Thứ Hai, 25 tháng 5, 2009

“Lao động nước ngoài vào chủ yếu bằng đường du lịch”- Hiệp hội diễn viên ??? diễn viên chả nhẽ lại thua con bò .

“Lao động nước ngoài vào chủ yếu bằng đường du lịch”: theo bà Kim Ngân.

Tăng trưởng nhờ lĩnh vực nào?

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: Không thể để tình trạng Chính phủ không có thông điệp, từ đó không có kế hoạch, biện pháp cụ thể...

Thưa bà, QH cần chú ý điều gì khi xem xét việc điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng, bội chi, xuất khẩu... mà Chính phủ vừa trình xin ý kiến?

Trước hết, tôi mong đi cùng với chỉ tiêu tăng trưởng nên đưa ra và Quốc hội nên yêu cầu rõ về mục tiêu việc làm.

Trên thế giới, một mục tiêu quan trọng mà tất cả các Chính phủ phải trình để nghị viện thông qua gói kích cầu chính là việc tạo ra bao nhiêu việc làm. Ví dụ, ở Mỹ, để Nghị viện bỏ ra 871 tỷ USD thì Chính phủ phải cam kết tạo ra 2,5 triệu việc làm mới.

Tăng trưởng có thể chấp nhận điều chỉnh giảm xuống 5% hoặc thấp hơn, bội chi có thể chấp nhận ở mức 8% nhưng đổi lại, phải với số công việc tạo ra như thế nào.

Chính phủ cần có một thông điệp rõ ràng. Không thể để tình trạng Chính phủ không có thông điệp, từ đó không có kế hoạch, biện pháp cụ thể nào, đảm bảo giảm thiểu tác động nặng nề liên quan đến việc làm cho người lao động.

Hai là, ngay việc điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng xuống còn 5%, Chính phủ cũng cần làm rõ và QH cũng cần quan tâm hơn đến từng chỉ tiêu cụ thể.

Trong điều kiện Việt Nam, thông thường, xuất khẩu sẽ tăng gấp 2 lần mức tăng GDP. Chính mức tăng xuất khẩu lớn đảm bảo cho mức tăng GDP đó. Năm 2009, chúng ta điều chỉnh chỉ tiêu tăng xuất khẩu chỉ còn 3% thay vì 13% như kế hoạch ban đầu, vậy thì Việt Nam tăng trưởng nhờ vào lĩnh vực nào?

Nhìn sang các lĩnh vực như công nghiệp, thì trong quý I cũng chỉ tăng 2,4%. Xuất khẩu trong quý I cũng tăng rất thấp, mặc dù đã cộng cả 2,4 tỷ USD xuất khẩu vàng.

Trong giới nghiên cứu vẫn băn khoăn, không biết 3,1% tăng trưởng của quý I/2009 là từ nguồn nào? Cái gì tạo ra động lực cho 3,1% tăng trưởng đó?

"Ở các nước, kích cầu chỉ là Nhà nước ứng ra cho DN vay có trả và chịu lãi suất. Ở Việt Nam, dường như kích cầu là tiền Nhà nước “cho không” DN, do đó, tiêu chí, điều kiện cần phải rất rõ".
Và với mục tiêu tăng trưởng 5% cho cả năm, lĩnh vực nào sẽ là căn cứ để đưa ra con số đó?

Lĩnh vực xây dựng có thể có bước phát triển nhất định, vì nhu cầu xây dựng, phát triển hạ tầng vẫn nhiều và Chính phủ cũng quan tâm đầu tư. Nhưng công nghiệp, xuất khẩu rất khó, vì phụ thuộc vào đầu ra.

Đánh giá sòng phẳng

Bà đánh giá như thế nào về các gói kích cầu của Chính phủ dự kiến và đang tung ra? Có điều gì khiến bà quan ngại?

Chúng ta bố trí vốn lớn nhưng vẫn chưa có hướng dẫn rõ phân bổ như thế nào, tiêu chí, điều kiện lựa chọn ưu tiên. Khi ưu đãi có mà thiếu tiêu chí rõ, thì là đất cho lạm dụng ưu đãi nhờ vào xin cho. Ưu đãi sẽ rơi vào những DN, lĩnh vực không đáng được hưởng.

