Thứ Hai, 18 tháng 5, 2009

The Party Adapts To Stay On Top In China - Đảng CS Trung Quốc điều chỉnh để duy trì vị trí tối thượng tại Trung Quốc

Chịu khó vì kỷ niệm 20 năm Thiên An Môn, hơn nữa thấy nhiều bài nói về sức mạnh của TQ hơi quá, ttngbt đã lọ mọ dịch bài The Party Adapts To Stay On Top In China (Far Eastern Economic Review 5/2009) -- Đảng (CSTQ) thích ứng để vẫn cầm quyền ở TQ. Bài (THD trả tiền) NÊN DỊCH! ◄◄ hihi, ttngbt dịch vậy .
Far Eastern Economic ReviewMay 2009
The Party Adapts To Stay On Top In China By Jonathan Fenby
Đảng CS Trung Quốc điều chỉnh để duy trì vị trí tối thượng tại Trung Quốc
20 năm sau vụ thảm sát tại Bắc Kinh, Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều thách thức còn lớn hơn những thách thức từ năm 1989. Hồi phục từ suy thoái kinh tế năm ngoái là một thách thức gần nhất. Nhưng ngoài con số thống kê tăng trưởng, TQ lục địa phải đối mặt với nhiều vấn đề quan trọng hơn mà các nhà lãnh đạo TQ khó xoay xở. Những mục tiêu họ hay nói tới như phát triển xã hội hài hòa, chống ô nhiễm, tăng tiêu dùng, hỗ trợ phát triển nông thôn, tăng hiệu quả và hiện đại hóa công nghiệp suốt trong 7 năm Hồ Cẩm Đào cầm quyền họ chỉ được vài điểm.

Tính hợp pháp của chính quyền ngày càng dựa vào tăng trưởng kinh tế thô. Hiện nay nó đang bị kìm hãm do nhu cầu bên ngoài giảm và sự mất cân bằng bên trong do tiêu dùng thấp và quá phụ thuộc vào đầu tư tài sản cố định, CCP phải đối mặt với câu hỏi giống như câu hỏi của năm 1989: Mục đích là gì ?
Đối với những người bất đồng chính kiến tại thủ đô và các thành phố khác, cùng với sự hỗ trợ của các giới ngoài sinh viên, CCP đã trở thành thành trì của các nhóm tìm kiếm lợi nhuận vì mục đích riêng của họ chứ không phải vì lợi ích của đất nước nói chung. Tốc độ tăng trưởng nhờ cải cách kinh tế thị trường từ thời Đặng Tiểu Bình vào cuối 1978 đã tạo ra những mất cân bằng, thiên về một nhóm người nắm quyền lực có đặc quyền, tham nhũng lan tràn và làm tổn hại những người chỉ có nguồn thu nhập cố định (như học bổng sinh viên). Hệ thống chính trị vẫn từ trên xuống. Cho dù nội dung của những thông điệp trong các cuộc hội nghị thượng đỉnh là gì, cung cách làm việc vẫn là của thượng hoàng ban phát mệnh lệnh xuống Cổng Thiên An Môn.
Hậu quả của đêm 3-4 tháng 6, 1989, tại Thiên An Môn, và kinh khủng hơn, dọc theo đại lộ tới quảng trường, đều mang dấu ấn lịch sử. Một lần nữa, bạo lực là cách để giải quyết một bất đồng và các nhà lãnh đạo bảo thủ lại áp đặt theo cách của họ. Điều này đã đưa tới một bi kịch khó tránh, theo kiểu đối xử với nhà cải cách Triệu Tử Dương, bị đẩy ra ngoài lề, và khi trở lại sau một thời gian nghỉ ốm ngắn ngủi vào cuối tháng 5 thì phòng làm việc không có giấy tờ, không công việc, và không tin tức gì về những điều đang xảy ra, khá giống với Hoàng đế Guangxu trong hoàng cung, bị bắt sau thất bại 100 ngày biến động vào năm 1898.
Ngày nay, nhiều vấn đề của năm 1989 vẫn còn nóng. Tăng trưởng trong năm 2007 và đầu 2008 đã ngoài vòng kiểm soát. Với tất cả khẩu hiệu của Mr Hồ về một xã hội hài hòa, hệ số Gini đo lường sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập đã gia tăng trong những năm gần đây. Một điều tra trên mạng gần đây cho thấy tham nhũng là nguyên nhân chính trong những lời than phiền của những người được hỏi; bất chấp đã có một số nhân vật cấp cao như người đứng đầu Ban Lương Thực và Dược Phẩm đã bị tử hình vì nhận hối lộ, các chiến dịch chống hối lộ đạt được rất ít hiệu quả, như trường hợp Bí thư Đảng Thượng Hải bị hất cẳng có vẻ có nhiều động lực chính trị. Người lao động không thể thiết lập các tổ chức ngoài những tổ chức công đoàn chính thức. Tầng lớp quý tộc Cộng sản đã phát triển dần, với một nửa Bộ chính trị hiện nay là con ‘hoàng tử’ của những người lãnh đạo thế hệ đầu. Sinh viên lo ngại về thất nghiệp khi số lượng sinh viên không kiếm nổi việc dự kiến lên tới 6 triệu trong năm nay. Pháp quyền vẫn còn yếu, với cảnh sát và quan tòa tìm cách áp đặt luật pháp với tư cách là những người thực thi quyền lực. Trách nhiệm giải trình thì chắp vá, như vụ sữa bột Sanlu năm ngoái, hành động che đậy chỉ chấm dứt sau cái chết của nhiều trẻ em.
