Thứ Năm, 28 tháng 5, 2009

Miệng lưỡi Trung Quốc....

Những lời biện minh của Trung Quốc
VIT - Trong những thời gian gần đây, nhiều động thái của Trung Quốc đã gây nên những cú sốc đối với nhiều quốc gia trên thế giới và trong khu vực, tiếp đó là những làn sóng phản đối mạnh mẽ đối với quốc gia này. Trước tình hình dư luận đó, Trung Quốc đã đưa ra những lời biện minh nhằm giảm bớt sự quan ngại của thế giới về ảnh hưởng của Trung Quốc đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Sau đây là một số ghi nhận về vấn đề này.

Trước hết về sự kiện Trung Quốc có ý đồ phân chia Thái Bình Dương với Mỹ
Một số năm gần đây lực lượng quân đội Trung Quốc liên tục gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt về Hải quân và Không quân. Trung Quốc tích cực đổi mới và hiện đại hóa toàn bộ từ trang bị vũ khí cơ khí hóa và tin học hóa đến cơ cấu hành chính quân sự, tổ chức lực lượng và bố trí binh lực.

Đến năm 2020, Trung Quốc phát triển mạnh hơn bộ máy quân sự có trình độ công nghệ tiên tiến, có khả năng tiến hành các hoạt động tác chiến quy mô, cách rất xa biên giới. Về ngân sách quốc phòng năm 2007 khoảng 52 tỷ USD, năm 2008 khoảng 61 tỷ USD, năm 2009 khoảng 70,27 tỷ USD.

Quân đội Trung Quốc đã xây dựng một chiến lược mới gọi là chiến lược cận hải của Hải quân, tức là tăng cường khả năng đưa các lực lượng quân sự tới những nơi xa xôi trên biển cả. Nhu sự vươn xa ra hướng biển Đông và Thái Bình Dương. Qua đó khẳng định sức mạnh của Hải quân Trung Quốc đối với việc bảo vệ quyền lợi trên biển và để tối ưu hoá các chiến dịch tác chiến của Hải quân.

Hải quân Trung Quốc đã được giao nhiệm vụ trấn thủ các hải đảo, bảo vệ và phong tỏa các huyết mạch giao thong trên biển từ Vladivostok ở phía bắc đến eo biển Malacca ở phía nam, và ra đến quần đảo Aleutians, Kuriles, Ryukyus, Đài Loan, Philippine, và quần đảo Greater Sunda. Hướng phát triển tiếp theo là vươn ra xa hơn ngoài khơi Thái Bình Dương trong thế kỷ 21.

Với sự gia tăng về quân sự và nhiệm vụ của Hải quân Trung Quốc nêu trên có thể khẳng định được rằng, Trung Quốc có thể có những ý đồ phân chia Thái Bình Dương với Mỹ, theo như báo chí Ấn Độ đã đưa ngày 15/5/2009. Tuy nhiên sự việc này đã được Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bác bỏ ngày 20/5, có thể đây là lời biện minh cho Trung Quốc.

Về sự kiện biển Đông
Trong những thời gian gần đây Trung Quốc đã liên tục đưa các tàu tuần tra của Hải quân và tàu tuần tra ngư trường xuống Trường Sa và Hoàng Sa.

Ngày 08/03/2009, các tàu Trung Quốc đã quấy rối ngay trước tàu do thám của Hải quân Mỹ - Impeccable ở khu vực cách phía Nam đảo Hải Nam 75 dặm (120km). Sự việc này buộc Mỹ phải đưa tàu USS Chung-Hoon (DDG-93) sang để hộ tống.

Tiếp đó, Trung Quốc đã gửi tàu tuần tra ngư nghiệp lớn nhất, Ngư chính 311, tới Biển Đông tại khu vực họ coi là vùng đặc quyền kinh tế trên biển của Trung Quốc thuộc lãnh hải tranh chấp quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngày 21/03/2009, một quan chức công tác tại Bộ Nông nghiệp Trung Quốc phát biểu với tờ International Herald Leader (một tờ báo thuộc hãng thông tấn Tân Hoa Xã) hôm 20/3 rằng, trong vòng từ 3 đến 5 năm tới, Trung Quốc sẽ gửi 6 tàu tuần tra tới khu vực biển Đông để giám sát các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp.

Tiếp đó trong đầu tháng 5/2009, Trung Quốc thành lập Cục Chuyên trách Lãnh hải, đưa ra lời cảnh báo với các nước trong khu vực về các đảo ở biển Đông, đệ trình lên Liên Hợp Quốc những đề nghị bước đầu về biên giới bên ngoài của Thềm lục địa 200 hải lý.

Tiếp đó, Trung Quốc lại công bố lệnh cấm đánh bắt cá tại một số vùng biển trong đó có những khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông có hiệu lực từ ngày 16/5 đến ngày 1/8/2009.

