Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Đài Loan cho rằng Đài Loan có chủ quyền “không thể nghi ngờ” đối với quần đảo Trường Sa, quần đảo Hoàng Sa, Bãi ngầm Maccelesfield, quần đảo Pratas và các vùng biển xung quanh của họ theo chứng cứ lịch sử, địa lý và luật pháp quốc tế.
“Đài Loan có đầy đủ quyền lợi trong bốn nhóm đảo này và các vùng biển, đáy biển của mình. Đài Loan không công nhận bất cứ sự khẳng định chủ quyền và xâm chiếm của bất cứ quốc gia nào đối với những nhóm đảo này với bất kỳ lý do gì,” Bộ Ngoại giao Đài Loan nói.
Bộ này đã kêu gọi Việt Nam và Malaysia tìm một giải pháp hòa bình để giải quyến tranh chấp thông qua thương thuyết và đàm phán với các chính phủ có liên quan theo Hiến chương Liên Hợp Quốc, Công ước về Luật Biển của Liên Hợp Quốc, cũng như Tuyên bố về Đối xử giữa các Bên ở Biển Đông đã được ký năm 2002 giữa Trung Quốc và Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á.
Đây là khu vực nhiều dầu mỏ và đa dạng sinh học biển, đã được Việt Nam, Đài Loan, Trung Quốc, Malaysia và Philippine tuyên bố một phần hay toàn bộ chủ quyền.
Hôm Thứ 4, Việt Nam và Malaysia đã cùng đệ trình đơn yêu cầu mở rộng danh giới thềm lục địa của mình ra ngoài 200 hải lý bao chùm cả một số khu vực bị các nước khác tranh chấp, một ngày sau khi Việt Nam đệ trình đơn của riêng mình lên Liên Hợp Quốc. Những hoạt động này diễn ra một tuần trước hạn chót do Liên Hợp Quốc đặt ra để các nước đệ trình đơn yêu cầu mở rộng hợp pháp các thềm lục địa của mình.
Việt Nam cũng đã có đầy đủ bằng chứng cả về lịch sử, địa lý và luật pháp quốc tế để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Thời gian gần đây chúng ta đã sưu tập được rất nhiều tài liệu, chứng cứ lịch sử giúp chúng ta khẳng định vững chắc chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc đối với Trường Sa và Hoàng Sa.
Ngày 08 tháng 5 vừa qua, nhà nghiên cứu Phan Thuận An đã công bố thêm một cứ liệu mới chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Đó là một tờ châu bản, được ông tìm thấy tại phủ thờ công chúa Ngọc Sơn (con vua Đồng Khánh, em vua Khải Định và là cô ruột vua Bảo Đại). Tờ châu bản này đã ca ngợi chiến công của đội quân bảo vệ Hoàng Sa.