Nhìn chung, giải pháp xe tăng ngày 4 tháng 6 vẫn còn nguyên tắc. CCP mang lại tăng trưởng kinh tế khi thòng lọng chính trị của nó không bị thắc mắc; thậm chí trong những giai đoạn khó khăn trong năm nay, sự lãnh đạo đang bận rộn tạo ra các mầm nhú tăng trưởng để minh họa cho thông điệp của Mr Hồ rằng chỉ có CCP mới có thể lãnh đạo TQ tiến xa về kinh tế. Sau suy thoái kinh tế đến từ phương Tây vô trách nhiệm, CCP sẽ lèo lái quá trình cứu chữa: đấy là kịch bản mơ mộng của một nhà văn. Đột nhiên, một nền kinh tế với hệ thống ngân hàng do Nhà Nước sở hữu và một đồng tiền bị kiểm soát có thể được xưng tụng như một sự thận trọng đang thiếu tại các nước phát triển hơn, và Ôn Gia Bảo lại có thể giảng dạy các chuyên gia lỡ bước tại Davos.
Giả thuyết thường thấy tại phương Tây trong thập niên 1990 cho rằng ưu thế vật chất và thắng lợi của kinh tế thị trường tại TQ lục địa chắc chắn sẽ mang lại tự do chính trị đã không còn chỗ đứng trong suy nghĩ của các nhà lãnh đạo Zhongnanhai. Với Mr Hồ và đồng nghiệp của ông, nhận xét của Bill Clinton với Mr Lý là thể chế tại Bắc Kinh nằm sai phía của lịch sử đã được chứng minh là sai lầm khi TQ tăng trưởng nhanh và trỗi dậy trên sân khấu toàn cầu. Tại cuộc họp Quốc hội hàng năm mùa xuân vừa rồi, Chủ tịch, Ngô Bang Quốc, người đứng thứ hai trong Ban Thường trực của Bộ Chính trị, chỉ sau Mr Hồ, đã nhấn mạnh rằng, không có chỗ cho dân chủ phương Tây tại Trung Quốc.
Nhưng câu nói này cũng không mang hàm ý thủ cựu cố hữu. Mô hình Leninist trong CCP có thể giúp cho đảng thay đổi nếu đảng muốn. Cho dù điều này vô cùng khó khăn với các nhóm lợi ích và các trung tâm quyền lực, Đảng TQ cũng đã thực hiện quá trình đổi mới rất mạnh từ năm 1989, hướng tới cái mà David Shambaugh mô tả trong cuốn sách mới tuyệt vời của ông, “Đảng Cộng Sản Trung Quốc: Xói mòn và Thích nghi”, như là một hình thức mới của ‘trạng thái chiết trung’, dựa trên những hành vi gốc và ngoại lai để thích nghi với thời kỳ đang thay đổi. Mớ hỗn độn giữa việc Đảng nhấn mạnh tới việc duy trì độc quyền và thực hành mô hình tăng trưởng đã là một dấu ấn của thế hệ trước tại Trung Quốc, nhất là sau năm 1989. Hiện nay mô hình tăng trưởng đang cần đổi mới, và CCP lại đối mặt với thách thức giống trước kia.
Liệu Đảng có thể qua được bài kiểm tra này, thích ứng chứ không phải là bị xói mòn, là một câu hỏi chỉ có thể được trả lời vào ngày kỷ niệm 30th hay 40th của cuộc thảm sát. Nhưng khả năng sinh tồn trong việc thích ứng từ chủ nghĩa Maoism sang thị trường, từ chủ nghĩa không tưởng sang chủ nghĩa quản lý không phải là không ấn tượng, và cho dù chúng ta cầu mong điều gì, rất khó có thể biết được quá trình dân chủ hóa thường được dự báo là không thể tránh khỏi tại Trung Quốc có thể đến từ đâu. Một số cho rằng từ sự sụp đổ của hệ thống hiện tại, nhưng không có gì đảm bảo rằng điều này có thể dẫn tới dân chủ tốt hơn trường hợp thoái vị của Pu Yi trong năm 1912. Từ triều đại Hán đầu tiên cho tới chiến thắng của CCP vào năm 1949, sự chuyển giao chính quyền tại Trung Quốc thường là kết quả của sử dụng bạo lực dưới hình thức này hay hình thức khác. Thật khó có thể cho rằng một quá trình như vậy có thể diễn ra trong tương lai gần, có thể loại bỏ được Lực lượng quân giải phóng Nhân dân, Cảnh sát Nhân dân Vũ trang và lực lượng đàn áp an ninh.