Ngay gói kích cầu 17.000 tỷ đồng đầu tiên, tới giờ vẫn chưa báo cáo đầy đủ từ phía ngân hàng rằng tiền đi đâu, vào lĩnh vực nào, có đúng lĩnh vực ưu tiên không. Các ngân hàng báo cáo đã giải ngân 300 ngàn tỉ nhưng mức tăng tín dụng không cao, tăng cung tiền của mấy tháng đầu năm thấp.

Hiện chỉ thị trường chứng khoán bắt đầu khởi sắc một chút, nhưng thị trường này có phải là mục tiêu ưu tiên của kích cầu?

Làm thế nào để hạn chế việc lạm dụng, thưa bà?

Học các nước: thực sự minh bạch. Kích cầu phải dựa vào tính toán cụ thể, đánh giá sòng phẳng tình hình hiện tại, đâu là khó khăn cần hỗ trợ, đâu là khu vực kém hiệu quả kéo dài, từ đó chấp nhận những cái chết tự nhiên phải có qua sàng lọc thị trường.

Ở các nước, kích cầu chỉ là Nhà nước ứng ra cho DN vay có trả và chịu lãi suất. Ở Việt Nam, dường như kích cầu là tiền Nhà nước “cho không” DN, do đó, tiêu chí, điều kiện cần phải rất rõ.

Chính phủ phải tự giám sát trước

Còn cơ chế giám sát cụ thể như thế nào, thưa bà?

"Ngân hàng chắc chắn biết cụ thể đến từng DN, cho DN nào vay, vào việc gì. Các ngân hàng không thể nói là không có thông tin. Chính phủ cũng cần đưa ra thời hạn công bố thông tin này. Khi ngân hàng giải ngân không đúng, sẽ có biện pháp xử lý ngay".
Chính phủ tự mình giám sát trước và Chính phủ hoàn toàn có thể làm được qua hệ thống ngân hàng. Chính phủ có quyền yêu cầu NHNN buộc các ngân hàng báo cáo rõ tiền đi vào đâu.

Ngân hàng chắc chắn biết cụ thể đến từng DN, cho DN nào vay, vào việc gì. Các ngân hàng không thể nói là không có thông tin. Chính phủ cũng cần đưa ra thời hạn công bố thông tin này. Khi ngân hàng giải ngân không đúng, sẽ có biện pháp xử lý ngay.

Cần chỉ rõ bao nhiêu phần trăm là DN vừa và nhỏ đã được cứu, cho các ngành nào?

Nếu được, sau đó, làm rõ trong các DN được tiếp cận vốn, họ đã giữ được kinh doanh ra sao, giữ được bao nhiêu việc làm, tuyển dụng mới bao nhiêu.

Vai trò giám sát của QH thì sao?

Theo tôi, trong lúc khó khăn đột xuất, có thể chấp nhận việc Chính phủ không chờ họp QH để quyết định dùng tiền ngân sách kích cầu, nhưng điều đó không có nghĩa QH không có trách nhiệm và quyền giám sát những việc Chính phủ đã làm hoặc đã quyết định.

Là cơ quan quyền lực cao nhất đại diện cho dân, QH có thể dùng kênh khác để giúp nắm rõ tình hình thực tế. Ví dụ, các đoàn QH địa phương có thể yêu cầu chính quyền địa phương báo cáo vấn đề kinh tế, việc làm ở địa phương. Nhờ đó, QH thấy được bức tranh chung, và cái khó của từng cơ sở, có giải pháp hỗ trợ.

Nói cách khác, trong khó khăn, mỗi cơ quan, từ trung ương tới địa phương, từ hành pháp tới lập pháp phải chuyên nghiệp hơn, phù hợp với lĩnh vực và vai trò của mình hơn.

