Thứ Tư, 13 tháng 5, 2009

KHÔNG AI ĐƯỢC Ở NHÀ ĐIẾU CÀY VÌ LÝ DO AN NINH?--- Nhớ chuyện o ép ngày xưa ...

Chuyện nhỏ hay không nhỏ ??? Chỉ vì biểu tình chứng tỏ TS HS là của Việt Nam mà khốn khổ ... nói gì về nhân quyền đây ...

Thông qua báo cáo của VN về quyền con người 12/5/2009

Nhóm làm việc của Hội đồng nhân quyền theo Cơ chế kiểm điểm định kỳ của Liên hợp quốc đã thông qua báo cáo của Chính phủ Việt Nam về tình hình đảm bảo quyền con người ở Việt Nam.

http:// vietnamplus.vn/chinhtri/200905138651682252






"Không ai được ở nhà ông Nguyễn Văn Hải vì lý do an ninh". Đó là câu trả lời của ông Bùi Duy Hải - Đại úy (số hiệu 265-407) Công an phường 8, quận 3, TPHCM nói với tôi.

Cuối tháng 5 này, nhà số 30 đường số 3, căn cứ 26B, Gò Vấp (VPLS Pháp Quyền cũ) hết hạn hợp đồng thuê nhà, những người đang tạm trú tại nhà này tự đi tìm chổ ở mới cho mình. Chị Tân (vợ cũ của ông Nguyễn Văn Hải - Điếu Cày) đã gọi tôi và Ls Nguyễn Quốc Đạt đến ỏ tại nhà số 84D Trần Quốc Toản (Quận 3) để trông nhà giúp chị. Bởi lẽ nhà này sau khi ông Nguyễn Văn Hải bị bắt thì không ai dám đến thuê làm ăn buôn bán gì nữa, nhà đóng cửa bỏ trống từ đó đến nay đã hơn một năm.

Khi chị Tân mở cửa bước vào nhà, mùi ẩm mốc xông lên nghẹt mũi, khắp nơi nhện giăng bụi bám. Nhà hàng xóm xây mới đổ tứ tung vôi vữa, xi măng vào thảm trải nền nhà, mái nhà bị thủng và máng xối bị giật sập xuống, nước mưa tràn vào nhà khắp nơi, nhà kế bên đóng cừ xây mới cũng làm cho tường nhà bị nứt. Tôi trông thấy nhà hàng xóm còn quá đáng hơn nữa khi cho nguyên cái ống xả nước của máy lạnh vào để xả nước từ nhà họ sang nhà chị Tân. Họ còn đặt thùng rác của nhà họ ngay trước cửa nhà chị Tân... Đó cũng là những lý do để chị Tân phải tìm người ở trông nhà hộ mà không lấy đồng xu tiền thuê nhà nào.

Đúng 9 giờ ngày 12/5/2009, tôi và Ls Nguyễn Quốc Đạt có mặt tại Công an phường 8, quận 3 để làm thủ tục đăng ký tạm trú. Anh Công an ngồi ngay bàn trực ban bảo chúng tôi sang Công an phường Tân Định mua quyển sổ đăng ký tạm trú vì "bên này hết rồi". Chúng tôi trở ra mua sổ. Xong quay lại ghi đầy đủ các cột mục trong sổ gồm: Họ tên chủ hộ (Dương Thị Tân), địa chỉ nơi tạm trú, họ tên, số chứng minh nhân dân, địa chỉ người đăng ký tạm trú, thời gian đến tạm trú vào sổ.

Chúng tôi nộp sổ cùng với giấy đồng ý cho mượn nhà, giấy chứng minh nhân dân của tôi và Đạt cho ông Riết - Trung tá CAP8 (nghe nói ông này là Cảnh sát khu vực khu phố đó). Ông Riết cầm giấy tờ của chúng tôi lật qua lật lại xem xét khoảng 10 phút rồi cầm đi vào trong, nói là báo cáo với chỉ huy của ông.


