Chủ Nhật, 10 tháng 5, 2009

Kích cầu, không thể bỏ qua an sinh xã hội- Thay đổi nhân sự - Quốc hữu hóa tại Mỹ LT

Đúng lắm, nhưng nhìn lại cổ phần hóa trường học, lấy đất nông nghiệp làm sân gôn xem ...

Kích cầu, không thể bỏ qua an sinh xã hội

(Dân trí) - “Bơm tiền vào sản xuất nhưng nếu không quan tâm đến người tiêu dùng có khả năng mua thì dù vực dậy sản xuất, vực dậy tài chính cũng vô nghĩa”.
Đó là ý kiến của TS Nguyễn Mộng Hùng, Chủ tịch Hội Bảo vệ Người tiêu dùng TPHCM trong buổi tọa đàm “Vấn đề an sinh xã hội trong giai đoạn kinh tế hiện nay” do Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật TPHCM tổ chức ngày 8/5.

Kinh tế suy giảm, an sinh xã hội càng quan trọng

“An sinh xã hội là mục tiêu phấn đấu của bất cứ nhà nước nào khi phát triển kinh tế trong điều kiện bình thường. Khi kinh tế suy giảm thì vấn đề an sinh xã hội càng quan trọng hơn”, nhận định của giáo sư Trần Đình Bút - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế và Quản lý TPHCM được hầu hết đại biểu tham dự tọa đàm đồng thuận.

Tiến sĩ Phạm Minh Trí, Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế và Quản lý cũng cho rằng, lâu nay vì quá chú trọng tăng trưởng chúng ta đã chưa làm tốt việc chăm lo an sinh xã hội, tạo nên mâu thuẫn giữa tăng trưởng và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Nay, trong điều kiện suy giảm kinh tế thì mâu thuẫn này càng tăng cao.

Ông Lê Hiếu Đằng, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TPHCM, thì lấy những ví dụ cụ thể hơn: “Trong đợt khảo sát đời sống công nhân vừa rồi, tôi không khỏi tự hỏi: Giai cấp công nhân được Đảng xác định là giai cấp lãnh đạo mà phải sống trong điều kiện tồi tàn như vậy sao?.

Khi khảo sát đời sống 700 hộ dân đang sống bám vào bãi rác Đông Thạnh, mà chủ yếu là dân các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang… Tôi thắc mắc: Vì sao không ở quê nhà cày cấy mà phải sống vất vưởng ở đây? thì được biết: Khu công nghiệp, du lịch… mọc lên, còn đất đâu mà cày cấy”.

“Do vậy, về mặt quan điểm phải coi việc chăm lo an sinh xã hội là một trong những gói giải pháp không kém phần quan trọng như kích cung, kích cầu mà chúng ta phải tính đến một cách nghiêm túc, đúng mức như yêu cầu chính đáng của nó” - TS Phạm Minh Trí phát biểu.

Còn GS Trần Đình Bút cho rằng: “Cần trở lại với tư duy chiến lược khoan sức dân, để vừa tạo nguồn tích lũy nội bộ dân cư, vừa là biện pháp nhanh nhất phục hồi sản xuất kinh doanh trước khó khăn hiện nay. Từ ý tưởng chiến lược đó, cần mạnh dạn hơn nữa giảm và miễn thuế, đi đôi với tăng mức lương”.

Lo ngại gói kích cầu đi chệch hướng

Về gói kích cầu mà Chính phủ đang thực hiện, nhiều ý kiến lo ngại việc đi chệch hướng. Đại biểu Phạm Minh Trí phát biểu: “Tôi có cảm giác như là chúng ta đang đi chệch hướng, gói kích cầu đầu tư thì bị lạm dụng”.