-----------------------------

Vừa đóng phim vừa... sợ
16:03' 25/05/2009 (GMT+7)

- Từ ngôi sao đến diễn viên quần chúng, đa số đều phải tự lo bảo hiểm cho tính mạng và sức khoẻ của mình mỗi khi ra trường quay. Đơn giản vì họ không được đóng bảo hiểm cho mỗi vai diễn. Đóng phim trong hoàn cảnh nơm nớp lo sợ như vậy khó mà yên tâm cống hiến cho nghệ thuật.

Đóng phim kiểu "thân ai nấy lo"

Việc mua bảo hiểm cho các thành viên đoàn làm phim, cụ thể là các diễn viên từ trước đến nay vẫn được thực hiện một cách cảm tính, ai may thì được chủ phim mua bảo hiểm cho, còn không thì "hết vai nhận tiền", có trầy da tróc vẩy thì tự mua thuốc về mà chữa.

Còn ở Việt Nam, Hiệp hội diễn viên thì chưa có, Luật Điện ảnh hiện hành cũng chưa có quy định về bảo hiểm cho phim và thành viên đoàn làm phim nên các diễn viên "mạnh ai nấy lo".

Đến bò còn được mua bảo hiểm, huống hồ là diễn viên

Lại không có quy định bắt buộc nào về việc chủ phim phải đóng bảo hiểm cho diễn viên nên vấn đề này cũng thường bị phớt lờ đến mức chẳng ai còn nghĩ đến nó.

Tôi nghĩ bảo hiểm cho phim là vô cùng cần với những người làm phim. Vì làm phim là công việc đầy rủi ro, bất trắc mà không ai lường trước được. Nếu việc bảo hiểm cho đoàn làm phim được đưa vào Luật Điện ảnh như một yêu cầu bắt buộc thì càng hay. Tôi nghĩ những ngành lao động bình thường khác họ đã mua bảo hiểm rồi, điện ảnh là lĩnh vực sản xuất hàng hoá đặc biệt nên càng phải mua bảo hiểm".

Tháng 11/2008, lần đầu tiên một hợp tác xã dịch vụ sản xuất ở Quảng Nam đã đứng ra tổ chức mua bảo hiểm cho đàn bò gần 3.000 con trên địa bàn xã khiến người chăn nuôi hết sức yên tâm đầu tư sản xuất vì từ nay đàn bò đã có người lo giúp khâu phòng, chữa bệnh. Đến bò còn được mua bảo hiểm huống hồ diễn viên. Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng cũng vừa kiến nghị Quốc hội khoá này nghiên cứu để bổ sung vào Luật những quy định cần thiết liên quan đến việc bảo hiểm cho phim và thành viên đoàn làm phim.

----------------

Thế mới thấy ???? Quy trách nhiệm quá khó, lại chưa có được một tổ chức dân sự đứng ra vì quyền lợi người dân . Trăm đường thua thiệt cũng lại đổ đầu dân đen ...Ít ra bò cũng tại Quảng Nam cũng đã an tâm ... vậy diễn viên và còn biết bao người lao động khác đã có một giải pháp an sinh nào chưa ????

------------

Chính phủ cần đánh giá đầy đủ về vấn đề lao động nước ngoài , 23/05/2009



Trao đổi với báo chí bên lề phiên họp QH ngày 22.5, Chủ nhiệm Uỷ ban các Vấn đề xã hội của QH Trương Thị Mai cho rằng, có hai vấn đề mà uỷ ban quan tâm nhất là việc làm, đào tạo nghề cho lao động và ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đối với người nghèo cũng như chính sách của Nhà nước với đối tượng này...

Bà cho biết: Hiện có 2 vấn đề mà Uỷ ban các Vấn đề xã hội quan tâm nhất. Một là việc làm, đào tạo nghề cho người lao động, trong bối cảnh khủng hoảng suy thoái này thì các giải pháp cho vấn đề này đã giải quyết được gì? Hai là tác động của suy thoái kinh tế đối với người nghèo và chính sách đối với họ ra sao?

