--Hồ Chí Minh có phải là một nhà tư tưởng? (DL 14-12-14) -
Kiều Phong
Hồ Chí Minh được xem như cha già của dân tộc Việt Nam, đi đâu, làm gì cũng nghe nhắc đến tư tưởng Hồ Chí Minh. Thế nhưng, tư tưởng Hồ Chí Minh là gì, có thật hay không? Cho đến nay vẫn chưa có một lời giải thích rõ ràng khúc chiết kể cả từ phía những người cộng sản Việt Nam.
Tư tưởng Hồ Chí Minh mâu thuẫn với chủ nghĩa Marx- Lenin
Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, ý thức hệ chính thống là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, có kèm theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh như là phần diễn giải. Tuy nhiên, theo tiến sĩ Lý Tùng Hiếu, giảng viên khoa Văn hóa học,Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, thì những chủ nghĩa, tư tưởng và mục tiêu ấy lại có mâu thuẫn lẫn nhau: chủ nghĩa Mác - Lênin muốn áp dụng đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản để xoá bỏ các giai cấp bóc lột; còn tư tưởng Hồ Chí Minh và mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh thì chấp nhận sự tồn tại của các giai cấp, tầng lớp khác nhau và khuyến khích việc làm giàu chân chính. Liên quan đến các chủ thể làm giàu, bản Hiến pháp năm 1992, ghi rõ: “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức” (Điều 2). Theo đó, công nhân, nông dân, trí thức là những giai cấp tầng lớp cơ bản trong xã hội Việt Nam, hợp thành “nền tảng” của quyền lực nhà nước; còn những tầng lớp giàu có trong xã hội như doanh nhân Việt Nam và cán bộ chức quyền không được xem là thành phần “nền tảng”. Cũng liên quan đến các chủ thể làm giàu của thời kỳ này là tham vọng duy trì “vai trò chủ đạo” của khu vực doanh nghiệp có vốn nhà nước, trong khi kinh tế thị trường đòi hỏi sự cạnh tranh công bằng giữa các thành phần kinh tế quốc doanh, dân doanh, tư bản nước ngoài, v.v. Tham vọng duy ý chí đó dẫn đến những đường lối, chính sách, pháp luật thiếu bình đẳng và hay thay đổi, gây bất lợi đối với doanh nhân và với những người Việt Nam giàu có nói chung. Vì vậy, đối với đạo đức làm giàu, sự mâu thuẫn ấy đã tạo ra những nghịch lý trong thực tế: doanh nhân Việt Nam nỗ lực làm giàu và nhiều người hãnh diện về sự giàu có của mình, nhưng luôn cảm thấy mình phụ thuộc vào nhà nước và lép vế trước các đại gia tư bản nhà nước và tư bản nước ngoài. Còn cán bộ chức quyền thì dễ dàng làm giàu dựa vào việc hối mại quyền thế và thực tế thì họ đã làm thành cả một quốc nạn tham nhũng kéo dài, nhưng vì trên danh nghĩa họ là những người ăn lương nên không thể công khai sự giàu có và cách làm giàu của bản thân mình.
Như vậy có thể thấy, đạo đức làm giàu trong thời kỳ đổi mới - hội nhập cũng là một nghịch lý lớn. Do những chủ nghĩa, tư tưởng và mục tiêu lớn của thời kỳ này có chỗ mâu thuẫn lẫn nhau, đạo đức làm giàu trong thời kỳ này là một khái niệm mơ hồ và khó lòng vận dụng.
Còn đối với cán bộ chức quyền, nội dung của đạo đức làm giàu không được nêu lên mặc dù không ai cấm cán bộ ấy làm giàu hợp pháp. Nhưng những quy định khác có liên quan đến đạo đức làm giàu của cán bộ chức quyền thì sẵn có trong tám chữ: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, và được cụ thể hoá trong các Luật Cán bộ Công chức và Luật Viên chức. Nếu tuân thủ đúng những yêu cầu ấy thì cán bộ chức quyền không thể làm giàu được, trừ phi lương thưởng của họ được nâng cao hơn mức hiện nay.
Chính vì vậy, thái độ của xã hội đối với việc làm giàu và đạo đức làm giàu trong thời kỳ đổi mới - hội nhập cũng bao gồm hai loại: tích cực và tiêu cực. Giàu có như doanh nhân Việt Nam, cán bộ chức quyền, trong con mắt dân gian đều là cái giàu có đáng ngờ.
Dấu hiệu đạo văn
Ông Hồ hay trích dẫn ca dao, tục ngữ, thường nhắc lại những câu nói của người xưa, vì ông không dẫn nguồn nên các thế hệ học giả vốn quen lừa dối cứ tưởng ông là người đầu tiên đưa ra những quan điểm đó.
Chẳng hạn, Quản Trọng bên Trung Quốc bảo: Vì lợi ích một năm trồng lúa - Vì lợi ích mười năm trồng cây - Vì lợi ích trăm năm trồng Người. Nhưng khắp các biển hiệu giáo dục ở Việt Nam lại đề tên Hồ Chí Minh dưới hai câu sau trong số ba câu này của Quản Trọng.
Độc lập - tự do - hạnh phúc cũng không phải là tư tưởng của Hồ Chí Minh mà trích từ trong học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn: Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc.
Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là những tiêu chuẩn đạo đức hết sức cơ bản của Nho giáo. Đây cũng không phải là tư tưởng của Hồ Chí Minh mà là của Nho gia.
Hồ Chí Minh có một thời thanh xuân tiếp xúc nhiều với đạo Thiên Chúa. Ông trích dẫn nhiều câu nói của Giê-su, người sáng lập Ki-tô giáo và nhà tư tưởng lớn nhất thế giới tính đến ngày nay, nhưng những người cộng sản lại nói rằng ông là người đầu tiên phát biểu những quan điểm đó. Chẳng hạn, Kinh Thánh Tân Ước, Tin Mừng theo thánh Marco, một trong mười hai đệ tử của Giê-su, chương 9, câu 33 đến câu 36 có ghi lại sự việc như sau: “Sau đó, Ðức Giêsu và các môn đệ đến thành Caphácnaum. Khi về tới nhà, Ðức Giêsu hỏi các ông: "Dọc đường, anh em đã bàn tán điều gì vậy?" Các ông làm thinh, vì khi đi đường, các ông đã cãi nhau xem ai là người lớn hơn cả. Rồi Ðức Giêsu ngồi xuống, gọi Nhóm Mười Hai lại mà nói: "Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người." Hồ Chí Minh đã chỉnh sửa quan điểm của Giê-su, thay đổi một số từ ngữ để trở thành một câu mang màu sắc chính trị của ông ta như ngày nay thường thấy trong các câu tuyên truyền của Đảng: “cán bộ là đầy tớ của nhân dân”. Điều đáng lưu ý là câu nói này được đem ra để bảo vệ chế độ và phân biệt chế độ hiện hành Việt Nam với các nước khác trong phe cộng sản.
Vì sao có tư tưởng Hồ Chí Minh ở Việt Nam?
Trên thế giới, các triết gia và người trí thức thường chỉ đề cập đến Marxist, Leninist, Stalinist, Maoist, Titoist nhưng chưa nghe đến Hoist. Kể cả những học giả Tây phương thân cộng như Jean Lacouture cũng xác nhận rằng Hồ Chí Minh là một con người hành động chứ không phải là một lý thuyết gia.
Đảng Cộng Sản Việt Nam định nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh như sau:
“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn hoá nhân loại...”
Thế nhưng, những quan điểm đó rời rạc và chung chung chứ không phải là hệ thống, không đưa đến một chương trình hành động. Tư tưởng phải nằm trong một hệ thống triết học hoặc một hệ thống tư duy, ông Hồ không đưa ra được một hệ thống mới. Hơn nữa, chính ông Hồ cũng đã nói: Tôi không có tư tưởng nào ngoài tư tưởng Marx- Lenin.
Nhà cầm quyền cũng biết điều này. Nhưng tại sao họ phải gán một tư tưởng cho Hồ Chí Minh? Đó là vì những năm 1990, Liên Xô sụp đổ cùng hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Câu khẩu hiệu Chủ nghĩa Marx- Lenin bách chiến bách thắng đã mất hoàn toàn giá trị. Họ ghép tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Marx-lenin với hàm ý rằng bên châu Âu người ta thất bại, còn chúng tôi có tư tưởng ông Hồ nữa nên sẽ không thất bại và chúng tôi có quyền lãnh đạo vĩnh viễn là hợp lý.
Hiện nay bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại các trường đại học có số thí sinh dự thi ít, điểm chuẩn rất thấp so với các ngành còn lại. Chính phủ miễn, giảm học phí cho ngành này nhưng cũng chẳng ai mặn mà. Nhưng môn này đi ngược xu thế toàn cầu hóa và do đó không thể đi ra được quốc tế. Lý do căn bản nhất trôi lững lờ như một tảng băng trôi, đó là, chủ nghĩa Marx-Lenin giống một thứ môn tâm lý học chứ không phải môn khoa học, còn Hồ Chí Minh rõ ràng là một nhà mưu lược chứ không phải là một nhà tư tưởng, thật sự không tồn tại cái mà Đảng gọi là tư tưởng Hồ Chí Minh. Xét trên nhiều phương diện, những quan điểm của Hồ Chí Minh lại trái ngược với Marx-Lenin, cho nên, càng áp dụng chúng, đất nước càng lụn bại.
Kiều Phong
Kiều Phong
Hồ Chí Minh được xem như cha già của dân tộc Việt Nam, đi đâu, làm gì cũng nghe nhắc đến tư tưởng Hồ Chí Minh. Thế nhưng, tư tưởng Hồ Chí Minh là gì, có thật hay không? Cho đến nay vẫn chưa có một lời giải thích rõ ràng khúc chiết kể cả từ phía những người cộng sản Việt Nam.
Tư tưởng Hồ Chí Minh mâu thuẫn với chủ nghĩa Marx- Lenin
Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, ý thức hệ chính thống là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, có kèm theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh như là phần diễn giải. Tuy nhiên, theo tiến sĩ Lý Tùng Hiếu, giảng viên khoa Văn hóa học,Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, thì những chủ nghĩa, tư tưởng và mục tiêu ấy lại có mâu thuẫn lẫn nhau: chủ nghĩa Mác - Lênin muốn áp dụng đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản để xoá bỏ các giai cấp bóc lột; còn tư tưởng Hồ Chí Minh và mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh thì chấp nhận sự tồn tại của các giai cấp, tầng lớp khác nhau và khuyến khích việc làm giàu chân chính. Liên quan đến các chủ thể làm giàu, bản Hiến pháp năm 1992, ghi rõ: “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức” (Điều 2). Theo đó, công nhân, nông dân, trí thức là những giai cấp tầng lớp cơ bản trong xã hội Việt Nam, hợp thành “nền tảng” của quyền lực nhà nước; còn những tầng lớp giàu có trong xã hội như doanh nhân Việt Nam và cán bộ chức quyền không được xem là thành phần “nền tảng”. Cũng liên quan đến các chủ thể làm giàu của thời kỳ này là tham vọng duy trì “vai trò chủ đạo” của khu vực doanh nghiệp có vốn nhà nước, trong khi kinh tế thị trường đòi hỏi sự cạnh tranh công bằng giữa các thành phần kinh tế quốc doanh, dân doanh, tư bản nước ngoài, v.v. Tham vọng duy ý chí đó dẫn đến những đường lối, chính sách, pháp luật thiếu bình đẳng và hay thay đổi, gây bất lợi đối với doanh nhân và với những người Việt Nam giàu có nói chung. Vì vậy, đối với đạo đức làm giàu, sự mâu thuẫn ấy đã tạo ra những nghịch lý trong thực tế: doanh nhân Việt Nam nỗ lực làm giàu và nhiều người hãnh diện về sự giàu có của mình, nhưng luôn cảm thấy mình phụ thuộc vào nhà nước và lép vế trước các đại gia tư bản nhà nước và tư bản nước ngoài. Còn cán bộ chức quyền thì dễ dàng làm giàu dựa vào việc hối mại quyền thế và thực tế thì họ đã làm thành cả một quốc nạn tham nhũng kéo dài, nhưng vì trên danh nghĩa họ là những người ăn lương nên không thể công khai sự giàu có và cách làm giàu của bản thân mình.
Như vậy có thể thấy, đạo đức làm giàu trong thời kỳ đổi mới - hội nhập cũng là một nghịch lý lớn. Do những chủ nghĩa, tư tưởng và mục tiêu lớn của thời kỳ này có chỗ mâu thuẫn lẫn nhau, đạo đức làm giàu trong thời kỳ này là một khái niệm mơ hồ và khó lòng vận dụng.
Còn đối với cán bộ chức quyền, nội dung của đạo đức làm giàu không được nêu lên mặc dù không ai cấm cán bộ ấy làm giàu hợp pháp. Nhưng những quy định khác có liên quan đến đạo đức làm giàu của cán bộ chức quyền thì sẵn có trong tám chữ: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, và được cụ thể hoá trong các Luật Cán bộ Công chức và Luật Viên chức. Nếu tuân thủ đúng những yêu cầu ấy thì cán bộ chức quyền không thể làm giàu được, trừ phi lương thưởng của họ được nâng cao hơn mức hiện nay.