Theo ông, hiện phần lớn gói kích cầu không được sử dụng đúng mục tiêu của Chính phủ đề ra là phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng mà được dùng để đảo nợ, kích hoạt lợi nhuận ngân hàng. Trong trường hợp này, đồng tiền tung ra từ ngân hàng không chảy vào sản xuất, kinh doanh mà chảy trở lại ngân hàng, nó không tạo nên của cải vật chất để vực dậy nền kinh tế.

Ông kết luận: “Có thể nói, đây là rơi vào tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, không đúng sự chỉ đạo của Chính phủ”.

Ngoài ra, ông còn cho rằng, Chính phủ quá chú trọng đến kích thích đầu tư, mà thực chất là kích cung (kích thích sản xuất) hơn là kích cầu (kích thích tiêu dùng). Điều này rất nguy hiểm, vì thực ra khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp hiện nay là không tìm được ra đầu ra chứ không phải thiếu vốn để sản xuất.

TS Nguyễn Mộng Hùng, Chủ tịch Hội Bảo vệ Người tiêu dùng TPHCM, cũng có cùng quan điểm và cho rằng: “Thị trường bản chất là vận động co kéo. Sản xuất ra mà dân không tiền mua hàng hóa, dịch vụ thì thị trường sẽ chết. Bơm tiền vào sản xuất nhưng nếu không quan tâm đến người tiêu dùng có khả năng mua thì dù vực dậy sản xuất, vực dậy tài chính cũng vô nghĩa”.

Nhiều đại biểu cũng lo ngại các tập đoàn đang thao túng chính sách, giành lấy lợi ích cho riêng mình mà không chú ý đến an sinh xã hội. Vì chúng ta đổ một đống tiền để kích cầu, kích cung đủ thứ nhưng những mặt hàng thiết yếu như xăng, điện, nước… lại tăng vô tội vạ theo yêu cầu lợi ích của các tập đoàn này; trong khi hầu hết các nước trong điều kiện suy giảm kinh tế các mặt hàng này đều giảm giá.

Từ đó, các đại biểu đề đạt kiến nghị Chính phủ nên có cơ chế giám sát chặt chẽ gói kích cầu xem đồng tiền của nhà nước đi đâu và về đâu, đánh giá lại hiệu quả của gói kích cầu đến nền kinh tế và đời sống người dân, chú ý đến vấn đề an sinh xã hội, chất lượng sống của người dân hơn là tăng trưởng kinh tế bề ngoài bằng chỉ số GDP

----------

Cổ phn hoá trường công : mt « phép th đơn gin »

Hà Dương Tường

Bộ Tài chính vừa ban hành « Dự thảo quy chế thí điểm chuyển đơn vị sự nghiệp công lập có thu thành công ty cổ phần ». Báo điện tử VietnamNet đã đưa tin ngày 17.4 và đăng toàn văn quy chế này ngày 4.5.2009. Nhiều bài viết trên báo chí, hoặc trên các diễn đàn truyền thông khác (blog, website tư nhân...)1 cũng nói lên điều đó.

Trên mặt báo này, một năm trước, khi mới chỉ có những lời đồn đại về ý tưởng « cổ phần hoá trường công » này, giáo sư Bùi Trọng Liễu đã có bài « Vì sao không nên cổ phần hoá đại học công ? ». Trong bài phân tích vắn tắt nhưng xác đáng này, tác giả đã đưa ra 4 lý do phản bác « những lập luận, trung thực hay không, cho rằng Nhà nước ta đang cần ngân quĩ, cổ phần hóa đại học công là một cách để đại học công có thêm trang bị và phương tiện sinh hoạt ». Trung thực hay không, nhiều người vẫn tiếp tục đưa ra các lập luận đó, coi « cổ phần hoá » như một biện pháp duy nhất để giải quyết những bế tắc của nền giáo dục hiện nay2, mặc dù những « lỗ hổng chết người » mà chủ trương cổ phần hoá đã tạo ra trong lĩnh vực kinh tế và chẳng có gì cho phép tin là nó sẽ không tiếp tục tạo ra khi được áp dụng trong lĩnh vực đào tạo.

