Thứ Năm, 14 tháng 5, 2009

Chuyện trang web của bộ Công Thương..

Hôm nay vẫn tiếp tục chuyện trang web của Bộ Công Thương -- BBC đưa sai là bộ Thương Mại... với lời lẽ khá nặng nề >>>
Trang web nêu luận điểm TQ về biển
"Là một quốc gia có chủ quyền, Trung Quốc hoàn toàn có quyền thực hiện chính sách thông tin của mình.

Nhưng một trang web cấp chính phủ ở Việt Nam lại đóng vai trò phụ trợ cho chính sách đó thì quả là chuyện lạ.
Nhưng người đọc trang web này sẽ còn ngạc nhiên hơn khi vào phần tiếng Trung.
Trang này không chỉ đã rời khỏi tên miền gov.vn để chuyển sang gov.cn của chính phủ Trung Quốc mà còn nêu quan điểm lãnh thổ, lãnh hải của họ.
Tìm theo từ khóa 'Nam Sa', 'Tây Sa' của trang này sẽ thấy lại một bài hôm 19/03/2009 mô tả chuyện Việt Nam 'theo dõi sát' vụ tàu Ngư Chính 311 của Trung Quốc đến gần Nam Sa.
Bỏ sang một bên sự khác biệt vốn có trong tên gọi hai quần đảo đang tranh chấp, bài báo tiếng Trung chỉ đưa tin phát ngôn viên Lê Dũng nói Việt Nam 'sẽ theo dõi sát' hoạt động của tàu nọ.
Bản viết này cũng chỉ nói vụ tàu Ngư Chính khiến phía Việt Nam 'có quan tâm' về 'chủ quyền'.
Đáng chú ý là bài báo đặt từ 'chủ quyền' trong ngoặc kép như một dạng trích dẫn mà thôi và cũng không hề trích toàn bộ các tuyên bố thường lệ của ông Lê Dũng về chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.
Đoạn văn tiếp theo viết phát ngôn viên Tần Cương của Trung Quốc khẳng định chủ quyền không thể chối cãi của Trung Quốc ở cả 'Tây Sa và Nam Sa'.
Ở đoạn văn đó, từ 'chủ quyền' của Trung Quốc không hề ở trong ngoặc kép."
BBC tiếp: "Nếu như vậy phải chăng Bộ Thương mại nay đang thay Bộ Ngoại giao chính thức quyết định đường lối ngoài giao của Việt Nam trong bối cảnh nước này cần vận động dư luận ủng hộ cho các tuyên bố lãnh hải và thềm lục địa?
Theo quan sát của BBC, đây là một tiền lệ hiếm hoi trong ngoại giao và chính sách thông tin của các quốc gia có chủ quyền.
Các chính phủ có liên minh chính trị, quân sự truyền thống sâu nặng như Anh, Mỹ, Úc cũng không có trang web chung nội dung, chia tên miền với các quan điểm trái ngược nhau và trái cả các tuyên bố chung chính thức như vậy.
Ngay giữa các nước Liên hiệp châu Âu, việc nêu ra các khác biệt lịch sử, hậu quả chiến tranh, lãnh thổ (như giữa Ba Lan và Đức), cũng được làm công khai theo các cấp, có bài bản và đúng luật pháp chứ không cất giấu trong các bài web có nội dung mâu thuẫn nhau, không rõ ai biên tập và được quyết định ở cấp nào."
--- Theo blog Giao thì có đến 8 trang web dạng này:
website Trung - Nam Phi - 2000 : http://www.csc.mofcom.gov.cn/csweb/csac/index.jsp
website Trung - Singapo, 2005 :http://www.csc.mofcom-mti.gov.cn/csweb/index.jsp
website Trung - Nga 2004: http://www.crc.mofcom.gov.cn/index.shtml
- Này, Trung - Nga nhé, khai trương vào ngày 22 tháng 9 năm 2004 --- : http://big5.xinhuanet.com/gate/big5/news.xinhuanet.com/world/2004-09/23/conte...
- Tiếp, Trung - Sing ngày 20 tháng 9 năm 2005. : http://xxhs.mofcom.gov.cn/aarticle/tpxw/200509/20050900429655.html
- Tiếp nữa, là Trung - Thổ ngày 17 tháng 6 năm 2007. : http://acs.mofcom.gov.cn/cms/www/news/2362926433645.cgp
Bài giải thích của bauxitevietnam: Giao trứng cho ác

