Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2009

Úc phòng vệ vì hoạt động quân sự của TQ

Úc phòng vệ vì hoạt động quân sự của TQ

theage.com.au

>Úc Mua Tàu Ngầm và Tuần dương hạm vì các hoạt động quân sự của Trung Quốc

  • Daniel Flitton
  • May 5, 2009
(Digitally altered)(Digitally altered) Photo: Getty Images

*Úc phòng vệ bằng cách mua thêm 12 tàu ngầm và 8 tuần dương hạm.

*Nhật và Nam Hàn chọn thái độ hiếu chiến mạnh mẻ để đương đầu với Trung Quốc

*Dân chúng Đài Loan cương quyết không giao thiệp với Trung Cộng và chọn thái độ hiếu chiến.

* Cộng Hòa XHCN Việt Nam làm gì?

người dịch: Trần Hoàng

Đối với hình ảnh của sự gia tăng nỗi quan ngại ngày càng nhiều về các kế hoạch quân sự của TQ ở miền Châu Á Thái Bình Dương, chúng ta hãy nhớ lại câu chuyện hàng không mẫu hạm mang tên HMAS Melbourne. Đã từng là chiếc tàu sân bay vĩ đại của Hải Quân Hoàng Gia Úc, chiếc hàng không mẫu hạm nầy đã được bán cho một công ty TQ với giá 1.4 triệu đô la in 1985, để bị đập ra làm sắt vụn.

Nhưng có bằng chứng cho thấy là nhà cầm quyền TQ đã có các kế hoạch khác. Chiếc tàu sân bay cũ kỹ nầy đã được kéo tới một hải cảng của hải quân TQ và, thông qua các nổ lực cẩn trọng kéo dài nhiều năm, họ rã ra và tách từ từ từng phần một của chiếc tàu sân bay – từ phần trước của tàu cho đến vỏ của tàu từng mảnh nhỏ nầy đến mảnh nhỏ khác – họ làm tất cả những việc ấy nhằm có được một hình ảnh rõ ràng nhất để biết cách làm sao xây dựng được một tàu sân bay từ bước đầu.

Tàu sân bay Melbourne phản ảnh lại một phần kỹ thuật hiện đại, đã được hạ thủy dùng một thời gian ngắn ngay sau chiến tranh thế giới lần II. Nhưng sự hiểu biết từ bên trong thu thập được từ việc tháo ra thành từng mảnh chiếc tàu sân bay nầy đã giúp cho các kế hoạch của TQ mở rộng lực lương hải quân của họ.

Hiểu được sự khác biệt giữa điều mà TQ nói và điều mà TQ làm là một vấn đề tranh luận chính ở Úc hiện nay.

TQ, xuyên qua Chinalco một công ty do nhà nước làm chủ, đang đòi hỏi có được một phần hùn nhiều tỉ đô la ở trong công ty khai mỏ khổng lồ Rio Tinto, họ cho rằng công ty Chinalco chỉ làm doanh nghiệp thu lợi nhuận một cách thuần túy.

Nhưng nhiều người sợ rằng TQ có một động thái tiềm ẩn sâu xa hơn: nắm một phần hùn cai quản tài nguyên khoáng sản giàu có của Úc.

Một cuộc tranh luận tương tự về các khuynh hướng của TQ đang làm tức giận sôi lên giữa những người quan sát sâu sắc về chính sách đối ngoại của TQ. Thứ Bảy tuần trước, Thủ tướng Kevin Rudd đã tung ra một chiến dịch bảo vệ cho quan điểm của ông bằng bạch thư: Bảo Vệ nước Úc trong thế kỷ Châu Á Thái Bình Dương, bạch thư nầy được công bố như là quan điểm chiến lược then chốt để hướng dẫn quân đội Úc trong hai chục năm sắp tới.

Sự trổi dậy của Trung Quốc là một điểm chính của bạch thư nầy, cùng với các câu hỏi về: Bắc Kinh có kế hoạch làm gì với số lượng to lớn của các vũ khí và quân dụng mà họ hiện đang tồn trữ trong kho.

Bạch thư nầy cảnh báo “Các cuộc phô bày lực lượng qua việc các quyền lực (kinh tế, chính trị) gia tăng chắc chắc trở thành phổ biến khi khả năng quân sự của họ bành trướng.”

Và quốc gia duy nhất được ám chỉ về sự gia tăng quyền lực là TQ.

