Hanoi - Vietnam has reformed its corruption laws, but has made few concrete moves to crack down on offenders via the legal system or the media, foreign diplomats told Vietnamese officials Friday.
Ambassadors and representatives of international aid organizations told Vietnamese government inspectors at a semi-annual dialogue on corruption that ending widespread malfeasance would require transparency, contracting reform, and greater freedom for journalists and civil society groups to denounce violators.
There needs to be a 'strong emphasis on enforcement' of existing anti-corruption law, and on 'the role of civil society, the media and the public,' Swedish Ambassador Rolf Bergman told the gathering.
'In the current context of Vietnam, anti-corruption measures are still not very effective,' acknowledged Vietnamese anti-corruption officer Le Van Lan.
International concern over corruption in Vietnam has sharpened since two Vietnamese journalists who reported the notorious PMU-18 corruption case in the Ministry of Transportation were arrested in May, 2008.
In December, Japan halted all development assistance to Vietnam for several months over the so-called PCI affair. Consultants from a Japanese company, Pacific Consultants International, said they had paid the head of Ho Chi Minh City's Transportation Department some 800 thousand dollars in kickbacks on a highway construction project.
The dialogue Friday focused on the corruption-prone construction industry. Vietnamese officials detailed a host of problems in the sector.
Pham Van Khanh, a director in the Government Inspectorate, said inspections from 2005-7 had found 28 cases in which contractors were paid for nonexistent work, or had double-charged for work they had done. He said the amount lost totaled nearly 100 million dollars, of which the government had recovered just under half.
Khanh and other officials said construction projects are often awarded to large companies that submit unrealistic bids, then subdivide the work among smaller companies that lack the capacity to carry out the job effectively.
The World Bank and Vietnamese officials focused on administrative measures, such as making project data publicly available and paying civil servants higher salaries to ensure they do not resort to extortion. The Vietnamese presented a host of decrees and regulations adopted in recent years to harmonize anti-corruption laws.
But Danish Ambassador Peter Hansen presented a study showing that articles on corruption in the Vietnamese media, which crested around the PMU-18 affair in early 2007, had since dropped to almost nothing as journalists who reported on the case were punished.
'Clearly the press lost their confidence after the PMU-18 case,' Hansen told the German Press Agency dpa. 'So now you have to build up their confidence to be able to report without any sanctions. But I think the government at least to some degree realizes that the press has an important role to play.'
Every Western ambassador at the meeting, as well as the representatives of the World Bank and the Asian Development Bank, called for more room for civil society groups to join in fighting corruption.
Vietnamese Vice Minister of Planning and Investment Cao Viet Sinh said he agreed that 'the participation of society is important to monitoring.' But Sinh listed 'social organizations like the Fatherland Front, the Women's Union, the Farmers' Association and the Veterans' Association' as the kind of groups that might play such a role.
These groups are known in Vietnam as 'mass organizations', and are tightly controlled by the Communist Party. Sinh did not mention any small or independent non-governmental organizations.
'The understanding of civil society organizations or NGOs (in Vietnam) is very limited,' said Ran Liao of Transparency International, who spoke at the meeting. Liao said it would take time for Vietnamese officials to appreciate the value of independent civil society groups.
------------VN đã sửa đổi Luật chống tham nhũng, nhưng vẫn chưa thực hiện được bao nhiêu . ....
Phóng viên và các tổ chức xã hội dân sự cần được tự do hơn ...
Các tổ chức xã hội dân sự cần có đất để tham gia cuộc chiến chống tham nhũng....
Ông Cao Viet Sinh không hề đả động tới bất kỳ tổ chức phi chính phủ (NGOs) độc lập hay nhỏ nào . Sự hiểu biết về các tổ chức xã hội dân sự hay (NGOs) tại Việt Nam rất hạn chế .... Các quan chức VN cần có thời gian để nhận thức được giá trị của các nhóm XHDS độc lập !!!!
Một cựu bộ trưởng có tiếng ở Việt Nam đã lên tiếng kêu gọi xây dựng xã hội dân chủ và đẩy mạnh vai trò phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan hiện bị một số nhà chỉ trích gán cho vai trò ''bình phong cây cảnh''.