Chúng tôi đang chuẩn bị một kế hoạch dài hơi hơn, đã đề xuất và Chính phủ chuẩn bị một đề án tổng thể về chính sách an sinh xã hội. Cần phải xây dựng hệ thống an sinh xã hội từ năm 2010 cho đến năm 2020. Uỷ ban chúng tôi sẽ có những góp ý, tổ chức những hội thảo bàn tròn để góp ý, đánh giá cho các chính sách đó để nó sớm được trình QH hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

- Bà đánh giá thế nào về các giải pháp của Chính phủ liên quan đến lao động và việc làm?

- Tôi thấy là các giải pháp bước đầu của Chính phủ đưa ra liên quan đến kích cầu đã có tác động tích cực. Đối với người lao động cũng có giải pháp là cho doanh nghiệp vay để giải quyết lương cho công nhân. Tuy nhiên, theo tôi biết, đến giờ phút này cũng rất ít doanh nghiệp gửi hồ sơ đến vay tiền để trả lương cho công nhân. Đây là điều chúng ta phải suy nghĩ. Năm nay, chúng ta có thêm bảo hiểm thất nghiệp, nhưng điều kiện là phải đóng sau 12 tháng mới được lĩnh. Như vậy, nhanh nhất phải đến ngày 1.1.2010 thì người đầu tiên tham gia đóng bảo hiểm mới được nhận đồng tiền bảo hiểm thất nghiệp. Theo tôi, giải pháp quan trọng nhất là đào tạo nghề, đó mới là cái gốc của vấn đề.

- Như vậy có nghĩa là Uỷ ban các Vấn đề xã hội chưa nhất trí lắm với nhóm giải pháp về lao động và việc làm mà Chính phủ đưa ra?

- Các giải pháp đó mới chỉ thực hiện trong vài tháng. Tôi nghĩ năm nay khi chúng ta điều chỉnh lại chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế thì chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đến chỉ tiêu tạo 1,7 triệu việc làm. Hiện Bộ LĐTBXH cũng chưa đưa ra dự báo với việc điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng, như vậy thì chỉ tiêu việc làm sẽ đạt được bao nhiêu. Chúng tôi sẽ tiếp tục giám sát về vấn đề này và tiếp tục đánh giá thêm về các giải pháp bước đầu mà Chính phủ đưa ra. Các giải pháp này đều là các giải pháp ngắn hạn và chúng tôi sẽ đánh giá thêm.

- Uỷ ban các Vấn đề xã hội có khuyến cáo gì cho các cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề lao động và việc làm trong bối cảnh suy thoái kinh tế tiếp tục tác động xấu đến các vấn đề xã hội?

- Tôi có suy nghĩ là chúng ta phải có cách để chia sẻ thông tin để giải quyết bài toán về lao động, việc làm. Bởi vì hiện có nhiều nơi lao động mất việc làm, nhưng cũng có nơi không tuyển được lao động. Lao động trở về nông thôn do không có thu nhập, nhiều vấn đề lắm.

Do vậy cần phải nắm đầy đủ các vấn đề này và trên cơ sở đó phải có sự chia sẻ thông tin giữa các địa phương, giữa các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương với địa phương để làm sao có các thông tin giữa các cơ quan thông tin, giữa các doanh nghiệp cũng như thông tin đến với người lao động.

Trên cơ sở đó để chúng ta giải quyết được những việc cân đối được bài toán lao động và việc làm. Tôi nghĩ phải tiếp tục nắm thêm thông tin và quan trọng nhất là có thông tin đầy đủ để sau đó có giải pháp để giải quyết tốt vấn đề này. Nếu giải quyết tốt, năm nay tình trạng mất việc làm cũng không đến mức trầm trọng như dự báo mà Bộ LĐTBXH đã từng đưa ra.

- Xin cảm ơn bà!

EC viện trợ 60 triệu USD giúp Việt Nam xóa nghèo

Ủy ban châu Âu (EC) đã cam kết viện trợ không hoàn lại 44 triệu EUR (tương đương 60 triệu USD) giúp Việt Nam thực thi kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006-2010.

Tổng số lượt xem trang