Chính vì vậy, thái độ của xã hội đối với việc làm giàu và đạo đức làm giàu trong thời kỳ đổi mới - hội nhập cũng bao gồm hai loại: tích cực và tiêu cực. Giàu có như doanh nhân Việt Nam, cán bộ chức quyền, trong con mắt dân gian đều là cái giàu có đáng ngờ.
Dấu hiệu đạo văn
Ông Hồ hay trích dẫn ca dao, tục ngữ, thường nhắc lại những câu nói của người xưa, vì ông không dẫn nguồn nên các thế hệ học giả vốn quen lừa dối cứ tưởng ông là người đầu tiên đưa ra những quan điểm đó.
Chẳng hạn, Quản Trọng bên Trung Quốc bảo: Vì lợi ích một năm trồng lúa - Vì lợi ích mười năm trồng cây - Vì lợi ích trăm năm trồng Người. Nhưng khắp các biển hiệu giáo dục ở Việt Nam lại đề tên Hồ Chí Minh dưới hai câu sau trong số ba câu này của Quản Trọng.
Độc lập - tự do - hạnh phúc cũng không phải là tư tưởng của Hồ Chí Minh mà trích từ trong học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn: Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc.
Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là những tiêu chuẩn đạo đức hết sức cơ bản của Nho giáo. Đây cũng không phải là tư tưởng của Hồ Chí Minh mà là của Nho gia.
Hồ Chí Minh có một thời thanh xuân tiếp xúc nhiều với đạo Thiên Chúa. Ông trích dẫn nhiều câu nói của Giê-su, người sáng lập Ki-tô giáo và nhà tư tưởng lớn nhất thế giới tính đến ngày nay, nhưng những người cộng sản lại nói rằng ông là người đầu tiên phát biểu những quan điểm đó. Chẳng hạn, Kinh Thánh Tân Ước, Tin Mừng theo thánh Marco, một trong mười hai đệ tử của Giê-su, chương 9, câu 33 đến câu 36 có ghi lại sự việc như sau: “Sau đó, Ðức Giêsu và các môn đệ đến thành Caphácnaum. Khi về tới nhà, Ðức Giêsu hỏi các ông: "Dọc đường, anh em đã bàn tán điều gì vậy?" Các ông làm thinh, vì khi đi đường, các ông đã cãi nhau xem ai là người lớn hơn cả. Rồi Ðức Giêsu ngồi xuống, gọi Nhóm Mười Hai lại mà nói: "Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người." Hồ Chí Minh đã chỉnh sửa quan điểm của Giê-su, thay đổi một số từ ngữ để trở thành một câu mang màu sắc chính trị của ông ta như ngày nay thường thấy trong các câu tuyên truyền của Đảng: “cán bộ là đầy tớ của nhân dân”. Điều đáng lưu ý là câu nói này được đem ra để bảo vệ chế độ và phân biệt chế độ hiện hành Việt Nam với các nước khác trong phe cộng sản.
Vì sao có tư tưởng Hồ Chí Minh ở Việt Nam?
Trên thế giới, các triết gia và người trí thức thường chỉ đề cập đến Marxist, Leninist, Stalinist, Maoist, Titoist nhưng chưa nghe đến Hoist. Kể cả những học giả Tây phương thân cộng như Jean Lacouture cũng xác nhận rằng Hồ Chí Minh là một con người hành động chứ không phải là một lý thuyết gia.
Đảng Cộng Sản Việt Nam định nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh như sau:
“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn hoá nhân loại...”
Thế nhưng, những quan điểm đó rời rạc và chung chung chứ không phải là hệ thống, không đưa đến một chương trình hành động. Tư tưởng phải nằm trong một hệ thống triết học hoặc một hệ thống tư duy, ông Hồ không đưa ra được một hệ thống mới. Hơn nữa, chính ông Hồ cũng đã nói: Tôi không có tư tưởng nào ngoài tư tưởng Marx- Lenin.
Nhà cầm quyền cũng biết điều này. Nhưng tại sao họ phải gán một tư tưởng cho Hồ Chí Minh? Đó là vì những năm 1990, Liên Xô sụp đổ cùng hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Câu khẩu hiệu Chủ nghĩa Marx- Lenin bách chiến bách thắng đã mất hoàn toàn giá trị. Họ ghép tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Marx-lenin với hàm ý rằng bên châu Âu người ta thất bại, còn chúng tôi có tư tưởng ông Hồ nữa nên sẽ không thất bại và chúng tôi có quyền lãnh đạo vĩnh viễn là hợp lý.
Hiện nay bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại các trường đại học có số thí sinh dự thi ít, điểm chuẩn rất thấp so với các ngành còn lại. Chính phủ miễn, giảm học phí cho ngành này nhưng cũng chẳng ai mặn mà. Nhưng môn này đi ngược xu thế toàn cầu hóa và do đó không thể đi ra được quốc tế. Lý do căn bản nhất trôi lững lờ như một tảng băng trôi, đó là, chủ nghĩa Marx-Lenin giống một thứ môn tâm lý học chứ không phải môn khoa học, còn Hồ Chí Minh rõ ràng là một nhà mưu lược chứ không phải là một nhà tư tưởng, thật sự không tồn tại cái mà Đảng gọi là tư tưởng Hồ Chí Minh. Xét trên nhiều phương diện, những quan điểm của Hồ Chí Minh lại trái ngược với Marx-Lenin, cho nên, càng áp dụng chúng, đất nước càng lụn bại.
Kiều Phong
- Ai chưa đọc mấy bài của Lữ Phương (viết đã lâu) thì cũng nên đọc: Nguyễn Ái Quốc trở thành Hồ Chí Minh
TỪ NGUYỄN TẤT THÀNH ĐẾN HỒ CHÍ MINH
(Sự hình thành một chọn lựa)
Chương 5
Nguyễn Ái Quốc trở thành Hồ Chí Minh
Nguyễn Ái Quốc trở thành Hồ Chí Minh
Tình hình mới
1. Mùa thu 1938, Nguyễn Ái Quốc rời Moskva để trở lại Trung Quốc.
Thế giới đang bị chủ nghĩa phát xít hăm doạ, chiến tranh sắp xảy ra. QTCS đã từ bỏ chủ trương khuynh tả. Liên Xô lập lại quan hệ ngoại giao với chính phủ Quốc dân Đảng, phục hồi đường lối mặt trận thống nhất đã tan rã hồi 1927. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã có thể ra hoạt động công khai: tháng 9-1937, Hồng quân, với Bát lộ quân và Tân tứ quân, đã được tổ chức lại dưới sự chỉ huy của Hội đồng quân sự của Quốc dân Đảng. Hai trường huấn luyện du kích do sự hợp tác của hai bên cũng được mở ra ở miền Nam.
Như 1925, Nguyễn Ái Quốc theo phái đoàn viện trợ của Liên Xô sang Trung Quốc, nhưng lần này với nhiệm vụ được quy định rõ rệt về Việt Nam: lôi cuốn Đảng Cộng sản Đông Dương vào mặt trận chống phát xít, tạm gác lại những yêu sách về đấu tranh giai cấp, liên hiệp hành động với tất cả những thế lực có thể liên hiệp được, kể cả những ngưởi Pháp "tiến bộ" ở Việt nam… [1] Do mất liên lạc với phong trào khá lâu, Nguyễn đã phải nhờ Đảng Cộng sản Trung Quốc giúp đỡ nương náu tại Bát lộ quân (do Diệp Kiếm Anh chỉ huy) chờ cơ hội [2].
Sau một thời gian tìm kiếm, đến cuối 1939, Nguyễn cũng đã gặp được cơ sở hải ngoại của Đảng CSĐD (do Phùng Chí Kiên phụ trách) cùng với một số cán bộ trong nước mới sang (Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Cao Hồng Lĩnh…) [3].
2. Nội tình Đảng vào lúc ấy cũng có những chuyển biến quan trọng. Xu hướng "tả khuynh" do Hà Huy Tập chủ xướng từ Đại hội Macao 1935 đã được uốn nắn lại sau khi những người tham dự Đại hội 7 QTCS 1935 (Lê Hồng Phong, Hoàng Văn Nọn, Nguyễn Thị Minh Khai) trở về. Đến tháng 3-1938 thì đường lối mới đã hoàn toàn rõ ràng khi Nguyễn Văn Cừ lên thay Hà Huy Tập làm Tổng Bí thư. Chính phủ Léon Blum của Mặt trận Bình dân năm 1936 lên cầm quyền bên Pháp đã tạo ra cho phong trào chống thực dân ở Đông Dương những phương thức hoạt động mới: cùng với các xu hướng dân tộc (Nguyễn An Ninh…), Trotskít (Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu…), Đảng CSĐD cũng đã xuất hiện trong những cuộc tranh đấu công khai báo chí, nghị trường…
Nhưng khi Chiến tranh Thế giới nổ ra, tất cả những hoạt động cộng sản (dù Đệ tam hay Đệ tứ) đều bị cấm. Đảng CSĐD bắt đầu gặp khó khăn khi hàng loạt cán bộ bị bắt, thiếu thốn tài chính, trong khi đó sự liên lạc giữa miền Nam với miền Bắc, giữa Việt Nam và Trung Quốc gặp trở ngại.
Trước tình thế ấy, cuộc khởi nghĩa Nam kỳ năm 1940 đã nổ ra. Do chuẩn bị không chu đáo, lãnh đạo không chặt chẽ, bị nội gián nên kết quả rất tai hại. Cuộc nổi dậy bị dìm trong bể máu, hầu hết các cán bộ quan trọng của Đảng đều bị bắt và sát hại: Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ, Phan Đăng Lưu, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai…, hoặc bị đi tù: Lê Duẩn, Lê Hồng Phong (chết ở Côn Đảo năm 1942), Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Tạo…
3. Nguyễn Ái Quốc đã nối lại phong trào cộng sản Việt Nam trong hoàn cảnh đó. Nhiều thuận lợi (nhất là sau khi Pháp đầu hàng Đức tháng 6-1940) nhưng rất yếu kém về thực lực. Báo cáo của Nguyễn gửi QTCS cho biết là tám, chín phần mười số cán bộ cũ đã bị bắt, còn số mới thì còn thiếu kinh nghiệm, lại thiếu người đủ "uy tín và danh vọng" để lãnh đạo [4]. Trong tình cảnh đảng viên và quần chúng như rắn không đầu đó, Nguyễn cho rằng không thể từ trong đánh ra mà phải tạo một căn cứ địa ở ngoài để đánh vào. Để thực hiện chiến lược này, Nguyễn đề nghị QTCS sản giúp đỡ mấy điều cần thiết sau đây: Tự do hành động ở biên giới, một ít súng đạn, một ít kinh phí, vài vị cố vấn [5]. Báo cáo trên đây cho thấy định hướng của Nguyễn: tự mình đứng ra đảm nhiệm vai trò lĩnh tụ có "uy tín và danh vọng" nói trên, một người có khả năng vừa tập hợp lực lượng bên trong lại vừa vận động được sự chi viện của bên ngoài.
Phương thức hoạt động mới
1. Như hồi 1925, từ căn cứ địa Trung Quốc, tập hợp và củng cố lại đội ngũ những hạt nhân lãnh đạo là việc mà Nguyễn khởi đầu. Nhưng khác với thời Quảng Châu trước đây, lần này công việc lại diễn ra ở Vân Nam là vùng kiểm soát của Quốc dân Đảng nên phải tìm cách che giấu tung tích cộng sản của mình. Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội (về sau này gọi tắt là Việt Minh) đã được sử dụng trong tình thế đó. Đây là một tổ chức chính trị có sẵn từ năm 1936 (do Hồ Học Lãm một nhà yêu nước Việt Nam có chân trong Quốc dân Đảng Trung Quốc lập ra ở Nam Kinh) nay được tranh thủ để hoạt động lại cùng với một tổ chức bình phong khác mới lập ra như Trung Việt Văn hoá Công tác Đồng chí Hội, Việt Nam Dân tộc Giải phóng Đồng chí Hội. Tất cả đều là kết quả của những thủ thuật vận động theo kiểu "mặt trận" do Nguyễn Ái Quốc chỉ đạo: không những hợp tác với những người Việt Nam hoạt động trong hàng ngũ Quốc dân Đảng Trung Quốc như Hồ Học Lãm, Nguyễn Hải Thần, Dương Kế Vinh… mà còn phải lợi dụng chính những cán bộ Quốc dân Đảng Trung Quốc như Trương Phát Khuê, Lý Tế Thâm… để dễ bề hoạt động.
2. Kết quả: Nguyễn và các đồng chí của mình đã tiếp cận được biên giới Việt Nam, liên hệ được với phong trào trong nước (Hoàng Văn Thụ, uỷ viên Trung ương, Bí thư xứ uỷ Bắc kỳ), sau đó tổ chức Hội nghị toàn thể lần thứ 8 của ĐCSĐD vào tháng 5-1941, mở đầu cho một giai đoạn đấu tranh mới. Thuận lợi đã đến với Nguyễn một cách tự nhiên: do những người biết rõ về Nguyễn đều đã chết hoặc đi tù nên trong hội nghị này Nguyễn Ái Quốc trở thành lãnh tụ không hề bị hạch hỏi về danh nghĩa như những năm 1930, 1935 nữa. Ngược lại, ẩn hiện trong màn sương quá khứ kỳ bí, cái giai đoạn gọi là "đau buồn" và "biệt tích" ở Liên Xô lại có tác dụng làm tăng thêm tiếng tăm của Nguyễn. Có lẽ để khẳng định thêm uy lực của một nhà cách mạng đã trở thành trưởng thượng, Nguyễn đã làm cho mình già hơn đi, bằng cách để râu dài khi bước vào tuổi 50.