Trong bài phỏng vấn đăng trên trang web của báo Đại Đoàn Kết, ông Trần Xuân Giá, cựu Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư và hiện đang giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng ACB nói:
''Để đất nước phát triển bền vững phải xây dựng cho được nền dân chủ.
''Phát huy dân chủ có nhiều kênh nhưng phản biện xã hội là kênh hết sức quan trọng.''
Vị cựu bộ trưởng có nhiều ảnh hưởng hồi cuối những năm 1990 đầu những năm 2000 nói phản biện xã hội cũng phải được thực hiện theo đúng cách chứ ''kết luận đúng - sai thôi chưa đủ''.
''Thực sự phản biện và cơ quan phản biện cần những nhà chuyên môn, chứ không cần người nói suông, nói theo cảm tính, cảm giác.''
-------------
Đầu tư xây dựng: “điểm nóng” tham nhũng
VN sẽ sớm phê chuẩn Công ước Chống Tham nhũng của LHQ (VOA)
‘Chống tham nhũng, không sợ trả thù’ (BBC).
Tố cáo tham nhũng sẽ không bị trả thù (VNN).
2010, Việt Nam ban hành Luật bảo vệ nhân chứng (VNN)
Vụ truy tố 2 viên chức cấp cao có thể gây hại uy tín ông Phan Văn Khải (VOA)
Kết thúc điều tra bổ sung vụ Đề án 112: Nguyên phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ thoát tội tham ô (Tuổi Trẻ).
Người dân bị bỏ rơi trước nạn ô nhiễm môi trường… (SGTT).
Đề nghị thu hồi hàng trăm nghìn ha đất sai mục đích (Tiền Phong).
Cựu bộ trưởng thúc giục dân chủ (BBC).
- Ân xá Quốc tế chỉ trích Việt Nam (BBC). – Khủng hoảng toàn cầu ‘gây hại nhân quyền’ (BBC).
Báo và blog và … (Diễn Đàn)
Yahoo chuẩn bị mở rộng hoạt động ở Việt Nam (VOA)
Blogger Yahoo!360 sắp bị dời "nhà", xoá dữ liệu
Trước những phàn nàn của người dùng về những bất tiện của dịch vụ Yahoo! 360Plus như không cho chuyển đổi Quick comment từ Yahoo!360 sang Yahoo!plus, ông Trí nói: “Nhằm mục đích bảo vệ an toàn cho người dùng, Yahoo!360Plus không cho chuyển Quick Comment từ Yahoo!360 sang Yahoo!plus là nhằm ngăn chặn tình trạng AutoSpam. Với Yahoo!plus, Nếu phát hiện blog có nội dung xấu. Yahoo sẽ xử lý ngay blogger đó”.
- Trần Đình
Theo ghi nhận của VietNamNet, cộng đồng blogger Yahoo! 360 đã bắt đầu "di cư" sang các dịch vụ blog khác từ giai đoạn cuối 2008, đầu 2009 và đến nay đã gần hoàn tất, dù bị chia nhỏ và tản mát đi khá nhiều.
Tuy nhiên, Yahoo! 360 Plus không được liệt kê vào nhóm dịch vụ được cộng đồng blogger Việt ưa chuộng vì khá bất tiện, khó sử dụng, chỉ đảm nhiệm được vai trò sao lưu dữ liệu các entry từ Yahoo! 360 nhưng cũng bị mất toàn bộ các comment và hình ảnh, video được nhúng trong entry.
Đích đến mới của phần lớn cộng đồng blogger Việt trong cuộc di cư khỏi Yahoo! 360 là các dịch vụ mạng xã hội ảo có quy mô lớn trên toàn cầu như Facebook, Multiply, BlogSpot, Opera, WordPress... Các dịch vụ mạng xã hội của Việt Nam dù đã tạo cả công cụ chuyển đổi nội dung để giúp blogger Yahoo! 360 "chuyển nhà" dễ dàng, nhưng vẫn không thu hút được tỉ lệ blogger đáng kể nào trong cuộc di cư ồ ạt này.