Ngồi đợi khoảng 30 phút mới thấy ông Riết trở ra nói là "Không thể đăng ký tạm trú được vì chỉ huy nói nhà này của Nguyễn Văn Hải, có vấn đề về an ninh, không ai được ở". Tôi hỏi: "Có vấn đề về an ninh là làm sao vậy anh?". Ông Riết nói: "Thì chỉ huy của tôi nói vậy tôi biết vậy, không được là không được. Chị đi kiếm chổ khác ở đi". Tôi nói: "Nhà này tôi được chủ nhà cho ở không mất tiền, tự dưng anh bảo tôi đi kiếm chổ khác ở ai trả tiền thuê nhà cho tôi. Anh trả à? Nếu anh không đăng ký thì anh ghi vào sổ này anh không đăng ký để tôi báo với chủ nhà". Ông Riết không trả lời câu hỏi của tôi mà cứ lắp bắp lặp đi lặp lại mấy chữ "Vì lý do an ninh". Tôi thấy vậy mới gọi điện thoại cho chị Tân: "Chị lên CAP8 nói chuyện với mấy anh công an đi. Mấy anh này nói nhà chị không thể ở được vì lý do an ninh".

Chúng tôi tiếp tục ngồi tại Phòng Trực ban chờ chị Tân, còn ông Riết bỏ đi chổ khác.

Khoảng 10 phút sau, ông Đại úy Bùi Duy Hải đến hỏi tôi chờ gì. Tôi nói đăng ý tạm trú. Ông Đại úy Hải cầm giấy tờ của chúng tôi xem một lúc rồi nói để xin ý kiến chỉ huy. Xong ông Đại úy Hải đi vào trong rất lâu mới trở ra và trả lời tôi rằng: "Trên Thành phố có lệnh nhà này không đảm bảo an ninh, chủ nhà đang bị tù, không được cho ai ở". Tôi nói: "Theo Luật cư trú công dân có quyền cư trú bất cứ nơi nào pháp luật không cấm, nhà 84D này tôi không thấy treo bảng là khu vực cấm, nếu anh nói không được ở thì ai cấm, lý do cấm, anh cho tôi cái văn bản. Tôi là người rất chấp hành pháp luật, nếu có văn bản cấm thì tôi đi nơi khác". Ông Đại úy Hải nói: "Điều 166 Luật cư trú quy định không được ở nhà này". Tôi nói: "Trong Luật cư trú không hề ghi là không được ở nhà số 84D Trần Quốc Toản. Còn ai cấm thì anh cho tôi văn bản đi. Anh có biết Việt Nam này hiện nay có bao nhiêu người đi tù không? Khoảng vào ngàn người đó. Chẳng lẽ nhà của tất cả những người ấy thì không ai được ở hay sao? Ông Nguyễn Văn Hải vi phạm thì luật pháp xử lý ông Hải, cái nhà thì liên quan gì. Ông Hải đi tù chớ cái nhà của ông Hải có đi tù đâu mà tôi không ở được?". Ông Đại úy Hải hỏi: "Chị ở đây có kinh doanh gì không?". "Không, chúng tôi chỉ ở, còn đi làm chổ khác"- Tôi trả lời.

Lúc này, chị Tân cầm giấy tờ nhà đến. Chị Tân hỏi ông Đại úy Hải: "Anh cho tôi biết, tôi cho người khác ở trông nhà giúp tôi như thế này tôi có làm sai không?". Ông Đại úy Hải nói: "Chị không làm sai. Thôi để tôi hỏi ý kiến chỉ huy xem sao".

Chúng tôi lại ngồi chờ đến gần 11 giờ thì thấy ông Hải thay quần áo thường phục ra. lấy xe đi về Ls Đạt và chi Tân chận ông Đại úy Hải lại nói: "Anh đi về thì việc của tôi ai giải quyết?". Ông Đại úy Hải nói: "Lát nữa có anh Phó CAP giải quyết".

