Chuyện Bắc Hàn và thời cơ của TQ
Phùng Nguyễn
sưu tầm
Cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên thu hút sự chú ý của dư luận toàn thế giới.
Các trang mạng tiếng Trung cũng không khỏi bàn tán nhiều về vụ thử hạt nhân mà Bình Nhưỡng thực hiện hồi tuần trước.Đặc biệt, có những ý kiến đăng tải trên mạng kêu gọi nhân cơ hội khủng hoảng hạt nhân Bắc Triều Tiên để thu lợi cho Trung Quốc.Trên Thiết Huyết, trang mạng chia sẻ ý kiến đăng ký tại Bắc Kinh với nội dung nhiều chủ đề chính trị-quân sự, có bài của tác giả Nam Hải Tiên Phong mang tựa đề 'Thời cơ thu hồi Biển Đông đã tới' nói về cơ hội giành lại Biển Đông (Trung Quốc gọi Nam Hải):
"Trước việc Triều Tiên thử thành công bom hạt nhân lần thứ hai, và dưới tiếng khiển trách khắp thế giới, Trung Quốc chúng ta nên làm thế nào để thực hiện tốt quyền khống chế Biển Đông trước thời cơ này?
Trong tình hình mà mọi con mắt trên thế giới đều bị cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên buộc phải chú ý tới, một mặt chúng ta vừa phải chú ý tới vấn đề này, nhưng mặt khác chúng ta cũng phải tăng nhanh việc khống chế thực tế vùng Biển Đông, ra sức cử đội tàu biên phòng của Cục đánh cá, thực thihiệu quả việc quản lý Biển Đông.
Có hai lý do để làm như vậy:
- Thứ nhất, trước cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên, nước Mỹ không còn thời gian rảnh rỗi để chú ý đến cuộc tranh chấp tại Biển Đông, hiện nay họ để toàn tâm vào vấn đề Triều Tiên.
Hiện nay không chỉ Bắc Triều Tiên gây phiền phức cho họ mà ở tầng nấc sâu xa họ cũng đang phải đối phó với tiếng nói bất mãn của chính giới và trong dân gian của hai nước Hàn Quốc, Nhật Bản.
Một vấn đề ai cũng thấy rõ là cuộc chiến tại vũng lầy Irăc và Afganistan đã kéo nền kinh tế Mỹ lại, nếu bây giờ Mỹ lại gây chiến thì nền kinh tế Mỹ sẽ còn bị đả kích nặng nề hơn nữa, trong giai đoạn hiện nay đánh Triều Tiên là không phù hợp với lợi ích của Mỹ, trong tình hình đó Mỹ chỉ yêu cầu đưa Triều Tiên trở lại bàn đàm phán, và để đạt được mục đích đó, không lôi kéo được Trung Quốc thì triển vọng rất ảm đạm.
- Thứ hai, Trung Quốc chúng ta tăng cường quản lý Biển Đông thì mọi xung đột tại Biển Đông, dưới ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên, quân đội Trung Quốc chúng ta có thể đả kích nặng nề kẻ xâm phạm mà không tạo thành sự kiện quốc tế (hợp tác của Trung Quốc trong vấn đề hạt nhân Triều Tiên tất sẽ khiến người Mỹ phải thỏa hiệp với chúng ta tại nơi khác), nhiều nhất cũng chỉ là loại chiến đấu cỡ nhỏ, các nước tại Biển Đông trong tình hình không có người dựa dẫm, trước thái độ đả kích kiên quyết của chúng ta tất cũng phải có chính sách thỏa hiệp.
Với hai lý do trên, đã đến lúc Trung Quốc có thể hành động.
Trung Quốc chúng ta không thể chờ đợi nữa, hãy nắm lấy cơ hội ngàn năm có một này thu hồi lại Biển Đông."
---------------
- Tàu lạ của ai? (BBC).
- Ho Chi Minh’s Gift (The Epoch).
- Độ tuổi của cách mạng (BBC). Về các nhà lãnh đạo cộng sản Trung Quốc và Đông Âu.
- Cái chết đầy tự trọng (BBC).
Cựu giám đốc Sở Tư pháp Phú Yên bị kết tội tham ô
“Tàu lạ tông chìm” tàu đánh cá của ngư dân Quảng Ngãi là tàu của nước nào?