6:30AM (GMT +7) 14-05-2009 | Cập nhật 12:30PM (GMT+7) 14-05-2009

Chúng tôi nhận được từ bạn hữu chuyển đến một bài viết đầy bức xúc, đăng trên blog Lê Tuấn Huy với nhan đề "Đồng tiền và Chủ quyền". Tác giả tỏ ra khá uất ức về việc Bộ Thương mại nay là Bộ Công thương của ta đã nhường chủ quyền thông tin của cho phía Trung Quốc.

Cẩn thận điều nghiên các thông tin trong bài viết trên, chúng tôi nhận thấy bức xúc của blog Lê Tuấn Huy cũng có cái lý của mình. Nhưng để nhìn vấn đề một cách rõ nét hơn, chúng tôi có một vài thông tin và nhận định tức thời như sau:

1- Xuất xứ của trang nhà (website) hợp tác kinh tế và thương mại giữa hai nước VN và Trung Quốc
Theo thông tin của báo chí Việt nam [1, 2, 3], vào cuối năm 2006, Vụ Thương mại điện tử (Bộ Thương mại, nay là Bộ Công thương) đã cùng với Bộ Thương mại Trung Quốc đưa ra sáng kiến xây dựng một website chung về hợp tác kinh tế và thương mại giữa hai nước. Và trang nhà này được trịnh trọng khai trương ở tầm vóc quốc gia, bằng sự đồng kích hoạt của các nhà lãnh đạo hàng đầu hai nước: Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Tổng Bí thư kiêm Chủ tich nước TQ Hồ Cẩm Đào (Hu Jintao) vào ngày 16/11 nhân dịp ông Hồ Cẩm Đào thăm chính thức Việt Nam [4].

2- Lý do thành lập trang web

Mục đích ra đời của trang web được nêu rõ theo bản tin dưới đây [3]. Tóm tắt, là để trao đổi thương mại song phương của hai nước Việt Nam và Trung Quốc; đẩy mạnh hơn nữa hợp tác kinh tế và thương mại giữa hai nước, thúc đẩy việc trao đổi thông tin, quan hệ và hợp tác giữa các doanh nghiệp; và hỗ trợ nhiều hơn nữa cho doanh nghiệp hai nước có cơ hội giao lưu và tìm kiếm đối tác.

Trang mặt của website hai tên miền (www.vietnamchina.gov.vn và www.chinavietnam.gov.cn), Việt Nam đứng tên đầu chủ quản, tên đầu thực hiện nội dung. Thế nhưng quyền 'admin' thì nằm ở Bắc Kinh!

3- Nguồn cung cấp thông tin

Cũng theo bản tin này [3] cho biết, trang web là do cả hai bên Vụ Thương mại điện tử, Bộ Thương mại Việt Nam và Trung tâm Thương mại điện tử, Bộ Thương mại Trung Quốc đồng thiết lập, xây dựng về mặt kỹ thuật và cung cấp nội dung.

4- Nhận xét

Như vậy là đã rõ ràng, trang nhà hợp tác kinh tế và thương mại giữa hai nước (sẽ gọi tắt là trang hợp tác) VN và Trung Quốc là được thành lập dưới sự thoả thuận chính thức giữa hai nước VN-TQ thông qua Bộ Công thương. Tầm vóc của trang web này quan trọng đến mức mà phải các nhà lãnh tụ hàng đầu hai nước đồng kích hoạt để khai trương [4]. Cho nên, việc có hai tên miền chinavietnam.gov.cn và vietnamchina.gov.vn là chính danh và có tính pháp lý.

