Chủ Nhật, 10 tháng 5, 2009

Bauxite..........PTT HTH chỉ định thầu- CTQH NPT chưa nắm rõ thông tin

Tôi thấy phân vân về ý kiến của Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Phú Trọng
THƯ NGỎ (SỐ 2) GỬI BA VỊ LÃNH ĐẠO NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Thủ tướng: Đưa khai thác bô-xít thành ngành công nghiệp lớn Việt Báo
Tiếp xúc trước kỳ họp Quốc hội với cử tri quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng hôm nay (9/5), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói, vấn đề này Bộ Chính trị đã có kết luận và đã thông báo công khai trên báo chí.
Đánh giá tác động môi trường dự án bô-xít Tây Nguyên còn thiếu sót
Thị sát tại tỉnh Lâm Đồng, đoàn kiểm tra của Bộ Tài nguyên Môi trường cho rằng, báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án bô-xít còn nhiều điểm cần bổ sung. Bộ sẽ thành lập tổ giám sát quá trình xây dựng và thường xuyên quan trắc môi trường.> Bộ trưởng Tài nguyên thị sát khai thác bô-xit tại Tây Nguyên/ Tổng quan 2 dự án bô xít nhôm do TKV đang triển khai

Báo cáo đánh giá tác động môi trường chưa ổn: Tuy nhiên, kết quả đấu thầu lần thứ hai cũng không chọn được nhà thầu và tính toán lại hiệu quả kinh tế nên chủ đầu tư một lần nữa kiến nghị và được Thủ tướng cho phép điều chỉnh công suất lên mức 600.000 tấn/năm vào đầu tháng 5-2008. Lần này chủ đầu tư không tổ chức đấu thầu mà được Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cho phép TKV chỉ định Công ty TNHH Công trình quốc tế nhôm Trung Quốc (Chalieco) - nhà thầu chính dự án bôxit Tân Rai - thực hiện gói thầu Nhà máy alumin Nhân Cơ.: >>>>> Chuyện gì nhỉ !!!! >>>> Mà có cần phải xét lý lịch 3 đời không nhỉ !!!
Sau khi phê duyệt ĐTM, bộ sẽ cùng tỉnh Đắc Nông thành lập hội đồng giám sát việc thực hiện tương tự như đối với dự án Tân Rai.
Thông tin về hồ chứa bùn đỏ còn sơ sài
Ông Bùi Cách Tuyến, phó tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Môi trường, nhắc lại chỉ đạo của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải tại hội thảo về khai thác bôxit mới đây rằng hồ chứa bùn đỏ của dự án phải có thiết kế được duyệt thì mới được phép triển khai. Nhưng trong báo cáo của chủ đầu tư, theo ông Tuyến, thông tin về hồ bùn đỏ quá sơ sài và ĐTM chưa đánh giá hết được yếu tố phát thải của các hạng mục thuộc dự án nhà máy alumin.
---------------
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng chưa nắm rõ thông tin...Phúc Lộc Thọ

Trong cuộc tiếp xúc với cử tri quận Ba Đình sáng ngày 4/5/2009, trả lời chất vấn và tâm nguyện của cử tri: muốn Quốc hội đưa ra bàn thảo và quyết định cho tiếp tục triển khai hay dừng dự án khai thác bauxite Tây Nguyên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cho rằng:"
Không phải bất kỳ vấn đề nào cũng đưa ra lấy ý kiến của Quốc hội mà còn tùy thuộc vào quy mô, tầm cỡ của các dự án. Trong khi đó, quy mô mỗi dự án bô-xít Tân Rai và Nhân Cơ mới chỉ là hơn 600 triệu đôla".
Theo chúng tôi, khi trả lời như vậy chứng tỏ: Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng chưa nắm và chưa tiếp cận đầy đủ thông tin về dự án khai thác bauxite Tây Nguyên; chưa thấy hết và cảm thông đầy đủ trước những bức xúc mà dư luận của các nhà khoa học, của cử tri khắp cả nước đặt ra về các hệ luỵ của dự án này có thể gây ra trước mắt và lâu dài liên quan tới rất nhiều vấn đề không chỉ có kinh tế, không chỉ có liên quan tới 600 triệu USD kia...Trong khi đó thì những ý kiến giải trình, giải thích với công luận từ phía Tập đoàn Than và khoáng sản và Bộ Công thương thì vừa sơ hở, nhiều điểm vô lý, phi khoa học; bênh vực điều này thì làm hở cái bất hợp lý điều kia; những ý kiến rất kém thuyết phục vì không có những luận chứng và bằng chứng có cơ sở khoa học thực chứng...