TQ tuần tra nghề cá ở Vịnh Bắc bộ
Trung Quốc tuần trước vừa phái tám tàu tuần tra nghề cá khu vực vịnh Bắc Bộ trong thời gian ba tháng cho tới 01/08.
Tờ China Daily cho hay đây là cuộc tuần tra nghề cá hàng năm mà Trung Quốc thực hiện kể từ 2004.
Mục tiêu là để bảo vệ ngư dân Trung Quốc và ngăn chặn nạn đánh bắt cá trộm tại vịnh Bắc Bộ, mà Trung Quốc gọi là Beibu.
Vùng vịnh rộng 128.000 cây số vuông được chia giữa Trung Quốc và Việt Nam theo một hiệp định ký từ năm 2000.
Báo Trung Quốc cho hay tám tàu tuần tra này được cử từ ba tỉnh Trung Quốc giáp vịnh Bắc Bộ là Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Đông và Hải Nam.
China Daily viết: "Cuộc tuần tra còn có mục tiêu theo dõi và củng cố việc thực hiện lệnh cấm đánh bắt cá trong ba tháng trên phạm vi toàn quốc".
Mỗi năm Trung Quốc ra lệnh cấm đánh bắt thương mại trong ba tháng để bảo toàn trữ lượng cá biển. Năm nay, lệnh này áp dụng từ 16/05.
Việt Nam đã lên tiếng phản đối lệnh này, mà Trung Quốc cũng áp dụng cho các vùng biển Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Ông Zheng Huiguang, chỉ huy khu vực vịnh Bắc Bộ của cảnh sát tuần duyên, được trích lời nói rằng từ năm 2004, các cơ quan tuần tra của Trung Quốc đã bắt và thả hơn 1.200 tàu thuyền nước ngoài 'vi phạm lãnh hải của Trung Quốc'.
"15 tàu thuyền bị giữ một thời gian vì vi phạm quy định đánh bắt cá."
Ông Zheng cũng cho hay tàu Trung Quốc đã giúp cứu vớt hơn 800 thuyền viên nước ngoài bị nạn trong những năm qua.
Hiệp định nghề cá
Người chỉ huy lực lượng tuần duyên cho hay tám tàu tuần tra của Trung Quốc sẽ thi hành nhiệm vụ gần ranh giới giữa Việt Nam và Trung Quốc cho tới ngày 01/08, khi thời hạn cấm đánh bắt kết thúc.
Việt Nam và Trung Quốc ký Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ từ ngày 25/12/2000, sau một thời gian dài thương lượng. Theo đó Việt Nam chính thức sở hữu 53,23% còn Trung Quốc được hưởng 46,77% diện tích vịnh.
Cuộc tuần tra có mục tiêu theo dõi và củng cố việc thực hiện lệnh cấm đánh bắt cá trong ba tháng trên phạm vi toàn quốc.
China Daily
Tuy nhiên cho đến ngày 20/06/2004, hai nước mới chính thức trao đổi thư phê chuẩn Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ để Hiệp định bắt đầu có hiệu lực.
Hiệp định Hợp tác Nghề cá Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc hoàn tất hai tháng trước đó.
Theo hiệp định này, hai bên đồng ý thiết lập một vùng đánh cá chung nằm dưới vĩ tuyến 200N và có bề rộng khoảng 30 hải lý tính từ đường phân định ra hai bên.
Ngoài ra, hai bên cũng đồng ý có một vùng cho tàu thuyền đánh cá loại nhỏ ở cửa sông Bắc Luân với bề rộng 3 hải lý tính từ đường phân định ra mỗi bên và chiều dài 10 hải lý.
Hiệp định này có hiệu lực 12 năm và 3 năm mặc nhiên gia hạn.
Tuy nhiên, chỉ tám tháng sau khi Hiệp định Nghề cá hoàn tất, Việt Nam đã phải lên tiếng phản đối Trung Quốc vi phạm sau vụ tàu nước này bắn chết 8 ngư dân Thanh Hóa tại Vịnh Bắc Bộ ngày 08/01/2005.
Bắc Kinh nói tàu Việt Nam bị bắn vì "định cướp tàu thuyền Trung Quốc".
Trên thân một tàu của ngư dân Việt Nam chạy thoát người ta đếm được tới 430 vết đạn.