Một lúc sau, ông Riết lại cầm giấy tờ của chúng tôi trở ra nói: Thôi chị về đi, 2 giờ chiều ngày mai đến đây giải quyết". Tôi hỏi tiếp: "Thế hôm nay tôi dọn nhà đến ở thì sao?". Ông Riết nói: "Chị khoan dọn nhà, để mai rồi tính". Chị Tân hỏi: "Anh cho tôi biết cấp nào cấm không cho người khác ở nhà của tôi?". "Ở quận". Ông Riết trả lời.

Chúng tôi cầm giấy tờ ra về.

Người Việt Nam có quyền cư trú bất cứ nơi nào trong đất nước Việt Nam, đó là quyền đương nhiên được pháp luật bảo vệ, không phải là chỉ tiêu, chế độ nhu yếu phẩm được phân phối của Nhà nước đối với dân như thời bao cấp và càng không phải là ơn huệ để ban phát xin-cho.

Điều kỳ quặc ở cái sự đăng ký tạm trú này là Luật cư trú 2007 và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật cư trú kèm theo quy định rõ công dân đến nơi nào tạm trú chỉ cần trình báo với Cảnh sát khu vực hay Tổ trưởng dân phố nơi đến tạm trú là đủ. Cảnh sát khu vực, Tổ trưởng dân phố có trách nhiệm ghi nhận việc trình báo tạm trú, không ai có quyền cho hay không cho đăng ký tạm trú trừ phi nơi đó là khu vực cấm (có văn bản do cơ quan có thẩm quyền ban hành đúng thẩm quyền quy định hẳn hoi, không phải nói miệng nhá).

Đáng lẽ chính quyền phường 8 quận 3 phải hoan nghênh tinh thần chấp hành pháp luật nghiêm chỉnh của chúng tôi vì chưa đến ở mà đã đăng ký tạm trú trước, đàng này lại tìm đủ lý do không có trong luật để cù cưa kéo dài thời gian ghi nhận việc trình báo tạm trú.

2 giờ chiều ngày mai (13/5/2009) chúng tôi có đăng ký tạm trú được hay không? Tôi có thể đến Công an phường 8 quận 3 đúng hẹn để làm thủ tục trình báo tạm trú hay là lại được hân hạnh "mời" "tiếp tục làm việc" ở Công an quận Gò Vấp để CAP8 quận 3 viện lý do "không đến đúng hẹn thì không giải quyết"???

Muốn biết kết quả thế nào, cứ chờ sau 2 giờ chiều mai sẽ rõ.

Chắc tối nay tôi phải đọc kinh cầu nguyện cho lãnh đạo Công an được sáng suốt mà giải quyết cho chúng tôi tạm trú.

Tạ Phong Tần
Photobucket

Võ Nguyên Giáp, cây trụ chính chống giữ đảng CSVN
Trong số những nhân vật lãnh đạo đảng và chế độ CSVN thì hình ảnh người ta nhớ nhất là bộ ba Hồ chí Minh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, và thêm vào đó là Trường Chinh. Nhưng Trường Chinh, từng là tổng bí thư đảng CSVN, đã nhanh chóng mờ đi, sau vụ cải cách ruộng đất thập niên 50. Trong vụ này, đảng Cộng sản Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Hồ chí Minh ở vai trò tối cao là chủ tịch, và Trường Chinh ở chức vụ tổng bí thư, đã thực hiện chính sách đấu tranh giai cấ