- B.M.
---------------- Một ví dụ về Yahoo
181.Điệu khiêu vũ tinh tế của Yahoo ở VN
BusinessWeek
Điệu khiêu vũ tinh tế của
Yahoo ở Việt Nam
Yahoo đang rộng cửa vào đất nước Á châu này nhưng cũng đang gặp nhiều khó khăn để tránh bị lôi kéo vào những nổ lực của chính phủ nhằm hạn chế việc sử dụng trang Web của các công dân
Ngày 28-5-2009
Hãng Internet khổng lồ Yahoo! đang đầu tư để phát triển ở Việt Nam. Thế nhưng khi công ty nầy đang mở rộng cửa ở đất nước Đông nam Á này, họ đang chọn những bước đi để tránh khỏi trở thành một kẻ tuân theo các nỗ lực của chính phủ nhằm hạn chế việc sử dụng các trang Web của công dân nước ở đây.
Việt Nam nằm trong số những thị trường đang nổi lên tiêu biểu cho những viễn cảnh phát triển đối với Yahoo. Hơn 95% trong tổng số 18 triệu người dùng Internet của nước này có hoạt động gửi tin nhắn và thư điện tử của Yahoo, theo như một nghiên cứu được thực hiện với hãng chuyên nghiên cứu thị trường TNS.
Yahoo đang giúp vào việc tài trợ cho các quán cà phê Internet tại nhiều khu vực ở Thành phố Hồ Chí Minh và những nơi khác. Và tính đại chúng của diễn đàn hoạt động blog của công ty này đã thúc đẩy việc khai trương một phiên bản tiếng Việt, Yahoo 360plus, vào tháng Năm năm 2008.
Tuy nhiên sự phát triển của Yahoo đã đến đúng vào lúc Việt Nam đề nghị phải có những hạn chế chặt chẽ hơn đối với các hoạt động nối mạng trực tuyếtn của các công dân.
Mùa thu năm trước, chính phủ đã lập Cục Quản lý Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử, một đơn vị có nhiệm vụ theo dõi hoạt động Internet, và đã đưa ra một quy định của nhà nước để nâng mức phạt đối với những chỉ trích nào nhắm vào chính quyền được đưa lên trang Web.
Theo tổ chức nhân quyền Nhà báo Không Biên giới [Reporters Without Borders] đóng tại Paris, thì những quy định này cũng chứa đựng một yêu cầu được hiểu ngầm đối với các nhà cung cấp dịch vụ Internet như Yahoo cung ứng dữ liệu và các bản tin cho những người sử dụng.
“Những kẻ thù” của Internet
Trong một bản báo cáo vào tháng Ba, tổ chức Phóng viên Không Biên giới đã liệt kê Việt Nam vào bản danh sách thường niên của các nước mà tổ chức nầy coi như là “những kẻ thù” của Internet.
Tổ chức này đã viện dẫn 30 ” nhà bất đồng chính kiến trên mạng” mà chính phủ Việt Nam đã bỏ tù kể từ năm 2002 – bảy người trong số đó vẫn còn bị giam giữ – và tổ chức nầy đã phê phán ông Đỗ Quý Doãn, Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông, về một bài phát biểu ông đọc vào tháng Hai rằng “một blog là một trang thông tin cá nhân. Nếu như một blogger sử dụng nó cho những tin tức nói chung là giống như báo chí, thì anh ta đang vi phạm luật pháp và sẽ bị xử lý.” Bộ Thông tin & Truyền thông của Việt Nam đã không trả lời trước một đề nghị đưa ra lời bình luận về việc này.*
Phản ứng của Yahoo trước quan điểm của chính phủ VN về việc sử dụng trang Web của các công dân đang tiết lộ cho thấy các công ty Internet đang ở tình trạng căng thẳng mà họ buộc phải cư xử khi họ hoạt động kinh doanh tại các quốc gia có thể được xem như là không có sự khoan dung về quyền tự do ngôn luận trên mạng trực tuyến và hành động chỉ trích chính phủ trên trang Web.
