Thứ Hai, 4 tháng 5, 2009

Mở rộng dân chủ trực tiếp trong Đảng: Cơ sở để thúc đẩy dân chủ trong xã hội

---- Xem Đảng chỉ dạy gì đã ????
Mở rộng dân chủ trực tiếp trong Đảng: Cơ sở để thúc đẩy dân chủ trong xã hội

03-05-2009 23:09:27 GMT +7

Sơ kết nửa nhiệm kỳ của khóa X, Hội nghị Trung ương 9 đầu năm nay đã quyết định thúc đẩy những thử nghiệm mới về tổ chức, hoạt động của Đảng. Trong đó đáng chú ý là sẽ thí điểm ngay việc đại hội đảng bộ cơ sở trực tiếp bầu ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư. Theo hướng dẫn số 24 của Ban tổ chức trung ương, việc thí điểm này nhằm mục đích mở rộng dân chủ trong bầu cử của Đảng ở cơ sở, phát huy quyền dân chủ trực tiếp của đảng viên, làm cơ sở cho việc mở rộng và phát huy dân chủ trong xã hội. Gần 1.500 trong số 22.000 đảng bộ cơ sở trên cả nước lần đầu tiên sẽ thí điểm việc này.

Tồn tại sự lệch pha

+ Theo điều lệ và quy chế bầu cử hiện hành, tổ chức đảng ở cơ sở đang thực hiện hai hình thức bầu cử. Ở cấp chi bộ, gồm chi bộ cơ sở và chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở, đã thực hiện bầu cử trực tiếp, đúng như hình thức mà tới đây thí điểm ở đảng bộ cơ sở. Chi bộ mở đại hội đảng viên, bầu ra ban chi ủy (cấp này không có cơ cấu thường vụ), rồi cả chi bộ bầu ra bí thư, phó bí thư. Thực tế cho thấy các kết quả bầu cử rất thống nhất với nhau. Đảng viên nào được phiếu cao ở vòng bầu chi ủy thì cũng được tín nhiệm cao khi bầu bí thư.
Nhưng từ cấp đảng bộ cơ sở trở lên lại đồng thời áp dụng hai hình thức: Đại hội trực tiếp bầu ban chấp hành đảng bộ (dân chủ trực tiếp); sau đó ban chấp hành thay mặt cho đại hội bầu ra ban thường vụ trong số cấp ủy viên, bầu bí thư, phó bí thư trong số ủy viên ban thường vụ (dân chủ đại diện). Kết quả là có trường hợp người trúng cử cấp ủy số phiếu thấp nhưng đến bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư thì lại được phiếu cao, có khi tới 100% phiếu của ban chấp hành.
Kết quả bầu cử sẽ thực chất hơn
. Tại sao lại có sự lệch pha lớn như vậy giữa dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện?
+ Có nhiều nguyên nhân. Đầu tiên là vì tiêu chí bầu vào cấp ủy hoàn toàn khác với bầu thường vụ, bí thư, phó bí thư. Chẳng hạn như bầu cấp ủy thường có tính cơ cấu, phải có đại diện nông dân, phụ nữ, thanh niên... Ông chủ tịch hội nông dân, chị chủ tịch hội phụ nữ hay anh bí thư đoàn ít va chạm thì thường được phiếu cao nhưng lại chưa chắc đủ năng lực tham gia thường vụ. Ngoài ra, thường vụ, bí thư, phó bí thư được bầu theo hình thức dân chủ đại diện, chỉ phạm vi hẹp các đảng ủy viên bỏ phiếu. Bầu cử lúc này lại thường kết hợp yếu tố phân công nhiệm vụ giữa các cấp ủy viên với nhau nên dễ thống nhất cao, phiếu bầu cao. Bầu thế có hạn chế là một số đồng chí dù đại hội tín nhiệm mức thấp nhưng vì được 90%-100% phiếu của cấp ủy đâm ra tưởng mình “tốt hết cả rồi”, không thấy mình còn khiếm khuyết, dẫn tới chủ quan, tự mãn.

Dân chủ trực tiếp sẽ khắc phục được hạn chế này. Bí thư có thể trúng cử với số phiếu không cao nhưng được cả đảng bộ suy tôn, giao nhiệm vụ, anh đó sẽ làm việc tự tin hơn, vinh dự hơn, hăng hái hơn. Mặt khác, đồng chí đó cũng luôn hiểu rằng trong đảng bộ vẫn còn những người chưa thực sự tín nhiệm, đồng tình với mình, tự thấy bản thân vẫn còn khiếm khuyết, phải phấn đấu, hoàn thiện. Như vậy, kết quả bầu cử sẽ thực chất hơn.
Đổi mới nhưng thận trọng
. Dân chủ trực tiếp ưu điểm như vậy thì tại sao Đảng không triển khai đại trà mà tới bây giờ mới thí điểm?