Tuy nhiên, người làm báo vẫn cứ phải đọc, phải theo dõi tin tức, và trong thời buổi báo chí đi đúng « lề đường bên phải » hiện nay, đọc các blog... Lợi thế nữa của blog là nó cho phép phản ứng với các tin, bài một cách mau lẹ hơn, trực tiếp hơn trước một vấn đề được nêu ra. Vậy xin chia sẻ với bạn đọc « lời bình » ngắn dưới đây (có chỉnh sửa nhỏ ở một hai chỗ) nhân đọc bài « C phn hoá đi hc công » trên blog Everywhere Land và vài lời bình sau đó.

Mt « phép th đơn gin »

1/ Tôi không hiểu VN đã có quy chế « tổ chức vô vị lợi » chưa, hình như chưa mà chỉ có những khẳng định của tổ chức này, tổ chức khác rằng mình hoạt động « vô vị lợi », cho nên bác HHV mới tỏ ý nghi ngờ. Nhưng ở các nước Âu Mỹ (có lẽ hầu khắp thế giới) thì khó có thể nghi ngờ như vậy. Cái khác cơ bản giữa một trường tư « vô vị lợi » với một trường tư khác là ở trường thứ nhất chủ sở hữu là người hay tổ chức (phần lớn là các tổ chức) đã đăng ký hoạt động vô vị lợi theo luật pháp, nên KHÔNG cá nhân nào có tư cách pháp nhân là cổ đông của trường, do đó không có chuyện chia lãi. Điều đó không mâu thuẫn với việc trường « vô vị lợi » vẫn phải hoạt động một cách kinh tế nhất, để có thể phát triển hay tối thiểu là tồn tại ! Còn trường « vị lợi » hoạt động theo quy chế doanh nghiệp (điều này cũng được xác nhận trong Quy chế « cổ phần hoá các cơ sở công có thu » của bộ Tài chính), mà mục tiêu là lãi để chia cho các cổ đông, khó có thể nói là điều này không ảnh hưởng tới các chọn lựa, quyết định của trường.

2/ Là một trong những người đã hỗ trợ ngay từ đầu nhóm sáng lập ra trường dân lập đầu tiên ở VN những năm cuối thế kỉ trước – trường Thăng Long - (đóng góp ít ỏi nhưng thường xuyên vài ba năm đầu), tôi không phản đối việc có một hệ thống trường tư bên cạnh các trường công. Ngày nay, việc mở trường đại học tư không còn khó khăn gì lắm, nhưng nhìn kỹ hệ thống trường này chưa đóng góp được gì nhiều vào việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học VN : ngoài việc cung cấp thêm một số ghế « đại học » cho học sinh mới tốt nghiệp phổ thông, chưa có trường nào thoát khỏi được những cơ chế kìm hãm nền đại học – hoặc chỉ một số rất nhỏ, ở một vài lĩnh vực -, xây dựng được « thương hiệu » đại học đích danh của mình, thậm chí cạnh tranh được với những trường công hiện có. Vậy tại sao có sự đồng thuận của một số người có tiền muốn nhảy vào lĩnh vực giáo dục và một số quan chức chính phủ để mở ra cái quy chế cổ phần hoá nói trên ? Câu trả lời, tôi sợ rằng rút cục vẫn lại quy về một chữ « lợi ». Cái lợi nhãn tiền, ngắn hạn của một số nhỏ chứ không phải cái lợi lâu dài của đa số thanh niên, của dân tộc VN. Nếu thực tâm muốn cải tổ nền giáo dục đại học VN, người ta đã lắng nghe và cố gắng thực thi nhiều ý tưởng rất tâm huyết của những nhà giáo có uy tín, chẳng hạn như những điều được nêu trong Kiến nghị của giáo sư Hoàng Tuỵ (và nhóm nhà giáo, nhà nghiên cứu đồng tâm với ông). Nếu thực tâm muốn mở thêm trường tư thục thì cứ bỏ tiền mà làm, có ai ngăn cản đâu.

