Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2009

Cha - con và... nước

31/05/2009 06:00 (GMT + 7)
(TuanVietNam) - Câu nói "đời cha ăn mặn, đời con khát nước" không chỉ ứng với luật nhân quả mà còn là sự nhắn nhủ cho một sự nối tiếp, sự tiến hóa theo chiều đi lên; cho dù cuộc sống không phải bao giờ "sóng yên biển lặng". Thế hệ đi trước biết nghĩ đến thế hệ đi sau, dành đến tương lai những gì tốt đẹp nhất cũng là một lối ửng xử văn minh.


Biệt nghiệp, cộng nghiệp

Cuộc sống nối tiếp

Trước nhiều tác động tiêu cực của thiên nhiên, môi trường trong nhiều năm trở lại đây thì con số 1% có lẽ nghe qua sẽ thấy nhỏ nhoi. Nhưng kể cả thực tế có vậy thì cứ năm này qua năm khác, trong chúng ta có những người cứ ăn lẹm vào rừng, vào tài nguyên đất nước chỉ 1% thôi thì với tốc độ giảm dần đều độ xanh tươi mỗi năm ngần đó, có thể không nhìn ngay thấy được, thì theo quy luật "tích gió sẽ thành bão", đứt dây ắt sẽ khó tránh khỏi động rừng.

Trong Phật pháp, một trong những quy luật được thuyết giảng nhiều nhất là luật nhân quả, trong đó có câu nó quen thuộc trong cuộc sống: Đời cha ăn mặn, đời con khát nước.

Câu nói ấy mới nghe qua thì có vẻ nó trái với luật nhân quả, vì theo luật nhân quả thì gieo nhân nào gặt quả nấy, ai làm nấy chịu, ai có "nghiệp" (karma) của người nấy, không ai thay thế cho ai, cha ăn mặn thì sẽ thấy khát nước.

Thế nhưng, nếu hiểu rằng bên cạnh "biệt nghiệp" còn có "cộng nghiệp", ngoài sự tồn tại cá nhân thì còn có gia đình, cộng đồng, gắn bó, có mối dây duyên nợ, máu mủ, thân tình tác động đến nhau. Vậy nên đời cha "ăn mặn" sẽ khiến thế hệ tiếp nối sau này gánh chịu hậu quả.

Điều ấy cũng hợp với lẽ nhân sinh, đạo lý: Nếu con cháu được ăn trái ngon thì không quên ơn đức mẹ cha, ông bà cấy trồng, vun sới. Đời cha vất vả, đời con an lành. Và ngược lại, từ trong văn hóa truyền thống dân tộc đã dăn dạy rằng: Một người làm xấu, cả họ mang nhơ. Mỗi hành động tốt hay xấu của mỗi thành viên trong gia đình hay trong một đoàn thể, rộng ra là cả quốc gia dân tộc, có tác động đến cộng đồng, đâu có thể "xin em giấu cho em riêng em biết", nhất là trong thời thông tin bùng nổ hôm nay.

"Đất bán hết rồi đàn trâu về đâu"

Sự tiến hóa theo chiều đi lên cho dù cuộc sống không phải bao giờ "sóng yên biển lặng" (Ảnh: Hnew.org.vn)


Chẳng thể bao biện rằng khai thác tài nguyên hôm nay là để tận thu kịp thời, quay vòng nguồn vốn cho hôm nay khi nó chưa được sự đồng thuận, khi còn nhiều điều chưa được thể hiện rõ như ban ngày.

Nói như đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc hôm 26/6/2009 tại nghị trường: "Trong tư duy của Chính phủ có dự trữ cho tương lai, có để dành cho con cháu không hay cứ có chút của nả nào của tổ tiên để lại là làm cho bằng hết? Đất đai, than đá, dầu khí hiện chiếm một trọng rất cao trong thu ngân sách là một biểu hiện.

Người phương Bắc họ có Thập Tam Lăng là 13 ngôi mộ của các hoàng đế, họ chỉ khai thác một vài còn để lại cho con cháu khi đủ tiền, đủ tài. Còn khoáng sản họ mua thô để dành cho con cháu tương lai. Tổ tiên ta đã dạy "lọt sàng xuống nia" hay nhiều câu hay hơn là "đời cha phải tập ăn nhạt để đời con mới có nước uống".

Nghĩ đến những điều về "cuộc sống nối tiếp" ấy có lẽ cũng giúp cho cả "cha" cùng "con" ứng xử tốt hơn, hướng đến những điều tốt đẹp hơn với mỗi "mầm sống" được ươm trồng.


Vài nhận xét của TS Phạm Quang Tuấn về dự án bôxít Tây Nguyên -- Tuy đây chỉ là một phản hồi ngắn về một bài trên talawas, nhưng quá hay (chính vì ngắn gọn)! Viet-studies xin đăng lại.

http://www.talawas.org/?p=5177&cpage=1#comment-2222

Vài nhận xét của TS Phạm Quang Tuấn
về dự án bôxít Tây Nguyên


Những cái này không phải là tu từ mà là sự thật:

1. Dự án bauxite dự tính đầu tư một số tiền lớn hơn tổng sản lượng quốc gia hiện thời. Tiền này là tiền của DÂN.

2. Dự án muốn bán tống bán tháo trong vòng 50 năm một tài nguyên lớn của đất nước. Tài nguyên này của DÂN, cả người dân hiện nay lẫn con cháu sau này.

3. Dự án có cơ nguy gây đảo lộn lớn về môi trường, xã hội, quốc phòng.

4. Khả năng đầu tư của VN có hạn, tiêu chỗ này thì phải bỏ chỗ khác, mà dự án thì kéo theo những chi tiêu khổng lồ: một đường tàu hỏa mới vượt Trường Sơn, một cảng mới, có thể một lò nguyên tử mới cho luyện nhôm – toàn là những ĐẠI DỰ ÁN vô cùng tốn kém về tiền bạc, nhân sự, hút khả năng phát triển của đất nước, mà hoàn toàn không được tính tới.

5. Dự án khởi sự kém minh bạch và thi hành hấp tấp, không tuân thủ luật pháp và những quy tắc thông thường về hạch toán kinh tế, bảo vệ môi trường.

6. Dự án xảy ra trong một toàn cảnh xã hội tham nhũng, thiếu minh bạch, thiếu hiểu biết quan tâm về môi trường, thiếu nhân sự chuyên môn, giáo dục đại học yếu kém.

Với nhiều risk factors (yếu tố rủi ro - THD) như vậy, người dân có đủ tin tưởng để cho chính phủ làm bây giờ hay không?

Có ai có thể giải thích cái time frame (khung thời gian - THD) đào bán hết bauxite trong 50 năm không? Time frame đó lợi cho ai, cho Trung Quốc hay cho Việt Nam?

Nếu dừng lại, tính toán kỹ, đợi 10, 20 năm nữa để làm tốt hơn thì CÓ HẠI GÌ CHO CON CHÁU CHÚNG TA KHÔNG? Hay chỉ bất lợi cho Trung Quốc và các vị quyền chức đang đợi chấm mút?

In China, a New Breed of Dissidents (WSJ 30-5-09) -- Những người phản kháng mới ở TQ
-

Tổng số lượt xem trang