Thứ Bảy, 16 tháng 5, 2009

Nói tiếp về tiếp thu tri thức ....

Ừ, giáo dục Việt Nam chật vật, xoay đầu xoay đuôi vẫn chẳng thấy đâu vào đâu, thế mà đọc tin này:

-Chinese, VN education officials meet on co-op, development
www.chinaview.cn2009-05-15 23:03:19
Việt Nam mong muốn đẩy mạnh hợp tác với Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực, Phó TT Nguyen Thien Nhan nói. Việt Nam hy vọng tăng cường hợp tác giáo dục với Trung Quốc ở cấp thành phố....
--------------
Trung Quốc cũng đang tìm đường đi với nhiều tham vọng .... và Việt Nam cũng cần phải biết được điều này . Học trí thức phương Tây nhưng cũng nên thấy xu hướng Trung Quốc đang đi như thế nào :
Tìm kiếm tinh thần chủ đạo tại Trung Quốc
Các chuyên gia Trung Quốc đang tìm kiếm nền tảng tinh thần, và tìm kiếm nó trong các giá trị truyền thống

Chuyên gia Trung Quốc tại Thượng Hải và Bắc Kinh đang lo lắng về cuộc khủng hoảng hiện nay khởi nguồn New York và London và lan ra toàn thế giới. Họ đọc báo phương Tây với những lời kết tội cả các nhà điều hành tham lam và lòng tin sai lầm vào khả năng tự kiểm soát của hệ thống thị trường tư bản chủ nghĩa; họ lo lắng giá nhà đất của họ đang bị giảm ; họ nghi ngờ tư tưởng của Adam Smith với bàn tay vô hình của thị trường khi chính phủ phương Tây quốc hữu hóa các ngân hàng tư nhân. Và họ lắc đầu. Phương Tây đã mất nền tảng tinh thần của nó, và hiện nay một vài chuyên gia tự hỏi liệu Trung Quốc có thể cứu thế giới khỏi sụp đổ.
Cho dù Trung Quốc có thể không cứu nổi nền kinh tế thế giới, nó có thể giúp làm giảm mức hủy diệt của cuộc khủng hoảng tài chính. Và Trung Quốc chắc chắn có thể có tiếng nói lớn hơn trong các tổ chức quốc tế. ví dụ Zhou Xiaochuan, thống đốc Ngân Hàng TW, kêu gọi về một đồng tiền dự trữ mới cho thế giới. Các chuyên gia uy tín đang lợi dụng cuộc khủng hoảng này để tìm kiếm các mô hình lãnh đạo tinh thần mới.
Trung Quốc là nước lãnh đạo tinh thần? Một đất nước mà doanh nhân nước ngoài than phiền về hệ thống kém minh bạch, về nhu cầu thanh toán, gia đình trị, và các tập quán đáng ngờ khác? Bản thân chính phủ đấu tranh chống tham nhũng ở chỗ nào? Nơi mà chỉ 40% các trường dạy kinh doanh có các khóa học về đạo đức kinh doanh cho các sinh viên MBA - và nhiều sinh viên thờ ơ với những bài học này, nói rằng nếu họ không tham gia trò chơi thì họ không thể tồn tại trong kinh doanh?

Sự trở lại của đạo Khổng

Ừ vậy thì, Trung Quốc lãnh đạo tinh thần. Một vài bước đi theo hướng này trở nên quen thuộc. Năm 2006, chính phủ Trung Quốc nỗ lực tổ chức cuộc hội thảo lớn nhất thế giới về Phật Giáo, Diễn đàn Phật giáo Thế giới tại Hangzhou. Hội thảo này đã đưa ra Tuyên bố Putuoshan, “mọi người đều phải có trách nhiệm cho một sự hòa hợp trên thế giới, điều này phải được khởi đầu từ suy nghĩ.” Khổng Tử đã được phục hồi, ví dụ việc xây dựng những trung tâm trên toàn cầu dạy tiếng Trung và văn hóa Trung Quốc với tên là Viện Khổng tử. Đầu tiên tại Hàn Quốc vào năm 2004, mạng lưới này đã lan ra tới 256 Viện Khổng tử và 58 lớp học Khổng tử tại 81 nước trên toàn thế giới.