3/ Để chứng minh điều ngược lại, tôi nghĩ có một phép thử đơn giản. Chính phủ hãy ghi rõ trong Quy chế cổ phần hoá này điều khoản sau đây (tất nhiên phải viết lại theo ngôn ngữ pháp lý một cách chính xác nhất) : hội đồng trường được cổ phần hoá (dù các cổ đông tư nhân nắm bao nhiêu phần trăm trong đó) không được quyền bán với bất kỳ lý do nào (quyền sử dụng) đất đai, dù chỉ là một mét vuông, của trường được cổ phần hoá ; không được sử dụng bất kỳ một phần nào của cơ sở trường được giao vào các hoạt động kinh doanh ngoài giáo dục (như cho thuê mặt bằng để mở hàng quán v.v.). Khi đó, nếu vẫn còn những người nhảy vào mua cổ phần thì nỗi sợ trên kia mười phần đã giải toả được năm, bảy rồi...

Hà Dương Tường

1 Chẳng hạn, các bài Trưng đi hc s biến thành hi buôn ?, Tng công ty giáo dc và đào to , C phn hoá đi hc công

2 Xem các bài C phn hoá s « ci trói » cho giáo dc, và Không c phn, giáo dc đi hc s chng có gì mi ? trên VietnamNet.

-----------------

Diễn Đàn Tại sao không cổ phần hoá nhân dân ? 09/05/2009---Bát Thạch Kiều

· Tiến sỹ Trần Thị Thu Hà – nguyên Vụ trưởng Chính sách công (Bộ Tài chính), nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu và hiện nay là Phó hiệu trưởng Trường ĐH Hòa Bình – : 'Giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng là một ngành kinh tế.... Vì vậy, nó phải có tính kinh tế và tính chuyên nghiệp như các ngành kinh tế khác.
(http://vietnamnet.vn/giaoduc/2009/05/846148/)

· Một người tuổi trẻ tài cao đã đỗ tiến sĩ ở Nhật, như Tiến sỹ Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (Trường ĐH Kinh tế, ĐHQG Hà Nội : Giáo dục là khoản đầu tư chứ không ai cho không tri thức cả. Cổ phần hoá sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho giáo dục ... Con người muốn có giáo dục thì phải mua dịch vụ bởi hấp thụ giáo dục làm tăng vốn con người.
(http://vietnamnet.vn/giaoduc/2009/05/845559/)

· Một nhà báo, nhà bỉnh bút lừng danh như ông Hoàng Hải Vân – nguyên tổng thư ký toà soạn báo Thanh Niên – : "Cổ phần hóa" các trường đại học công không có gì sai hoặc khó hiểu cả, nếu như nó là một bước của quá trình tư nhân hóa. Nếu coi giáo dục là việc cung cấp kiến thức và kỹ năng làm việc cho con người thì Nhà nước làm hay tư nhân làm có gì khác nhau đâu.
(http://everywhereland.blogspot.com/2009/05/co-phan-hoa-ai-hoc-cong.html#comments)

Bát Thạch Kiều tôi, tuy có nhiều điều chưa hiểu, chẳng hạn như không biết chữ "vốn con người" trong ngữ cảnh của tiến sĩ Thành nó là cái quái quỷ gì... tại sao "cổ phần hoá" lại là bước đầu của "tư nhân hoá", tại sao cứ phải cổ phần hoá mới có tính chuyên nghiệp, vân vân... nhưng đại thể cũng nắm được rõ nguyên tắc : cứ hoạt động kinh tế là phải cổ phần hoá mới tốt. Mà dịch vụ cũng là hàng hoá, giáo dục là dịch vụ, cho nên giáo dục là hàng hoá, cho nên phải cổ phần hoá... Đúng, đúng, đúng quá ! Lý luận chặt chẽ không chê vào đâu được.

