Harish Mehta, The Business Times Singapore
22.05.2009
Việt Nam đã từng chứng tỏ khả năng sáng tạo trong thời chiến, nhưng liệu Hà Nội có thể lặp lại được điều này trong thời bình? Giới lãnh đạo ở Hà Nội ý thức được rằng cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay có thể gây khó khăn trong toàn bộ dân chúng, cũng như ý thức được sự cần thiết phải duy trì ổn định xã hội.
Nhưng đang có những dấu hiệu cảnh báo về sự mất niềm tin vào đồng nội tệ, khi một bộ phận người dân tỏ ra thích trữ vàng hơn. Tại thị trường vàng Tp. HCM, có thể bắt gặp người Việt mua vàng, lựa chọn truyền thống được tin cậy hơn khi so sánh với tiền đồng.
Tiền đồng (VND) đã được tin cậy hơn trong những năm kinh tế phát triển nhanh, nhưng suy thoái kinh tế hiện nay và tình hình lạm phát chóng mặt đã làm một bộ phận người dân chuyển sang tích trữ vàng, được coi là thiên đường an toàn. Dù vậy, tại Việt Nam, tiền đồng vẫn được đa số người dân chấp nhận. Chính phủ từ lâu đã lo ngại rằng người dân sẽ ưa thích USD hơn, nhưng đô-la Mỹ chỉ lưu thông chủ yếu ở khu vực thành thị, chứ không phải ở các vùng nông thôn rộng lớn.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) gần đây đã dự báo rằng kinh tế Việt Nam sẽ phát triển chậm lại, với tốc độ chỉ khoảng 4.75% cho năm nay, thấp hơn nhiều mức 6.5% như dự đoán của chính phủ Việt Nam. Hiện tại chính phủ Việt Nam đang cân nhắc giảm mục tiêu phát triển kinh tế năm nay xuống còn 5%.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói rằng tốc độ tăng trưởng trong những quí còn lại sẽ gia tăng, rằng thâm hụt ngân sách sẽ không vượt quá 8%, và mức lạm phát sẽ được giữ dưới 6%.
Nỗi lo lắng thực sự là nếu lạm phát gia tăng, nó sẽ gây ra bất ổn xã hội. Lạm phát đã đạt mức cao nhất trong 17 năm qua ở mức 28.25% vào tháng Tám năm ngoái, nhưng gần đây nó đã giảm xuống còn 17.5% vào tháng 1/2009. Do đó, nhiều công ty tăng lương, nhưng mức tăng không đáng kể khi tăng trưởng kinh tế tiếp tục đi xuống trong năm nay.
Do đó, chính phủ Việt Nam gần đây bắt đầu thực hiện một số biện pháp để thu hút thêm các nhà đầu tư nước ngoài hơn trong cơn khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Những biện pháp này bao gồm việc phối hợp tốt hơn giữa chính phủ và chính quyền địa phương nhằm cải thiện việc giám sát các dự án đầu tư nước ngoài, tăng cường cải cách hành chính và lắng nghe những băn khoăn của nhà đầu tư nước ngoài. Gần đây, chính phủ cũng thông báo một kế hoạch kích thích kinh tế nhắm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Nhưng, chiến lược phát triển của Việt Nam đã dựa quá nhiều vào đầu tư từ nước ngoài. Thiếu những giải pháp huy động những khoản tiền khổng lồ cho các dự án đầu tư cơ bản, chính phủ đã tạo ra một mô hình phát triển trông cậy gần như hoàn toàn vào đầu tư nước ngoài. Nhưng dù sao thì chính phủ cũng không làm được gì nhiều để đảm bảo dòng vốn đầu tư hoạt động hiệu quả.
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã giảm 17% xuống còn 6.36 tỷ USD trong bốn tháng đầu năm nay. Với mức độ nghiêm trọng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, suy giảm đầu tư nước ngoài có thể sẽ còn trầm trọng hơn trong năm nay. Những yếu tố ảnh hưởng đến suy giảm tăng trưởng kinh tế là sự giảm sút nguồn thu từ xuất khẩu, kiều hối và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Việt Nam cần có những chính sách đột phá nếu muốn là kẻ chiến thắng trong cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay. Các nhà hoạch định kinh tế của Hà Nội không cần phải tìm kiếm ở đâu xa để tìm những bài học phát triển kinh tế. Họ chỉ cần nhìn lại xem những nhà hoạch định kinh tế của chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiểm soát kinh tế thời chiến tốt như thế nào.