Các công ty nào điều hành theo cách đối đầu và đụng chạm với những quy định của chính phủ thì gặp cơ nguy có các hoạt động bị cắt giảm, nếu không nói là bị đóng cửa. (Còn) những công ty nào khác mà tuân theo lệnh của các cơ quan chính phủ để hạn chế (công dân của họ) thì bị những người bênh vực cho quyền tự do ngôn luận và nhân quyền xỉ vả.
Các hoạt động ở Trung Quốc của Yahoo đã và đang bị chỉ trích về việc cung cấp thông tin cho các giới chức nước này vào năm 2004 mà những người chỉ trích nói là hành động đó đã dẫn đến một bản án 10 năm tù giam cho nhà báo Shi Tao.
Yahoo Trung Quốc được quản lý bởi Alababa.com, công ty mà Yahoo có phần hùn nhỏ. “Chúng tôi đã học được những bài học rất khó khăn vì là những người đi tiên phong trong những thị trường đang nổi lên, và chúng tôi cũng đã hiểu ra điều đó và đã cố gắng trở thành người đi đầu trong hoạt động kinh doanh và trong nhân quyền,” theo lời ông Michael Samway, phó chủ tịch và phó tổng giám đốc pháp lý của Yahoo.
Yahoo cho biết: Các nhà chức trách Việt Nam đã không liên lạc với Yahoo để đề nghị công ty này hợp tác với những tiêu chuẩn mới. Thực vậy, tất cả các công ty nước ngoài không phải của người Việt Nam có thể đang được bỏ qua các dòng chữ nhỏ nhắc nhở ấy của chính quyền.
Ông Samway nói rằng: ”Chúng tôi vẫn chưa nhìn thấy những hành động của chính phủ ám chỉ rằng họ có khuynh hướng áp dụng những qui định này cho các công ty Internet ngoại quốc.” Tuy nhiên, công ty đang thực hiện các bước đi mà họ hy vọng là sẽ giúp mình tránh phải tuân theo các quy định mà họ coi là có tính chất hạn chế. Một ví dụ, là Yahoo đã đặt các máy chủ cho các dịch vụ bằng tiếng Việt của họ ở Singapore.
Bỏ tù blogger Việt Nam
Vào tháng Tư năm 2008, các nhà chức trách Việt Nam đã bắt blogger Nguyễn Hoàng Hải hay phát biểu về vấn đề chính trị; blogger nầy bị buộc tội trốn thuế. Các tổ chức nhân quyền cho rằng vụ bắt giữ là nhằm làm cho những người thường hay chỉ trích chính phủ trên mạng trực tuyến phải sợ hãi.
“Họ không thể bỏ tù tất cả các blogger quan tâm đến chính trị được,” theo lời ông Vincent Brossel, người đưa tin tức về mục Các sự việc ở châu Á cho tổ chức Phóng viên Không Biên giới. “Nhưng chính phủ bắt giữ người nào nổi bật nhất và có tiếng nói lớn nhất, và bắt giữ những người nào viết về những đề tài quan trọng – đó là cách mà họ đang làm.”
Colin Maclay, tổng giám đốc Berkman Center for Internet&Society của trường Harvard, cho rằng sự chỉ trich công khai về chính phủ Việt Nam có thể gặp một kết quả ngược lại, ám chỉ trước ” một sự đối đầu” với các công ty Internet, mà các công cụ của công ty đang được các blogger bất đồng chính kiến sử dụng.
Yahoo đang thực hiện những bước đi khác nhắm vào chuẩn bị cho những cuộc đương đầu với các chính phủ nước ngoài. Vào tháng Mười năm ngoái công ty Yahoo đã gặp gỡ với Google, Microsoft, trung tâm Berkman Center, và nhiều tổ chức bất vụ lợi khác để thảo luận về những bước đi nào cần phải được thực hiện để giải quyết những yêu cầu của các chính phủ nước ngoài. Nhóm các công ty và tổ chức nầy, được gọi là Sáng kiến Mạng Toàn cầu (Global Network Initiative), đã và đang thường gặp nhau để thảo luận các đề tài này, đã tổ chức các diễn đàn công khai, và đưa ra những phản ứng về các biến cố trong lĩnh vực thông tin báo chí, như vụ ngăn chặn trangYouTube của Google ở Trung Quốc.