p của Cộng sản Tầu đưa vào. Các đội cải cách ruộng đất toàn là bần cố nông được thành lập để thi hành đấu tranh giai cấp khắp miền Bắc. Đấu tranh giai cấp có nghĩa rằng dân chúng bị phân loại theo tài sản và trình độ hiểu biết cũng như vai vế trong làng thành ra 4 loại kẻ thù giai cấp là “trí, phú, điạ, hào” để mà “đào tận gốc trốc tận rễ”. Khi nói đến điạ chủ, hay trí thức, hay phú nông, trung nông thì phải hiểu rằng sự phân chia này rất tùy tiện, không theo một tiêu chuẩn rõ ràng nào mà chỉ tùy theo ý kiến của các đội viên trong đội cải cách ngu tối vô học. Một người có trình độ tiểu học hay trung học có thể coi là trí thức. Một người có vài mẫu ruộng tư điền, có nhà ngói để ở, cây mít để ăn, có thể coi là điạ chủ. Một ông lý trưởng, một ông tiên chỉ, một ông chưởng bạ giữ sổ sách sinh tử ruộng đất của làng có thể coi là cường hào. Những người bị coi là kẻ thù giai cấp như thế bị mang ra tố khổ trước đám đông bị khích động và uy hiếp bởi đội cải cách. Những gia đình bị tố khổ như thế thì đương sự bị hành hạ, hay bị giết chết, vợ con bị sỉ nhục hay bị cưỡng hiếp , nhà cửa tài sản bị chiếm đoạt. Nói tóm lại đủ loại hình phạt tùy theo sáng kiến của đội cải cách. Có rất nhiều gia đình bị tố khổ này có con cái ở trong bộ đội, lập được nhiều chiến công và giữ cấp bậc cao trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Vì thế, cả miền Bắc rung động, bi phẫn. Thời đó, miền Nam có tin rằng tổng bí thư đảng Trường Chinh đã tố khổ cả bố mẹ ruột. Tin này không biết thực hư ra sao. Có thể là từ bộ máy tuyên truyền miền Nam để nhấn mạnh đến tính cách cuồng tín của người Cộng sản và chủ nghĩa tam vô – vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo. Cũng có thể là tin từ bộ máy tuyên truyền Cộng sản để nhấn mạnh tính cách vì chủ nghĩa, vì cách mạng, nhằm làm gương giải thích cho các thành phần cán bộ bộ đội mà gia đình bị tố khổ một cách tàn bạo vô nhân không tưởng nổi.

Hồ chí Minh đã phải ra trước công chúng nghẹn ngào xin lỗi tính chất bạo tàn quá đáng của các vụ tố khổ, để tránh một cuộc nổ bùng chống chế độ. Tưởng cũng nên nhắc lại rằng đây là lần thứ hai trong cuộc đời chủ tịch nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà Hồ chí Minh phải ra trước công chúng công khai chối tội. Lần thứ nhất là sau khi ký hiệp ước mồng 6 tháng 3 rước quân Pháp ra Bắc. Sự phản đối của quần chúng lên cao đến độ Hồ phải ra trước nhà hát lớn Hà nội khẳng định “Hồ chí Minh không phải là người bán nước”. Ngoài ra, Trường Chinh bị mất chức tổng bí thư. Với sự đi xuống của Trường Chinh thì Võ Nguyên Giáp đi lên. Võ Nguyên Giáp đã nhân danh tổng tư lệnh quân đội Nhân Dân lên tiếng bênh vực những sĩ quan và binh lính của mình, chia xẻ những nỗi đau của họ, và bảo đảm cho sự an toàn của họ, không để bị liên lụy vì liên hệ máu mủ gia đình. Thái độ này của Võ nguyên Giáp không những đã làm cho những bộ đội có gia đình bị tố khổ mang ơn được cứu sống, mà còn làm cho những đồng đội của họ, ngay cả người ngoài, thán phục sự can đảm của một ông tướng dám đem thân che chở đàn em, trước phong trào tố khổ mà đảng quyết liệt đẩy mạnh, không khoan nhượng. Họ Võ do đó đã tạo nên một cái tinh thần gắn bó trong quân đội, loại hẳn được mối nguy nổi dậy từ những người cầm súng và có công lao.
Nhìn lại toàn cảnh diễn tiến, đối chiếu với những sự việc tiếp theo cho tới nay, người có chút suy nghĩ sẽ thấy rằng Võ nguyên Giáp đã đóng vai trò ông Thiện, trong khi Trường Chinh nhận làm ông Ác để thực hiện chế độ toàn trị chuyên chính vô sản, giữ cho Hồ chí Minh ở vai trò chủ tịch tối cao của đảng và của nước, không bị hề hấn gì. Giáp đã giúp giữ vững đảng lúc đó. Giáp tiếp tục giữ vững đảng cho tới bây giờ. Có thể nói vắn tắt rằng Võ Nguyên Giáp là cây trụ chính chống giữ cho đảng CSVN.

