Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2009

Tình hình kinh tế Việt Nam 2008...

Hàng loạt bài ra về tình hình ảm đạm của kinh tế Việt Nam. Tổng hợp các báo như sau:
Nền kinh tế Việt Nam đang trong cơn sóng gió, giai đoạn 2006-2008 là giai đoạn nền kinh tế đang bị nội thương . Quá trình suy giảm có nguyên nhân từ trong những bất cập về quản lý vĩ mô và những yếu kém về mặt cơ cấu của nền kinh tế. Khủng hoảng kinh tế thế giới chỉ đẩy sâu quá trình suy giảm ấy .
Xét về cơ cấu nền kinh tế, hiệu suất đầu tư ngày càng giảm. Năm 1997 Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng 8,2% với vốn đầu tư chỉ chiếm 28,77% GDP thì cũng với tốc độ tăng trưởng xấp xỉ như vậy năm 2007 (8,5%), Việt Nam phải đầu tư tới 43,13% GDP . Việt Nam trong suốt gần một thập niên đầy những biến động về xu thế cạnh tranh toàn cầu, dường như không có bất kỳ một sự thay đổi nào về năng lực cạnh tranh công nghệ . Việt Nam vẫn dựa vào lợi thế cạnh tranh so sánh truyền thống trong những ngành công nghiệp hàm chứa ít công nghệ, có giá trị gia tăng thấp nên dễ bị tổn thương.
Tuy nhiên, bình quân một lao động ở Việt Nam tạo ra 3,557 USD giá trị gia tăng công nghiệp, thấp hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực, ít hơn một nửa so với Trung Quốc, bằng 1/3 so với Indonesia, và 1/5 so với Malaysia, Thái Lan và thậm chí Philippines. Nếu lấy chỉ số GDP bình quân đầu người ngang giá sức mua (PPP) làm cơ sở mốc phát triển tương đương, Việt Nam năm 2007 có mức phát triển như Trung Quốc (năm 1998) và Indonesia (năm 1999), nhưng lại có tỷ trọng giá trị gia tăng công nghiệp/GDP vẫn thấp hơn so với những nước này, và chỉ tương đương với Philippines (năm 1994) và Thái Lan (năm 1986) .
Đồng thời, tỷ trọng sản xuất cũng như xuất khẩu những ngành hàm lượng công nghệ trung và cao rất thấp, thậm chí kém xa các nước khác trong khu vực ở thời điểm cách đây từ 10 đến 20 năm, với cùng trình độ phát triển và nguồn lực tương đương . Tỷ trọng ngành có hàm lượng công nghệ trung bình và cao luôn đứng ở mức 25%, so sánh với hơn 60% ở Thái Lan, Malaysia và Trung Quốc, sau quá trình tăng mạnh giá trị gia tăng công nghiệp của các nước này qua các năm . Năng lực cạnh tranh Việt Nam còn được thể hiện ở tỷ trọng hàm lượng công nghệ trong các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu, trong mối tương quan so sánh với các nước khác. Tỷ trọng cao của những ngành khai thác tài nguyên thô trong cơ cấu xuất khẩu cho thấy khả năng cạnh tranh của những ngành công nghiệp còn rất khiêm tốn. (xem bảng).
FDI:
Khuynh hướng gần đây cho thấy FDI cũng đang mất cân đối trầm trọng, chủ yếu hướng vào khu vực bất động sản không phải vào cơ sở hạ tầng. Ngay cả khi tách bạch thật rõ FDI với FII (vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài), thì cũng không thể bảo đảm toàn bộ FDI chỉ thuần tuý chảy vào khu vực sản xuất, có một phần dưới hình thức này khác chảy vào các thị trường tài sản, hoặc hỗ trợ cho dòng vốn chảy vào các thị trường này mạnh hơn. Vốn đầu tư vào công nghiệp nặng (bao gồm khai khoáng), công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến chỉ chiếm 36% tổng vốn đầu tư, có nghĩa là vốn đầu tư vào ngành công nghiệp còn thấp hơn con số đó . Thực tế nếu đầu tư vào sản xuất, các doanh nghiệp FDI có xu hướng đầu tư vào các ngành sử dụng công nghệ lạc hậu và lao động không có kỹ năng .
Nhập khẩu công nghệ trong thời gia qua chủ yếu là công nghệ không tiên tiến. Tình trạng nhiều tỉnh muốn có nhà máy đường, đã mua công nghệ lạc hậu của Trung Quốc vì rẻ, nhưng thời gian vận hành không lâu cho thấy Việt Nam đang thiếu một chiến lược tổng thể và nhất quán. Đồng thời với việc nhập khẩu công nghệ là đào tạo nguồn nhân lực để làm chủ được công nghệ. Trong khi đó số đơn vị đào tạo nguồn nhân lực cho công nghệ cao ở Việt Nam vừa thiếu vừa yếu, không đáp ứng được nhu cầu xây dựng năng lực công nghệ . Số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ phần trăm của chi phí nghiên cứu và phát triển trong cơ cấu GDP của Việt Nam (2002) rất nhỏ (0,19%), so với Thái Lan (2003) – 0,26%, Malaysia (2004) – 0,6% và Trung Quốc (1,42%).
Nhưng, ngay cả lao động phổ thông không có trình độ lao động Việt Nam cũng đang dần mất lợi thế ngay trên sân nhà. Bằng chứng là, nhiều nơi như ở công trình khai thác bôxit ở Tân Rai (Bảo Lộc, Lâm Đồng), Nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh, Nhà máy nhiệt điện than Hải Phòng, công trình khí - điện - đạm Cà Mau… số lao động mang quốc tịch Trung Quốc luôn áp đảo lao động trong nước, với số lượng mỗi nơi từ 700 đến trên 2.000 người/công trình .
Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu 2008 còn phụ thuộc nhiều vào các mặt hàng khoáng sản, nông, lâm, thuỷ, hải sản. Các mặt hàng công nghiệp chế biến chủ yếu vẫn mang tính chất gia công, với biểu hiện thương mại nội ngành là chủ yếu (doanh nghiệp nhập khẩu nguyên vật liệu, phụ liệu, linh kiện, thực hiện gia công, lắp ráp rồi xuất khẩu) .