Ngày 19/5/2009, Trung Quốc tiếp tục điều 02 tàu ngư chính xuất phát từ đảo Hải Nam để bắt đầu đợt tuần tra mới ở khu vực quần đảo Hoàng Sa trong thời gian 15 ngày, nhằm mục đích kiềm chế sự gia tăng các hoạt động đánh bắt thuỷ hải sản bất hợp pháp. Theo ông Zhu Yingrong, một quan chức của Cục Ngư chính cho biết, các tàu tuần tra lần này sẽ thực hiện một nhiệm vụ “như thường lệ nhưng mạnh mẽ”; trong đó bao gồm các hoạt động như tuần tra trong vùng đặc quyền kinh tế, bảo vệ các tàu cá Trung Quốc, kiềm chế sự gia tăng đánh bắt cá bất hợp pháp và “tăng cường bảo vệ các quyền lợi và các lợi ích của Trung Quốc ở khu vực này”.

Nhưng cho đến ngày 26/03/2009, Phát biểu trước Hội nghị hợp tác chung giữa Văn phòng Thương mại Hoa Kỳ và Hiệp hội Quản trị Philippines được tổ chức tại thủ đô Manila của philippines, Đại sứ Lưu Kiến Siêu lại phân minh rằng việc điều động các tàu do thám quân sự tới biển Đông vừa qua không nhằm vào mục đích tuyên bố chủ quyền toàn bộ đối với các đảo ở biển Đông và không có ý định chọc tức các quốc gia khác có tuyên bố chủ quyền ở Trường Sa.

Khi được hỏi về các tàu của Trung Quốc ở biển Đông, ông Lưu đã nói, đó chỉ là các tàu tuần tra ngư trường, chúng có mặt thường xuyên ở đó. Việc có mặt các tàu này chỉ là sự kiện bình thường.

Ông Liu nói rằng, Trung Quốc đã luôn tránh xa đụng độ quân sự và luôn tôn trọng tuyên bố chung ở biển Đông đã được ký kết giữa Trung Quốc với các nước Asean năm 2002. Khi được hỏi về việc các tàu tuần tra ngư trường của Trung Quốc được trang bị vũ trang, ông Lưu trả lời rằng việc đó ông không chắc chắn. Tuy nhiên đằng sau lời biện bạch này của ông Đại sứ là cả một sự thuyết phục các nước trong khu vực tham gia vào chương trình hợp tác chung, nhằm khai thác các nguồn tài nguyên ở quần đảo Trường Sa.
>>>>>> Liệu có thể tin được không ??? Nhớ rằng TQ mới đâm chìm tầu đánh cá của ta

Trung Quốc điều 8 tàu tuần tra đến Vịnh Bắc Bộ
VIT - Trong tuần này, tám tàu tuần tra Trung Quốc thuộc ba tỉnh miền nam Trung Quốc giáp với Vịnh Bắc Bộ sẽ khởi hành lên đường thực hiện nhiệm vụ tuần tra đánh bắt cá hàng năm trên Vịnh Bắc Bộ.

Lực lượng cảnh sát vũ trang biển Trung Quốc cho biết, đây là một phần trong đợt tuần tra thường niên đã được thực hiện hàng năm kể từ năm 2004.

Chuyến tuần tra này là nhằm mục đích bảo vệ ngư dân Trung Quốc và kiểm soát hoạt động đánh bắt cá trái phép trên diện tích 128.000 km2 thuộc Vịnh Bắc Bộ , do Việt Nam và Trung Quốc cùng quản lý và khai thác.

Chuyến tuần tra này còn giám sát và buộc tuân thủ quy định thời gian ngừng đánh bắt cá thương mại mỗi năm ba tháng được áp dụng rộng rãi trên toàn quốc nhằm bảo tồn nguồn lợi thủy sản. Năm nay, quy định thời gian ngừng đánh bắt cá thương mại đã bắt đầu từ ngày 16/5.

Ông Zheng Huiguang, tư lệnh sư đoàn cảnh sát biển Vịnh Bắc Bộ, cho biết từ năm 2004, lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc đã đuổi hơn 1.200 tàu nước ngoài xâm nhập lãnh hải của Trung Quốc. Trong đó có 15 tàu bị bắt giữ vì đã vi phạm các quy định về đánh bắt cá.

Tháng 12 năm 2005, Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết các thỏa thuận về phân định ranh giới lãnh hải, các khu đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước. Hai nước cũng đã tổ chức hướng dẫn về hợp tác đánh bắt cá trên Vịnh Bắc Bộ.

Tám tàu tuần tra này thuộc sự quản lý của các tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông và Hải Nam. Chúng sẽ tuần tra gần đường ranh giới giữa các vùng lãnh hải của Trung Quốc trong thời gian ngừng đánh bắt cá thương mại, thời gian này sẽ kết thúc vào ngày 01 tháng 8
Nguồn tin

Tổng số lượt xem trang