Cũng chẳng nhìn thấy đâu ‘lực lượng dân chủ tiên phong’ có thể thực hiện thay đổi. Cho dù chúng ta cho rằng tầng lớp trung lưu (được cho là có thể lãnh đạo quá trình dân chủ hóa) có thể tới 80 hay 100 triệu, nhưng có rất ít dấu hiệu của các hoạt động bất đồng có tổ chức . Các cuộc phản đối đã làm thay đổi dự án xây nhà máy hóa học tại Xiamen và mở rộng đường xe lửa Maglev tại Thượng Hải là những việc ‘not-in-my-backyard’- ‘đừng có đụng tới tôi’. Ý nghĩ cho rằng việc thể hiện quan điểm đối kháng về một vấn đề sẽ tạo nền tảng cho một hệ thống đa đảng dường như khá kỳ cục. Ngược lại, có thể cho rằng, giai cấp trung lưu ngày càng muốn giữ địa vị được ưu đãi hơn là giúp những người yếu hơn có thêm quyền lực.
Có nhiều ví dụ về các nhà kinh doanh hàng đầu, những người được kết nạp theo thuyết đại diện thứ 3 của Mr Lý để cho thương gia có một chỗ đứng trong hệ thống Đảng viên. Cũng không rõ là họ có thể được phép nói khi bà chủ tịch của tập đoàn báo chí 9 con rồng vận động tại hội thảo tư vấn chính trị Nhân dân Trung Quốc để cắt mức trần thuế thu nhập, và chịu nhiều phê phán trước khi một thành viên bộ chính trị chỉ ra rằng bà chỉ vì lợi ích cho tầng lớp của bà. Nhưng sự hiện diện của các tổ CCP trong các công ty chắc chắn cũng gắn họ vào chiếc ô quyền lực trong khi việc mở ra cánh cửa tín dụng dồi dào trong năm nay chủ yếu làm lợi cho các hãng Nhà nước và tư nhân lớn có quan hệ với giới chính trị.
Những tổ chức có lợi lớn từ chương trình kích thích được thông báo vào tháng 11 vừa qua sẽ là các hãng, trong khi làm ngập lụt cổ phiếu trên thị trường vẫn giữ một phần sở hữu trong khu vực Nhà Nước. Chỉ cần nhìn vào chỗ những hợp đồng lớn, với những hoạt động trong khu vực xe lửa và điện lực. Nếu chuyện đánh cược của Trung Quốc trong đào tạo các nhà vô địch quốc gia đã thành công, họ sẽ làm vậy với PetroChina, Baosteel và Chinalco, và không tìm kiếm ứng cử viên từ khu vực tư nhân. Trên hết, việc đưa chủ nghĩa tư bản vào sẽ có nghĩa gì nếu nó không làm lợi cho Đảng ?
Hàng chục ngàn cuộc phản đối của dân chúng được thông báo trên toàn quốc mỗi năm dường như cũng không mang lại sức ép cho dân chủ. Nhưng cuộc phản đối này chỉ là mang tính địa phương và trong một lĩnh vực nào đó như mất đất, không được bồi thường, tham nhũng, bị tổn hại sức khỏe, và ô nhiễm. Hoàn toàn không có dấu hiệu liên kết thành các phong trào có tổ chức. Ít nhất cho tới lúc này, một điều đáng lưu ý về tỷ lệ thất nghiệp cao trong số lao động di cư là làm thế nào mà chỉ từ vài cuộc biểu tình sau 2 vụ bạo động tại Quảng Đông vào cuối năm ngoái mà lại được đưa tin liên tục trên các bản tin báo chí nước ngoài. Có thể là tin tức đã bị kiểm duyệt, nhưng bản tin về các vấn đề có xu hướng lan trên Internet, cho dù chỉ rất ngắn gọn. Nổi loạn đã xảy ra tại châu Âu, chứ không phải tại Trung Quốc.
Trên mặt trận nhân quyền, những ảo tưởng cho rằng Olympics có thể mang lại chút dễ thở có thể nhanh chóng tan biến bởi hành động mạnh tay của cảnh sát và nhìn những điểm dành cho biểu tình vẫn vắng lặng tại Bắc Kinh nhờ các ‘thỏa thuận nhiều phía’ giữa chính quyền và những người dự định biểu tình. Sau đó, chúng ta đã thấy các hành vi đàn áp liên tục diễn ra, sự ngược đãi nhóm hiến chương 08 vì đòi dân chủ đa đảng, và kẻ sát nhân đã đánh dã man Giáo sư về hưu Sun Wenguang dưới sự chứng kiến của cảnh sát khi ông cố gắng tới lăng mộ của Triệu tử Dương tại Shandong vào ngày tảo mộ tháng Tư. Tây Tạng và Xinjiang bị kiểm soát khắc nghiệt.
