viên Quang Minh thì để phục vụ cho các đại biểu Quốc hội tham khảo. Trong bộ phim này, tất cả những ý kiến phản biện đều hoàn toàn vắng bóng.

Tối nay chương trình Thời sự của VTV chỉ dành rất ít phút cho phiên họp Quốc hội, trong đó vấn đề bauxite chỉ được nêu ở vài phút cuối. Phát thanh viên VTV dõng dạc khẳng định rằng các đại biểu Quốc hội đều đồng tình với chủ trương đúng đắn của Bộ Chính trị và với Chỉ thị của Thủ tướng, chỉ còn có vài ý kiến băn khoăn về cách thực hiện mà thôi. Và VTV cũng chỉ trích một phần bài phát biểu của một vị đại biểu Quốc hội tỉnh Dak Nong, người tất nhiên là ủng hộ kế hoạch khai thác Bauxite ở tỉnh này*. Các ý kiến của các đại biểu Nguyễn Minh Thuyết hay Dương Trung Quốc hoàn toàn không được nhắc đến.

Nói chung, trái với những năm trước, việc đưa tin họp Quốc hội năm nay hết sức tẻ nhạt cứ như thể có chỉ thị hạn chế đưa tin?


*Cũng nói thê
m, ông Trần Đình Long, người có bức thư "Thị Huệ" trả lời giáo sư Huệ Chi lúc trước là đại biểu Quốc hội tỉnh Dak Lak, tỉnh "anh em" với tỉnh Dak Nong. Không biết có gì liên quan giữa việc đó với sự "cẩu thả" của ông không.


PS: không liên quan nhưng nếu chuyện này đúng sự thật thì thật kinh khủng.
KHI CẢ ĐẠI SỨ QUÁN BỎ CHẠY
-------------

"Không phải Quốc hội bàn dự án bô xít thì tốt hơn Chính phủ"

"Không phải Quốc hội bàn bạc tốt hơn Chính phủ, mà vấn đề ở chỗ đưa ra Quốc hội có nghĩa là đưa ra nhân dân. Khi Quốc hội quyết thì đạt được sự đồng thuận cao", đại biểu Nguyễn Đình Xuân phát biểu khi đề nghị đưa dự án ra thảo luận.> Chính phủ giải trình về dự án bô xít

Tổng số lượt xem trang