Ngay cả vấn đề kinh tế thôi thì theo ông Đoàn Văn Kiển Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Than và khoáng sản (TKV) trả lời phỏng vấn Vietnamnet đã cho biết, TKV dự kiến sẽ đầu tư từ 600-900 triệu USD trong đó sẽ vay của nước ngoài 80 %; con số 600 triệu USD là con số tối thiểu mà ông Đoàn Văn Kiển đã đưa ra. Nếu tính 900 triệu USD thì số tiền tương đương với khoảng 18.000 tỷ đồng tiền Việt Nam, suýt soát với số tiền
Theo quy định tại tại Nghị quyết số 66/QH11; mức đầu tư Chính phủ phải trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư là 20.000 tỷ đồng.
Khi nói về dự án khai thác bauxite Tây Nguyên là phải kể đến sự liên quan tới 5,4 tỷ tấn trữ lượng bauxite (Số liệu do Bộ Công thương đưa ra) nằm rải rác trên địa bàn Tây Nguyên; một chủ trương của Đảng, Chính phủ và Quốc hội đưa ra về vấn đề này là phải tính đến hệ luỵ ở tầm vĩ mô của nó; cử tri không hề có ý đề nghị Quốc hội đưa ra xem xét mỗi cái Tân Rai và Nhân Cơ với quy mô 600 triệu USD...Bởi vì nếu khi chúng ta cho phép Tân Rai và Nhân Cơ được triển khai, tức là sẽ tạo tiền đề cho hàng chục doanh nghiệp khác đổ xô vào khai thác bauxite và tất yếu sẽ có thêm hàng chục cái dự án Nhân Cờ, Nhân Cớ... khác ra đời, vì theo luật pháp họ đều bình đẳng với Tập đoàn Than Khoáng sản và các nhà đầu tư Trung Quốc. Nếu không cho doanh nghiệp khác vào mà để cho TKV một mình tự tung tự tác thì suốt đời họ sẽ báo lỗ và nhả nước chẳng thu được cái gì. Cho đối tác khác vào nữa thì phải phân lô, đấu thầu kèm theo trăm ngàn hệ luỵ...

Ngay về quy mô đầu tư, một dự án mà đích danh Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh đã đồng ý đưa vào Tuyên bố chung 3/12/2001 trong chuyến thăm Trung Quốc; Bộ Chính trị đã có ý kiến chỉ đạo về dự án này và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc tiếp xúc với cử tri Hải Phòng ngày 9/5/ vừa qua cho biết sẽ: "Đ
ưa ngành công nghiệp khai thác quặng bô-xít trở thành một ngành công nghiệp lớn của đất nước; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên..." ( Nguồn Vietnamnet), nhưng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng lại cho là chưa tới tầm cơ quan này phải xem xét ? Cử tri biết nghe và tin theo ai?
Cử tri cho rằng một dự án như vậy Quốc hội không thể không có ý kiến riêng và cử tri không thể không được quyền đưa ra ý kiến để các cơ quan chức năng xem xét cân nhắc. Hay Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng cho rằng: Tổng Bí thư, Bộ Chính trị và Thủ tướng đã quyết làm rồi thì chẳng cần đưa ra Quốc hội làm gì nữa?! Bản thân Chính phủ cũng đã chính thức đề nghị đưa vấn đề này ra Hội nghị Trung ương và Quốc hội. Theo chúng tôi nếu Quốc hội thấy cần phải quan tâm tới tâm nguyện của dân thì đưa ra trưng cầu ý dân về dự án này nếu Quốc hội chưa đủ thông tin và chưa đủ tự tin!
Là một cử tri tôi cho rằng: Dự án khai thác bauxite Tây Nguyên là một dự án có những hệ luỵ lớn về tất cả các mặt: kinh tế, môi trường sinh thái và an ninh quốc phòng mà nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đã đưa ra khuyến cáo là có cơ sở khoa học, pháp lý, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng...
Riêng về giải pháp xử lý bùn đỏ bằng cách xây dựng hồ chứa lọc dần; xin thưa rằng xưa này nước là thứ đứng đầu về sức phá hoại
: Thủy, hoả, đạo, tặc; không ai cản được sự phá hoại của nước, không ai kìm được nước...Nước không công phá trực diện thì sẽ công phá ngầm: nước chảy đá mòn; hơn nữa hồ chứa bùn đỏ lại nằm trên cao thì các đội đặc nhiệm lập ra chỉ là đội quân " đội đá vá trời" mà thôi. Nước thải bùn đỏ chỉ cần ngấm dần ra năm này qua năm khác đã đủ làm hư hại, giết dần mòn môi trường sinh thái vì nó huỷ hoại chất mùn, chất hữu cơ và các loài ký sinh sống ở trong đất...
Hiện nay theo thông tin mà chúng tôi nắm được, Bắc Triều Tiên đang nắm trong tay một thứ vũ khí còn nguy hiểm hơn cả bom nguyên tử khiến cho Hàn Quốc phải e ngại. Tại vùng giới tuyến phi quân sự của Nam-Bắc Triều Tiên, phía Bắc Triều Tiên cho xây trên ngọn núi đối diện với Seul một cái hồ chứa nước lớn, khi muốn, chỉ cần phía Bắc Triều Tiên cho vỡ đập thì cả thành phố Seul của Nam Triều Tiên trở thành cua, cá hết. Còn chúng ta lại đang tự vay tiền nước ngoài, để xây cho mình một "quả bom" nhân tạo đặt trên mái nhà Đông Dương (theo thông tin của Đài truyền hình Việt Nam thì một ngân hàng của Hồng Kông đã ký cho TKV vay 500 triệu USD trong dịp đi thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa qua sang Hồng Kông và Ma Cao). Theo tính toán của tác giả Dương Thanh Tùng đã công bố trên báo Thanh tra thì quả bom bùn 20 triệu tấn này chắc chắn sẽ vượt ngoài tầm kiểm soát của Bộ Chính trị, Chính phủ và Quốc hội và bất kỳ đội đặc nhiệm nào! Đây là lo lắng có cơ sở và chân thành chứ không hàm ý "đe doạ" Bộ Công thương và TKV như ý kiến ông Thứ trưởng Lê Dương Quang phát biểu tại buổi tại buổi giao ban báo chí ngày 27/4 vừa qua về những ý kiến phản biện của một số nhà khoa học...
Điều làm cho nhiều cử tri lo lắng khi nghe ý kiến của ông Chủ tịch Quốc hội chỉ quan tâm đến dự án khai thác Tây Nguyên qua chỉ số tiền 600 triệu USD đầu tư do TKV báo cáo; cử tri chưa thấy ông Chủ tịch QH quan tâm sâu sắc tới các mặt khác như môi trường và an ninh quốc phòng của địa bàn Tây Nguyên? Trong khi đó thì từ cử tri đến bậc khai quốc công thần như Đại tướng Võ Nguyên Giáp và ông tướng gắn cả đời binh nghiệp của mình với địa bàn Tây Nguyên là Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên lại lo lắng tới vấn đề này nhiều hơn ?! Đây là một trong 5 năm tiêu chí quan trọng được Quốc hội quy định trong Nghị quyết 66/QH11 là phải được đưa ra Quốc hội xem xét?