(Tiếp theo entry ngày 12/5/2009)
2 giờ chiều nay, đúng hẹn, chúng tôi đến trụ sở CAP8, quận 3. Người tiếp chúng tôi vẫn là ông Trung tá Nguyễn Văn Riết.
Chị Tân hỏi: "Việc của tôi hôm nay anh giải quyết thế nào?". Ông Trung tá Riết nói: "Ở trên nói là cái nhà đó bây giờ không cho ai ở vì phải thi hành án". Chị Tân hỏi: "Thế anh có biết nhà đó hiện nay ai là chủ trên giấy tờ không? Anh có biết tôi là chủ hộ trong nhà ấy không? Anh nói để thi hành án thì giấy tờ đâu? Quyết định thi hành án đâu?". Ông Riết lại lập bập: "Tôi không biết, tôi không có giấy, tôi chỉ nghe nói như vậy. Chị không đồng ý thì khiếu nại lên quận". Chị Tân tiếp tục hỏi: "Anh làm khu vực quản lý chổ ấy mà anh nói thế thì trình độ nghiệp vụ của anh quá kém, anh không nắm được sự việc gì hết". Ông Trung tá Riết nói: "Chị muốn cho tôi trình độ nghiệp vụ kém thế nào cũng được. Chỉ huy của tôi đã chỉ đạo như vậy thì tôi thông báo lại chị như vậy. Chị không ở trong nhà đó, chị ở chổ khác thì chị không có quyền".
Chị Tân nói: "Anh bị ép nói như thế hay chính anh nói như thế cũng được. Tôi nói cho anh biết, tôi có quyền có tài sản ở bất cứ nơi đâu trên phạm vi đất nước Việt Nam này, và tôi có quyền đối với tài sản của tôi, tôi muốn cho ai mượn là quyền của tôi. Anh không cho đăng ký tạm trú thì chính anh chịu trách nhiệm có phải không?". Chị Tân lặp lại câu hỏi hai lần, ông Trung tá Riết ngồi ngậm tăm mãi một lúc mới nói được mấy chữ: "Ừ, thì tôi chịu trách nhiệm. Chị không đồng ý cứ khiếu nại lên quận". Chị Tân đứng lên, nói: Tôi ở địa bàn nào thì trình báo ở địa bàn đó. Chúng tôi đâu phải là quả bóng mà anh muốn đá đi đâu thì đá".
Tôi nghe vậy ngứa mồm quá mới chêm vào: "Chúng tôi không việc gì phải lên quận khiếu nại. Chúng tôi có trình báo, ghi nhận hay không tùy anh. Đã thế thì chúng tôi đi về, không cần nói thêm nữa. Sau này đừng bắt bẻ chúng tôi tạm trú không trình báo nhé!".
Chuyện đến đây tạm dừng. Chỉ có "đỉnh cao trí tuệ" mới nghĩ ra được "chiêu thức" quái như thế, đố mọi người tìm được ở các bọn "đỉnh thấp trí tuệ" mấy cái vụ tương tự như thế này.
Cần nói rõ thêm một chi tiết là từ khi xét xử phúc thẩm đến nay chưa hề có Quyết định thi hành án nào được thông báo đến chị Tân, nhưng chiều nay Công an Thành phố Hồ Chí Minh lại có Giấy Mời chị Tân sáng mai đến để "hỏi về việc thi hành án treo" (không đá động gì đến nhà cửa, tài sản nhé), còn ông Trung tá Riết lại nói phải để cái nhà này "thi hành án". Hóa ra Công an thành phố Hồ Chí Minh bây giờ lại kiêm luôn công việc của bên Thi hành án?
Tạ Phong Tần

Tổng số lượt xem trang