Lưu ý rằng, họ không gọi là Viện Mao Trạch Đông , hay Viện Đặng Tiểu Bình . Sự lan truyền tư tưởng của đạo Khổng nhờ đài phát thanh và truyền hình thông qua các bài viết khoa học và sự giải thích của các nhà kinh doanh tư tưởng đạo Khổng trong cuộc sống hiện đại. Một quyển sách về chủ đề này, Những quan điểm trong sách Khổng của Yu Dan, đứng đầu danh sách về sách phi tiểu thuyết bán chạy nhất tại Trung Quốc trong nhiều tháng trong năm 2008, và các chương trình truyền thông đang phát về sự lãnh đạo tinh thần đạo Khổng có một lượng khán giả trung thành lớn hơn.
Trao đổi nhiều hơn với các nhà doanh nhân Trung Quốc, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và giới khoa học cho thấy việc tìm kiếm một giá trị tinh thần Trung Quốc là có thực trong dân chúng, không chỉ từ bên trên. Các cuộc trao đổi và điều tra với giới trẻ doanh nghiệp Trung Quốc cũng cho kết quả như vậy. Họ tìm kiếm ý nghĩa và định hướng trong một xã hội đã bị tách rời khỏi gốc rễ truyền thống trong suốt một thế kỷ, tất nhiên là bắt nguồn từ cuộc Cách mạng Văn hóa. Nhiều người đang quay trở lại đạo Phật và đạo Khổng và cả những bài viết của Lão tử và các nhà lập pháp để tìm định hướng và một nền tảng xây dựng khả năng gắn kết.
Một bước hướng tới các tiêu chuẩn toàn cầu thực sự
Một vài ví dụ hiện nay. Một người 45 tuổi tốt nghiệp MBA tại một trường kinh doanh có thứ hạng cao theo tiêu chuẩn phương Tây tại Thượng Hải, có kinh nghiệm làm việc với các doanh nhân thành công và là người sáng lập một công ty đầu tư, đã 3 năm qua là một Phật tử, dạy từ 5 giờ sáng để Thiền hàng ngày, ăn ít, làm việc chăm chỉ nhưng lại làm từ thiện gần hết thu nhập. “tôi thực sự cần gì”, anh ta nói . “rất ít cho bản thân”. Một người điều hành già hơn trong 1 công ty bậc trung mở đầu một bài diễn thuyết kinh doanh với một trang về đạo Lão và cho rằng Trung Quốc dường như có một tôn giáo về tiền nhưng thực tế phải học để dựa vào Học thuyết Trung Dung hay một sự cân bằng theo các biểu tượng của âm dương. Thảo luận về tinh thần và khả năng lãnh đạo tại Thượng hải vào tháng 3, các sinh viên MBA cảm thấy rõ ràng rằng phương Tây đã áp đặt triết lý và hệ thống đạo đức của mình vào phương Đông đã quá lâu và bây giờ họ thấy cần phải có cái khác? Mô hình nào có thể tốt hơn truyền thống của Trung Quốc ? Liệu có phải là một hệ thống đạo đức mới ngoài phương Đông?
Có lẽ, rất có thể rằng chúng ta đang chứng kiến một bước trong một sự phát triển của các tiêu chuẩn toàn cầu thực sự. Những tiêu chuẩn này đang được thúc đẩy bởi các thể chế toàn cầu lớn hơn như WTO, G8/G20/G192, UN, và mọi người đang đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính bằng cách kêu gọi một sự giám sát toàn cầu tốt hơn, nâng cao hiệu quả trong các thể chế giám sát, và một đồng tiền toàn cầu.
