Thứ Năm, 14 tháng 5, 2009

Trung Quốc và Đài Loan hợp tác thăm dò dầu khí ở biển Đông

VIT - Kể từ năm 2003, đã có thăm dò dầu khí ở khu vực trên diện tích 15.400 km2 tại eo biển Đài Loan. Lần này, họ tiến hành khảo sát trên diện rộng 30.000 km2, bao hàm toàn bộ khu vực thềm lục địa phía Bắc biển Đông.
Các quan chức Bộ Kinh tế Đài Loan hôm thứ ba (12/5) cho biết, Tập đoàn Dầu khí Doanh nghiệp Nhà nước của Đài Loan (CPC) có kế hoạch mở rộng hợp tác với Tập đoàn Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) trong hoạt động mở rộng phạm vị khảo sát, thăm dò dầu khí trên các khu vực thềm lục địa thuộc phía Bắc biển Đông.

Trong một chuyến thăm tới Bắc Kinh hồi tháng 03/2009, các uỷ viên ban quản trị tập đoàn CPC của Đài Loan đã có cuộc thảo luận với các đối tác CNOOC, hai bên đã đạt được những nhất trí quan trọng để có thể đi đến ký kết hợp tác vào cuối năm 2009.

Kể từ năm 2003, hai tập đoàn này đã có những hợp tác khảo sát và thăm dò dầu khí ở khu vực nằm giữa bồn địa Tainan và bán bồn địa Chaoshan, trên diện tích 15.400 km2 tại eo biển Đài Loan.
Trong hợp tác mở rộng lần này, hai bên sẽ tiến hành khảo sát trên diện rộng 30.000 km2, bao hàm toàn bộ khu vực thềm lục địa phía Bắc biển Đông.
Cũng trong một dự án khác đã được khởi công trong tháng 04/2009, hai tập đoàn này đang phối hợp nghiên cứu triển vọng thăm dò ở khu vực bồn địa Nanri Dao tại eo biển Đài Loan, nằm giữa tỉnh Fujian của Trung Quốc và thành phố Hsinchu của Đài Loan.
Cũng trong chuyến thăm Bắc Kinh hồi tháng 03/2009, các quan chức của tập đoàn CPC đã đề xuất khả năng hợp tác khảo sát dầu khí của hai bên ở các khu vực lân cận các hòn đảo đang tranh chấp Tiaoyutai, nhưng kế hoạch đó vẫn đang ở giai đoạn xem xét.

Biển Đông, khu vực vịnh bắc bộ, vùng biển phía bắc biển Đông bao gồm thềm lục địa và các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa là khu vực độc quyền kinh tế của Việt Nam. Chưa kể đến tài nguyên trong lòng đất, nơi đây người dân Việt Nam vẫn thường xuyên đi lại đánh bắt hải sản từ bao đời nay.
Nguồn tin

TQ nộp bản tuyên bố chủ quyền lãnh hải lên LHQ
VOA 13/05/2009

mp3 TQ nộp bản tuyên bố chủ quyền lãnh hải lên LHQ (MP3 728 KB)
Trung Quốc cho biết sẽ dựa vào các cuộc thương lượng ôn hòa để phân định các ranh giới trên biển, cho dù họ đang quyết liệt bác bỏ việc các nước khác nhận chủ quyền lãnh thổ trong vùng biển phía đông và nam Trung Quốc. Từ Bắc Kinh, Thông tín viên đài VOA Stephanie Ho gởi về bài tường thuật sau đây.
BBC Cập nhật: 14:08 GMT - thứ tư, 13 tháng 5, 2009
Cơ hội giải quyết tranh chấp ?
Shirong Chen
Trung Quốc Đang Làm Chủ Biển Đông: Một Mối Họa Tiềm Tàng
Tạp chí Phía Trước

Mộng bá quyền của Trung Quốc đã xuất hiện từ khi họ đuổi Trung Hoa Quốc Dân Đảng ra đảo Đài Loan và thành lập Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH). Sau khi cải cách và chấn chỉnh nội bộ, Trung Quốc bắt đầu xúc tiến cuộc bành trướng các quốc gia xung quanh như xâm chiếm, sáp nhập Tây Tạng vào Nước CHNDTH và dòm ngó các nước lân cận. Hẳn ai trong chúng ta vẫn còn nhớ việc Trung Quốc khiêu khích với Hải quân Việt Nam Cộng Hòa vào năm 1974 và dẫn đến trận hải chiến Hoàng Sa lịch sử. Tháng 3 vừa qua cũng ngay tại vùng Biển Đông, năm tàu chiến Trung Quốc đã đụng độ với tàu thăm dò của Mỹ. Việc Trung Quốc gây hấn với những nước có tàu bè qua lại trên Biển Đông ngày càng bộc lộ rõ dã tâm độc chiếm Biển Đông của họ.
Đáy biển đang trở thành những vùng đất quý của các quốc gia
Anh Vũ
RFI Bài đăng ngày 13/05/2009 Cập nhật lần cuối ngày 13/05/2009 17:11 TU

Change tack with sea strategy: China experts
By Zhang Xin (China Daily)
Updated: 2009-05-13 09:48

The recent disputes in the South China Sea, as well as several territorial claims logged with the United Nations, have led to calls from Chinese experts for an overhaul of the country's sea-faring strategy.
China Submits Maritime Claims to United Nations
By Stephanie Ho
Beijing
VOA 13 May 2009

Căng thẳng tại biển Đông, Hoa Kỳ điều động phi cơ tàng hình đến Nhật và Guam
NguoiViet - Tuesday, May 12, 2009


Tổng số lượt xem trang