Nhóm đặc nhiệm của Ủy Bản TW CCP với nhiệm vụ duy trì ổn định đã được thành lập, do Xi Jinping lãnh đạo, người rất có thể kế tục Mr Hồ, làm tổng bí thư Đảng trong năm 2012. Dân chủ trong Đảng có nghĩa là làm cho CCP hiệu quả hơn, chứ không phải là mở cửa Đảng cho cạnh tranh. Kiểm duyệt truyền thông vẫn chặt chẽ, cho dù Internet là một phương tiện rủi ro hơn báo chí và truyền thông. Phần còn lại của thế giới dường như đã chấp nhận điều này trên thực tế, đó là một kẻ thù cần thiết cần được chấp nhận vì lợi ích chính trị và kinh tế với Bắc Kinh. Một thập kỷ trôi qua từ lời cảnh cáo của Bill Clinton, vợ ông đã phân ra một con đường chính thức giữa nhân quyền và các mối quan hệ Trung Quốc- Mỹ khác trong chuyến viếng thăm đầu tiên của bà tới Bắc Kinh với tư cách ngoại trưởng.
Cho dù lịch sử của CCP đầy những lỗ hổng, mà bất kỳ một triều đại nào cũng tìm cách tuyên truyền về một thiên đường, nhưng cũng có thể chỉ ra những thành công vật chất trong 30 năm qua. Người dân của Liên bang Xô viết hay Đông Âu có rất ít lý do để níu giữ các nhà cầm quyền của họ vào cuối thập niên 1980. Tại Trung Quốc, ngược lại, thể chế này có thể nói về tăng trưởng kinh tế, cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị và địa vị toàn cầu cao hơn, cho dù dịch vụ sức khỏe, an sinh, và giáo dục, hưu trí vẫn còn rất tệ. Các cuộc điều tra trong một xã hội chuyên chế cần phải được đưa ra, nhưng các cuộc điều tra gần đây do các công ty nước ngoài thực hiện cho thấy mức độ thỏa mãn cao hơn và ít quan tâm hơn tới suy thoái trong dân chúng lục địa hơn mức độ tại các nước OECD.
Quá nhiều những dự đoán về Trung Quốc sẽ đi về đâu, một phần câu trả lời dường như từ suy nghĩ của tác giả muốn nó nên đi tới đâu. Nói rằng những bài học của CCP đã học được từ mùa xuân Bắc Kinh và sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết có thể giúp họ nắm chắc quyền lực hơn chứ hoàn toàn không làm cho họ nhận thức rằng họ cần từ bỏ địa vị của họ là đi ngược lại tự do dân chủ phương Tây và không đủ tin cậy đối với những ai còn đang đấu tranh cho tự do chính trị. Nhưng thực tế dường như là vậy, 20 năm đã qua từ cuộc thảm sát ngày 3-4 tháng 6, CCP đã phát triển và học được kỹ năng sống sót cao hơn cả kỹ năng sử dụng lực lượng một cách thuần túy, và nó sẽ sử dụng tất cả các công cụ trong tay. Bao gồm giảm thuế cho xuất khẩu, giảm giá tủ lạnh cho nông dân cho tới đàn áp hàng loạt tại Tây Tạng và đưa hàng ngàn nhân viên đào tạo các khóa duy trì ‘ổn định’ trong trường hợp quân đội đã thực hiện tại đất nước này vào tháng 6, 1989 theo mệnh lệnh của các lão thành CCP tại nhà Đặng Tiểu Bình.
Thách thức mà Mr Hồ và đồng sự phải đối mặt là rất lớn. Ngoài những trở ngại cơ bản trong tự do chính trị và nhân quyền, việc duy trì hệ thống chủ nghĩa tư bản nhà nước cũng mang lại những khó khăn và hoạt động không hiệu quả đã khiến cho nền kinh tế Trung Quốc hẳn đã tốt hơn nhiều nếu không duy trì hệ thống này. Nhưng cũng khó dự đoán bất kỳ một làn sóng thay đổi theo mơ ước của những người biểu tình năm 1989 hay bởi những người đã ký tên vào hiến chương 08. Điều này có thể không phải là một kết quả thú vị, nhưng nó lại thường là câu trả lời vẫn xảy ra trong lịch sử Trung Quốc hiện đại.
-------------
Tuy rằng hiện nay dường như TQ đã xóa mờ được mâu thuẫn, nhưng nó vẫn nằm đó, giống như cái gai chìm trong da thịt ....