Sau Hội nghị 8, ngày 6- 6-1941, Nguyễn đã có ý định xuất hiện trước công chúng bằng hình ảnh nhà cách mạng cộng sản lão thành đó: dùng chính tên Nguyễn Ái Quốc "kính cáo đồng bào" cả nước, hứa sẽ "đem hết tâm lực" cùng đồng bào mưu giành tự do độc lập, "dầu phải hy sinh tính mệnh cũng không nề" [6]. Nhưng có lẽ nhận thấy thời cơ chưa cho phép, tên "Nguyễn Ái Quốc" đã không được công khai sử dụng tiếp: toàn bộ những bài viết của Nguyễn đăng trên 30 số báo Việt Nam độc lập từ tháng 8-1941 đến tháng 8-1942 đều không ký tên (cũng không có bút danh) [7].
3. Một tên khác đã được thay thế và tên ấy về sau đã trở nên lừng lẫy mà ai cũng biết, đó là "Hồ Chí Minh". Nhưng do suốt thời gian từ tháng 8-1942 đến tháng 9-1943, khi bí mật ra sang Trung Quốc cầu viện, Nguyễn bị Quốc dân Đảng bắt giam, nên phải đợi đến cuối 1944 mới xuất hiện – trong "Thư gửi quốc dân đồng bào" tiên đoán "cơ hội giải phóng cho dân tộc ta chỉ ở trong một năm hoặc năm rưỡi nữa", do đó cần khẩn trương chuẩn bị [8] – để từ đó được sử dụng chính thức cho đến cuối đời.
Nhiều người đã bàn luận về ý nghĩa của cái tên đã trở thành lịch sử đó. Thật sự thì chẳng qua đó cũng chỉ là một cái tên trong vô số những cái tên (không kể bút danh) mà Nguyễn đã dùng trong cuộc đời hoạt động. Hồi mới từ Liên Xô sang Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc đã lấy bí danh là Hồ Quang [9] để làm việc trong Đệ Bát lộ quân của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hồ Quang là một tên Trung Hoa, vì bấy giờ Nguyễn giả danh làm người Trung Hoa; bí danh này vẫn được dùng khi Nguyễn móc nối lại được với các đồng chí Việt Nam của mình ở Vân Nam. Nhưng cũng trong thời kỳ ấy, trên đường về biên giới Việt-Trung, Nguyễn đã mang theo trong người 3 tờ giấy đi đường (do Quốc dân Đảng cấp) đề năm 1940, tất cả đều mang tên Hồ Chí Minh [10]. Cái tên này, thật sự cũng chẳng khác gì cái tên Hồ Quang trước đây bao nhiêu – đó chỉ là một trong nhiều cái tên giả có nguồn gốc Trung Hoa.
Đem cái tên ấy ra sử dụng một cách công khai tuy có hơi bất tiện (vì hoàn toàn xa lạ với công chúng), nhưng phải chấp nhận vì lý do chính trị – chưa đến lúc bộc lộ mình là cộng sản. Một người cộng sản mà giữ vai trò lãnh đạo cả một phong trào dân tộc lúc bấy giờ sẽ bị cô lập và phản tác dụng. Liên Xô đang bị Đức xâm chiếm, cách mạng Trung Quốc chưa thành công, cuộc chiến đấu giành độc lập của Việt Nam (dù chống Nhật hay sau này chiến tranh với Pháp) cần được phe Đồng minh (nhất là Mỹ) ủng hộ. Đưa chuyện chống tư bản, chuyên chính vô sản ra là vô cùng tai hại. Nguyễn Ái Quốc hẳn nhớ rất rõ bài học Đại hội 6 của QTCS năm 1928 và Đại hội Macao của Việt Nam năm 1935 mà bản thân Nguyễn đã là nạn nhân [11]. "Hồ Chí Minh" vì thế đã trở thành biểu tượng của một sự tính toán sách lược.
Tính chất hai mặt của một vai trò
1. Mọi người đều biết, dưới cái tên "Hồ Chí Minh", Nguyễn Ái Quốc đã thực hiện sách lược ấy như thế nào sau cách mạng 1945.
- Bằng nhiều cách, không ngớt kết án thực dân đã tung ra luận điệu Hồ Chí Minh là cộng sản [12]. Luôn thanh minh rằng Hồ Chí Minh chỉ là người yêu nước thuần tuý.
- Chính phủ Hồ Chí Minh bao gồm nhiều đảng phái: Đảng Dân chủ, Đảng Xã hội, Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội, Quốc dân Đảng. Trong các đảng tham gia chính phủ, không có tên Đảng Cộng sản Đông Dương. Đảng này đã được Hồ Chí Minh báo với tướng Trần Tu Hoà, đại diện Tưởng Giới Thạch, là đã "tự động giải tán" [13].
- Đặc biệt đối với Quốc dân Đảng (với những lãnh tụ như Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh…) nương theo đoàn quân của Lư Hán sang Đông Dương để chia quyền, đã thực hiện một chính sách nhân nhượng hết sức đặc biệt (thân thiện mời hợp tác[14], vào chính phủ liên hiệp [15], không cần bầu cử vẫn được nhường cho 70 ghế trong Quốc hội [16] ).
- Đối ngoại: coi Mỹ là bạn [17], Anh trung lập, riêng Trung Hoa của Tưởng Giới Thạch là rất hữu hảo! Ngôi sao trong quốc kỳ Việt Nam đã được Hồ Chí Minh giải thích như sau:
"Trung Quốc là một nước to lấy mặt trời làm tiêu biểu. Việt Nam là một nước nhỏ lại có quan hệ mật thiết với Trung Quốc, đã mấy ngàn năm cho nên lấy ngôi sao làm tiêu biểu" (!) [18]
2. Ai cũng đều biết thực chất của cái sách lược trên đây là gì khi được "vận dụng" bởi một nhân vật từng coi Lenin là thần tượng: đó là sách lược của những bước thụt lùi tạm thời, những nhân nhượng có tính toán. Hãy lấy vài thí dụ để xem xét:
– Việc "giải tán Đảng Cộng sản Đông Dương": Như sau này Hồ Chí Minh cho biết thực chất của việc tự giải tán ấy chỉ là sự rút vào bí mật thôi, và đó là sự rút lui cần thiết, vì biết đứng trước tình hình gay go vào lúc bấy giờ
"Đảng phải dùng mọi cách để sống còn, hoạt động và phát triển, để lãnh đạo kín đáo và có hiệu quả hơn, và để có thời giờ củng cố dần dần lực lượng của chính quyền nhân dân, củng cố Mặt trận dân tộc thống nhất.
Lúc đó Đảng không thể do dự. Do dự là hỏng hết, Đảng phải quyết đoán mau chóng, phải dùng những phương pháp – dù là những phương pháp đau đớn – để cứu vãn tình thế" [19].
Một điều quan trọng khác: trong khi Đảng rút vào bí mật, thì để thực hiện "đa đảng", Đảng đã "giúp đỡ" Đảng Dân chủ rồi Đảng Xã hội ra đời [20], để cùng với "Việt Nam Đồng minh Hội" đóng vai trò công khai trong chính phủ lâm thời.
– Sự nhân nhượng đối với phe Quốc dân Đảng Việt Nam là điều bó buộc vì lẽ những người này đang có sau lưng họ đoàn quân Lư Hán của Tưởng Giới Thạch sang "giải giới" Nhật đã đầu hàng. Nhưng để đối phó, Hồ Chí Minh đã ký Hiệp định 6-3 và Tạm ước 14-9-1946, thoả hiệp với Pháp để đẩy quân Lư Hán đi. Bị chỉ trích là "hữu khuynh", Hồ Chí Minh đã dẫn Lenin:
"Lênin có nói rằng: Nếu có lợi cho cách mạng thì dù phải thoả hiệp với bọn kẻ cướp, chúng ta cũng thoả hiệp" [21].
3. "Hồ Chí Minh" như vậy chỉ là một thứ "vai trò" của một tình thế nhất định. Khi kịch bản thay đổi thì vai trò ấy cũng phải thay đổi. Điều này đã xảy ra vào năm 1949, khi Đảng Cộng sản Trung Quốc giành được chính quyền. Sau chuyến đi bí mật sang Trung Quốc và Liên Xô, đầu năm 1950, về nước, Hồ Chí Minh đã công khai đứng tên ra lời kêu gọi nhân dịp kỷ niệm cách mạng tháng 8 và ngày độc lập:
"Về phía ta, mấy năm kháng chiến đã đưa lại cho nước ta một cuộc thắng lợi to nhất trong lịch sử Việt Nam, tức là hai nước lớn nhất thế giới – Liên Xô và Trung Quốc dân chủ, và các nước dân chủ mới đã thừa nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trong đại gia đình dân chủ thế giới. Nghĩa là ta đã đứng hẳn về phe dân chủ và nhập vào khối 800 triệu nhân dân chống đế quốc" [22].
Những bài viết, bài nói ca ngợi Stalin [23], ca ngợi Mao Chủ Tịch [24] đã thấy xuất hiện; các chính sách giảm tô [25], cải cách ruộng đất, chỉnh huấn [26], chỉnh Đảng… đã theo những cố vấn, những thùng hàng viện trợ của Trung Quốc tràn sang những vùng kháng chiến – tất cả đều đựợc Hồ Chí Minh chính thức cổ vũ, đôn đốc, trên báo chí trong các hội nghị quần chúng, Quốc hội, Đảng.
"Hồ Chí Minh" bây giờ không cần phải giấu giếm lai lịch "Nguyễn Ái Quốc" của mình nữa. Nhưng do tên "Hồ Chí Minh" đã trước bạ chính thức là Chủ tịch một đất nước vừa thực hiện xong cuộc Cách mạng tháng Tám và đang tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân, mọi việc đang đi theo cái đà của sự thuận lợi, cho nên không cần thay đổi lại tên họ.
Trong Đảng nếu Nguyễn Ái Quốc với Hồ Chí Minh đã là một, thì bây giờ điều này cần phải phổ biến rộng ra cho đồng bào và thế giới biết, lấy những năm bôn ba của Nguyễn Ái Quốc để khẳng định vai trò lĩnh tụ tuyệt đối của Hồ Chí Minh, không phải với phong trào cộng sản Việt Nam mà còn là của toàn bộ dân tộc Việt Nam nữa.
Sự thành công của Hồ Chí Minh
1. So với giai đoạn hoạt động ở nước ngoài của "Nguyễn Ái Quốc" (1920-1940) thì giai đoạn trở về của "Hồ Chí Minh" (từ 1940 về sau) có vẻ suôn sẻ hơn: chính là trong những năm tháng này, Hồ Chí Minh đã khẳng định được uy tín cao nhất của một lĩnh tụ Đảng, củng cố lại lực lượng, cuối cùng hoàn tất được mục đích về quyền lực – thành lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, sau đó kháng chiến đuổi thực dân Pháp khỏi Đông Dương, thiết lập được chế độ cộng sản ở Việt Nam.
Những thành công ấy có thể giải thích được bằng nhiều nguyên nhân cụ thể, lịch sử, khách quan lẫn chủ quan (chẳng hạn: sự suy yếu của chủ nghĩa đế quốc nói chung, sự ngoan cố và hẹp hòi của thực dân Pháp, sự ủng hộ của Liên Xô đối với phong trào đấu tranh của những nước thuộc điạ và phụ thuộc, chỗ dựa trực tiếp từ phong trào cộng sản Trung Quốc, sự yếu kém của những lực lượng chống thực dân theo xu hướng không cộng sản ở Việt Nam so với ĐCSĐD v.v…) nhưng tất cả đều những nguyên nhân thực tế ấy đã được những nhà sùng bái Hồ Chí Minh pha loãng ra hoặc cố ý đẩy vào hàng tuỳ phụ với mục đích mang tính chất ý thức hệ không giấu giếm: đưa lên hàng đầu vai trò của Hồ Chí Minh, coi đó là nguyên nhân của mọi nguyên nhân tạo nên thắng lợi. Từ một nhân vật của lịch sử, Hồ Chí Minh đã bị giản lược vào một biểu tượng, một vai trò, cuối cùng được nâng lên thành một huyền thoại [27].
2. Thật sự thì cuộc đời hoạt động thực tế của Hồ Chí Minh cho đến nay vẫn còn nhiều bí ẩn. Nhưng qua những tài liệu đã tìm được, người ta thấy, tuy nghị lực mãnh liệt, bản lĩnh xoay sở tài tình, ông vẫn là một con người bình thường với những "hệ luỵ nhân sinh" bình thường.