Phùng Nguyễn
sưu tầm
Cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên thu hút sự chú ý của dư luận toàn thế giới.
Các trang mạng tiếng Trung cũng không khỏi bàn tán nhiều về vụ thử hạt nhân mà Bình Nhưỡng thực hiện hồi tuần trước.Đặc biệt, có những ý kiến đăng tải trên mạng kêu gọi nhân cơ hội khủng hoảng hạt nhân Bắc Triều Tiên để thu lợi cho Trung Quốc.Trên Thiết Huyết, trang mạng chia sẻ ý kiến đăng ký tại Bắc Kinh với nội dung nhiều chủ đề chính trị-quân sự, có bài của tác giả Nam Hải Tiên Phong mang tựa đề 'Thời cơ thu hồi Biển Đông đã tới' nói về cơ hội giành lại Biển Đông (Trung Quốc gọi Nam Hải):
"Trước việc Triều Tiên thử thành công bom hạt nhân lần thứ hai, và dưới tiếng khiển trách khắp thế giới, Trung Quốc chúng ta nên làm thế nào để thực hiện tốt quyền khống chế Biển Đông trước thời cơ này?
Trong tình hình mà mọi con mắt trên thế giới đều bị cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên buộc phải chú ý tới, một mặt chúng ta vừa phải chú ý tới vấn đề này, nhưng mặt khác chúng ta cũng phải tăng nhanh việc khống chế thực tế vùng Biển Đông, ra sức cử đội tàu biên phòng của Cục đánh cá, thực thihiệu quả việc quản lý Biển Đông.
Có hai lý do để làm như vậy:
- Thứ nhất, trước cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên, nước Mỹ không còn thời gian rảnh rỗi để chú ý đến cuộc tranh chấp tại Biển Đông, hiện nay họ để toàn tâm vào vấn đề Triều Tiên.
Hiện nay không chỉ Bắc Triều Tiên gây phiền phức cho họ mà ở tầng nấc sâu xa họ cũng đang phải đối phó với tiếng nói bất mãn của chính giới và trong dân gian của hai nước Hàn Quốc, Nhật Bản.
Một vấn đề ai cũng thấy rõ là cuộc chiến tại vũng lầy Irăc và Afganistan đã kéo nền kinh tế Mỹ lại, nếu bây giờ Mỹ lại gây chiến thì nền kinh tế Mỹ sẽ còn bị đả kích nặng nề hơn nữa, trong giai đoạn hiện nay đánh Triều Tiên là không phù hợp với lợi ích của Mỹ, trong tình hình đó Mỹ chỉ yêu cầu đưa Triều Tiên trở lại bàn đàm phán, và để đạt được mục đích đó, không lôi kéo được Trung Quốc thì triển vọng rất ảm đạm.
- Thứ hai, Trung Quốc chúng ta tăng cường quản lý Biển Đông thì mọi xung đột tại Biển Đông, dưới ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên, quân đội Trung Quốc chúng ta có thể đả kích nặng nề kẻ xâm phạm mà không tạo thành sự kiện quốc tế (hợp tác của Trung Quốc trong vấn đề hạt nhân Triều Tiên tất sẽ khiến người Mỹ phải thỏa hiệp với chúng ta tại nơi khác), nhiều nhất cũng chỉ là loại chiến đấu cỡ nhỏ, các nước tại Biển Đông trong tình hình không có người dựa dẫm, trước thái độ đả kích kiên quyết của chúng ta tất cũng phải có chính sách thỏa hiệp.
Với hai lý do trên, đã đến lúc Trung Quốc có thể hành động.
Trung Quốc chúng ta không thể chờ đợi nữa, hãy nắm lấy cơ hội ngàn năm có một này thu hồi lại Biển Đông."
---------------
- Tàu lạ của ai? (BBC).
- Ho Chi Minh’s Gift (The Epoch).
- Độ tuổi của cách mạng (BBC). Về các nhà lãnh đạo cộng sản Trung Quốc và Đông Âu.
- Cái chết đầy tự trọng (BBC).
Cựu giám đốc Sở Tư pháp Phú Yên bị kết tội tham ô
“Tàu lạ tông chìm” tàu đánh cá của ngư dân Quảng Ngãi là tàu của nước nào?