Tại cấp độ ngành công nghiệp, một vài nhà kinh doanh Trung Quốc và phương Tây cảm thấy rằng có một hệ thống tiêu chuẩn nền trên toàn cầu đang hình thành trong kinh doanh khi họ liên tục phải kiểm soát các nhà cung cấp và lại bị khách hàng kiểm soát. Những vấn đề như an toàn, chất lượng sản phẩm, sở hữu trí tuệ, sức khỏe, và môi trường được xét xử công bằng giữa các công ty tại Trung Quốc, dù là liên doanh, Trung Quốc hay công ty 100% vốn nước ngoài.
Dựa trên cơ sở nào chúng ta có thể thực hiện các tiêu chuẩn toàn cầu? Ai đã làm việc tại Trung Quốc đều biết có thể xây dựng quan hệ chặt chẽ giữa quản lý và người lao động, nhưng khó , nếu không nói là không thể, để đưa lòng trung thành cá nhân tới lòng trung thành với một công ty. Đạo đức cũng vậy. Truyền thống gắn kết tại Trung Quốc dựa vào một mức độ trung thành cao và tin tưởng giữa các cá nhân bạn bè; và không áp dụng cho những người ngoài vòng quan hệ gần gũi. Vậy làm thế nào có thể cam kết gần gũi với những người lạ? Với người lạ cũng gần giống như cho những đứa trẻ uống sữa hỏng ? Hay bố mẹ ? hay chỉ là những người tiêu dùng nói chung muốn một sản phẩm an toàn và có thể tin tưởng với mức giá chấp nhận?
Tin tưởng cũng là vốn
Hiện nay khi nói chuyện với một số nhà kinh doanh Trung Quốc chúng tôi thấy, tuân thủ luật pháp thôi cũng vẫn chưa đủ. Trừ khi người lãnh đạo một công ty có đạo đức và tình thương, họ sẽ không thể trả lời câu hỏi mà các công ty phải hỏi : “Chúng tôi phải làm gì ? Chúng tôi cư xử với mọi người làm sao?” Nếu chúng ta cư xử với mọi người trung thực và tin cậy, những người kinh doanh này cho rằng, chúng ta sẽ được cộng đồng tôn trọng và xã hội tin tưởng. Tin cậy là vốn cho phát triển bền vững. Nói cách khác, không có tín dụng đạo đức, không tin cậy, không hợp tác, không kinh doanh. Đây là một lý lẽ nặng cân. Trong quyển sách về đạo Phật, Yu Tijun, nhà kinh doanh và tác giả chỉ ra rằng các công ty phải gắn kết và phải có trái tim để sống sót . Nếu khách hàng của bạn là con cừu thì bạn tỉa lông chứ không phải là lột da họ. Và cũng vậy, tất cả các công ty đều nói họ muốn là người thân của người lao động, nhưng họ không quan tâm tới nhu cầu của họ giống như thành viên trong gia đình, dù vậy, hiện nay đã có những thay đổi tích cực.
Tại Trung Quốc chúng tôi thấy các nhà doanh nhân tại các trường kinh doanh đang tìm cách thoát khỏi suy thoái thật nhanh; nhưng chuyển đổi thể chế không phải là chuyện uống trà. Dù vậy, tại CEIBS chúng tôi bắt đầu quá trình thúc đẩy phát triển sự gắn kết trong đào tạo kinh doanh tại Trung Quốc, thông qua các cuộc hội thảo 2 ngày về trách nhiệm xã hội, đạo đức kinh doanh, và phát triển bền vững tại Trung Quốc. Có lẽ trong việc khuyến khích sự phát triển tư duy phê phán, trong thảo luận làm thế nào đối phó trong hoàn cảnh khó khăn, trong khuyến khích nghiên cứu phù hợp và chính xác, chúng ta có thể giảm bớt khó khăn trong giảng dạy đạo đức và làm tăng tính minh bạch và gắn kết trong khi làm tăng trách nhiệm bên trong. Thách thức sẽ là phát triển các hướng đi và sẽ học hỏi từ những sai lầm của mô hình chủ nghĩa tư bản phương Tây, và tránh được nguy hiểm của những điều kiện căn bản của thị trường và sự theo đuổi tối đa lợi nhuận trên cả củng cố sức mạnh cạnh tranh và ổn định.
