Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2009

Hihi... Taipei Times cũng đục bỏ như VN... chà chà...đỡ xấu hổ nha..

Tình cờ ngó qua bài này... thấy thiếu hẳn một đoạn... ngó lại thấy Taipei Times ... thui thông cảm vì đụng vào mấy cái nè cũng cũng run lắm nên bỏ đi cho nó lành...


Các nước viện trợ yêu cầu Việt Nam thẳng tay với tham nhũngHà Nội - Việt Nam đã cải cách luật chống tham nhũng, nhưng trên thực tế không mang lại nhiều hiệu qủa trong việc đánh thẳng tay người tham nhũng qua hệ thống luật pháp hay báo chí của Việt Nam hiện nay, giới ngoại giao ngoại quốc nói với viên chức nhà nước Việt Nam như thế hôm thứ Sáu ngày 29 tháng Năm.Đại sứ và đại diện các tổ chức viện trợ quốc tế nói với thanh tra của nhà nước Việt Nam ở buổi họp bán niên về tham nhũng ở Hà Nội rằng, để chấm dứt tình trạng phi pháp đang tràn lan trên cả nước như hiện nay, nó đòi hỏi một sự minh bạch, cải cách phương cách đấu thầu và tự do thông tin cho các phóng viên, nhà báo và những tổ chức dân quyền được nới rộng ra để họ có thể tố cáo người vi phạm.“Cần nhấn mạnh vào sự áp dụng và thi hành luật chống tham nhũng hiện đang có, và cần đề cập đến vai trò của một xã hội biết tôn trọng dân quyền, vai trò của báo chí và vai trò của công luận trong trận chiến chống tham nhũng này,” Đại sứ Thụy Điển ông Rolf Bergman nói.“Trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay, những biện pháp chống tham nhũng vẫn không mấy hiệu qủa,” thanh tra chống tham nhũng của Việt Nam ông Lê Văn Lân nói.Mối quan tâm của các nước viện trợ cho Việt Nam đã trở nên sâu sắc kể từ khi hai nhà báo phanh phui vụ tham nhũng PM18 đầy tai tiếng ở Bộ Giao thông bị bắt vào tháng Năm năm ngoái.Hôm tháng Mười Hai, Nhật Bản đã ngưng tất cả viện trợ cho Việt Nam trong một thời gian vì vụ tai tiếng của công ty PCI. Thành viên Ban Quản trị của hãng Pacific Consultants Internation (PCI) thừa nhận là họ đã đút lót cho Giám đốc đại diện Bộ Giao thông ở thành phố Hồ Chí Minh một số tiền 800.000 đô-la để được trúng thầu xây dựng xa lộ (Đông-Tây) ở thành phố này.
Công trình cầu Phú Đông được xây dựng ở Việt Nam qua công ty cố vấn PCI trong năm 2005. Nguồn: pci.co.th
Cuộc hội thảo về tham nhũng hôm thứ Sáu rồi chủ yếu nhắm vào ngành xây dựng, là ngành vốn dễ bị tham nhũng nhất. Viên chức nhà nước Việt Nam đã trình bày chi tiết một loạt vấn đề trong lãnh vực xây dựng này.Ông Phạm Văn Khánh, Giám đốc Thanh tra Nhà nước nói rằng những cuộc điều tra từ năm 2005 cho đến 2007 đã phát hiện 28 trường hợp nhà thầu đã được trả cho những công trình ma, hay được trả gấp đôi cho công việc họ làm. Ông Khánh cho hay số tiền thất thoát lên gần tới 100 triệu đô-la, trong đó nhà nước đã thu hồi được chỉ dưới một nữa.Ông Khánh và những viên chức nhà nước khác nói rằng những công trình xây dựng thường được trao cho những công ty lớn, là những công ty đấu thầu với gía không thực, rồi quay lại chia việc cho những công ty nhỏ hơn và sự thường những công ty nhỏ này không có năng lực thực hiện công việc thầu một cách hiệu qủa.Ngân hàng Thế giới và viên chức Việt Nam tập chú vào những biện pháp quản trị, chẳng hạn như phải bạch hóa dữ kiện công trình cho công chúng biết và trả lương cho cán bộ công nhân viên cao hơn để bảo đảm họ không “nhúng tay vào chàm”. Phía Việt Nam đã đưa ra một loạt nghị định và luật lệ được chấp nhận trong những năm gần đây nhằm phối hợp nhịp nhàng hơn luật chống tham nhũng.Nhưng Đại sứ Đan Mạch ông Peter Hansen trình bày một bản nghiên cứu và đưa ra những bài báo nói về vụ án tham nhũng trong giới truyền thông Việt Nam, lên cao điểm qua vụ PMU-18 trong đầu năm 2007, và sau đó chìm xuồng có thể nói như đã chưa có gì xảy ra sau khi hai ông nhà báo tố cáo vụ này bị đi tù.“Báo chí Việt Nam rõ ràng mất sự tự tin sau vụ PMU-18 này,” ông Hansen nói. “Bây giờ qúy vị phải xây dựng lại niềm tự tin của họ để nhà báo có thể tường thuật những vụ tham nhũng mà không sợ bị trả thù. Nhưng tôi nghĩ, nhà nước Việt Nam - ở một mức độ nào đó - tối thiểu phải ý thức được rằng báo chí có một vai trò quan trọng (trong chuyện chống tham nhũng này). © DCVOnline
Nguồn:(1) Donor nations ask Vietnam to crack down on corruption. DPA, 31 May 2009