TQ sẽ trở thành một cường quốc quân sự Châu Á hùng mạnh nhất trong những năm sắp tới, (báo cáo nầy ghi nhận), với một khả năng thích hợp cho tình trạng của TQ như là một cường quốc của thế giới. “Nhưng tốc độ, lãnh vực hoạt động và cấu trúc của việc hiện đại hóa quân đội của TQ có khả năng làm cho các quốc gia láng giềng của TQ quan ngại nếu TQ không cắt nghĩa một cách cẩn thận.”

Trung Quốc cho rằng việc hiện đại hóa quân đội của họ xuất phát từ sự tiến bộ vượt bực về kinh tế của họ trong các năm gần đây – và giống như nhiều quốc gia khác, TQ bào chữa rằng lục quân của họ là hướng tới các mục đích “phòng vệ”.

Nhưng vấn đề là, chúng ta có nên tin cậy vào Bắc Kinh không?

Hoa kỳ cũng nuôi dưỡng nhiều quan ngại về thái độ quân sự của TQ và một sự thiếu minh bạch về chuyện TQ hy vọng điều gì để đạt được với sự gia tăng quân số nhanh chóng của các lực lượng bộ binh của TQ.

Kể từ năm 2000, hàng năm, Bộ quốc Phòng Mỹ đều gởi đến Quốc Hội Mỹ một bản báo cáo cập nhật về sức mạnh quân sự của TQ. Báo cáo mới đây nhất được đưa ra cách đây vài ba tuần và làm cho người ta bừng tỉnh ngộ khi đọc.

Số lượng tiền bạc chi tiêu vào Quân Đội Giải Phóng đã gấp đôi trong 8 năm qua và lên tới 60,1 tỉ Mỹ kim, theo báo cáo của Ngũ Giác Đài.

Dĩ nhiên, sự chi tiêu về quân sự của TQ là ít hơn khi đem so sánh với việc chi tiêu của quân đội Mỹ — một cuộc nghiên cứu gần đây đánh giá sự chi tiêu của các chương trình vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ là hơn 50 tỉ đô la hàng năm.

Nhưng sự mở rộng quân sự to lớn của TQ không kèm theo những trấn an về mục đích của họ về việc xây dựng kho vũ khí đồ sộ của mình.

“Trung Quốc đang tiếp tục tuyên bố số tiền chi tiêu về quốc phòng không rõ ràng,” bản báo cáo của Bộ Quốc phòng Hoa kỳ cho biết. “Sự minh bạch trong quân đội TQ và các lãnh vực an ninh đặt ra những nguy cơ tới sự ổn định bằng cách tạo ra một sự kiện không rõ ràng và gia tăng tiềm năng của sự ngộ nhận và tính toán sai lầm.”

Kích cở của bộ máy quân đôi của TQ rất đáng ngạc nhiên, giả sử các con số (60 tỉ đô) do Mỹ đưa ra là chính xác. Hơn 1,25 triệu bộ đội chính quy — hơn 1/3 của lực lượng nầy đang đóng dọc theo miền duyên hải quanh eo biển Đài Loan. Khoảng 2300 máy bay chiến đấu đang sẵn sàng hành quân – 1450 phi cơ chiến đấu kiểu cũ và các máy bay ném bom đang được sử dụng trong việc huấn luyện.

Các lực lượng nầy đang được hỗ trợ thêm chuyên môn kỹ thuật. TQ có tới 200 đầu đạn hạt nhân, hàng trăm hỏa tiễn, khác biệt nhau theo tầm hoạt động từ một vài trăm Km tới các hỏa tiển có khả năng bay vượt qua các đại lục và các đại dương.

Năm 2007, TQ đã thử nghiệm loại hỏa tiễn rất tinh vi có khả năng bắn hạ một vệ tinh đang bay vòng quanh trái đất – một khả năng đi kèm theo với các nỗ lực đột nhập vào trong các hệ thống liên lạc của chính quyền Phương Tây trong thời đại chiến tranh tin học nầy.

Nhưng chính sự phát triển của lực lượng hải quân TQ là nguyên nhân của mối quan ngại nhất, sự phát triển của cái gọi là hạm đội “đại dương” để thay thế cho các tàu chiến cũ kỹ ít có khả năng hành quân xa khỏi miền duyên hải. TQ được ghi nhận là có 6 tàu ngầm tấn công bằng nguyên tử, với nhiều tá tàu ngầm chạy bằng dầu cặn (diesel). Ba hạm đội – bắc, đông, nam – gồm có các khu trục hạm, các tuần dương hạm, và hộ tống hạm có khả năng đổ bộ hàng ngàn xe tăng và bộ đội.