---------------------
MartianMobile (Thành viên X-cafevn)
Thay đổi kiểu mẫu kinh tế Trung Quốc, Á Châu và Hoa Kỳ Nếu bạn không biết rõ về đối thủ của bạn, thì bạn rât khó lòng có thể chiến thắng trong bất kỳ trận chiến nào. Hiện nay trong chúng ta, nhiều người vẫn tiếp tục chỉ trích Trung Quốc trong mọi vấn đề, nhưng thật sự chúng ta có hiểu về Trung Quốc hay không? Trước khi trả lời câu hỏi này thì một điều rõ ràng là nhiều người đầu tư Tây Phương và Hoa Kỳ có cặp mắt cởi mở đã cho là Trung Quốc ngày càng giống Kinh Tế Thị Trường hơn và kinh tế Hoa Kỳ ngày càng giống Kinh Tế chỉ huy của Xã Hội Chủ Nghĩa hay đúng hơn là một kinh tế Xã Hội Chủ Nghĩa Âu Châu trong đó chính phủ phải lo lắng cho mọi vấn đề hơn là người dân phải tự lo lấy cho chính bản thân và gia đình họ. Trung Quốc ngày nay không những đã có tiến trình cải tiến về kinh tế, thay đổi biến dạng về bên ngoài nhiều kỹ nghệ, chuyển biến nhiều lãnh vực. Họ còn tiếp tục gia tăng thay đổi vào chiếu xâu như việc giảm thiểu quy tắc (deregulation) để thúc đẩy đầu tư đẩy mạnh kinh tế theo những điều mà họ nghĩ sẽ có lợi cho đất nước họ theo chiều hướng lâu dài. Nhìn thẳng vào kinh tế thế giới ngày nay và đặc biệt là Trung Quốc. Trung Quốc từ một quốc gia mới bắt đầu phát triển cách đây 20 năm, hôm nay Trung Quốc là quốc gia làm chủ gần một nửa tổng số trái phiếu Treasury của Hoa Kỳ bán ra và hành động này họ đã trực tiếp giúp Hoa Kỳ phục hồi kinh tế. Nếu có câu hỏi là kinh tế Hoa Kỳ hiện đang có phục hồi hay không thì chúng ta phải nhìn nhận rằng là chưa và chúng ta hy vọng nó sẽ phục hồi. Nhưng cùng câu hỏi đó thì những chuyên gia kinh tế Hoa Kỳ và Tây Phương đang sống tại Trung Quốc và các nước lân cận phải nhìn nhận rằng Trung Quốc đang trên đà phục hồi ngày nay. Nhìn vào hoàn cảnh hiện nay của thế giới, nó đã tạo cho Trung Quốc vào một vị thế, một cơ hội mà họ mong đợi hiếm có. Trong khi cường quốc kinh tế và quân sự là Hoa Kỳ đang mệt mỏi chống đỡ những cơn sóng hiểm nguy về kinh tế thì Trung Quốc lại có một nguồn vốn dồi dào, một chính quyền lãnh đạo và quyết đinh về bất kỳ một chính sách mà không phải lo lắng về những người đối lập, một đại đa số dân chúng vẫn tin tưởng vào một đảng Cộng Sản và chấp nhân sự cần thiết của một chính sách độc tài. Kinh tế Trung Quốc không cần thiết phải có thật nhiều phát triển, họ chỉ cần có một phát triển vừa đủ để tạo ra một niềm tin của các người đầu tư trên thế giới và trong nước tin tưởng vào kinh tế Trung Quốc trên đà phục hồi. Điều này đủ để tạo một cần bẩy sẽ làm Trung Quốc ra một trung tâm kinh tế thế giới quan trọng hơn Hoa Kỳ một khi kinh tế thế giới phục hồi. Năm ngoái khi Thị Trường Chứng Khoán của Trung Quốc rơi xuống một cách dữ dội khoảng 50% ai cũng lo sợ, thì hôm nay người dân Trung Quốc tin tưởng vào kinh tế của họ hơn là người dân Hoa Kỳ. Trong lãnh vực cứu trợ về kinh tế, Trung Quốc nhìn thấy sự quan trọng của sự tiêu thụ của dân chúng trong nước, khác với Hoa Kỳ là bơm tiền cứu trợ vào các ngân hàng, hãng xe, chủ yếu là những tiền này bỏ vào vào các chương trình đầy những giấy tờ kế toán sổ sách, thì Trung Quốc bơm tiền trực tiếp vào người dân tiêu thụ qua các ngân hàng kiểm soát của chính phủ. Phương pháp của Trung Quốc có kết quả thực tế và ngay lập tức hơn là Hoa Kỳ trong việc thúc đẩy lưu thông tiền tệ và giúp đõ các nhà máy, công ty, người dân hơn là trên những con số trong loan book hay balance sheet. Nhiều biến cố đã xẩy ra cho kinh tế Trung Quốc không phải là tình cờ. Sự thành công vượt bậc của Olympic 2008 năm ngoái đã che dấu sự chi tiêu khổng lồ trước đó mà nhiều người trong chúng ta không biết. Trước cuộc Olympic 2008, Trung Quốc dự đoán là sẽ phải tạm thời đóng của nhiều nhà máy tại Bejing, Shanghai, Hong Kong và các vùng phụ cân trong một thời gian để chuẩn bị cho rất nhiều du khách đến viếng thăm. Trung Quốc đã sửa soạn bằng