Lúc đó, dù đang trong thời kì chiến tranh, chính phủ của ông Hồ đã đặt một mục tiêu xuất khẩu đầy tham vọng trị giá 500 triệu rúp trong giai đoạn 1968-1970. Theo một báo cáo của Uỷ ban Kế hoạch Chính phủ ngày 2 tháng Bảy năm 1968, các nhà hoạch định kinh tế đã tìm được một thoả thuận trao đổi hàng hoá ba bên đơn giản: Cuba sẽ cung cấp cho Hà Nội 80.000 tấn đường, Hà Nội sẽ dùng chúng để sản xuất từ 80-100 triệu lít rượu vang mà sau đó, số rượu này sẽ được xuất sang Nga, đem lại nguồn thu trị giá 90-100 triệu rúp. Đây là một lợi nhuận cao vì Havana cung cấp đường miễn phí cho Hà Nội. Việt Nam đã có những giải pháp mới lạ như thế thậm chí khi đang phải gánh chịu những trận ném bom nặng nề của Mỹ phá huỷ hầu hết các nhà máy và các hệ thống cung ứng nhiên liệu. Dù bị cô lập bởi thế giới phi cộng sản, Hà Nội vẫn có khả năng nhập khẩu những mặt hàng thiết yếu từ các nước này.
Ví dụ ở trên về việc Việt Nam đã áp dụng những giải pháp kinh tế sáng tạo để tồn tại trong quá khứ có thể dùng để giúp nước này vượt qua những thách thức về kinh tế hiện nay.
Với những gì đã nói và làm, Việt Nam đang là một điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Nếu chính phủ duy trì được những chính sách kinh tế vĩ mô đúng đắn và tiếp tục cải tổ để tăng cường sức cạnh tranh, thì tăng trưởng kinh tế có thể lên đến 7.5% vào năm 2013.
The Business Times Singapore
May 22, 2009 Friday
Will Vietnam again show its survival skills?
Harish Mehta
VIETNAM has a history of innovation in times of war, but can Hanoi do it again in peacetime? Hanoi's leaders are aware of the potential of the current economic crisis to cause widespread problems among the population, and are conscious of the need to maintain social stability.
But there are alarming signs of a loss of confidence in the dong, the national currency, as some Vietnamese are showing a preference for gold. At gold markets in Ho Chi Minh City, Vietnamese are seen buying the yellow metal in which they have traditionally had more faith than the dong currency.
The dong gained credibility following several years of rapid economic growth but the current economic slowdown and dizzying inflation has caused some Vietnamese to return to the safe haven of gold. Despite this trend, the dong remains the most commonly accepted currency in Vietnam. The government has long been concerned that the Vietnamese would prefer the American dollar, but the greenback circulates primarily in the urban areas, and not among the vast rural populace.
The International Monetary Fund recently forecast that Vietnam's economic growth will slow to just 4.75 per cent this year, substantially below the Vietnamese government's expectation of reaching 6.50 per cent growth. Now, the Vietnamese government is considering a further downward revision of economic growth to 5 per cent.
Prime Minister Nguyen Tan Dung has indicated that economic growth in the next few quarters will increase, that the budget deficit will not exceed 8 per cent, and the inflation rate will be kept below 6 per cent.
The real worry is that if inflation rises, it can cause social instability. Inflation hit a 17-year high of 28.25 per cent in August last year, but has eased recently to 17.50 per cent in January 2009. As a result, many Vietnamese firms raised wages, but wage increases slowed as economic growth slowed further this year.
Thus, the Vietnamese government recently began implementing measures to attract more foreign investments during the global economic crisis. These measures include better coordination between the government and local authorities to improve supervision of foreign investment projects, speeding administrative reforms and listening to the concerns of foreign investors. It recently announced an economic stimulus plan to boost economic growth.
But Vietnam's development strategy has been excessively reliant on foreign investments. Lacking the means to generate vast sums for investment projects, it has developed a model that rests almost totally on foreign investments. But there is not much that the government can do to ensure that investment inflows remain healthy.
Foreign investments in Vietnam declined 17 per cent to US $6.36 billion in the first four months of this year. Given the severity of the global economic crisis, the fall in foreign investments could have been worse. Factors influencing the decline in economic growth are a fall in export earnings, private remittances and foreign direct investments.
Vietnam needs to produce some out-of-the-box policies if it wants to emerge victorious from the current economic crisis. Hanoi's economic planners do not need to go far to look for inspirational examples of how to revive their economy. They only need to look at how President Ho Chi Minh's economic planners kept the wartime economy afloat.
Despite the war, the Ho Chi Minh government set an ambitious export target of 500 million roubles for 1968-1970. According to a Government Planning Committee report dated July 2, 1968, economic planners devised an ingenious triangular counter-trade arrangement: Cuba would supply Hanoi with 80,000 tonnes of raw sugar, which Hanoi would use to produce 80-100 million litres of wine that would, in turn, be exported to Russia, generating income worth 90-100 million rubles. This was highly profitable because Havana delivered sugar free of cost to Hanoi. Vietnam produced such novel solutions even under heavy American bombardment that destroyed most of its factories and oil facilities. Despite its isolation from the non-communist world, Hanoi even succeeded in importing much-needed commodities from non-communist countries.
The example of how Vietnam applied creative economic solutions to survive in the past may help it overcome current economic challenges.
All said and done, Vietnam is an attractive destination for foreign investors. If the government maintains sound macroeconomic policies and continues reforms to enhance competitiveness, economic growth could to rise to 7.50 per cent by 2013.
The writer was formerly BT's Indo-China correspondent