Tuyên truyền thường nói ông đã hy sinh đời riêng để phục vụ cách mạng, nhưng thực sự ông đã có vợ, ít nhất thì cũng là hai người: một người Trung Hoa là Tăng Tuyết Minh và một người Việt Nam là Nguyễn Thị Minh Khai. Quan hệ của ông với Nguyễn Thị Minh Khai đã được phát hiện trong Hồ sơ QTCS, do chính Nguyễn Thị Minh Khai khai trong lý lịch dự Đại hội 7 QTCS năm 1935 tại Moskva và đã được Tổng Bí thư ĐCSĐD của Đại hội Macao bấy giờ xác nhận, chi tiết này mới được Sophie Quinn-Judge công bố trong luận án của bà [28], một số tác giả khác cũng đã nói đến, nhưng chưa thấy có công trình nghiên cứu nào nói rõ hơn. Còn chuyện tình của ông với Tăng Tuyết Minh thì do nhà sử học Hoàng Tranh người Trung Quốc viết hẳn thành một bài báo đăng trên một tạp chí Trung Quốc [29]. Cũng có nhiều mối quan hệ của ông Hồ với nhiều người đàn bà khác nữa, nhưng phần nhiều đó chỉ là những tin đồn, chưa có bằng cớ để khẳng định hay phủ định.
Về mặt cách mạng thì những người sùng bái ông Hồ thường hình dung cuộc đời của ông như một ý hướng thống nhất từ trẻ cho đến già; uy tín cách mạng của ông lúc nào cũng sáng ngời từ lúc bôn ba hải ngoại cho đến khi trở về thành công. Nhưng chúng ta đã biết, sự thật không phải như vậy. Những ngày bỏ nước ra đi trong suốt một thời gian dài của ông không có gì thật quan trọng để tác động trực tiếp vào tình hình đất nước: chỉ là những dò dẫm tìm đường theo hướng ra ngoài "cầu ngoại viện" không khác gì những người yêu nước đầu thế kỷ 20.
Thời gian ông tìm gặp chủ nghĩa Lenin rồi sang Nga trở thành cán bộ của QTCS, thực sự vai trò của ông không có gì là quan trọng lắm. Lệ thuộc hoàn toàn vào đường lối của QTCS lúc bấy giờ không chú ý đến Việt Nam; muốn hoạt động được, luôn luôn phải chạy vạy xin xỏ nhiều chuyện (tiền bạc, chỉ thị…), nhưng khi gặp những sai lầm về đường lối – đặc biệt sau Hội nghị hợp nhất các Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 tại Hồng Kông – ông không tránh khỏi bị ĐCSĐD gạt ra ngoài, bị QTCS khiển trách và ngưng công tác trong một thời gian khá dài để được đào tạo lại [30].
3. Sùng bái cá nhân không phải là sản phẩm riêng biệt của những người cộng sản Đệ Tam. Nhưng trong trường hợp ông Hồ thì không thể không nghĩ đến cái gương của những "lĩnh tụ vĩ đại" như Stalin và Mao Trạch Đông mà ông khâm phục và coi việc sùng bái đó như một điều tự nhiên. Chẳng qua cũng chỉ để thống nhất lòng người có lợi cho sự nghiệp chung thôi. Dù vậy cũng không nên noi gương các đàn anh một cách quá lộ liễu, cho nên trong thực hiện phải châm chước đi và làm sao cho có vẻ… Việt Nam một chút – thay vì la hét những thứ "thiên tài" hoặc "cầm lái vĩ đại" rồi đánh giết lung tung thì chọn "vai trò" một ông lão bình dân, giản dị trong các làng xã truyền thống. Là "Bác" của các cháu thiếu nhi [31], và cũng là "Cha già" [32] của đại gia đình dân tộc. Luôn kêu gọi tiết kiệm và kết đoàn.
Tuy vậy cũng cần chú ý điều sau đây: người đi đầu và để khá nhiều công sức để tạo ra hình ảnh ấy lại không phải ai khác mà chính là… Hồ Chí Minh! Trong kho trước tác của Hồ Chí Minh, chúng ta thấy khá nhiều bài nói, bài viết của chính ông, khi ký trực tiếp, khi dưới những bút danh khác nhau [33], ca ngợi bản thân. Phần nhiều đều được che giấu dưới nhận xét của những người làm báo, người dân bình thường, hồn nhiên ca ngợi những đức tính của vị " lĩnh tụ kính yêu", khuyên nên đọc những tác phẩm của Hồ Chí Minh và khi có dịp nào đó thì thét lên khẩu hiệu "Hồ Chí Minh muôn năm" rất… vô tư! Như thể việc ca ngợi Hồ Chí Minh đã là chuyện thường ngày, đương nhiên như hơi thở của cuộc sống rồi!
Những ai có biết chút ít về cái gọi là "phong cách Hồ Chí Minh" đều hiểu lý do. Đó là một thói quen ông thường sử dụng trong tuyên truyền, không khác gì việc ông từng mượn Khổng Mạnh [34] hoặc làm vè bình dân để nói chuyện chính trị vô sản. Sự "nôm na", "giản dị" ở đây đã tạo ra được cái tác dụng thật "vĩ đại" của nó: làm cho hình ảnh vị "cha già" hiền lành của dân tộc đồng hoá được với hình ảnh của một lĩnh tụ cộng sản trí tuệ tuyệt vời. Nó làm cho chủ nghĩa cộng sản xa lạ và gay gắt (đấu tranh giai cấp, chuyên chính vô sản…) có thể đến với nhân dân một cách nhẹ nhàng hơn. Những lời phán của một người mà khi còn sống đã được đưa lên bàn thờ [35] dù sao vẫn có tính chất thiêng liêng!
Nhưng cũng từ đó, khuếch tán bởi bộ máy truyên truyền cách mạng, những sự tâng bốc quá đáng đã xảy ra. So với những anh hùng của đất nước trong thời hiện đại, ông được miêu tả như là vượt lên tất cả, về tài trí lẫn đức độ: không phải chỉ là con người đẹp nhất của dân tộc mà còn là kết tinh của những giá trị văn hoá của thời đại và nhân loại. Đất nước không có ông sẽ chìm mãi trong nô lệ, dân tộc sẽ mãi mãi nghèo hèn, không ngóc đầu lên được. Nhờ có "Người", nhân dân ta mới được cứu độ vì thế phải biết ghi nhớ "công ơn trời biển của Người" cho đến "muôn đời con cháu mai sau"! Giở bất cứ "tác phẩm" nào viết về Hồ Chí Minh được bày bán tại các hàng sách ở Việt Nam, chúng ta đều có thể tìm ra ít nhiều những lời ca ngợi tương tự, không cần dẫn chứng.
Tuy vậy, có một điều cũng nên ghi nhận thêm: mặc dù được tiếng là "khiêm tốn" [36], hồi còn sống, ông đã không hề làm gì để hạn chế bớt những quá đáng ấy. Trong khi đó thì thái độ úp mở, giấu mặt, khi cần thiết lại cố tình che giấu [37] của ông, ngược lại, đã có tác dụng làm cho những thứ tuyên truyền huyễn hoặc đó có lý do để phát triển ngày càng ồn ào.
Tư tưởng của Hồ Chí Minh
Hiện tượng ấy cũng là tất yếu: con người Hồ Chí Minh sở dĩ được thần thánh hoá như vậy chỉ cốt để thần thánh hoá cái phần chính yếu của ông, cái mà những nhà sùng bái gọi là tư tưởng Hồ Chí Minh. Và đó là thủ thuật quan trọng để vĩnh viễn hoá sự tồn tại của Hồ Chí Minh đối với lịch sử đất nước: trong khi con người Hồ Chí Minh chỉ là một tượng đài và xác ướp thì tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ sống mãi trong đời sống của nhân dân. Nhưng tìm hiểu đến tận nguồn cội câu chuyện rắc rối này chúng ta không thể tin vào sự sùng bái dễ dãi đó.
1. Chúng ta hãy đọc lại đoạn Hồ Chí Minh nói về thần tượng của mình là Lenin và chủ nghĩa Lenin:
"Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba. Từng bước một, trong đấu tranh vừa nghiên cứu lý luận Mác-Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu được rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ" [38].
Mọi việc đã quá rõ ràng: chủ nghĩa Lenin là điểm đến trong cuộc hành trình tinh thần của Hồ Chí Minh, còn giải phóng dân tộc, yêu nước chỉ là đường đi. Đúng hơn: một chặng đường – cái trung gian cần thiết phải qua nhưng không phải là cái vĩnh viễn. Và điều kiện do ông đưa ra để thực hiện cũng rất rõ ràng: toàn bộ giai đoạn đấu tranh giành độc lập phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo, phải được "phe xã hội chủ nghĩa" giúp đỡ. Hai câu của ông sau đây: "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản" và "Cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn" đã diễn tả rõ thêm điều kiện nói trên: chủ nghĩa xã hội vừa là biện pháp lại vừa là mục đích của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc [39].
Hồ Chí Minh đã nhận thức được điều này lúc mới sang Nga năm 1924. Trong một bài viết bằng tiếng Pháp (không đề tên nhưng được xem là của ông), ông nêu câu hỏi: tại sao Moskva lại phát động "chủ nghĩa dân tộc bản xứ" nhân danh QTCS? Câu trả lời của ông là: tuy nghịch lý táo bạo nhưng đó là một chính sách hiện thực tuyệt vời. Lý do: "chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn của đất nước", động lực này nếu những người cộng sản biết khai thác thì sẽ hoàn toàn có lợi cho việc thực hiện mục đích cách mạng của mình.
"Giờ đây, người ta sẽ không thể làm gì được cho người An Nam nếu không dựa trên các động lực vĩ đại, và duy nhất của đời sống xã hội của họ. Khi chủ nghĩa dân tộc của họ thắng lợi, thì đã lâu lắm rồi, phần lớn thế giới sẽ xôviết hoá và lúc đó, nhất định chủ nghĩa dân tộc ấy sẽ biến thành chủ nghĩa quốc tế. Trong khi chờ đợi, chủ nghĩa dân tộc sẽ quấy rối chủ nghĩa đế quốc Pháp và bằng việc làm này, Quốc tế Cộng sản sẽ được lợi trực tiếp" [40].
Lập luận ở đây khá rạch ròi: không cần giấu giếm cái ý định của QTCS muốn khai thác phong trào tranh đấu của những nước thuộc địa để "quấy rối" chủ nghĩa đế quốc. Và đó cũng chính là lập luận của Lenin: vấn đề những nước phụ thuộc và thuộc địa không thể tự thân tồn tại mà phải phục vụ cho lợi ích của cách mạng vô sản thế giới [41].
Về mặt khái niệm, các chữ dùng khá chính xác: "chủ nghĩa dân tộc" (là một ý thức hệ) ở đây có vẻ thích hợp hơn mấy chữ "chủ nghĩa yêu nước" (là một tình cảm). Chúng gợi cho ta nhận xét sau đây: về mặt tình cảm, những người sùng bái Hồ Chí Minh có thể yên tâm gọi ông là người "yêu nước-cộng sản" (hay người "cộng sản-yêu nước" cũng được), nhưng về mặt ý thức hệ thì quá trình tư tưởng của ông đã chứng minh rằng Hồ Chí Minh chỉ có thể là người theo chủ nghĩa cộng sản chứ không thể vừa theo chủ nghĩa dân tộc vừa theo chủ nghĩa cộng sản được. Rõ ràng mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và cộng sản đã được Hồ Chí Minh giải quyết theo cách mà Lenin, người sáng lập ra Quốc tế Ba đã giải quyết rồi [42].
2. Vấn đề thật quan trọng với Hồ Chí Minh: nhờ "vận dụng" lại thứ lý luận mác-xít mà Lenin đã "vận dụng" vào các nước chậm phát triển trên đây mà ông đã thành công trong chặng đường đầu tranh đấu để sau này có thể tiến lên hoàn thành mục đích tối hậu của ông: Đảng Cộng sản đã giành được quyền lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, thực hiện được mục tiêu quan trọng là giải phóng nhân dân thoát khỏi sự thống trị của chủ nghĩa thực dân. Có thể hình dung một cách tổng quát chiến lược tranh đấu đó như sau:
- Tiên quyết phải có một Đảng Cộng sản bao gồm những nhà cách mạng chuyên nghiệp, có tổ chức chặt chẽ, kỷ luật sắt, thề nguyện suốt đời xả thân cho lý tưởng cộng sản để lãnh đạo toàn bộ quá trình cách mạng. Hầu hết những hạt nhân lãnh đạo đều được tuyển mộ trong hàng ngũ tiểu trí thức thành thị.
- Lập mặt trận thống nhất, tuỳ theo giai đoạn, liên hiệp với tất cả những thành phần xã hội có thể liên hiệp được, để cô lập triệt để đối tượng cần đánh đổ (địa chủ hay tư bản, đế quốc này hay đế quốc khác…). Nhưng bên dưới, phải đặc biệt tranh thủ nông dân, coi bần và trung nông là chủ lực của cách mạng, dựa vào đó huy động tài chính, tạo cơ sở che giấu cán bộ, vận động dân công, bổ sung lính…
- Không nên bám vào một phương thức nào mà phải tuỳ theo sự thay đổi trong tương quan lực lượng giữa "ta" và "địch" mà đề ra phương pháp đấu tranh cho thích hợp: tiến hay thoái, hợp tác hay chống đối, thoả hiệp hay tấn công, làm chiến tranh hay kêu gọi hoà bình, công khai hay bí mật… Và đó là ý nghĩa của câu "dĩ bất biến ứng vạn biến" mà ông Hồ rất thích nói đến.