cách là chi tiêu thât nhiều trước thời gian Olympic 2008 đưọc tổ chức. Do đó những gì cần thiết cho kinh tế và đời sống dân chúng đã được sửa soạn trước. Nhưng nó đã tạo ra một khỏang trống trong phát triển kinh tế, sự thiếu điều đặn này lại được lập lại một lần nữa khi kinh tế Trung Quốc trì trệ ngay lập tức khi kinh tế thế giới đi vào suy thoái từ Quý III và IV năm ngoái kéo dài đến nay. Lần thứ ba xẩy ra khi đầu tư về địa ốc và đất đai quá nóng và tạo ra lạm phát, Ngân Hàng Trung Ương của Trung Quốc đã phải nhẩy vào để làm nguội dần từ đầu năm và đầu tư về đất đai địa ốc một thời bong bóng nay đã vỡ. Trong ba sự kiện lớn xẩy ra trước và trong khi khủng hoảng kinh tế thế giới xẩy ra thì hai vấn đề trước đã và đang được chính quyền Trung Quốc điều chỉnh về số lượng dự trữ tồn kho. Những sản phẩm liên hệ đến xuất cảng cũng đã được giải quyết. Mặc dù kinh tế đi vào suy thoái nhưng Trung Quốc xuất cảng ra thế giới vẫn tiếp tục cho dù mức độ ít hơn trước rất nhiều. Nhiều câu hỏi đang đặt ra những năm tháng gần đây khi nhiều người ngạc nhiên khi thấy Trung Quốc gia tăng dự trữ số lượng vàng hơn bình thường. Nhiều nguồn suy luận cho rằng số lượng dự trữ vàng đã đi xuống trong thời kỳ Trung Quốc phải chi tiêu trước Olympic 2008 và nay là cơ hội cho Trung Quốc xây dựng trở lại. Hay nhiều người suy nghĩ khác là Trung Quốc thiếu tin tưởng vào tiền tệ Hoa Kỳ và lo sợ sự mất giá trị khi nắm một số lượng trái phiếu lớn của Hoa Kỳ, nay là thời điểm thuận tiên để trải rộng đầu tư vào các lãnh vực khác. Không hẳn như vậy, Trung Quốc đã phải trả một bài học đắt giá khi phát triển kinh tế những năm vừa qua. Khi họ bành trướng hạ tầng cơ sở và gia tăng sản suất, thế giới đã lợi dụng và tăng giá các nguyên vật liệu không cứ đã tạo ra giá cả đắt đỏ, lam phát đã làm chậm lại đầu tư trong nhiều lãnh vực. Từ dầu, cho đến vàng, đồng, bạc và ngay cả đến ngũ cốc đều đã gia tăng một cách không ngờ. Nay với chỉ tiêu cho chính sách kinh tế trong 20 năm nữa và những nguyên vật liệu đang trong tình trạng rất rẻ, Trung Quốc đã đi vòng thế giới đặt những hợp đồng mua dầu của Saudi, Nga và Venezuela cho tới hơn 20 năm nữa, đi sang những nước có quặng mỏ như Australia và ngay cả tại Việt Nam để đảm bảo chắc chắn rằng họ không bị nằm trong thế lép vế không chủ động nữa. Nếu mọi việc đều xẩy ra trong tính toán của Trung Quốc thì họ rất yên tâm về sự đều đặn phát triển về kinh tế cho quốc gia họ. Nhiều người trong chúng ta phải nhớ rằng Trung Quốc vẫn đang là quốc gia đang phát triển, nhu cầu to lớn về nguyên vật liệu rất vĩ đại, hiện nay được ước tính là nguyên liệu xử dụng tại Trung Quốc được tính trung bình per unit GDP gần gấp 4.5 lần hơn Hoa Kỳ (mở ngoặc là Hoa Kỳ cần nhiều nguyên vật liện hơn Âu Châu vì Hoa Kỳ sản suất nhiều sản phẩm to lớn hơn như xe cộ, nhà cửa,...), do đó thiếu sự hiểu biết này quả thật là một thiếu sót lớn lao khi định giá về kinh tế Trung Quốc. Trong nhiều bài nhận định gần đây, nhiều bình luận gia ngoại quốc cho là Hoa Kỳ và Tây Phương đã đánh giá sai lầm về Trung Quốc nhiều lần. Sau vụ Tiananmen Square, họ cho rằng Trung Quốc với chính sách sắt đá của đảng Cộng Sản thì kinh tế Trung Quốc không thể phát triển. Ngược lại, Trung Quốc đã nhìn thấy vấn đề và thay đổi chính sách. Do đó ngày nay mặc dầu vẫn kiểm soát chặt chẽ về chính trị nhưng Trung Quốc đã từ từ nới lỏng hoàn toàn về kinh tế ngoại trừ phần kinh tế vĩ mô của chính phủ. Nhìn vào GDP của Trung Quốc từ năm 1989 sau vụ Tiananmen Square cho đến nay là khoảng 20 năm, GDP của họ với khoảng đều đặn là 9%. Thật là một sự kiện mà chúng ta phải khâm phục đất nước Trung Quốc. Đối với người dân Trung Quốc, họ chấp nhận một đất nước giầu mạnh và tiếp tục phát triển mặc dầu dưới sự độc tài của đảng Cộng Sản vẫn còn hơn là trong sự ngèo đói và lạc hậu trong bất kỳ chính thể nào. Năm 