Trong một môi trường mà sự mở cửa và minh bạch không phải là những yếu tố chính trong giao dịch, đây là một thách thức lớn. Và lúc này việc học hỏi từ triết lý và truyền thống Trung Quốc có thể đưa ra một con đường phù hợp cổ điển. Có lẽ triết lý phương Đông - đạo Khổng, đạo Phật, và đạo Lão - có thể làm tăng nhận thức, phát triển và làm phong phú đánh giá của chúng ta.
-------------------
Trung Quốc cũng đang có khó khăn của họ, .. chẳng nên quá sợ Trung Quốc ... kẻ thù của kẻ thù là bạn ..
VIT - Vietnam Information Treasure - Thứ tư, 13-05-2009
Ấn Độ chỉ trích chính sách mới của Trung Quốc tại châu Phi và Mỹ Latin
VIT - Gần đây, truyền thông Ấn Độ đã chính thức công khai chỉ trích các chính sách trợ giúp kinh tế của Trung Quốc tại hai khu vực là Mỹ Latinh và châu Phi.
Theo nhận định của các chuyên gia Ấn Độ, thời gian gần đây Trung Quốc liên tục tiến hành hỗ trợ kinh tế đối các nước tại khu vực Mỹ Latinh và Châu Phi nhằm mục đích là đổi được các nguồn năng lượng lớn, và đây cũng được là chủ trương mới của Chính phủ Trung Quốc.
Là một nền kinh tế quan trọng nhất trong các nền kinh tế mới nổi, để có thể củng cố được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao độ của mình, Trung Quốc cũng cần có một nguồn cung ứng khí thiên nhiên ổn định và an toàn. Nên việc phải cố gắng khống chế nguồn năng lượng và khống chế các kênh cung ứng của các nước khác chính là một sách lược của Trung Quốc. Trung Quốc đang thực hiện chính sách dài kỳ đó là lấy tiềm lực kinh tế để mở rộng tầm ảnh hưởng tới các nước yếu hơn mình - Tờ Hindustan Times của Ấn Độ phân tích.
Theo nhận định của một chuyên gia phân tích và đánh giá về thương mại và rủi ro của Ấn Độ, từ thế kỷ 18, 19, các cường quốc tại Châu Âu đã nhận thức được rằng để mở rộng thế lực kinh tế cũng như sức mạnh quốc tế của mình, họ phải dùng vũ lực để thi hành cưỡng chế xây dựng các tuyến đường xe lửa cũng như cơ sở hạ tầng. So với ngày nay các chủ trương mới của Trung Quốc cũng với mục đích như vậy nhưng "thủ đoạn" thì không giống nhau. Cũng theo nhận định của chuyên gia này, đối với các nước giàu có về năng lượng, trù phú về khoáng sản như ở châu Phi và Mỹ Latin, Trung Quốc đã dựa vào các phương thức như như đầu tư, sáp nhập, mua lại, cho vay vốn để có thể tiếp cận, sau đó là chiếm lấy chủ quyền đối với các mỏ dầu và mỏ khoáng sản quan trọng.
Tờ Hindustan Times của Ấn Độ còn phân tích, trong các hỗ trợ về kinh tế của Trung Quốc như miễn phí xây dựng cầu cống, các tuyến đường xe lửa thực chất là để làm giàu cho các tham vọng của mình, đặc biệt là làm giàu cho các chiến luợc năng lượng đồ sộ của Trung Quốc đại lục. Gần đây thỏa thuận đã ký giữa Trung Quốc – Nepal là một ví dụ quá rõ ràng.