Một vấn đề cuối cùng chúng tôi xin kiến nghị: Các cơ quan chức năng cần phải thông báo rộng rãi các điều kiện do các nước, các tập đoàn, các ngân hàng nước ngoài cho các cơ quan Chính phủ hoặc cho các doanh nghiệp Việt Nam vay trừ các khoản vay cho các dự án liên quan tới an ninh quốc phòng. Bởi vì, đây là các khoản vay phải trả, chưa trả trước mắt thì phải trả trong tương lai; đời chúng ta không trả được thì con cháu chúng ta phải gánh lấy nợ...Trong khi những người được chi tiêu các khoản tiền đi vay lại hữu hạn về nhiệm kỳ công vụ cũng như trách nhiệm; liệu họ có đang sử dụng cái hữu hạn của nhiệm kỳ và trách nhiệm công vụ để tận dụng và sử dụng cái quyền năng tối thượng: được chi tiêu nhiều tiền vay của nước ngoài mà họ đang nắm trong tay dưới các chiêu thức dự án ích quốc lợi dân; sự ích quốc lợi dân theo như khẳng định của ông Đoàn Văn Kiển là: Có làm mới biết kết quả và sác suất lãi lỗ là 50/50? ( Trả lời phỏng vấn Vietnamnet)... Có điều mọi hậu quả và các khoản nợ chắc chắn không phải là ông Đoàn Văn Kiển mà là những thế hệ kế tiếp, nhưng những người phải trả nợ đó họ lại không được biết phải chịu tách nhiệm đến đâu và điều kiện gì về các khoản đã ký vay? Nói dại, nhỡ những người đi vay họ đem một phần đất nào đó của Tây Nguyên để thế chấp, đến đáo hạn nợ không có tiền trả thì bàn giao cho chủ nợ thì sao? Nếu cù nhầy ra thì người ta sẽ xiết nợ bằng các biện pháp kinh tế, ngoại giao và cả bằng quân sự nữa! Ai kiểm soát việc này?

Chúng ta không đi vay để có tiền đầu tư bằng mọi giá; dân tộc chúng ta đã trải qua nghèo khổ quá lâu rồi, quen thắt lưng buộc bụng; chúng ta đi vay cho các công trình không có hiệu quả, lợi bất cập hại, hoặc người ta cho vay nhưng lại bắt kèm theo biết bao điều kiện oái oăm, nhục nhã thì chúng ta có tội lớn với con cháu...

Riêng về dự án khai thác bauxite Tây Nguyên chắc chắn sẽ đi vào lịch sử và lịch sử sẽ phán xét mọi hiệu quả và hậu quả của nó!
P.L.T

Tổng số lượt xem trang