1989, Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 3% trong tổng số GDP của toàn thế giới thì ngày nay con số này là 18% và tiếp tục gia tăng. Con số Real per capita income đều đặn khỏang 8% một năm. Trước năm 1989, Trung Quốc chưa có Thị Trường Chứng Khoán, năm 1990, the Shanghai Stock Exchange được thành hình. Tây Phương và Trung Quốc nhìn vấn đề Tiananmen Square với hai cặp mắt hoàn toàn trái nghịch nhau. Tây Phương cho rằng tự do dân chủ là nguyên nhân chính của vụ này, trong khi các cấp cầm quyền Trung Quốc được ảnh hưởng trong giáo điều của Marxist và ám ảnh về lịch sử về sự sụp đổ của các triều đại phong kiến vua chúa của họ trong quá khứ thì cho rằng "lạm phát" là nguyên nhân chính. Theo Trung Quốc thì trong bất kể thời kỳ hỗn loạn nào xẩy ra trong lich sử tại Trung Quốc, khi người dân dám đứng lên chống đối chính phủ đều có nguyên nhân liên quan đến lạm phát. Khi người dân không có đủ cơm ăn áo mặc (theo họ) chỉ vì kinh tế đã bị ảnh hưởng của lạm phát, thì người dân chỉ có một biện pháp duy nhất là đúng lên lật đổ chính phủ đương thời và hy vọng sẽ thay thế với một chính phủ tốt đẹp hơn. Do đó nhiều người Tây Phương vẫn không hiểu tại sao Trung Quốc đã theo đuổi một chính sách mới để nới lỏng kinh tế cho đảng Cộng Sản có thể tồn tại và vụ Tiananmen Square đều có liên hệ sâu xa với nhau. Khi phân tách sự liên hệ kinh tế giữa Trung Quốc và các quốc gia Tây Phưong và Hoa Kỳ thì chúng ta phải hiểu rằng trong những thập niên vừa qua kinh tế thế giới được hình thành trong một model trong đó Hoa Kỳ và Tây Phương là những nước chủ động nhập cảng những sản phẩm không cứ tại Trung Quốc nhưng phải nói rộng ra là tại các nước Á Châu, từ Trung Quốc cho đến Nhật Bản, Korea, Singapore,... Do đó ngân hàng tại các nước Á Châu này đã được giầu hơn nhờ gia tăng dự trữ tiền tệ qua công cuộc trao đổi mậu dịch mất thăng băng này. Nói một cách khác đi, tài sản của các nước Tây Phương và Hoa Kỳ đã di chuyển từ New York, London, Paris,... sang Bejing, Shanghai, Tokyo, Seoul, Singapore,... Và cũng có nghĩa là các quốc gia tại Á Châu đều tham dự vào một model kinh tế trong đó họ xuất cảng sản phẩm sang Âu Châu và Hoa Kỳ. Gần như không một nước nào tại Á Châu thoát ra khỏi tiền lệ này. Tại sao các nước này đều theo đuổi một kiểu mẫu kinh tế này? Thật đơn giản là Thứ nhất, Á Châu có một số lượng nhân công dồi dào, nhiều chuyên môn và rẻ hơn tại Tây Phương. Thứ hai, Á Châu thực sự chuyển mình và phát triển cùng lúc với nhu cầu của thế giới đòi hỏi. Thứ ba, (thật là quan trọng) là tâm lý của Á Châu trong những thời kỳ khủng hoảng kinh tế trong quá khứ và ngay cả hiện nay, Á Châu luôn nghĩ là mình có thể tin cậy vào Hoa Kỳ và người tiêu thụ tại Hoa Kỳ sẽ nhẩy vào cứu giúp họ, điển hình như năm 1997 Asia economy crisis tại Thailand, hay Russian financial crisis năm 1998, mặc dầu không liên quan đến Á Châu nhưng các quốc gia tại Á Châu đều nhìn vào Hoa Kỳ như là tư cách là quốc gia lãnh đạo thế giới về kinh tế. Cuộc khủng hoảng kinh tế hôm nay đã thay đổi ý nghĩ tại các nước tại Á Châu và Trung Quốc rất nhiều, gần như nó đã thay đổi tới tận rễ cội nguồn của kiểu mẫu (model) kinh tế cũ. Họ cho rằng thật là phi lý tại sao Á Châu phải tiếp tục trợ cấp (subsidize) kinh tế Hoa Kỳ gần như phá sản ngày hôm nay và kinh tế này vẫn chưa thấy thoát ra khỏi đường hầm mặc dù Hoa Kỳ đã bỏ vào 5, 6 ngàn tỉ dollars. Nếu chúng ta có cơ hội đi vòng các nước Á Châu hiện nay thì các lãnh đạo đang đề cập tới trợ cấp nhưng không phải trợ cấp cho Hoa Kỳ và Tây Phương mà là trợ cấp cho nguồn kinh tế trong xứ hay trong vùng. Họ nói đến nhu cầu tăng trưởng tiêu thụ, một lần nữa không phải tiêu thụ tại Hoa Kỳ, mà tiêu thụ trong nội địa. Một kiểu mẫu kinh tế mà trong đó họ lo lắng cho quốc gia họ hơn là một quốc gia chỉ biết tiêu thụ bên kia đại dương. Do đó chúng ta sẽ không nên ngạc nhiên khi các quốc gia Á Châu sẽ đi theo