Tuy nhiên, sự ra đời của trang nhà này có thực sự là sáng kiến giữa hai Bộ của hai nước hay không? Nói sáng kiến, theo định nghĩa là một ý tưởng mới, có tính nguyên thuỷ, sáng tạo và chưa ai nghĩ ra trước đó. Nhưng loai gọi là "trang nhà hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước" này, Trung Quốc đâu chỉ có làm với Việt Nam; mà từ lâu, TQ đã tạo ta các "trang hợp tác" như thế này với nhiều nước khác theo một kiểu rập khuôn. Tất cả các trang nhà này đều do Trung tâm Thương mại Điện tử Quốc tế của Trung Quốc, đóng đô ở Bắc kinh, tạo ra và quản lý [5]. Và những website này ra đời từ những năm 2000 hoặc sớm hơn, như trang hợp tác Trung Quốc với Nam Phi (2000), với Indonesia, với Singapore (2005) [6]. Trang hợp tác với Việt nam còn thuộc loại "em sinh sau đẻ muộn" thì sao lại gọi là "sáng kiến giữa hai nước" được! Mà rõ ràng, đây là "sáng kiến" của phía Trung Quốc, chủ định và chủ động đề nghị Việt Nam làm đó chứ! Không biết kiểu trang "đa sinh" này sẽ có thêm bao nhiêu em nữa, chúng ta chẳng biết!

Như Lê Tuấn Huy bức xúc cũng khá xác đáng. Trích: "Đến đây có thể thấy rằng, Bộ Công thương (mà trước đó là Bộ Thương mại), trên Website Hợp tác kinh tế thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam đã nhất quán, từ chỗ nhường chủ quyền thông tin cho Trung Quốc qua việc chỉ chuyển tải những thông tin đối nội, đối ngoại, chiến lược, quân sự… của nước họ, đến chỗ đánh mất cả chủ quyền quốc gia qua việc để cho những thông tin đó xâm phạm đến chính chủ quyền của Việt Nam! Việc biểu thị chủ quyền của Trung Quốc đối với phần lãnh thổ đã chiếm đoạt của Việt Nam lại được thực hiện ngay trên lãnh địa của Việt Nam, bằng chính con người Việt Nam và phương tiện Việt Nam! " Hết trích dẫn.

Nhưng thực tế phía bên Bộ Công thương Việt Nam có lẽ ngay từ đầu có được phép sờ vào vấn đề kỹ thuật trang web bao giờ đâu mà "nhường" với "đánh mất" chủ quyền thông tin. Cùng lắm là họ tạo cho một cửa sổ để được phép lên tin cho hợp lý hợp tình. Ở đó, việc phải làm là chỉ cần dán tin vô trong một khung được sắp đặt sẵn, nhưng phải qua ban điều hành trang web, cho thì lên, không thì vào sọt rác. Có thì mới nhường mới mất, chứ không có thì làm gì mà mất với chả nhường!

Cái khôn của "bạn" ở đây là các điều khoản thỏa thuận ban đầu về lai lịch hình thành, về đóng góp nội dung đăng trên trang hợp tác thương mai hai nước Việt - Trung là do bản tin của Vụ Thương mại Điện tử của Bộ Thương mại (Công thương) Việt Nam đưa [2]. Như vậy, cả hai đều là chủ quyền chung và trách nhiệm về các nội dung đăng tải của trang điện tử này- dù có như thế nào thì cũng là sự đồng thuận và của cả hai bên, chứ "bạn" không tự quyết!

Nhưng dù sao, đó cũng là chuyện 'tình ngay lý gian'. Vì tất cả các thông tin trên trang hợp tác Việt-Trung này là do phía Trung Quốc hoàn toàn thao túng và điều khiển, nên họ muốn đưa gì chả được, nên Lê Tuấn Huy bận lòng chi thắc mắc và lên án Bộ Công thương đã "nối giáo cho giặc"! Kể cả có thư hay công văn hay công hàm gửi đến khiếu nại đi nữa, chẳng ai chịu "đục bỏ" thì làm gì được nhau?

Oan này Bộ Công thương (nếu có ai khiếu kiện- mà có lẽ cũng đã đến lúc cần khởi kiện một Bộ của nhà nước tự đánh mất chủ quyền quốc gia dù là hữu ý hay vô tình, chứ không ư?) kêu trời sao cho thấu!

Bộ Công thương (Thương mại cũ) có ngây thơ trong việc này không? Dĩ nhiên là không, nhưng chắc họ không làm gì được trong cái thế "cây gậy và củ cà rốt (thối)", mà phải đóng vai trò phải bị cầm tay ký..."ủy thác" cho phía "bạn"!