Đã hiểu nguyên lý ấy rồi thì, thừa thắng xông lên, Bát Thạch Kiều tôi lại tự hỏi : Bộ Giáo Dục thì cũng là để quản lý giáo dục, mà quản lý thì cũng là dịch vụ chứ gì nữa, sao không cổ phần hoá Bộ Giáo Dục luôn thể...

Nhưng, hượm đã, còn các bộ khác thì sao ??? cũng là quản lý đất nước mà, đó chẳng phải là những dịch vụ cần tính chuyên nghiệp rất cao đấy ư ??? Vậy ta nên cổ phần hoá Chính Phủ luôn cho rồi, như thế mới rốt ráo. Cứ cho là gọi vốn vài trăm tỷ đô đi nữa, thiếu gì người nước ngoài hay các công ty nước ngoài có thể hùn vốn để mua (mà hình như một công ty lớn bên nước bạn vĩ đại đã đặt cọc rồi thì phải). Sau đó tuyển chọn hiền tài, săn những cái đầu tinh tuý tốt nghiệp Harvard, MIT, Thanh Hoa... thiếu gì, ối chà ! tương lai đất nước sẽ được quản lý tốt mười mươi hơn hẳn hiện nay ấy chứ ?

Tiến thêm một bước nữa, bàn về Đảng. Trong châm ngôn "Đảng lãnh đạo, Nhà Nước quản lý, Nhân Dân làm chủ" thì rõ ràng lãnh đạo là một dịch vụ chứ còn gì, cũng như osin ... Đảng là đầy tớ của Nhân Dân mà, vậy cũng phải có giá thị trường như osin. Thế thì phải cổ phần hoá cả Đảng luôn mới là cơ bản. Trung Quốc đang dư vài ngàn tỷ đô trong ngân khố chưa biết làm gì, ta chỉ việc khéo léo chào hàng... Mời ông Lý Quang Diệu làm chủ tịch hội đồng quản trị đi, cả thế giới sẽ phải khâm phục đấy.

Hà hà ! Rõ ràng giải pháp cơ bản, thần diệu, cho đất nước Việt Nam không ngoài ba chữ Cổ phần hoá.

Trở lại cái tựa của bài này, sao không cổ phần hoá nhân dân luôn thể ? Ối giời ! Bạn bảo tư bản thế giới nó có mà ngu cả đám à ? Sau khi cổ phần hoá bộ phận lãnh đạo và bộ phận quản lý rồi thì các công ty đó sẽ có lời, dĩ nhiên, vì chỉ một ngài chủ tịch công ty lô can thôi cũng biết nói : " dự án nếu không hiệu quả, làm sao chúng tôi đầu tư? " Mà các công ty lãnh đạo và quản lý đó có lời thì tự nhiên nhân dân nước này sẽ khố rách áo ôm nghèo mạt rệp đến mười tám đời (vua Hùng) nữa không ngóc đầu lên nổi, còn ai thèm mua cái nhân dân như thế ?

Bạn nói chi ? Thế có khác gì hiện nay ư ? Này ! Đừng có mà ... (chỗ còn lại nhạy cảm quá, xin tự ý đục bỏ).

-----------------

Tổng hợp các tin linh tinh:

Lao Động Bổ nhiệm mới Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch 08/05/2009

Ông Nguyễn Văn Tuấn - Chủ tịch UBND TP.Hạ Long (Quảng Ninh) - làm Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch (Bộ VHTTDL). Đó là nội dung QĐ của Bộ VHTTDL về việc tiếp nhận và bổ nhiệm lãnh đạo của tổng cục.

Cũng trong dịp này, bộ cũng ra QĐ điều động và bổ nhiệm TS Hoàng Thị Điệp - Hiệu trưởng Trường Bồi dưỡng cán bộ quản lý văn hóa - thể thao và du lịch của bộ - giữ chức Phó Tổng cục trưởng.