Nhìn chung, khuynh hướng chủ đạo của cán cân thanh toán năm 2009 là lượng cung ngoại hối sẽ không đáp ứng đủ lượng cầu. Sự giảm giá đồng tiền Việt có thể góp phần làm đình trệ sản xuất, thu hẹp tổng sản lượng .
Cùng với việc khó khăn gia tăng trong việc tiếp cận các khoản vay quốc tế, trong khi ngân sách có khuynh hướng thâm hụt mạnh . Việc tăng vay nợ nước ngoài sẽ ở mức 1 – 2% GDP trong năm nay.
Việc theo đuổi những gói kích cầu lớn có ảnh hưởng trực tiếp đến ngân sách, gây thâm hụt lớn. Có thể chấp nhận điều này như thời kỳ khẩn cấp để cứu vãn nền kinh tế, nhưng thực tế khả năng tài trợ cho thâm hụt là vấn đề quan trọng. Nhưng quy mô gói kích cầu thực sự là bao nhiêu, ngay cả nhiều đại biểu QH và lãnh đạo các địa phương cũng còn "mù mờ", có lẽ vì chưa được QH thông qua.
Nguồn tài trợ chủ yếu từ vay nợ (phát hành trái phiếu chính phủ), nhưng không phải muốn phát hành tuỳ ý, vì thị trường có thể không chấp nhận, trừ khi tăng lãi suất huy động. Như thế mâu thuẫn với chính sách tiền tệ mở rộng, muốn duy trì lãi suất thấp để giúp nền kinh tế hồi phục. Biểu hiện là lãi suất bị ràng buộc và khó có thể hạ thấp hơn mức hiện nay để kích thích sản xuất. Việc mất cân đối đồng thời trong cán cân thanh toán và ngân sách chính phủ khiến chính sách tiền tệ trở nên bối rối và kém hiệu quả.
Tình hình bối rối cũng có thể thấy qua những dự định tái cấu trúc hệ thống ngân hàng trong nước và giải thể Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia.
Cùng với việc do dự tiến hành kết hối ngoại tệ, và đưa ra quyết định tỷ giá hạch toán 1 đô la Mỹ = 16.941 đồng, áp dụng thanh toán T+1 cho giao dịch trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ cũng có thể thấy tình hình đang khá căng thẳng.
Có thể tăng cường kích cầu như hướng tiêu dùng và đầu tư vào nội địa. Điều này đòi hỏi nhiều biện pháp đồng bộ mà hiện nay Việt Nam còn chưa có nhiều kinh nghiệm.
Trong bối cảnh này, chính sách vĩ mô – các nhóm chính sách tài khoá, tiền tệ và cán cân thanh toán bị ràng buộc chặt chẽ với nhau và không có nhiều đất cho việc thực hiện vì nền kinh tế đang trong tình trạng mất cân đối vĩ mô khá nghiêm trọng, thể hiện qua thâm hụt ngân sách cao, thâm hụt vãng lai cao và tình trạng đô la hoá cao.
Tỷ giá sẽ diễn biến phức tạp do ảnh hưởng đa chiều của các nhóm chính sách vĩ mô. Nhìn chung có khuynh hướng tăng vì khả năng thâm hụt cán cân thanh toán tổng thể là lớn.
-------------
Chán thì thôi, Hà Nội sắp thêm sân golf tại nơi "chi chít" sân golf?
(VietNamNet) - UBND TP.HN vừa giao Sở Tài nguyên-Môi trường đền bù giải phóng 1.583.431m2 đất khu du lịch hồ Suối Hai (Ba Vì) để thực hiện giai đoạn 1 của dự án từng được chủ đầu tư giới thiệu "đủ món": sân golf, biệt thự, khách sạn...

Tổng số lượt xem trang