So với những đảng phái gọi là "quốc gia" chỉ biết trông cậy vào sự hỗ trợ bên ngoài hoặc chỉ huy động trí thức thành thị và dựa vào một phương pháp tranh đấu nhất định… rõ rệt chiến lược trên đây của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã tỏ ra hơn hẳn [43].
3. Người ta không lấy làm lạ khi trả lời phỏng vấn hoặc viết cho các báo nước ngoài, Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhắc lại những lời lẽ rất "tâm đắc" sau đây:
"Ở nước ta và ở Trung Quốc cũng vậy, có câu chuyện đời xưa về cái cẩm nang đầy phép lạ thần tình. Khi người ta gặp những khó khăn lớn, người ta mở cẩm nang ra, thì thấy ngay cách giải quyết. Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái cẩm nang thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản" [44].
Trong văn bản này, ông dùng mấy chữ "chủ nghĩa Lênin", chỗ khác ông dùng "chủ nghĩa Mác-Lênin", nhưng ở đâu ông cũng cho rằng nhờ cái "cẩm nang" đó, Đảng Cộng sản sẽ đạt được mục đích cuối cùng sau những chiến thắng dọn đường. Cái mục đích cuối cùng ấy có đạt được hay không thì chúng ta còn phải chờ xem, nhưng xét những cái đã qua, khẳng định nói trên của ông không phải là không hiện thực – như chúng ta đã biết. Nhưng để tránh bị đẩy vào cái bẫy "khái quát hoá" thì cần xác định rõ tính chất cụ thể của chiến lược ấy: đó không phải là học thuyết toàn diện của Marx và Lenin về chủ nghĩa xã hội. Riêng đối với Lenin thì đó cũng chỉ là một bộ phận rất nhỏ trong lý luận về cách mạng của ông: đó là sách lược "lợi dụng" phong trào dân tộc ở những thuộc địa để chống đế quốc. Chiến lược ấy cũng không mang lại kết quả mong đợi: nhiều Đảng Cộng sản ở những thuộc địa vẫn được trang bị cho cái "cẩm nang" ấy, nhưng đã không đi đến đâu (chúng ta hãy nhớ lại trường hợp N. Roy của Ấn Độ). Cái "cẩm nang" mệnh danh là "chủ nghĩa Mác-Lênin" đó, vì vậy, đã không hề có giá trị vạn năng.
4. Ngay bản thân cái khái niệm "Mác-Lênin" mà ông sử dụng rất tự nhiên cũng không có sự nghiêm ngặt về nội dung tư tưởng của những người có liên quan với cái học thuyết mà ông nói đến. Không hoàn toàn là Marx: ông không cần biết đến điều kiện tiên quyết của Marx để làm cho chủ nghĩa xã hội gọi được là "mác-xít" là sự phát triển tột độ của chủ nghĩa tư bản tổng thể. Cũng không đúng hoàn toàn về Lenin: ông không cần biết đến điều kiện mà Lenin đặt ra để cho cuộc cách mạng 1917 gọi được "xã hội chủ nghĩa mác-xít" là phải có sự hỗ trợ của cuộc cách mạng vô sản đích thực đã thành công ở phương Tây. Còn cái học thuyết gọi chung là "Mác-Lênin" mà ông và guồng máy tuyên truyền của ông ra sức phổ biến vào Việt Nam cũng chỉ là một thứ lý luận mác-xít đã bị dung tục hoá và tầm thường hoá hết mực: coi những kết luận của Marx về sự giẫy chết tất yếu của chủ nghĩa tư bản, sự sinh thành tất yếu của "cõi đời mới" do giai cấp vô sản lãnh đạo, sự cần thiết của "chuyên chính vô sản" trong quá trình tiến lên chủ nghĩa cộng sản v.v… là những cái đương nhiên đã là chân lý, chính nghĩa, tất yếu chỉ cần noi gương Lenin vận dụng một cách "sáng tạo" vào những hoàn cảnh cụ thể là đủ, nhất định thành công.
Có thể do bản chất của ông thiên về những cái thiết thực, không ưa nghiền ngẫm về những cái trừu tượng, xa vời và cũng có thể do nhu cầu thực tế của cuộc đấu tranh bí mật, lâu dài, trong khi thuộc nằm lòng bài bản của Lenin về việc sử dụng "mặt trận thống nhất" và những kỹ thuật tổ chức lập Đảng, vận động quần chúng để cướp chính quyền, ông không quan tâm đào sâu đến tận cùng cơ sở lý luận của cái cùng đích mà ông nguyện dấn thân cho nó, từ nguồn gốc đến những biến thái phức tạp về sau. Ông rất hay nói đến lý tưởng và đạo đức: trong những bài viết của ông, khái niệm "chủ nghĩa xã hội" lúc nào cũng hiện ra như một cái gì đó rất giống với cái thế giới đại đồng châu Á thời cổ, tràn ngập thái bình và an lạc, chứ không phải là "hiện thực" hoặc "khoa học" theo cách mà những nhà mác-xít hay nói… Thiên hướng cảm tính, dựa nhiều vào lòng tin và nhu cầu thực dụng khi đến với cái "cõi đời mới" do Lenin gợi ra từ những ngày đầu vẫn còn ghi dấu thật đậm trong những bài gọi là "lý luận" của Hồ Chí Minh về sau này[45].
5. Nhưng chúng ta đều biết: thứ chủ nghĩa xã hội "cảm tính" ấy ở Hồ Chí Minh đã không dừng lại. Cùng với thời gian, việc nghiên cứu, tìm hiểu thêm đã làm cho cái cái lý tưởng mơ hồ ấy trở nên cụ thể hơn, nhờ tiếp xúc nhiều hơn với sách vở "Mác-Lênin" và cuộc sống "xã hội chủ nghĩa" trong thực tế mà Liên Xô bấy giờ đang là một hình mẫu. Trong cái hình mẫu ấy, "chủ nghĩa Mác-Lênin" vẫn còn được nhân danh để thuyết giảng, nhưng đã không còn sự tính toán quanh co của Lenin về "bước thụt lùi" kiểu NEP, ở đó cũng không có những ưu tư của Lenin về tình hình quan liêu, bất lực, suy thoái trầm trọng của bộ máy nhà nước chuyên chính vô sản do Đảng lãnh đạo. Mọi thứ đều phơi phới đi về tương lai rạng rỡ dưới sự lãnh đạo của "lĩnh tụ thiên tài"!
Tất cả đều phải quy về nhiệm vụ trung tâm là đẩy nhanh nhịp độ công nghiệp hoá. Công nghiệp nặng là then chốt. Để có tích luỹ phục vụ chương trình công nghiệp hoá ấy thì cũng phải nhanh chóng hợp tác hoá nông nghiệp. Để đáp ứng những nhu cầu chuyển đổi nhanh chóng đó, phải sử dụng không nương tay bộ máy bạo lực chuyên chính của Đảng để dập tắt tất cả những xu hướng bất đồng trong Đảng và xã hội. Phải triệt tiêu tất cả bọn trốts-kít phản động và bọn hữu khuynh mưu toan phục hồi chủ nghĩa tư bản. Tẩy não. Trại tập trung. Chủ nghĩa tập thể, v.v. và v.v… Cái mô hình gọi là "xã hội chủ nghĩa" ấy không phải cái gì khác hơn là mô hình toàn trị stalinít, mô hình này không lạ gì với Hồ Chí Minh trong những năm ông bị giữ lại ở Liên Xô để học tập [46].
Nhưng sự việc không phải chỉ như vậy: trong quá trình "vận dụng" để thực hành, cái mô hình stalinít kiểu Liên Xô ấy còn được bổ sung cho phong phú hơn bằng một thứ chủ nghĩa Stalin khác không kém phần ác liệt đến từ Trung Quốc: đó là mô hình của Mao Trạch Đông về vai trò của bần cố nông trong đấu tranh đánh đổ chế độ chế độ phong kiến, thực hành cải cách ruộng đất. Phóng tay phát động quần chúng. Đấu tố. Tam cùng. Chỉnh huấn, v.v và v.v…
Nội dung của cái gọi là "chủ nghĩa Mác-Lênin" trên đây đều đã du nhập vào Việt Nam ngay trong những ngày cách mạng giải phóng dân tộc chưa thành công: ngay trong chiến tranh, "chủ nghĩa xã hội" đó đã được đem ra thực hiện rồi! Vì thế người ta có thể hình dung ra rất dễ dàng tính chất của thứ "xã hội chủ nghĩa" mà Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã đem ra áp dụng ở miền Bắc đất nước như thế nào sau khi đã đánh đuổi xong thực dân Pháp: một mô hình stalinít toàn trị trong đó tất cả đời sống xã hội đã bị Nhà nước hoá một cách khắc nghiệt, chẳng dính dấp gì đến cái lý tưởng mà Hồ Chí Minh đã ấp ủ từ những ngày đầu ông đến với Lenin! Cái "cẩm nang" của ông không còn tạo ra những chuyện "thần kỳ" nữa: đất nước thiếu tất cả mọi thứ căn bản cần thiết cho cuộc sống, ngoại trừ những lời lẽ ồn ào về "tương lai rạng rỡ" phát ra từ những Nghị quyết của Đảng.
“Tư tưởng Hồ Chí Minh”?
Có thể có một thực tại lý luận gọi là "tư tưởng Hồ Chí Minh" hay không? Nếu xem đó như một hệ thống những luận điểm có ý nghĩa canh tân hoặc phát triển học thuyết "Mác-Lênin" thì khái niệm ấy quá khiên cưỡng: những gì liên hệ đến nội dung của khái niệm "chủ nghĩa xã hội" mà Hồ Chí Minh đã đem về cho Việt Nam đều đã có sẵn nơi các bực thầy cộng sản Đệ Tam, như chúng ta đã biết. Nơi Lenin: về mối quan hệ giữa cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng vô sản. Nơi Stalin: về mô hình xây dựng chế độ toàn trị công nghiệp hoá. Nơi Mao Trạch Đông: về vai trò của bần cố nông trong cải cách ruộng đất và thanh lọc Đảng.
Những cái được Hồ Chí Minh tiếp nhận ấy đều nẩy sinh từ quá trình giành quyền lực từ tay thực dân về cho Đảng Cộng sản: vấn đề chống chủ nghĩa thực dân ở đây đã cũng là vấn đề quyền lực của Đảng. Hai vấn đề khác nhau về bản chất, trong sự biện luận của những nhà lý luận cộng sản Đệ Tam Việt Nam, đã bị đồng nhất hoá. Tư tưởng của Hồ Chí Minh đã gắn chặt với những nhu cầu bức xúc và trực tiếp của cuộc đấu tranh mang tính chất hai mặt ấy: tìm kiếm chỗ dựa bên ngoài, tạo tính chính đáng để bảo vệ sự nhất trí cho tổ chức và củng cố uy tín cho bản thân v.v… Có thể gọi đó những tư tưởng thực hành. Thiên hướng trỗi bật trong tính cách của Hồ Chí Minh là sự thực hành, cho nên tư tưởng của ông đã nghiêng hẳn về những cái thiết thực, cụ thể. Nếu "tư tưởng" như vậy được xem là đồng nghĩa với "ý thức hệ" thì Hồ Chí Minh chính là một nhà ý thức hệ, một người chọn lựa một ý thức hệ có sẵn để hành động.
Tính chất đặc biệt trong vấn đề tư tưởng của Hồ Chí Minh do đó chính là cái cách thức diễn giải, truyền bá những gì mà ông đã tiếp thu được để phục vụ cho các mục tiêu thiết thực ấy. Nôm na, giản dị, dựa vào truyền thống phương Đông, Khổng Mạnh, dân tộc, làm vè, diễn tuồng, viết văn vần, viết báo… chủ yếu nhắm vào đám đông quần chúng để "giáo dục", "vận động" họ – đó mới chính là phong cách độc đáo của Hồ Chí Minh.
Không thực sự chú ý đến tính chất hiện thực đó trong những phát biểu của Hồ Chí Minh về mặt lý luận, rồi tạo ra khái niệm "tư tưởng Hồ Chí Minh" huyễn hoặc, từ đó xưng tụng Hồ Chí Minh là "nhà tư tưởng vĩ đại", "nhà lý luận thiên tài" [47], những người sùng bái đã làm tổn hại uy tín ông nhiều hơn là nâng ông lên cao.
Mấy luận cương về Hồ Chí Minh
1. Hồ Chí Minh là một nhà yêu nước. Ông đã hoàn thành mong mỏi của mọi người Việt Nam qua các thời đại: đánh đuổi các lực lượng ngoại xâm. Từ tình cảm yêu nước ông đã đến với chủ nghĩa cộng sản Đệ Tam. Dựa vào cộng sản Đệ Tam, vận dụng những phương pháp tổ chức của Lenin, ông đã giành lại được chủ quyền cho dân tộc và quyền lực cho Đảng Cộng sản để xây dựng nên một nước Việt Nam mới.