+ Mở rộng dân chủ phải đi liền với nâng cao dân trí, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế-xã hội. Trong Đảng cũng vậy, nếu trình độ, nhận thức và ý thức của đảng viên cao thì mở rộng dân chủ sẽ có tác dụng tích cực. Ngược lại, có khi hậu quả khôn lường. Chẳng hạn, ở nông thôn nhiều nơi vẫn còn nặng nề thôn nhỏ, thôn to, làng trên, xóm dưới, rồi tộc to, họ lớn. Đảng viên ở những nơi đó lại cục bộ địa phương thì dân chủ trực tiếp chưa chắc cho kết quả nhân sự tốt. Có khi “người thôn kia làm chủ tịch rồi thì giờ thôn mình phải làm bí thư”, hay thôn nào có nhiều đảng viên thì người thôn đó dễ trúng bí thư.
Mở rộng dân chủ phải từng bước. Ở cấp chi bộ, đảng viên ít, lại là người cùng thôn xóm với nhau hoặc cùng công tác một cơ quan, biết nhau cả thì bầu cử trực tiếp thuận lợi. Ở cấp đảng bộ cơ sở cũng vậy, dù đảng viên đông hơn nhưng họ vẫn có đủ thông tin về từng ứng viên, ai có năng lực, xứng đáng, ai hạn chế, yếu kém... Còn đối với đảng bộ cấp trên như cấp huyện chẳng hạn, phạm vi rộng, đảng viên ít có thông tin về nhau. Muốn bầu cử trực tiếp ở cấp này thì công tác chuẩn bị đại hội, chuẩn bị nhân sự cũng như chế độ thông tin, giám sát còn phải đổi mới rất nhiều mới đáp ứng được.
. Đại hội bầu trực tiếp ban thường vụ, bí thư, phó bí thư thì có tính tới việc bí thư, ban thường vụ báo cáo công tác, kiểm điểm trước đại hội không?
+ Mới là thí điểm nên mọi bước đi phải thận trọng. Trước mắt, đổi mới ở khâu bầu cử đã và đi kèm với nó là cải tiến khâu chuẩn bị nhân sự, giới thiệu nhân sự ban thường vụ, bí thư, phó bí thư ra đại hội. Còn việc báo cáo, kiểm điểm công tác vẫn tuân thủ điều lệ và các quy định hiện hành của Đảng.
. Nhưng những đảng viên khi được trao quyền trực tiếp bầu thì họ cũng mong muốn có cơ chế để giám sát, kiểm tra người mà họ tín nhiệm.
+ Theo quy định hiện hành, đảng bộ cơ sở định kỳ sinh hoạt mỗi năm hai lần, gắn với sơ kết sáu tháng và tổng kết cuối năm. Trong hội nghị đó, đảng ủy phải báo cáo kết quả công tác của đảng bộ để mọi đảng viên biết và tham gia ý kiến, trong đó đã bao gồm cả nội dung công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của thường vụ, bí thư, phó bí thư rồi.

Bầu bí thư phải có số dư
Để chuẩn bị cho cuộc thí điểm, các cấp ủy cơ sở phải hoàn chỉnh quy hoạch cán bộ; chỉ đạo các chi bộ tổ chức hội nghị đảng viên để lấy phiếu tín nhiệm giới thiệu người vào cấp ủy, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư khóa mới; đồng thời lấy ý kiến đại diện các tổ chức chính trị-xã hội về nhân sự này. Nếu ý kiến của các đoàn thể khác với giới thiệu của chi bộ thì phải tìm hiểu rõ nguyên nhân, kết luận cụ thể. Từ kết quả đánh giá tín nhiệm trên, ban chấp hành đảng bộ cơ sở mở hội nghị thảo luận, bỏ phiếu kín. Sau vòng này, chỉ những nhân sự được trên 50% ủy viên cấp ủy cơ sở giới thiệu mới đủ điều kiện đưa ra đại hội đảng bộ cơ sở bầu vào cấp ủy, thường vụ, bí thư, phó bí thư khóa mới.
Với thủ tục bầu bí thư, đoàn chủ tịch báo cáo việc chuẩn bị nhân sự bí thư của cấp ủy khóa trước. Trên cơ sở đó, đại hội thảo luận, tiến hành ứng cử, đề cử, thông qua danh sách bầu cử chính thức, có số dư và phải nằm trong cấp ủy vừa trúng cử. Đại hội bầu bí thư trong số này, ứng viên nào có tín nhiệm cao nhất và trên 50% đại biểu bỏ phiếu thì trúng cử...
(Hướng dẫn số 24 của Ban tổ chức trung ương)---- Ui, vẫn vậy..
Xem Trung Quốc chỉnh Mỹ nè ...
China urges the U.S. to stop intervening in its press freedom
BEIJING, May 4 (Xinhua) -- China rejected the U.S. ...
2009-05-04 14:49:34
BEIJING, May 4 (Xinhua) -- China rejected the U.S. President Barack Obama's remarks in a statement marking World Press Freedom Day here on Monday, urging the U.S. to stop intervening in its press freedom.
Ma Zhaoxu, spokesman of the Chinese Foreign Ministry, said that the Chinese government protected freedom of speech according to law, and had brought the public and media's supervision into full play.
"China's news cause has achieved remarkable development since its reform and opening up to the outside world 30 years ago, with the number of press staff increased and their rights and interests protected," said Ma.
"We urge the U.S to respect the facts and China's jurisdiction, view China's press freedom correctly, and stop intervening in China's press freedom," Ma stressed.
Ma's remarks came in the wake of Obama's statement marking World Press Freedom Day on May 1.
Obama said in the statement that journalists were being harassed or jailed in countries including China, Cuba, Myanmar, Sri Lanka and Zimbabwe
----------

Trung Quốc phản đối việc cáo buộc không có tự do báo chí

Bắc Kinh bác bỏ cáo buộc mà Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama đưa ra nói về tình trạng tự do báo chí của nước này.

Tổng số lượt xem trang