Chủ tịch Trung Quốc, ông Hồ Cẩm Đào, đã hứa hẹn một “lực lượng hải quân nhân dân hùng mạnh” để bảo vệ các quyền lợi và lãnh hải của TQ. Nhưng sự bảo vệ nói trên có ý nghĩa chính xác là dùng vào việc gì đối với các tình thế có tiềm năng gây bùng nổ bạo lực đột ngột ở chung quanh miền hải phận nầy thì không được TQ nói cho rõ ràng.

Thí dụ, Trung Quốc đang cho là họ có chủ quyền về quần đảo Trường Sa ở Biển Đông (tức Biển Nam Hải)*, một đòi hỏi chủ quyền trùng lặp với các chủ quyền của một số quốc gia khác trong vùng, gồm có Phi luật Tân, Mã Lai, và Việt Nam.

Trong quá khứ, các nỗ lực của bất cứ quốc gia nào nhằm xây dựng một hải cảng đánh cá hay các tháp radio trên các hòn đảo nầy đều châm ngòi cho các cuộc va chạm đối đầu.

Bắc Hàn là một vấn nạn khác. Người ta nói rằng các tay buôn lậu đang buôn bán các loại thuốc phiện và các mặt hàng cấm khác ngoài ốc đảo Stalinist này, và với các lực lượng quốc tế đã triển khai trong miền nầy để củng cố sự cấm vận của Liên Hiệp Quốc. Các đội tàu của Trung Quốc sẽ làm tăng số lượng tàu hiện diện trong vùng biển vốn đã chật chội rồi.

  1. Nhật – và Nam Hàn – cũng đang chọn lựa cho mình một thái độ hiếu chiến trong việc đáp ứng với sự trỗi dậy của TQ, chuyện nầy đang châm ngòi cho nhiều nổi lo sợ về một sự xung đột nào đó (trong tương lai sẽ xẩy ra.)

NHƯNG, khi nói đến các vấn nạn trong vùng, thì điều nhức đầu nhất là Đài Loan – hòn đảo đã tách rời khỏi đại lục sau cuộc cách mạng của cộng sản 1949.

Báo cáo của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ: Sức mạnh quân sự của Quân Đội TQ 2009 đánh giá rằng khuynh hướng của TQ là xây dựng quân đội của họ và ngăn chận bất cứ hành động nào của Đài Loan muốn tuyên bố độc lập chính thức. Nhưng áp lực nầy cùng một lúc là một nỗ lực nhằm “ ngăn trở, làm chậm lại, hay phủ nhận bất cứ sự hỗ trợ nào của Hoa Kỳ dành cho hòn đảo Đài Loan nầy trong trường hợp có xung đột”.

Trở lại chuyện ở Úc, kế hoạch của chính quyền Rudd là gia tăng lực lượng hải quân với 12 tàu ngầm mới và một kế hoạch xây dựng 8 khu trục hạm đời mới có tên là “Tương Lai”. Sắp đặt chống lại sức mạnh của Trung Quốc dường như là một khả năng chưa quan trọng. Nhưng chính một điều mà bản bạch thư (của Kevin Rudd) đang yêu sách sẽ quá đủ lớn rộng để bảo vệ các con đường dẫn tới nước Úc bằng đường biển, đi kèm theo cái được gọi là “các tình thế cấp bách về chiến lược” ở miền Châu Á Thái Bình Dương – “bao gồm việc bảo vệ những vùng cách xa Úc, nếu cần thiết”

Như bản báo cáo cắt nghĩa: “Thêm vào đó, một lực lượng tàu ngầm to lớn sẽ làm gia tăng các thách thức quân sự khi đối diện với quân thù, và để làm gia tăng kích thước và khả năng của lực lượng tàu ngầm nầy họ sẽ phải chuẩn bị thi hành tấn công chúng ta một cách trực tiếp,” hay gây áp lực, hăm dọa, hay dùng sức mạnh quân sự chống lại chúng ta.

Nói theo ngôn ngữ thông thường, TQ sẽ cần suy nghĩ rất cẩn thận trước khi chọn giao tranh với Úc.