Ngh An: Lao Động Bố trí 8 lãnh đạo huyện không phải là người địa phương 08/05/2009

Tỉnh uỷ Nghệ An vừa giao Ban Tổ chức Tỉnh uỷ phối hợp với Ban cán sự Đảng UBND tỉnh, các ngành liên quan và các địa phương cấp huyện chuẩn bị phương án cụ thể để từ năm 2009 thực hiện bố trí 8 chức danh cán bộ lãnh đạo cấp huyện không phải là người địa phương.

Nghệ An cũng sẽ thực hiện thí điểm mô hình Bí thư cấp uỷ đồng thời là Chủ tịch UBND cấp xã. Trước mắt, sau khi đã tiến hành sơ kết, rút kinh nghiệm ở 9 địa phương cấp xã thuộc 6 huyện đã thực hiện mô hình này, trong năm 2009 Nghệ An tiếp tục triển khai thí điểm ở 23 xã, phường, thị trấn khác về mô hình Bí thư cấp uỷ đồng thời là Chủ tịch UBND cấp xã.

Lao Động Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn lãnh đạo một số tỉnh 09/05/2009

Ngày 7.5, Thủ tướng Chính phủ đã phê chuẩn kết quả bầu cử bổ sung lãnh đạo UBND các tỉnh: Hải Dương, Ninh Thuận, Tây Ninh và Đồng Nai, nhiệm kỳ 2004-2011.

Ti Quyết đnh 586/QĐ-TTg, Th tướng Chính ph phê chun bà Nguyn Th Minh, y viên Ban Thường v Tnh y, nguyên Bí thư Thành y Hi Dương, gi chc Ch tch UBND tnh Hi Dương và ông Nguyn Trng Tha, y viên Ban Chp hành Đng b tnh Hi Dương, nguyên Giám đc S Ni v Hi Dương, gi chc Phó Ch tch UBND tnh Hi Dương.

Tại các Quyết định 587 và 588/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn bổ sung ông Nguyễn Chí Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận, giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận thay cho bà Hoàng Thị Út Lan nghỉ hưu theo chế độ.

Tại Quyết định 590/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn ông Nguyễn Mạnh Tiến, nguyên Phó Chánh Văn phòng Ban Tổ chức Trung ương giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh và ông Nguyễn Thiện Toàn, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Tây Ninh làm Ủy viên UBND tỉnh Tây Ninh.

Tại Quyết định 593/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn ông Trần Minh Phúc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai và ông Hồ Thanh Sơn, Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Nai, Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai làm Ủy viên UBND tỉnh Đồng Nai.

Tuổi Trẻ Online Venezuela quốc hữu hóa các công ty dầu mỏ nước ngoài 09/05/2009

Các công ty dầu mỏ nước ngoài đã trở thành tài sản của chính quyền Tổng thống Venezuela Hugo Chavez. Ngày 7-5, vị tổng thống cánh tả này tuyên bố thực hiện kế hoạch quốc hữu hóa tài sản của các công ty dầu khí đang hoạt động tại nước này và quyết định này có hiệu lực ngày hôm sau, bắt đầu với các tàu thuyền và cảng tại khu vực hồ Maracaibo, một trọng điểm dầu mỏ trong nước.

Tuyên b này được đưa ra ngay sau khi Quc hi Venezuela thông qua mt đo lut cùng ngày. Theo Hãng tin Bloomberg, đo lut này cho phép chính quyn Venezuela có th d dàng kim soát các hot đng khai thác du, khí đt và hot đng ti các cng ca nhng tp đoàn nước ngoài như Halliburton và Schlumberger. “Chúng ta đang ly li nhng tài sn này và chúng s là ca quc gia” - ông Chavez nói

Tổng số lượt xem trang