Nghe chuyện này lại nhớ đến cổ tích "Mỵ Châu-Trọng Thủy", Mỵ Châu bị oan vì không biết, không ý thức. Còn Bộ Công thương có bị oan như Mỵ Châu trong chuyện "giao trứng cho ác" này không? Cũng cố gắng để tin và hy vọng là như vậy!

Bauxite Việt Nam
Nguồn tham khảo:

[1] Xây dựng Website hợp tác kinh tế và thương mại Việt - Trung

Lao Động số 315 Ngày 15/11/2006 Cập nhật: 7:36 AM, 15/11/2006

(LĐ) - Vụ Thương mại điện tử (Bộ Thương mại) ngày 14.11 cho biết, Bộ Thương mại Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc đã đưa ra sáng kiến xây dựng một website chung về hợp tác kinh tế và thương mại giữa hai nước.

Trước đó, ngày 11.11, Thứ trưởng Bộ Thương mại VN Phan Thế Ruệ và Trợ lý Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Trần Kiện thay mặt hai bộ đã ký bản thoả thuận xây dựng Website hợp tác kinh tế thương mại Việt-Trung. Ngày 16.11, website sẽ chính thức được khai trương nhân chuyến thăm chính thức VN của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào.

Công Thắng

Nguồn: Báo Lao Động
[2] Website Hợp tác kinh tế và thương mại giữa hai nước VN và Trung Quốc đã chính thức khai trương tại địa chỉ: www.vietnamchina.gov.vn và www.chinavietnam.gov.cn.vào ngày hôm qua, 16-11.

Thứ sáu, 17 Tháng mười một 2006, 11:40 GMT+7

Bộ Thương mại VN và Bộ Thương mại Trung Quốc đã có sáng kiến phối hợp thành lập một website chung nhằm này hỗ trợ nhiều hơn nữa cho doanh nghiệp hai nước có cơ hội giao lưu và tìm kiếm đối tác.

Vụ Thương mại điện tử, Bộ Thương mại VN và Trung tâm Thương mại điện tử, Bộ Thương mại Trung Quốc là hai đơn vị đầu mối thiết lập, xây dựng về mặt kỹ thuật và cung cấp nội dung cho website. Thông tin trên website được cung cấp bằng cả tiếng Việt và tiếng Trung.

Nội dung chủ yếu của website là cung cấp các thông tin nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp cả hai nước bao gồm: chính sách và quy định về thương mại, đầu tư, các dữ liệu kinh tế vĩ mô, thông tin các ngành, thị trường, doanh nghiệp và sản phẩm, tình hình xuất khẩu - nhập khẩu… Website sẽ đăng các cơ hội kinh doanh, các chào bán, chào mua của doanh nghiệp VN và Trung Quốc đã được Bộ Thương mại của hai nước thẩm định. Đây có thể coi là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp của hai nước mở rộng quan hệ kinh doanh với nhau.

M.PHÚC

Nguồn: Trung tâm Báo chí và Hợp tác truyền thông Quốc tế (CPI) - Bộ thông tin và truyền thông

[3] Chính thức khai trương Website Hợp tác kinh tế và thương mại Việt Nam - Trung Quốc

2006-11-26 13:34:56

Ngày 16 tháng 11 năm 2006, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ khai trương Website Hợp tác kinh tế và thương mại giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Tham dự Lễ khai trương có đồng chí Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí Hồ Cẩm Đào, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đồng chí Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cùng nhiều đồng chí lãnh đạo các cơ quan, bộ ngành của hai nước.


Bộ trưởng Bộ Thương mại Việt Nam Trương Đình Tuyển và Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Bạc Hy Lai đã giới thiệu tóm tắt về nhu cầu dẫn đến việc xây dựng website, những nội dung chính của website và mục đích phục vụ doanh nghiệp của website.


Tiếp đó, các đồng chí Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí Hồ Cẩm Đào, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đồng chí Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã chính thức khai trương Website Hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước tại địa chỉ: www.vietnamchina.gov.vn và www.chinavietnam.gov.cn.