Brendan Taylor, một nhà chuyên môn về khu vực Bắc Á Châu của Trường Đại Học Quốc Gia Úc (ANU), đồng ý rằng vẫn còn có nhiều điều không ai biết rõ về các khuynh hướng của TQ.

“Đôi khi tôi tự hỏi không biết người TQ có hiểu được các tham vọng quân sự của chính họ hay không– đó là một đất nước rất phức tạp” ông phát biểu.

Nhưng mặc dù có phàn nàn chút đỉnh, ông ta nghi ngờ rằng Bắc Kinh sẽ tức giận về những lời trong bản bạch thư của Úc.

“Ở Úc, chúng ta có khuynh hướng đánh giá số lượng sự chú ý của TQ đối với chúng ta nhiều hay ít,” ông cho biết. “Chắc chắn, sẽ có một lời đáp trả xuất phát từ TQ về bạch thư nầy, nhưng tôi không nghĩ rằng họ sẽ mất ngủ quá nhiều (vì lo lắng) về chuyện ấy.”

Vào lúc này, TQ đang tập trung vào chính họ, với một lực lượng vũ trang nhắm vào việc đàn áp các nhà bất đồng chính kiến trong nước trong một quốc gia độc tài. Nạn thất nghiệp ở TQ đã và đang lên cao theo một ước đoán là có 20 triệu người bị thất nghiệp vào năm ngoái kể từ khi có khủng hoãng tài chánh toàn cầu.

Nhưng với các vùng biên giới bao gồm Pakistan vad Afgahanistan, Nga và Ấn Độ, Bắc Hàn và Miến Điện, TQ còn có nhiều nỗi lo âu khác – tất cả lo âu đó cộng lại thành một mối hỗn hợp những bất an. Như bản bạch thư viết như vậy: “Úc nên xây dựng một sự hiểu biết về TQ. …TQ rất quan trọng tới sự ổn định ở miền Bắc Á Châu và vùng đất lớn rộng hơn”.

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009


——-

Úc ở xa Trung Quốc, nhưng họ đang lo lắng về việc gia tăng quốc phòng và các hoạt động mở rộng quân đội và hải quân của TQ. ÚC mua thêm 12 tàu ngầm và 8 tuần dương hạm để bào vệ vùng biển trước tiềm năng đe dọa của TQ.

Việt Nam sau 34 năm cố sức, nhưng vẫn không phát triển kinh tế và sống mãi trong cảnh nghèo. Thôi thì cứ bám vào Trung Quốc là khỏi tốn tiền lo chuyện quốc phòng…

——–

theage.com.au

Getting defensive

-----------------

Trung Quốc vươn ra biển

Mục tiêu kinh tế, phương cách quân sự

Hai vụ “tiếp cận” tàu chiến Mỹ của Trung Quốc xảy ra trong vòng ba tháng trở lại đây cho thấy, nước đông dân nhất thế giới này đang gia tăng sự hiện diện của mình trên mặt biển

Quân sự bảo vệ kinh tế

Các chuyên gia quân sự quan tâm nhiều tới việc Trung Quốc phô diễn tàu ngầm hạt nhân nhân ngày kỷ niệm thành lập hải quân nước này và xuất hiện các phỏng đoán trong năm 2009 Trung Quốc bắt tay đóng tàu sân bay. Cơ sở hình thành phỏng đoán dựa trên tin tức Trung Quốc đã mua ba tàu sân bay cũ để nghiên cứu công nghệ thiết kế. Chuyên gia bình luận quân sự Andrei Chang cho rằng, do khả năng bùng nổ chiến tranh ở eo biển Đài Loan thấp, nên quân đội Trung Quốc tiến hành điều chỉnh chiến lược quay trở lại coi trọng vấn đề chủ quyền và lợi ích trên biển tại biển Đông và tại biển Hoa Đông… Từ tháng 5.2008 trở lại đây, Trung Quốc điều động tàu điều tra tích cực hoạt động tại khu vực biển Hoa Nam, đưa tàu hộ vệ tên lửa lần đầu tiên tiến vào eo biển Tsugaru (Tây Thái Bình Dương).

Tháng 12.2008, Trung Quốc phái đội tàu hộ tống tới vùng biển Somalia. Đây là lần đầu tiên hải quân Trung Quốc hoạt động bên ngoài Thái Bình Dương.