TQ tuần tra nghề cá ở Vịnh Bắc bộ
Trung Quốc tuần trước vừa phái tám tàu tuần tra nghề cá khu vực vịnh Bắc Bộ trong thời gian ba tháng cho tới 01/08.
Tờ China Daily cho hay đây là cuộc tuần tra nghề cá hàng năm mà Trung Quốc thực hiện kể từ 2004.
Mục tiêu là để bảo vệ ngư dân Trung Quốc và ngăn chặn nạn đánh bắt cá trộm tại vịnh Bắc Bộ, mà Trung Quốc gọi là Beibu.
Vùng vịnh rộng 128.000 cây số vuông được chia giữa Trung Quốc và Việt Nam theo một hiệp định ký từ năm 2000.
Báo Trung Quốc cho hay tám tàu tuần tra này được cử từ ba tỉnh Trung Quốc giáp vịnh Bắc Bộ là Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Đông và Hải Nam.
China Daily viết: "Cuộc tuần tra còn có mục tiêu theo dõi và củng cố việc thực hiện lệnh cấm đánh bắt cá trong ba tháng trên phạm vi toàn quốc".
Mỗi năm Trung Quốc ra lệnh cấm đánh bắt thương mại trong ba tháng để bảo toàn trữ lượng cá biển. Năm nay, lệnh này áp dụng từ 16/05.
Việt Nam đã lên tiếng phản đối lệnh này, mà Trung Quốc cũng áp dụng cho các vùng biển Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Ông Zheng Huiguang, chỉ huy khu vực vịnh Bắc Bộ của cảnh sát tuần duyên, được trích lời nói rằng từ năm 2004, các cơ quan tuần tra của Trung Quốc đã bắt và thả hơn 1.200 tàu thuyền nước ngoài 'vi phạm lãnh hải của Trung Quốc'.
"15 tàu thuyền bị giữ một thời gian vì vi phạm quy định đánh bắt cá."
Ông Zheng cũng cho hay tàu Trung Quốc đã giúp cứu vớt hơn 800 thuyền viên nước ngoài bị nạn trong những năm qua.
Hiệp định nghề cá
Người chỉ huy lực lượng tuần duyên cho hay tám tàu tuần tra của Trung Quốc sẽ thi hành nhiệm vụ gần ranh giới giữa Việt Nam và Trung Quốc cho tới ngày 01/08, khi thời hạn cấm đánh bắt kết thúc.
Việt Nam và Trung Quốc ký Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ từ ngày 25/12/2000, sau một thời gian dài thương lượng. Theo đó Việt Nam chính thức sở hữu 53,23% còn Trung Quốc được hưởng 46,77% diện tích vịnh.
Cuộc tuần tra có mục tiêu theo dõi và củng cố việc thực hiện lệnh cấm đánh bắt cá trong ba tháng trên phạm vi toàn quốc.
China Daily
Tuy nhiên cho đến ngày 20/06/2004, hai nước mới chính thức trao đổi thư phê chuẩn Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ để Hiệp định bắt đầu có hiệu lực.
Hiệp định Hợp tác Nghề cá Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc hoàn tất hai tháng trước đó.
Theo hiệp định này, hai bên đồng ý thiết lập một vùng đánh cá chung nằm dưới vĩ tuyến 200N và có bề rộng khoảng 30 hải lý tính từ đường phân định ra hai bên.
Ngoài ra, hai bên cũng đồng ý có một vùng cho tàu thuyền đánh cá loại nhỏ ở cửa sông Bắc Luân với bề rộng 3 hải lý tính từ đường phân định ra mỗi bên và chiều dài 10 hải lý.
Hiệp định này có hiệu lực 12 năm và 3 năm mặc nhiên gia hạn.
Tuy nhiên, chỉ tám tháng sau khi Hiệp định Nghề cá hoàn tất, Việt Nam đã phải lên tiếng phản đối Trung Quốc vi phạm sau vụ tàu nước này bắn chết 8 ngư dân Thanh Hóa tại Vịnh Bắc Bộ ngày 08/01/2005.
Bắc Kinh nói tàu Việt Nam bị bắn vì "định cướp tàu thuyền Trung Quốc".
Trên thân một tàu của ngư dân Việt Nam chạy thoát người ta đếm được tới 430 vết đạn.