Lý do thành lập website

Trao đổi thương mại song phương của hai nước Việt Nam và Trung Quốc đã có những đóng góp đáng kể cho tốc độ phát triển ổn định về kinh tế, công nghiệp, cơ sở hạ tầng và công nghệ trong thời gian qua. Hướng tới mục tiêu kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt 10 tỷ đô la Mỹ vào năm 2010 do hai Thủ tướng đề ra, trong thời gian qua hai nước đã có những hoạt động thiết thực hỗ trợ các doanh nghiệp trao đổi thương mại. Quan hệ hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc đã phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Với tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin đối với phát triển và tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, với mục đích đẩy mạnh hơn nữa hợp tác kinh tế và thương mại giữa hai nước, thúc đẩy việc trao đổi thông tin, quan hệ và hợp tác giữa các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ của hai nước, trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, Bộ Thương mại Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc đã có sáng kiến phối hợp thành lập một website chung nhằm hỗ trợ nhiều hơn nữa cho doanh nghiệp hai nước có cơ hội giao lưu và tìm kiếm đối tác.

Triển khai thực hiện

Vụ Thương mại điện tử, Bộ Thương mại Việt Nam và Trung tâm Thương mại điện tử, Bộ Thương mại Trung Quốc là hai đơn vị đầu mối thiết lập, xây dựng về mặt kỹ thuật và cung cấp nội dung cho website. Thông tin trên website được cung cấp bằng cả tiếng Việt và tiếng Trung.

Hỗ trợ doanh nghiệp

Nội dung chủ yếu của website là cung cấp các thông tin nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp cả hai nước bao gồm: chính sách và quy định về thương mại, đầu tư, các dữ liệu kinh tế vĩ mô, thông tin các ngành, thị trường, doanh nghiệp và sản phẩm, tình hình xuất khẩu - nhập khẩu, v.v… Website sẽ đăng các cơ hội kinh doanh, các chào bán, chào mua của doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc đã được Bộ Thương mại của hai nước thẩm định. Đây có thể coi là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp của hai nước mở rộng quan hệ kinh doanh với nhau.

Thông tin được hai đơn vị đầu mối cung cấp và cập nhật thường xuyên sẽ góp phần tạo nên một đầu mối giao thương giữa doanh nghiệp của hai nước, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động buôn bán, đầu tư giữa doanh nghiệp hai bên. Website cũng không thể phát huy hiệu quả nếu thiếu sự ủng hộ và tham gia tích cực từ phía doanh nghiệp. Do đó, đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp cho website sẽ rất được hoan nghênh và cũng nhằm mục đích cao nhất là nâng cao hiệu quả hợp tác giữa hai nước nói chung và hợp tác trong quan hệ thương mại nói riêng.

Nguồn thông tin: Vụ Thương mại điện tử BTM Viet Nam
http://www.cvc.mofcom.gov.cn/cvweb/vcc/info/Article.jsp?a_no=52621&col_no=575

[4] Việt - Trung ký kết 11 văn kiện hợp tác
[5] Địa chỉ nguồn quản lý website hợp tác thương mại Việt Nam-Trung Quốc nằm ở đây:
inetnum: 211.88.0.0 - 211.88.255.255
netname: CIETNET
descr: China International Electronic Commerce Cernter
country: CN
status: ALLOCATED PORTABLE
person: Xu Jun
nic-hdl: XJ382-AP
address: RongHua Road No.11, Beijing Economy Technology Development Area, 100176
phone: +86-10-67800339
fax-no: +86-10-62872778

[6] Các trang nhà do China International Electronic Commerce Cernter đã và đang làm chủ:
www.chinavietnam.gov.cn

www.sco-ec.gov.cn

www.vietnamchina.gov.vn

www.cec.mofcom.gov.cn

www.chinavietnam.gov.cn

www.cic.mofcom.gov.cn

www.crc.mofcom.gov.cn

www.csc.mofcom-mti.gov.cn

www.csc.mti-mofcom.gov.sg

www.ctc.mofcom.gov.cn

Qua các cửa ngỏ chính này, các trang phụ được hình thành (Các đường links dưới đây được trích từ Blog Giao)

http://www.csc.mofcom.gov.cn/csweb/csac/index.jsp

http://www.cic.mofcom.gov.cn/ciweb/cic/index.jsp

http://www.csc.mofcom-mti.gov.cn/csweb/index.jsp
------- Liệu có phải lại là vì ta ngu dốt quá không ??? hay còn có nguyên nhân gì khác ??? Tạm biết vậy đã .

Tổng số lượt xem trang