2. Đem chủ nghĩa cộng sản ra áp dụng, ông hy vọng sẽ xây dựng cho đất nước một thể chế chính trị mang lại hạnh phúc vĩnh viễn cho nhân dân: một mô hình phát triển hiện đại dựa trên sự bình đẳng và tự do cho mọi người. Thực tế đã chứng minh đó chỉ là mộng tưởng hão huyền. Thứ "chủ nghĩa cộng sản" mà ông đem ra thực hiện chỉ có tác dụng duy nhất là duy trì chế độ toàn trị stalinít. Thực chất của "chủ nghĩa Mác-Lênin" mà Hồ Chí Minh tiếp nhận chỉ là chủ nghĩa Stalin.
3. Đã có nhiều lực lượng yêu nước chống chủ nghĩa thực dân đồng thời với Hồ Chí Minh, nhưng tại sao chỉ có Hồ Chí Minh thành công? Trả lời câu hỏi này, những người không chấp nhận sự chọn lựa của Hồ Chí Minh không thể không chiêm nghiệm lại những thất bại của mình. Một cái nhìn thực tế về mối quan hệ giữa phong trào giải phóng dân tộc và phong trào cộng sản trong thế kỷ 20 là rất cần thiết cho những ai thật sự muốn học ở lịch sử những điều bổ ích. Những bài học ấy không thể xuất hiện trên mảnh đất tinh thần chứa đầy thành kiến và hận thù.
4. Những người cộng sản cũng không thể căn cứ vào việc đánh đổ được chủ nghĩa thực dân để áp đặt mãi mãi học thuyết "Mác-Lênin" của Hồ Chí Minh lên đời sống dân tộc. Học thuyết ấy không bắt nguồn từ những suy tưởng nghiêm chỉnh của trí tuệ. Đó chỉ là kết quả của những nhu cầu chính trị thực dụng nhất thời, "vận dụng" vào xây dựng đã tỏ ra không tưởng, cuối cùng trở thành công cụ thống trị.
5. Không thể nhìn qua sự chọn lựa của Hồ Chí Minh một cái thiện tuyệt đối hoặc một cái ác tuyệt đối, như các nhà ý thức hệ đối nghịch nhau đã làm. Sự chọn lựa của Hồ Chí Minh là một hành vi lịch sử, đã bị những điều kiện của thời đại ông quy định: một thế kỷ đầy đổ vỡ, tràn ngập hy vọng và cũng quá nhiều ảo tưởng. Ông đã đem về cho những người cùng thời với ông nhiều tự hào nhưng cũng nhiều thất vọng.
6. Đưa ông lên thiên đàng hay đẩy ông xuống địa ngục đều không xứng với chỗ đứng của một nhân vật trần gian như ông. Hướng về một tương lai mới, tốt nhất là hãy kính trọng ông như một anh hùng đã thuộc về quá khứ: chỉ có cách đó chúng ta mới có thể nhận ra được những ý nghĩa tích cực trong cuộc đời tranh đấu của ông.
Sài Gòn 1. 11. 2002
© 2007 talawas
3. Người ta không lấy làm lạ khi trả lời phỏng vấn hoặc viết cho các báo nước ngoài, Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhắc lại những lời lẽ rất "tâm đắc" sau đây:
"Ở nước ta và ở Trung Quốc cũng vậy, có câu chuyện đời xưa về cái cẩm nang đầy phép lạ thần tình. Khi người ta gặp những khó khăn lớn, người ta mở cẩm nang ra, thì thấy ngay cách giải quyết. Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái cẩm nang thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản" [44].
Trong văn bản này, ông dùng mấy chữ "chủ nghĩa Lênin", chỗ khác ông dùng "chủ nghĩa Mác-Lênin", nhưng ở đâu ông cũng cho rằng nhờ cái "cẩm nang" đó, Đảng Cộng sản sẽ đạt được mục đích cuối cùng sau những chiến thắng dọn đường. Cái mục đích cuối cùng ấy có đạt được hay không thì chúng ta còn phải chờ xem, nhưng xét những cái đã qua, khẳng định nói trên của ông không phải là không hiện thực – như chúng ta đã biết. Nhưng để tránh bị đẩy vào cái bẫy "khái quát hoá" thì cần xác định rõ tính chất cụ thể của chiến lược ấy: đó không phải là học thuyết toàn diện của Marx và Lenin về chủ nghĩa xã hội. Riêng đối với Lenin thì đó cũng chỉ là một bộ phận rất nhỏ trong lý luận về cách mạng của ông: đó là sách lược "lợi dụng" phong trào dân tộc ở những thuộc địa để chống đế quốc. Chiến lược ấy cũng không mang lại kết quả mong đợi: nhiều Đảng Cộng sản ở những thuộc địa vẫn được trang bị cho cái "cẩm nang" ấy, nhưng đã không đi đến đâu (chúng ta hãy nhớ lại trường hợp N. Roy của Ấn Độ). Cái "cẩm nang" mệnh danh là "chủ nghĩa Mác-Lênin" đó, vì vậy, đã không hề có giá trị vạn năng.
4. Ngay bản thân cái khái niệm "Mác-Lênin" mà ông sử dụng rất tự nhiên cũng không có sự nghiêm ngặt về nội dung tư tưởng của những người có liên quan với cái học thuyết mà ông nói đến. Không hoàn toàn là Marx: ông không cần biết đến điều kiện tiên quyết của Marx để làm cho chủ nghĩa xã hội gọi được là "mác-xít" là sự phát triển tột độ của chủ nghĩa tư bản tổng thể. Cũng không đúng hoàn toàn về Lenin: ông không cần biết đến điều kiện mà Lenin đặt ra để cho cuộc cách mạng 1917 gọi được "xã hội chủ nghĩa mác-xít" là phải có sự hỗ trợ của cuộc cách mạng vô sản đích thực đã thành công ở phương Tây. Còn cái học thuyết gọi chung là "Mác-Lênin" mà ông và guồng máy tuyên truyền của ông ra sức phổ biến vào Việt Nam cũng chỉ là một thứ lý luận mác-xít đã bị dung tục hoá và tầm thường hoá hết mực: coi những kết luận của Marx về sự giẫy chết tất yếu của chủ nghĩa tư bản, sự sinh thành tất yếu của "cõi đời mới" do giai cấp vô sản lãnh đạo, sự cần thiết của "chuyên chính vô sản" trong quá trình tiến lên chủ nghĩa cộng sản v.v… là những cái đương nhiên đã là chân lý, chính nghĩa, tất yếu chỉ cần noi gương Lenin vận dụng một cách "sáng tạo" vào những hoàn cảnh cụ thể là đủ, nhất định thành công.
Có thể do bản chất của ông thiên về những cái thiết thực, không ưa nghiền ngẫm về những cái trừu tượng, xa vời và cũng có thể do nhu cầu thực tế của cuộc đấu tranh bí mật, lâu dài, trong khi thuộc nằm lòng bài bản của Lenin về việc sử dụng "mặt trận thống nhất" và những kỹ thuật tổ chức lập Đảng, vận động quần chúng để cướp chính quyền, ông không quan tâm đào sâu đến tận cùng cơ sở lý luận của cái cùng đích mà ông nguyện dấn thân cho nó, từ nguồn gốc đến những biến thái phức tạp về sau. Ông rất hay nói đến lý tưởng và đạo đức: trong những bài viết của ông, khái niệm "chủ nghĩa xã hội" lúc nào cũng hiện ra như một cái gì đó rất giống với cái thế giới đại đồng châu Á thời cổ, tràn ngập thái bình và an lạc, chứ không phải là "hiện thực" hoặc "khoa học" theo cách mà những nhà mác-xít hay nói… Thiên hướng cảm tính, dựa nhiều vào lòng tin và nhu cầu thực dụng khi đến với cái "cõi đời mới" do Lenin gợi ra từ những ngày đầu vẫn còn ghi dấu thật đậm trong những bài gọi là "lý luận" của Hồ Chí Minh về sau này[45].
5. Nhưng chúng ta đều biết: thứ chủ nghĩa xã hội "cảm tính" ấy ở Hồ Chí Minh đã không dừng lại. Cùng với thời gian, việc nghiên cứu, tìm hiểu thêm đã làm cho cái cái lý tưởng mơ hồ ấy trở nên cụ thể hơn, nhờ tiếp xúc nhiều hơn với sách vở "Mác-Lênin" và cuộc sống "xã hội chủ nghĩa" trong thực tế mà Liên Xô bấy giờ đang là một hình mẫu. Trong cái hình mẫu ấy, "chủ nghĩa Mác-Lênin" vẫn còn được nhân danh để thuyết giảng, nhưng đã không còn sự tính toán quanh co của Lenin về "bước thụt lùi" kiểu NEP, ở đó cũng không có những ưu tư của Lenin về tình hình quan liêu, bất lực, suy thoái trầm trọng của bộ máy nhà nước chuyên chính vô sản do Đảng lãnh đạo. Mọi thứ đều phơi phới đi về tương lai rạng rỡ dưới sự lãnh đạo của "lĩnh tụ thiên tài"!
Tất cả đều phải quy về nhiệm vụ trung tâm là đẩy nhanh nhịp độ công nghiệp hoá. Công nghiệp nặng là then chốt. Để có tích luỹ phục vụ chương trình công nghiệp hoá ấy thì cũng phải nhanh chóng hợp tác hoá nông nghiệp. Để đáp ứng những nhu cầu chuyển đổi nhanh chóng đó, phải sử dụng không nương tay bộ máy bạo lực chuyên chính của Đảng để dập tắt tất cả những xu hướng bất đồng trong Đảng và xã hội. Phải triệt tiêu tất cả bọn trốts-kít phản động và bọn hữu khuynh mưu toan phục hồi chủ nghĩa tư bản. Tẩy não. Trại tập trung. Chủ nghĩa tập thể, v.v. và v.v… Cái mô hình gọi là "xã hội chủ nghĩa" ấy không phải cái gì khác hơn là mô hình toàn trị stalinít, mô hình này không lạ gì với Hồ Chí Minh trong những năm ông bị giữ lại ở Liên Xô để học tập [46].
Nhưng sự việc không phải chỉ như vậy: trong quá trình "vận dụng" để thực hành, cái mô hình stalinít kiểu Liên Xô ấy còn được bổ sung cho phong phú hơn bằng một thứ chủ nghĩa Stalin khác không kém phần ác liệt đến từ Trung Quốc: đó là mô hình của Mao Trạch Đông về vai trò của bần cố nông trong đấu tranh đánh đổ chế độ chế độ phong kiến, thực hành cải cách ruộng đất. Phóng tay phát động quần chúng. Đấu tố. Tam cùng. Chỉnh huấn, v.v và v.v…
Nội dung của cái gọi là "chủ nghĩa Mác-Lênin" trên đây đều đã du nhập vào Việt Nam ngay trong những ngày cách mạng giải phóng dân tộc chưa thành công: ngay trong chiến tranh, "chủ nghĩa xã hội" đó đã được đem ra thực hiện rồi! Vì thế người ta có thể hình dung ra rất dễ dàng tính chất của thứ "xã hội chủ nghĩa" mà Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã đem ra áp dụng ở miền Bắc đất nước như thế nào sau khi đã đánh đuổi xong thực dân Pháp: một mô hình stalinít toàn trị trong đó tất cả đời sống xã hội đã bị Nhà nước hoá một cách khắc nghiệt, chẳng dính dấp gì đến cái lý tưởng mà Hồ Chí Minh đã ấp ủ từ những ngày đầu ông đến với Lenin! Cái "cẩm nang" của ông không còn tạo ra những chuyện "thần kỳ" nữa: đất nước thiếu tất cả mọi thứ căn bản cần thiết cho cuộc sống, ngoại trừ những lời lẽ ồn ào về "tương lai rạng rỡ" phát ra từ những Nghị quyết của Đảng.
“Tư tưởng Hồ Chí Minh”?
Có thể có một thực tại lý luận gọi là "tư tưởng Hồ Chí Minh" hay không? Nếu xem đó như một hệ thống những luận điểm có ý nghĩa canh tân hoặc phát triển học thuyết "Mác-Lênin" thì khái niệm ấy quá khiên cưỡng: những gì liên hệ đến nội dung của khái niệm "chủ nghĩa xã hội" mà Hồ Chí Minh đã đem về cho Việt Nam đều đã có sẵn nơi các bực thầy cộng sản Đệ Tam, như chúng ta đã biết. Nơi Lenin: về mối quan hệ giữa cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng vô sản. Nơi Stalin: về mô hình xây dựng chế độ toàn trị công nghiệp hoá. Nơi Mao Trạch Đông: về vai trò của bần cố nông trong cải cách ruộng đất và thanh lọc Đảng.