----------------




-- lại bỏ nguyên đoạn cuối ..Every Western ambassador at the meeting, as well as the representatives of the World Bank and the Asian Development Bank, called for more room for civil society groups to join in fighting corruption.
Vietnamese Vice Minister of Planning and Investment Cao Viet Sinh said he agreed that 'the participation of society is important to monitoring.' But Sinh listed 'social organizations like the Fatherland Front, the Women's Union, the Farmers' Association and the Veterans' Association' as the kind of groups that might play such a role.
These groups are known in Vietnam as 'mass organizations', and are tightly controlled by the Communist Party. Sinh did not mention any small or independent non-governmental organizations.
'The understanding of civil society organizations or NGOs (in Vietnam) is very limited,' said Ran Liao of Transparency International, who spoke at the meeting. Liao said it would take time for Vietnamese officials to appreciate the value of independent civil society groups.

-------


ttngbt có túm lại chút ... VN đã sửa đổi Luật chống tham nhũng, nhưng vẫn chưa thực hiện được bao nhiêu . ....Phóng viên và các tổ chức xã hội dân sự cần được tự do hơn ...Các tổ chức xã hội dân sự cần có đất để tham gia cuộc chiến chống tham nhũng....Ông Cao Viet Sinh không hề đả động tới bất kỳ tổ chức phi chính phủ (NGOs) độc lập hay nhỏ nào . Sự hiểu biết về các tổ chức xã hội dân sự hay (NGOs) tại Việt Nam rất hạn chế .... Các quan chức VN cần có thời gian để nhận thức được giá trị của các nhóm XHDS độc lập !!!! ......đoạn về XHDS sao lại mất hẳn thế này ...
-------------
Bản dịch khác:

184.Các nước cấp viện đòi hỏi VN trừng trị thẳng tay nạn tham nhũng


Earth Times

Các nước cấp viện đòi hỏi Việt Nam

trừng trị thẳng tay nạn tham nhũng

Hãng thông tấn Đức DPA
Thứ Sáu, ngày 29-5-2009

Hà Nội – Việt Nam đã cải cách luật chống tham nhũng của họ, thế nhưng chỉ làm được vài ba hành động thật sự để trừng trị và ngăn chận những kẻ phạm tội thông qua hệ thống luật pháp hoặc bằng phương tiện truyền thông, các nhà ngoại giao nước ngoài đã nhận xét như vậy với các quan chức Việt Nam vào hôm thứ Sáu.
Các vị đại sứ và đại diện các tổ chức viện trợ quốc tế đã nói với cơ quan thanh tra của Việt Nam tại một cuộc đối thoại nửa năm một lần về tham nhũng rằng việc chặn đứng những hoạt động phi pháp của nhân viên chính quyền đang lan rộng đòi hỏi sự minh bạch, cải cách việc ký kết hợp đồng, và có được quyền tự do cho báo chí và các tổ chức xã hội dân sự lớn hơn nữa để vạch mặt những kẻ phạm pháp. Điều đó cần có một “sự nhấn mạnh lên việc tôn trọng” luật chống tham nhũng hiện nay, và “vai trò của xã hội dân sự, của các phương tiện truyền thông và công chúng,” Đại sứ Thuỵ Điển Rolf Bergman đã phát biểu như vậy tại cuộc họp.

“Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, những giải pháp chống tham nhũng vẫn rất kém hiệu quả,” quan chức chống tham nhũng của Việt Nam Lê Văn Lân thừa nhận.

Mối quan ngại của quốc tế đối với tình trạng tham nhũng tại Việt Nam đã trở nên sâu sắc thêm kể từ khi hai nhà báo từng đưa tin về vụ tham nhũng khét tiếng PMU-18 tại Bộ Giao thông bị bắt vào tháng Năm năm 2008.