Thêm vào việc đặt các máy chủ của họ ở Singapore, Yahoo cho biết họ đã điều chỉnh các điều khoản về dịch vụ của họ và các cấu trúc pháp lý để chuẩn bị cho bất cứ hành động nào từ chính phủ Việt Nam.
“Chúng tôi suy-xét các qui định trong nước và các tiêu chuẩn địa phương ở nơi mà chúng tôi hoạt động kinh doanh, song chúng tôi không bẻ cong các nguyên tắc của chúng tôi,” ông Samway cho biết. Ông nói thêm rằng ảnh hưởng của các doanh nghiệp nước ngoài tại các quốc gia đang phát triển ví như Việt Nam là lớn hơn so với nền kinh tế lớn mạnh của Trung Quốc.
Những động thái thận trọng của Google
Các căng thẳng ở Việt Nam đã lôi cuốn mối quan tâm của các đối tác khác, bao gồm chính phủ Hoa Kỳ. Vào ngày 31 tháng Ba, bà Loretta Sanchez (dân biểu đảng Dân chủ, bang California) và 11 thành viên khác của Hạ viện Hoa Kỳ đã gửi một bức thư tới Chủ tịch Yahoo Carol Bartz khuyên công ty này đừng tuân theo bất cứ yêu cầu nào của chính phủ Việt Nam trợ giúp vào việc kiểm duyệt của họ. Ông Samway của Yahoo đã phúc đáp qua thư: “Chúng tôi mong đợi tiếp tục làm vui lòng quý vị” về chủ đề này.
Yahoo không phải là công ty duy nhất đang đi rón rén tại Việt Nam. Google đưa ra mục tìm kiếm của họ, trang Picasa chia sẻ hình ảnh, và dịch vụ Google Groups, song Google không cung cấp quyền xem xét các dịch vụ dành cho Blogger trên các tên miền của nước này. Họ cũng không lưu trữ dữ liệu cá nhân về những người dùng Việt Nam. “Khi chúng tôi quyết định cung cấp những sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi tại Việt Nam, chúng tôi cố gắng làm như vậy theo một cách nào đó để bảo vệ người sử dụng Việt Nam tránh khỏi những nỗ lực của chính quyền kiểm duyệt quyền tự do ngôn luận trên mạng trực tuyến,” theo lời Nicole Wong, luật sư đại diện của Google. Trang mạng xã hội Facebook, đã được dịch sang tiếng Việt vào tháng 12, 2008 và mới đây có một sự gia tăng trong hoạt động ở VN, song họ đã từ chối bình luận về vấn đề này.
Bảo vệ quyền truy cập vào những trang này vẫn là một ưu tiên hàng đầu đối với nhiều công ty. “Khi bạn không có quyền hội họp, khi bạn không có quyền ăn nói tự do, khi bạn không có tự do báo chí, thì một trong những nơi tự do nhất để có được thông tin về thế giới bên ngoài là Internet,” Dân biểu Hoa Kỳ Sanchez nhận xét.
Douglas MacMillan là phóng viên của tờ BusinessWeek tại New York.
Hiệu đính: Trần Hoàng
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009
* Ha ha. Những người nào tuyên bố “hoành tráng” như anh Doãn thì chắc chắn sẽ được đưa vào “sử thi” của báo chí nước ngoài suốt đời. Những lời tuyên bố ấy sẽ được đưa vào các chương trình giảng dạy và làm ví dụ cho sinh viên ngành báo chí. Vậy là báo chí ngoại quốc, “sử thi” đã ghi nhớ các lời tuyên bố lừng danh ấy.
——
BusinessWeek
Yahoo’s Delicate Dance in Vietnam
The portal is expanding in the Asian country but is taking pains to avoid being drawn into government efforts to curb citizens’ use of the Web