Cũng trên tờ Hindustan Times, nhận định, gần đây các doanh nghiệp của Trung Quốc đã tiến hành thu mua cổ phần các công ty quặng sắt của Australia và Brazil cũng chỉ để duy trì cho chiến lược lâu dài là tìm kiếm các nguồn năng lượng nước ngoài của Trung Quốc mà thôi. Đối với một nước có nguồn dự trữ ngoại hối giàu có như Trung Quốc việc tiến hành mua khoáng sản thì đối tượng không chỉ dừng lại ở châu Phi và Mỹ Mỹ Latin mà mục tiêu tương lai của họ đang hướng đến các công ty tại Âu – Mỹ.
Nguồn tin
Hải Hà (Ce) - Tin dịch
------------
VIT - Vietnam Information Treasure - Thứ sáu, 15-05-2009
Trung Quốc lúng túng trong vai trò “người anh cả”
VIT - Khi cơn bão tài chính lan rộng tàn phá khắp toàn cầu, trật tự kinh tế thế giới đang dần bị thay đổi. Cách đây vài năm, nền kinh tế toàn cầu còn đang sáng lạn, Mỹ đã đảm nhiệm vai trò “người anh cả” trên toàn cầu, luôn miệng muốn phát huy vai trò “lãnh đạo” toàn thế giới. Nhưng khi khủng hoảng kinh tế xuất hiện, Trung Quốc muốn tranh giành vị trí “người anh cả” của Mỹ, song khi ngồi vào ví trí này rồi, Trung Quốc vô cùng lúng túng..
Việc Trung Quốc muốn gồng gánh trách nhiệm nhiều hơn, đương nhiên sẽ có những khó khăn riêng. Chính phủ muốn tung ra các chính sách kích kinh tế, một mục đích quan trọng là giải thoát khó khăn cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nguyên vật liệu trong nước. Tuy nhiên, hành động này lại bóp méo vai trò của nó đối với tình hình của thị trường, đã khiến cho các nhà đầu tư tin rằng nền kinh tế đã phục hồi. Trung Quốc nỗ lực thực hiện mục tiêu “bảo toàn tốc độ tăng trưởng 8%” là vì muốn ổn định thị trường nội địa, mà không hay biết rằng điều này vô tình đã tự gánh vác trách nhiệm nặng nề về sự phục hồi nền kinh tế thế giới. Với gánh nặng mục tiêu hiện tại này, Trung Quốc muốn nhận thì nhận, không muốn nhận cũng phải nhận.
Vấn đề hiện tại đó là, nếu viễn cảnh nền kinh tế toàn cầu vẫn tiếp tục chưa chạm đáy, việc Trung Quốc dùng tiền để mua chức vị “ông anh cả” của Trung Quốc có thể kéo dài trong bao lâu.
Nguồn tin
Thu Hà (Theo wsj) - Tin dịch
------------
Truyền thông Mỹ nản lòng với thị trường Trung Quốc
15/05/2009 07:09 (GMT + 7)
(Tuần Việt Nam) - Sau nhiều năm tích cực theo đuổi kế hoạch làm ăn tại Trung Quốc, các công ty truyền thông Mỹ không thu được mấy thành quả so với công sức họ bỏ ra và họ đang dần chuyển hướng sang Ấn Độ. Theo NYTimes
-------------------
ATPvietnam.com Thêm nhiều tín hiệu xấu với kinh tế Trung Quốc, 16/5/2009
(ATPvietnam.com) -Những số liệu mới nhất vừa công bố đã chứng tỏ, kinh tế Trung Quốc chưa thể hồi phục khi nhu cầu của thị trường thế giới chưa bật lên trở lại.
Ngày 15/5, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Trung Quốc đã giảm mạnh trong tháng 4/2009.
Cụ thể, trong tháng 4/2009, FDI vào Trung Quốc chỉ đạt 5,89 tỷ USD, tức giảm 22,5% so với cùng kỳ năm trước. Tháng 3/2009, FDI vào Trung Quốc cũng đã giảm 9,5%.
Như vậy, từ đầu năm đến nay FDI vào Trung Quốc đã giảm tổng cộng 21% và tình chung 4 tháng đầu năm đạt 27,7 tỷ USD.