con đường của Trung Quốc. Họ sẽ mua và tiêu thụ rất nhiều nguyên vật liêu cho hạ tầng cơ sở, xây cất đường xá, phi trường, cơ sở dich vụ công cộng tại Á Châu. Á Châu sẽ là một trung tâm kinh tế bành trướng trong tương lai. Trong thời gian gần đây, các quốc gia Á Châu đã bán ra các trái phiếu của Hoa Kỳ. Một dấu hiệu cho thấy là lần đầu tiên Trung Quốc đã thay đổi chính sách tiền tệ của đồng tiền yuan, họ đã tuyên bố là sẽ không kiểm soát (deregulate) tiền yuan này. Trong tương lai, thay vì chúng ta thấy họ phá giá tiền tệ của họ với đồng dollar để hấp dẫn cho việc xuất cảng trong cái model cũ thì họ sẽ gia tăng giá trị đồng tiền của họ để hấp dẫn đầu tư nguồn tiêu thụ trong nước để khỏi lệ thuộc vào xuất cảng sang Hoa Kỳ và Âu Châu với cái model mới. Chúng ta sẽ thấy Trung Quốc và các quốc gia Á Châu sẽ giảm thiểu việc mua trái phiếu của Hoa Kỳ để chú tâm vào việc phát triển kinh tế quốc gia của họ. Trong lúc đó người dân Hoa Kỳ sẽ lại phải là người mua trái phiếu của chính phủ Hoa Kỳ qua việc tiết giảm chi tiêu và gia tăng tiền tiết kiệm hiện nay. Chỉ trong vòng 6 tháng qua, chỉ vì kinh tế Hoa Kỳ suy thoái, chúng ta đã nhìn thấy một số tiền khổng lồ mà người dân Hoa Kỳ đã tiết kiệm vì lo sợ ảnh hưởng kinh tế nước Mỹ sẽ ảnh hưởng tới chi tiêu hằng ngày của họ. Người tiêu thụ Hoa Kỳ đang đẩy kinh tế Hoa Kỳ vào một tình thế mà kinh tế Hoa Kỳ không thể phát triển được khi chúng ta nhìn thấy nhu cầu chi tiêu giảm xuống một cách rõ rệt. Nói một cách khác đi, khi người tiêu thụ Hoa Kỳ không tiêu thụ nữa và cất tiền của họ vào ngân hàng qua những checking hay saving (tiền để dành), thì ngân hàng sẽ lấy tiền này mua trái phiếu chính phủ thay vì đầu tư và với cái đà này tiếp tục thì kinh tế trì trệ tại Hoa Kỳ vẫn tiếp tục xẩy ra. Nhưng kinh tế không chấm dứt tại đây, sẽ có lúc người dân Hoa Kỳ cảm thấy yên tâm về Kinh Tế của họ. Lúc đó họ đủ yên tâm để chi tiêu và không phải để dành nữa. Họ sẽ mua bán cổ phần, mua bán nhà cửa, việc đầu tiên là họ sẽ rút tiền tại ngân hàng. Đây lại là một điều nguy hiểm cho kinh tế Hoa Kỳ, Lúc truớc trái phiếu Hoa Kỳ có các quốc gia Á Châu trợ giúp mua giùm, sau đó người dân Hoa Kỳ thay thế điều này, nay ai là người sẽ thay thế người dân Hoa Kỳ để mua trái phiếu? Có lẽ chỉ còn là The FED, đây thực sự là điều đáng ngại khi để chính phủ Hoa Kỳ di chuyển tài sản từ một bộ phận này sang một bộ phận khác của một cơ cấu kinh tế chỉ để nhằm mục đích tiếp tục chi tiêu cho chính mình!!! Nhìn vào kinh tế Hoa Kỳ, chúng ta bi quan cho tương lai ngắn hạn nhưng chúng ta hy vọng cho lâu dài. Chúng ta hy vọng vì thể chế chính trị và kinh tế Hoa Kỳ đã tạo cho Hoa Kỳ có những điều mà các quốc gia khác không có. Đó là một tự do suy nghĩ, tư duy mà nó sẽ đẻ ra một môi trường thuận lợi cho những khoa học gia có những sáng chế mới, những kinh tế gia có những tư tưởng mới. Một quốc gia luôn cởi mở và đón tiếp các công dân mới từ các quốc gia khác trên thế giới mang những nguồn năng động thật dồi dào từ quốc gia họ đến đây để tạo ra một kinh tế mới trong một đất nước có môi trường bình đẳng, từ tôn trọng chủng tộc, tôn giáo, cho đến giới tính. Hoa Kỳ đang trong thời kỳ đen tối hôm nay nhưng họ sẽ thoát khỏi như những lần khủng hoảng tồi tệ không thua kém lúc trước một khi nền tảng của giá trị của Hoa Kỳ vẫn đứng vững với những chuyển biến mau lẹ, kịp thời đáp ứng từ cơ cấu chính trị, kinh tế để đáp ứng với tình thế. Nhưng từ hôm nay cho đến khi kinh tế Hoa Kỳ hoàn toàn hồi phục, thế giới tại Á Châu đã thay đổi, liệu Hoa Kỳ có thay đổi kịp để phản ứng với những gì không thuận lợi cho mình nữa hay không? Ngày xưa Hoa Kỳ là một quốc gia sắp đặt một chính sách, model cho thế giới, việc Hoa Kỳ phải bị động trong tình cảnh hiện nay là một dấu hiệu cảnh báo cho Hoa Kỳ cho những tính toàn lâu dài cho sự tồn tại của chính mình.
-----

Tổng số lượt xem trang