Những cái được Hồ Chí Minh tiếp nhận ấy đều nẩy sinh từ quá trình giành quyền lực từ tay thực dân về cho Đảng Cộng sản: vấn đề chống chủ nghĩa thực dân ở đây đã cũng là vấn đề quyền lực của Đảng. Hai vấn đề khác nhau về bản chất, trong sự biện luận của những nhà lý luận cộng sản Đệ Tam Việt Nam, đã bị đồng nhất hoá. Tư tưởng của Hồ Chí Minh đã gắn chặt với những nhu cầu bức xúc và trực tiếp của cuộc đấu tranh mang tính chất hai mặt ấy: tìm kiếm chỗ dựa bên ngoài, tạo tính chính đáng để bảo vệ sự nhất trí cho tổ chức và củng cố uy tín cho bản thân v.v… Có thể gọi đó những tư tưởng thực hành. Thiên hướng trỗi bật trong tính cách của Hồ Chí Minh là sự thực hành, cho nên tư tưởng của ông đã nghiêng hẳn về những cái thiết thực, cụ thể. Nếu "tư tưởng" như vậy được xem là đồng nghĩa với "ý thức hệ" thì Hồ Chí Minh chính là một nhà ý thức hệ, một người chọn lựa một ý thức hệ có sẵn để hành động.
Tính chất đặc biệt trong vấn đề tư tưởng của Hồ Chí Minh do đó chính là cái cách thức diễn giải, truyền bá những gì mà ông đã tiếp thu được để phục vụ cho các mục tiêu thiết thực ấy. Nôm na, giản dị, dựa vào truyền thống phương Đông, Khổng Mạnh, dân tộc, làm vè, diễn tuồng, viết văn vần, viết báo… chủ yếu nhắm vào đám đông quần chúng để "giáo dục", "vận động" họ – đó mới chính là phong cách độc đáo của Hồ Chí Minh.
Không thực sự chú ý đến tính chất hiện thực đó trong những phát biểu của Hồ Chí Minh về mặt lý luận, rồi tạo ra khái niệm "tư tưởng Hồ Chí Minh" huyễn hoặc, từ đó xưng tụng Hồ Chí Minh là "nhà tư tưởng vĩ đại", "nhà lý luận thiên tài" [47], những người sùng bái đã làm tổn hại uy tín ông nhiều hơn là nâng ông lên cao.
Mấy luận cương về Hồ Chí Minh
1. Hồ Chí Minh là một nhà yêu nước. Ông đã hoàn thành mong mỏi của mọi người Việt Nam qua các thời đại: đánh đuổi các lực lượng ngoại xâm. Từ tình cảm yêu nước ông đã đến với chủ nghĩa cộng sản Đệ Tam. Dựa vào cộng sản Đệ Tam, vận dụng những phương pháp tổ chức của Lenin, ông đã giành lại được chủ quyền cho dân tộc và quyền lực cho Đảng Cộng sản để xây dựng nên một nước Việt Nam mới.
2. Đem chủ nghĩa cộng sản ra áp dụng, ông hy vọng sẽ xây dựng cho đất nước một thể chế chính trị mang lại hạnh phúc vĩnh viễn cho nhân dân: một mô hình phát triển hiện đại dựa trên sự bình đẳng và tự do cho mọi người. Thực tế đã chứng minh đó chỉ là mộng tưởng hão huyền. Thứ "chủ nghĩa cộng sản" mà ông đem ra thực hiện chỉ có tác dụng duy nhất là duy trì chế độ toàn trị stalinít. Thực chất của "chủ nghĩa Mác-Lênin" mà Hồ Chí Minh tiếp nhận chỉ là chủ nghĩa Stalin.
3. Đã có nhiều lực lượng yêu nước chống chủ nghĩa thực dân đồng thời với Hồ Chí Minh, nhưng tại sao chỉ có Hồ Chí Minh thành công? Trả lời câu hỏi này, những người không chấp nhận sự chọn lựa của Hồ Chí Minh không thể không chiêm nghiệm lại những thất bại của mình. Một cái nhìn thực tế về mối quan hệ giữa phong trào giải phóng dân tộc và phong trào cộng sản trong thế kỷ 20 là rất cần thiết cho những ai thật sự muốn học ở lịch sử những điều bổ ích. Những bài học ấy không thể xuất hiện trên mảnh đất tinh thần chứa đầy thành kiến và hận thù.
4. Những người cộng sản cũng không thể căn cứ vào việc đánh đổ được chủ nghĩa thực dân để áp đặt mãi mãi học thuyết "Mác-Lênin" của Hồ Chí Minh lên đời sống dân tộc. Học thuyết ấy không bắt nguồn từ những suy tưởng nghiêm chỉnh của trí tuệ. Đó chỉ là kết quả của những nhu cầu chính trị thực dụng nhất thời, "vận dụng" vào xây dựng đã tỏ ra không tưởng, cuối cùng trở thành công cụ thống trị.
5. Không thể nhìn qua sự chọn lựa của Hồ Chí Minh một cái thiện tuyệt đối hoặc một cái ác tuyệt đối, như các nhà ý thức hệ đối nghịch nhau đã làm. Sự chọn lựa của Hồ Chí Minh là một hành vi lịch sử, đã bị những điều kiện của thời đại ông quy định: một thế kỷ đầy đổ vỡ, tràn ngập hy vọng và cũng quá nhiều ảo tưởng. Ông đã đem về cho những người cùng thời với ông nhiều tự hào nhưng cũng nhiều thất vọng.
6. Đưa ông lên thiên đàng hay đẩy ông xuống địa ngục đều không xứng với chỗ đứng của một nhân vật trần gian như ông. Hướng về một tương lai mới, tốt nhất là hãy kính trọng ông như một anh hùng đã thuộc về quá khứ: chỉ có cách đó chúng ta mới có thể nhận ra được những ý nghĩa tích cực trong cuộc đời tranh đấu của ông.
Sài Gòn 1. 11. 2002
© 2007 talawas
[1] RC, 495, 10a, 140, p. 106 ; Sophie Quinn-Judge, Sđd, tr. 218. Khác với hồi năm 1927, lần này Nguyễn Ái Quốc đã ghi ra nội dung của chỉ thị sẽ đem truyền đạt và gửi lại QTCS để được kiểm tra. Sau đây là đại ý nội dung của chỉ thị được Nguyễn nhớ lại để báo cáo lại với QTCS:
1. Khẩu hiệu không cao, cốt để có thể hoạt động hợp pháp
2. Mặt trận dân tộc dân chủ rộng rãi
3. Tư sản dân tộc: lôi kéo vào Mặt trận
4. Trôtskít: tay sai phát xít, phải tiêu diệt về mặt chính trị.
5. Liên hệ với Mặt trận bình dân Pháp
6. Đảng phải trung thành, hoạt động, chân thực nhất để tranh thủ Mặt trận
7. Củng cố Đảng: chống bè phái, nâng cao lý luận, quan hệ với đảng Pháp.
8. Kiểm soát báo chí của Đảng để tránh khuyết điểm về kỹ thuật và chính trị.
(“Báo cáo gửi Ban chấp hành QTCS” tháng 7-1939, Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 3, tr. 138-139).
[2] Tình trạng tìm kiếm này đã được Nguyễn báo cáo với CSQT như sau: “Trong khi chờ đợi, để khỏi phí thời gian tôi đến làm việc phiên dịch các tin tức thế giới (nghe đài thu thanh) ở Bát lộ quân, làm bí thư chi bộ, chủ nhiệm câu lạc bộ và hiện nay, uỷ viên uỷ ban câu lạc bộ. Đồng thời tôi đã viết một cuốn sách nói về Khu vực đặc biệt và một số bài báo phản ánh những biến cố chính trị và quân sự, sự tàn ác của bọn Nhật bản, tinh thần anh dũng của các chiến sĩ Trung Quốc, cuộc đấu tranh chống bọn tờrốtxkít… để tuyên truyền quốc tế.
Từ ngày 12-2-1939, số lớn những bài đó đã được đăng trên tờ Notre Voix, tuần báo công khai của Đảng Cộng sản Đông Dương xuất bản tại Hà Nội. Trên các bài đó tôi đều ghi Quế Lâm và ký tên Lin, hy vọng rằng các đồng chí có trách nhiệm có thể đoán được ai là tác giả và hiện người đó ở đâu. Nhưng hy vọng này không đạt được” (“Báo cáo gửi Ban chấp hành QTCS” tháng 7-1939, Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 3, tr. 140-141).
[3] Thanh Đạm: Nguyễn Ái Quốc trên đường về nước, Nxb Nghệ An &Trẻ, Tp Hồ Chí Minh, tr. 227.
[4] Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 3, tr. 171.
[5] Hồ Chí Minh toàn tập, T3, tr. 174.
[6] Nguyễn Ái Quốc: “Kính cáo đồng bào”, ngày 6-6-1941, Hồ Chí Minh toàn tập, T. 3, tr. 198.
[7] Hồ Chí Minh toàn tập, T. 3, Chú thích 24, tr. 625.
[8] Hồ Chí Minh toàn tập, T. 3, tr. 505-506.
[9] Thanh Đạm: Sđd, tr. 215.
[10] 1) Thành viên của Hiệp hội những phóng viên Trung Hoa trẻ, 2) Thông tín viên đặc biệt của Hãng tin quốc tế, 3) Giấy phép đi lại cho cán bộ của Đệ tứ chiến khu (Báo cáo của Trương Phát Khuê, Xem Sophie Quinn-Judge: Sđd, tr. 242).
[11] Về sau Nguyễn đã có dịp chỉ trích đường lối tả khuynh đó như sau: “… chính sách Đại hội Macao vạch ra không sát với phong trào cách mạng thế giới và trong nước lúc bấy giờ (như định chia ruộng đất cho công nhân nông nghiệp, chưa nhận rõ nhiệm vụ chống phát xít và nguy cơ chiến tranh phát xít”. (“Báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng”, 11-2-1951. Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 6, tr. 155 ).
[12] Trả lời một nhà báo nước ngoài 22-6-1947: “Hỏi: Vì sao có người tin rằng Chính phủ Việt Nam là Chính phủ cộng sản? - Trả lời: Tuyên truyền của thực dân phản động Pháp nhất là Đo đốc Đác-giăng-liơ, đã lần lượt đặt cho chúng tôi là cộng sản, phát xít, đế quốc, thân Nhật, bài ngoại, v.v… Điều đó không có gì đáng lạ, vì họ không ưa chúng tôi, song tôi chắc rằng nhân sĩ thế giới không ai tin họ; một là vì Chính phủ Việt Nam gồm đủ các đảng phái và các nhân sĩ không đảng phái, hai là chính sách Việt Nam rất rõ rệt: cốt làm cho nước Việt Nam thống nhất và độc lập, làm cho dân được tự do và khỏi khổ khỏi chết”. (Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 5, tr. 155)
[13] Tướng Trần Tu Hoà thay mặt Bộ tư lệnh Tưởng Giới Thạch, muốn đứng ra điều đình giữa các đảng phái để lập chính phủ liên hiệp lâm thời. Hồ Chí Minh trả lời 19-12-1945 :“Việt Nam Độc lập Đồng minh không phải là một đảng mà là một mặt trận đoàn kết toàn dân, bao gồm các đảng phái (đảng dân chủ, phái xã hội), các phần tử Quốc dân Đảng, Đảng Cộng sản (đã tự động giải tán) và các đoàn thể yêu nước không đảng phái như Hội Thanh niên Cứu quốc, Hội Phật giáo Cứu quốc, Hội Cơ đốc giáo Cứu quốc v.v…” (Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 4, tr. 117).
[14] Thư gửi Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh mời tham gia Tổng tuyển cử, báo Việt Nam số 19, 6-12-1945 (Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 4, tr. 112-113).
[15] Chủ tịch: Hồ Chí Minh; Phó Chủ tịch: Nguyễn Hải Thần; Cố vấn: Vĩnh Thuỵ; Ngoại giao: Nguyễn Tường Tam; Nội vụ: Huỳnh Thúc Kháng; Kinh tế: Chu Bá Phượng; Tài Chính: Lê Văn Hiến; Quốc Phòng: Phan Anh; Xã hội, Y tế, Lao động: Trương Đình Tri; Giáo dục: Đặng Thai Mai; Tư pháp: Vũ Đình Hoè; Giao thông: Trần Đăng Khoa; Canh Nông: Bồ Xuân Luật; Kháng chiến uỷ viên, chủ tịch: Võ Nguyên Giáp, Phó: Vũ Hồng Khanh (Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 4, tr. 193-194).
[16] “Trả lời các báo”, Cứu quốc 28-12-1945: Hỏi: Tại sao có 70 đặc cách trong Quốc hội? - Trả lời: Vì anh em Quốc dân Đảng không ra ứng cử. - Hỏi: Sao lại trái nguyên tắc dân chủ vậy? - Trả lời: Muốn khi đi tới dân chủ nhiều khi phải làm trái lại. Thí dụ: muốn đi tới hoà bình có khi phải chiến tranh. (Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 4, tr. 125).
[17] “Tại Viện Bảo tàng Cách mạng Việt Nam vẫn còn lưu giữ báo Việt Nam độc lập, cơ quan Việt Minh Cao Bắc Lạng, do Bác Hồ sáng lập và điều hành. Trong tờ báo này có một số bài viết và tin tức về hoạt động hợp tác Việt-Mỹ trên chiến khu, có bài báo Bác Hồ ca ngợi Tổng thống Mỹ Roosevelt là người anh hùng khi nghe tin ông qua đời vào lúc cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II sắp kết thúc. Nhưng trong tờ báo này có một phụ bản rất độc đáo. Đó là một tranh vẽ gồm 8 bức hình hướng dẫn nhân dân cách cứu phi công Mỹ. Phía trên những bức tranh ấy có vẽ hai lá cờ: sao vạch của Hoa Kỳ và cờ đỏ Sao Vàng là cờ của Việt Minh. Ở giữa hai lá cờ lại có một vần thơ: "Bộ đội Mỹ là bạn ta - Cứu phi công Mỹ mới là Việt Minh". Bức tranh và câu thơ này đến nay vẫn được coi là do Bác vẽ”. (Phan Thế Hải, VietNamNet 11-8-2004).