Nguyên nhân là do các công ty nước ngoài đã giảm đầu tư vì khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến họ phải thu hẹp bớt các hoạt động sản xuất, đầu tư, nhất là ở các thị trường ngoài nước xa xôi.
Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 4/2009 cũng chỉ đạt 91,9 tỉ USD, giảm 22,6% so với cùng kỳ năm trước và giảm mạnh hơn nhiều so với mức giảm 17% của tháng 3/2009.
Đây cũng là tháng thứ 6 liên tiếp xuất khẩu của Trung Quốc bị sụt giảm.
Kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc cũng giảm 23% trong tháng 4, chỉ còn 78,8 tỉ USD, cho thấy nhu cầu của thị trường tiêu thụ ở Trung Quốc vẫn chưa có sự cải thiện đáng kể nào trong khi hoạt động sản xuất bị đình đốn khiến nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu, phụ tùng, linh kiện không tăng lên được.
Trong tháng 4, thặng dư thương mại của Trung Quốc nói chung là 13,1 tỉ USD, ít hơn mức thặng dư 18,6 tỉ trong tháng 3-2009; riêng trong thương mại với Mỹ, thặng dư của Trung Quốc tăng nhẹ từ 10,2 tỉ USD trong tháng 3 lên 10,6 tỉ USD trong tháng 4; thặng dư của Trung Quốc với Liên hiệp châu Âu giảm từ 8 tỉ USD (tháng 3) xuống còn 7,4 tỉ đô la (tháng 4).
Đây lại là những thông tin không vui nữa đối với đất nước đông dân nhất thế giới này. Ngay trước đó, Tổng cục Thống kê Trung Quốc cũng đã công bố tổng thu nhập quốc dân hàng năm (GDP) của nước này đã giảm mạnh trong quý I/2009 xuống chỉ còn 6,1% từ mức 6,8% quý IV/2008, thấp hơn mức dự kiến là 6,3%.
Tổng cục Thống kê (NBS) Trung Quốc nhận định đây là mức suy giảm GDP kỉ lục kể từ khi có số liệu năm 1992 tới nay.
Các chuyên gia cho rằng mức tăng trưởng liên tiếp sụt giảm cho thấy cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang có ảnh hưởng trầm trọng tới nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này.
Theo Chính phủ Trung Quốc, tăng trưởng GDP hàng năm tối thiểu cần phải đạt 8% thì mới có thể giải quyết công ăn việc làm và duy trì ổn định xã hội cho hơn 1 tỷ dân.
--------------
Xinhua China hopes EU to recognize China's market economy status soon May 15
----------
Mặc dù dạo gần đây Trung Quốc tỏ ý không hài lòng về vai trò của đồng đô-la trong ngoại thương và trong dự trữ quốc gia, nhiều nhà phân tích cho rằng Trung Quốc đang mắc kẹt vì khoảng dự trữ bằng đô-la khổng lồ mà mọi động thái chuyển đổi vội vàng sẽ gây thiệt hại cho nước này trước hết. Vì thế họ đang sử dụng các biện pháp dài hạn, rất đáng lưu ý...Rõ ràng Trung Quốc không thể chuyển 2.000 tỷ đô-la tiền dự trữ (trong đó chiếm phần lớn nhất là tài sản tính bằng đô-la Mỹ) thành ngoại tệ khác hay vàng được. Nếu làm thế đồng đô-la Mỹ sẽ mất giá với tốc độ nhanh chóng và tài sản của Trung Quốc cũng mất theo. Chính vì thế, các chính sách kinh tế đối ngoại của Trung Quốc với những tin tức liên tục xuất hiện trên báo chí là bước đi của nước này nhằm thoát khỏi “hấp lực” của đồng đô-la về lâu về dài. Lúc đó chưa ai biết được vai trò của đồng đô-la Mỹ sẽ như thế nào. >>> Bài này cũng đáng lưu ý:
Paul Krugman China and the liquidity trap May 15, 2009
Trung Quốc và bẫy thanh khoản

Tổng số lượt xem trang