Có nhiều cách nhìn về nguyên nhân hải quân Trung Quốc gia tăng sự hiện diện không chỉ ở vùng biển gần mà còn tới Ấn Độ Dương. Chuyên gia Booz Alen Hamilton trong bài phân tích về tương lai năng lượng ở châu Á đã nhận định rằng, sự kích thích của động cơ kinh tế là nguyên nhân chủ yếu khiến chính sách của Trung Quốc chuyển hướng từ lục địa ra đại dương. Đây cũng chính là mô thức mà Anh, và sau đó là Mỹ, đã từng áp dụng trong quá khứ. Gót chân Achilles của Trung Quốc là tài nguyên như dầu mỏ, quặng. Trong mấy năm qua, các công ty Trung Quốc tìm mua các mỏ đồng, mỏ dầu ở châu Phi, Úc. 60% năng lượng nhập khẩu vào Trung Quốc được vận chuyển qua đường Ấn Độ Dương. Hiện nay, Trung Quốc là nước nhập khẩu dầu lửa đã giúp giải quyết một nửa nhu cầu tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc, trong đó 95% lượng dầu thô nhập khẩu là qua đường biển. Con số thống kê của hải quan cũng cho biết tháng 3 vừa qua, Trung Quốc đã nhập 52,08 triệu tấn quặng sắt và 99% lượng hàng này phải vận chuyển bằng đường biển.

Một cuộc tập trận chung giữa quân đội Trung Quốc và Mỹ. Thời nay Trung Quốc thường đưa quân ra nước ngoài để giữ gìn “người vợ” ngoại thương. Ảnh: TL

Vì vậy, Trung Quốc không chỉ tăng cường sức mạnh của hải quân bằng các khoản ngân sách trang bị tàu ngầm nguyên tử hay đóng tàu sân bay mà còn gia tăng sự hiện diện ở vịnh Ba Tư và vịnh Bengal.

Chiến lược Chuỗi ngọc trai

Trong khi chờ đợi các tàu sân bay như một căn cứ nổi, thì Trung Quốc sử dụng đòn bẩy kinh tế với việc hỗ trợ xây dựng và rồi hiện diện ở một loạt cảng trong khu vực Ấn Độ Dương. Nhà nghiên cứu Sudha Ramachandran trên Asiatimes đưa ra con số một tỉ USD mà Trung Quốc giúp Pakistan xây dựng cảng Gwadar, chỉ cách eo biển Hormuz khoảng 180 hải lý. Đây là vị trí chiến lược để kiểm soát con đường vận chuyển dầu mỏ trên Ấn Độ Dương. Gwadar cũng là cánh cửa ra biển gần nhất của Trung Á qua con đường cao tốc nối hải cảng này với vùng Trung Á vốn đang được xây dựng. Theo nhà phân tích Zia Haider ở trung tâm Stimson (Mỹ), Gwadar là trạm trung chuyển nhập khẩu dầu từ Iran và châu Phi tới vùng Tân Giang của Trung Quốc. Nên nhớ, 60% năng lượng nhập khẩu vào Trung Quốc là từ Trung Đông. Đặt chân được ở Gwadar, Trung Quốc có thể dõi mắt trông theo hoạt động của hải quân Mỹ ở vùng Vịnh hay nhất cử, nhất động của Ấn Độ ở biển Arập, theo Haider.

Chuỗi ngọc trai chiến lược của Trung Quốc còn bao gồm cảng container ở Chittagong, Bangladesh, hay thông qua các trạm radar, cơ sở nạp nhiên liệu đặt tại Sittwe, Coco, Hianggyi, Khaukphyu, Mergui và Zadetkyi Kyun của Myanmar, một số ở Thái Lan, Campuchia.

Mối quan hệ giữa kinh tế ngoại thương và sức mạnh quân sự được giáo sư Nghê Lạc Hùng, viện Chính trị – pháp luật Thượng Hải ví như tình cảm vợ chồng. Khi người vợ làm ăn ở nước ngoài, thì người chồng hải quân phải theo sát. “Nếu không, chẳng may người vợ gặp cướp, thì người chồng sẽ “mất cả chì lẫn chài” – ông này viết.

Phi Giao tổng hợp (Asia Times, Tương lai năng lượng ở châu Á của Booz Alen Hamilton, TTX)

Tổng số lượt xem trang