Vào tháng Mười hai, Nhật Bản đã đình hoãn toàn bộ những khoản trợ giúp phát triển cho Việt Nam trong vài tháng do vụ việc được gọi là PCI. Các chuyên gia tư vấn từ một công ty Nhật Bản, có tên là Pacific Consultants International, đã khai là họ đã hối lộ cho người đứng đầu Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 800 ngàn đô la trong những khoản tiền lại quả cho một dự án xây dựng đường cao tốc.

Cuộc đối thoại hôm thứ Sáu đã tập trung vào ngành công nghiệp xây dựng nổi tiếng tham nhũng. Các quan chức Việt Nam đã trình bày chi tiết một loạt các vấn đề trong lĩnh vực này.

Ông Phạm Văn Khánh, một vụ trưởng trong cơ quan Thanh tra Chính phủ, đã cho biết các hoạt động thanh tra từ năm 2005 đến 2007 đã phát hiện 28 vụ mà trong đó các nhà thầu xây dựng đã được chính quyền trả tiền cho các công việc không có thực, hoặc họ tính tiền gấp hai lần về các công việc mà họ đã làm trước đó.
Ông nói rằng tổng số tiền mất mát là gần 100 triệu đô la, mà trong đó chính phủ chỉ thu hồi lại được có một nửa. Ông Khánh và các quan chức khác cho biết các dự án xây dựng thường được ban cho các công ty lớn, những công ty nầy bỏ giá thầu rất phi thực tế, để rồi chia nhỏ công việc cho các công ty nhỏ hơn không đủ khả năng hoàn thành công việc một cách hiệu quả.

Ngân hàng Thế giới và các quan chức Việt Nam đã tập trung vào các biện pháp hành chính, ví như đưa ra công khai các thông tin về dự án và trả lương cao hơn cho các công chức để đảm bảo họ không kiếm cách bóp nặn tiền bạc. Việt Nam đã đưa ra hàng loạt các văn bản và quy tắc đã được thông qua vài năm gần đây để hài hòa với các điều luật chống tham nhũng.

Thế nhưng Đại sứ Đan Mạch Peter Hansen đã trình bày một nghiên cứu cho thấy rằng các bài báo về tham nhũng trên hệ thống truyền thông của Việt Nam, gợn lên phần nào vụ việc PMU-18 vào đầu năm 2007, rồi từ đó lại rơi vào hầu như là con số không khi các nhà báo từng đưa tin về vụ việc lại bị bỏ tù.

“Rõ ràng là báo chí đã mất đi sự tin tưởng của mình sau vụ PMU-18,” ông Hansen cho hãng thông tấn Đức dpa biết như vậy. “Cho nên giờ đây các vị phải tạo dựng dần niềm tin cho họ để họ có thể đưa tin mà không bị bất cứ sự trừng phạt nào. Nhưng tôi nghĩ là chính phủ ít nhất ở mức độ nào đó phải nhận thức được rằng báo chí đóng một vai trò quan trọng.”

Mọi đại sứ của các quốc gia phương Tây tại cuộc họp, cũng như những vị đại diện của các Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á, đã kêu gọi có nhiều không gian hơn cho các tổ chức xã hội dân sự để họ tham gia vào cuộc chiến chống tham nhũng.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam Cao Viết Sinh nói rằng ông tán thành rằng “sự tham gia của xã hội vào việc kiểm tra giám sát là quan trọng.” Nhưng ông Sinh đã liệt kê “những tổ chức xã hội như Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân và Hội cựu Chiến binh” dường như là những tổ chức có thể đóng vai trò đó.

Những tổ chức này được biết đến ở Việt Nam như là “những tổ chức quần chúng,” và bị Đảng Cộng sản kiểm soát chặt chẽ. Ông Sinh đã không đề cập đến bất cứ tổ chức nhỏ hay tổ chức độc lập phi chính phủ nào.

“Sự am hiểu về các tổ chức xã hội dân sự hay tổ chức phi chính phủ NGO (theo cách gọi ở Việt Nam) là rất hạn chế,” theo nhận xét của ông Ran Liao thuộc tổ chức Minh bạch Quốc tế, người đã có ý kiến phát biểu tại cuộc họp này. Ông Liao cho biết cần phải có thời gian cho các quan chức Việt Nam đánh giá đúng về giá trị của những tổ chức xã hội dân sự độc lập.

Hiệu đính: Trần Hoàng
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009

————
Earth Times

Donor nations ask Vietnam to crack down on corruption

Fri, 29 May 2009
Author : DPA

Tổng số lượt xem trang