[18] Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 5, tr. 169-170.
[19] Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 6, tr. 161.
[20] Đảng Dân chủ: Thành lập 30-6-1944. Giải tán: 20-10-1988. Đảng Xã hội: Thành lập 22-7-1946. Giải tán: 15-10-1988.
[21] Lenin toàn tập, Tập 41, Tiến bộ, Matxcơva, 1977, tr. 24.
[22] Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 6, tr. 81-82
[23] Báo cáo trước hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa II, ngày 25-1-1953 về Đại hội 19 cuả Đảng CS Liên Xô (10-1952), ca ngợi cuốn sách của Stalin Những vấn đề kinh tế của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô: “Quyển sách ấy dạy chúng ta xem xét thêm sáng suốt tương lai của thế giới và làm cho chúng ta càng chắc chắn về tiền đồ nhất định thắng lợi của chúng ta. Cán bộ trong Đảng và ngoài Đảng cần phải nghiên cứu những tài liệu của Đại hội thứ XIX, nhất là quyển sách của đồng chí Xtalin và phải biết áp dụng vào hoàn cảnh kháng chiến, kiến quốc của chúng ta” (Hồ Chí Minh toàn tập Tập 7, tr. 10).
[24] Tóm tắt nội dung Thực tiễn luận của Mao Trạch Đông, Nhân dân 19-7-1951 (Hồ Chí Minh toàn tập. Tập 6, tr. 247).
[25] Bài nói tại Hội nghị Nông vận và Dân vận toàn quốc (5-2-1953): “Từ năm 1949 đã có sắc lệnh giảm tô, đến nay đã 4 năm và vẫn chưa thực hiện triệt để. Xem đó thì biết rằng giảm tô không phải là vấn đề giản đơn, nó là một bộ phận của giai cấp đấu tranh, giai cấp nông dân đấu tranh với giai cấp địa chủ. Đây cũng là một chiến dịch nhưng chiến dịch này to và rộng hơn chiến dịch Hoà Bình, Tây Bắc vì nó mở ra khắp cả nước. Nó càng khó hơn đánh giặc, vì đánh giặc thì đưa vũ khí ra mà đánh, trong chiến dịch này nông dân không đưa súng đạn ra đánh với địch, nhưng phải dùng một thứ vũ khí mạnh hơn, tức là lực lượng tổ chức và lực lượng đoàn kết của hàng triệu nông dân. Đảng và Chánh phủ là Bộ Tổng tư lệnh, Bộ Tổng Tham mưu của cuộc đấu tranh này” (Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 7, tr.26).
[26] Bài nói chuyện ở lớp chỉnh huấn cán bộ trí thức (15-7 đến 26-9-1953): “Nghe nói các ngành, các cá nhân ôn lại, xét lại những việc làm mình làm trong thời Pháp thuộc, thấy thằng Pháp xấu xa và làm nhục mình.
Đặc biệt anh em thấy nó đối đãi, giáo dục mình là nhục nhã hơn. Những thấy thế vẫn chưa triệt để. Thấy nhục là một bước, phải tiến lên bước nữa: thấy tội của mình. Vì Pháp nhồi sọ, mua chuộc mình nên đã đối đãi với nhân dân như thế nào, điều ấy anh em chị em chưa nghĩ tới. Thấy mình nhục đã đành, còn phải thấy tội nữa.
Xin lỗi cụ Bùi (có tiếng cụ Bùi: “Không dám xin cụ cứ nói”) ví dụ: thời trước cụ làm thầy giáo thì không có gì là tham ô, lãng phí của nhân dân, vì dạy bao nhiêu giờ lĩnh bấy nhiêu tiền. Nay xét lại, lúc đó dạy thì dạy gì, đào tạo người thì đào tạo cho ai? Vì “tôn sư trọng đạo”, cụ ở địa vị ông thầy, nên được lớp trí thức trọng cụ, dân cũng trọng cụ. Nhưng ông thầy lúc ấy nói gì? Nói chống Tây thì nó đá đít. Dù muốn hay không, cũng phải nói đế quốc, phong kiến là tốt. Như thế là có thể có tội với nhân dân rồi. Tôi nghe đây có 4 đời là học trò cụ. Như thế là tứ đại nô lệ.
Tóm lại, các ngành thấy Tây đối đãi với mình là nhục, nhưng phải tiến lên bước nữa xét tội của mình đối với nhân dân. Để đi đến đâu? Đi đến càng căm thù đế quốc phong kiến”. (Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 7, tr. 108-109).
[27] Xem Lữ Phương: “Huyền thoại Hồ Chí Minh”, Thư Nhà tháng 5-2001
[28] Thư ngày 31-3-1935 của Hà Huy Tập gửi QTCS đã nhắc đến Nguyễn Thị Minh Khai như là “vợ của Nguyễn Ái Quốc”. Còn Minh Khai (bí danh là Fan Lan) đã khai trong lý lịch dự Đại hội là “đã kết hôn” và tên chồng là “Lin” (bí danh của Nguyễn Ái Quốc). Nhưng trong lý lịch của mình, không thấy Nguyễn khai là đã có vợ (RC, 495, 201, 35; Xem Sophie Quinn-Judge: Sđd, tr. 201).
[29] Về mối tình giữa Hồ Chí Minh và Tăng Tuyết Minh, đã nói qua trong chú thích số 29, chương III “Từ Nga sang Trung Quốc”. Nay nói thêm một chút về đoạn kết của cuộc tình ấy. Theo tác giả Hoàng Tranh, tháng 5-1950, thấy hình và tiểu sử Hồ Chí Minh đăng trên Nhân dân nhật báo, bà Tăng Tuyết Minh đã báo cáo với tổ chức và gửi mấy bức thư cho ông Hồ nhờ Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh (bấy giờ là Hoàng Văn Hoan) chuyển. Nhưng không có trả lời. Một cán bộ đã đến gặp bà, đưa bằng cớ xác nhận Hồ Chí Minh đúng là chồng bà, ngày trước mang tên Lý Thuỵ, nhưng lại giải thích tại sao “không tiện liên lạc“ và mong bà “lượng thứ”, “yên tâm công tác”. Vẫn theo Hoàng Tranh, năm 1960, Hồ Chí Minh đã nhờ lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu tìm tung tích Tăng Tuyết Minh nhưng cũng không thấy kết quả gì. Được biết bà Tăng Tuyết Minh làm nghề hộ sinh, gia đình theo đạo Công giáo từ đời ông nội, bà “thường xuyên đi lễ” và có thói quen “ăn uống đạm bạc, không dùng thịt cá”, “luôn luôn vui vẻ giúp người”. (Hoàng Tranh: “Hồ Chí Minh với người vợ Trung Quốc Tăng Tuyết Minh”, tạp chí Đông Nam Á Tung hoành số tháng 11-2001, xuất bản tại Nam Ninh. Bản dịch tiếng Việt: Minh Thắng, đăng trên tạp chí Diễn Đàn (xuất bản tại Pháp), số 121 tháng 9-2002).
[30] Đã nói rõ trong chương IV: “Việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam”.
[31] Trong những thư đầu gửi thiếu nhi, Hồ Chí Minh xưng là “Già Hồ”: “Trung thu này, Già Hồ không có gì gửi tặng các em. Chỉ gửi tặng các em một trăm cái hôn thân ái” (“Tết Trung thu với nền độc lập”, Cứu quốc 17-9-1945). Sau đó khoảng một năm mới xưng là “Bác Hồ”.
[32] Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch (1948). Thường được coi là cuốn tiểu sử do Hồ Chí Minh ký tên khác để viết về mình. Sau này, có thông tin cho biết cuốn này do thư ký riêng của ông là Vũ Kỳ viết. (Vấn đề này đã đề cập trong Chương 1: “Cuộc ra đi của Nguyễn Tất Thành”).
[33] Thí dụ:
– Tân Sinh: Việt Bắc anh dũng, Tổng bộ Việt Minh xuất bản, 1948: “Ngay lúc bắt đầu kháng chiến, Hồ Chủ tịch ra lệnh: Trường kỳ kháng chiến… Ngay trước khi Trung đoàn Thủ đô rút khỏi Hà Nội, Hồ Chủ tịch đã đoán trước: Địch sẽ cố chiếm lấy mấy thành thị và mấy đường giao thông. Bộ đội chúng càng rải rác. Lực lượng chúng càng mỏng manh, ta càng dễ tiêu diệt chúng.
Ngay lúc đầu Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng Chỉ huy đã định dùng chiến thuật du kích để tiêu diệt địch.
Càng ngày chíng ta càng thấy những ý định trên là sáng suốt, nhất là trong cuộc địch tấn công vào Việt Bắc, chúng ta càng thấy rõ như thế” (Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 5, tr. 341)
– Trần Lực: “Giấc ngủ mười năm”, Tổng bộ Việt Minh xuất bản, Việt Bắc, 1949. (Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 5, tr. 605-623). Trong truyện ngắn này, có khẩu hiệu “Việt Nam độc lập muôn năm! Hồ Chủ tịch muôn năm!”.
– ZIN: “Chúng tôi vững tin vào thắng lợi cuối cùng của mình”, tuần báo Vì một nền hoà bình lâu dài, vì một nền dân chủ nhân dân, bản tiếng Pháp 21-8-1953: “Việc học tập những vấn đề trên được thực hiện trên cơ sở những tác phẩm của Mác, Angghen, Lênin, Xtalin và báo cáo của đồng chí Malencốp tại Đại hội 19 Đảng CSLXô, những tác phẩm của đồng chí Mao Trạch Đông, những bài viết của đồng chí Hồ Chí Minh, những văn kiện của Đảng” (Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 7, tr. 101).
[34] “Các chế độ quân chủ sùng kính Khổng Tử không chỉ vì ông không cách mạng mà vì ông đã tuyên truyền cật lực cho các chế độ ấy. Nếu Khổng Tử sống đến ngày nay và nếu ông ấy cứ bám mãi lấy những quan điểm ấy, ông ấy sẽ là phản cách mạng. Có thể ông siêu nhân ấy sẽ nhân nhượng hoàn cảnh và nhanh chóng trở thành môn đệ của Lênin… Đối với người Việt Nam chúng ta, chúng ta hãy bồi dưỡng trí tuệ mình bằng cách đọc tác phẩm của Khổng Tử, và cách mạng hoá mình bằng cách đọc tác phẩm của Lênin” (Xem Huỳnh Kim Khánh: Vietnamese Communism, 1925-1945, Sđd, tr. 80).
[35] Hãy nhớ lại đoạn văn sau đây trong sách của Trần Dân Tiên: “Ông có biết anh Ba hiện nay thế nào không?” – “Không, tôi rất tiếc là tôi không biết.” – “Ông có muốn tôi nói cho ông biết không?” – “Còn gì bằng nữa!” – “Ông quay lại xem, anh Ba ấy đây kìa!” Tôi vừa nói vừa chỉ chân dung Hồ Chủ tịch treo trên bàn thờ giữa những bình hoa, bình hương, đèn nến”. ( Trần Dân Tiên: Sđd, tr. 19).
Stalin cũng đã được bộ máy tuyên truyền cộng sản Đệ Tam nhiều nơi xưng tụng là “le génial petit père des peuples” – “người cha già nhỏ thiên tài của các dân tộc”! Quyền sinh sát của Stalin ghê gớm nhưng vẫn chưa được đưa lên bàn thờ.
[36] Tôi được nghe kể một câu giai thoại nhỏ về tính khiêm tốn của Hồ Chí Minh: khi nghe người ta hô “Hồ Chí Minh muôn năm!”, ông bèn giễu lại: “Hồ Chí Minh muốn nằm!”. Nghe có vẻ vui, nhưng cũng có vẻ “kịch”! Tính chất “kịch” trong ứng xử của Hồ Chí Minh, nhiều người quanh ông đã nhận ra. Sau đây là câu chuyện do một cán bộ thông tấn thuật lại. Trong đoàn người khá đông tháp tùng theo ông Hồ đi thăm một vùng nông thôn miền Bắc sau 1954, có ai đó đã vô tình đạp lên một vài khóm mạ vừa cấy xong và bỏ đi luôn. Nhưng điều đó lại được ông Hồ chú ý, ông dừng lại và tự mình vun lại khóm mạ cho ngay ngắn. Thuật lại chuyến thăm viếng ấy trong một bài báo, người cán bộ thông tấn đã cố tình không nói gì đến chi tiết khóm mạ bị đạp. Tác giả bài báo đã được tổng biên tập mời đến cho biết chính Bác Hồ đã đọc bản thảo và hỏi tại sao tác giả lại không nói gì đến chi tiết đó! Người cán bộ thông tấn ấy lắc đầu và nói thêm: Ông Cụ rất rành về chuyện viết báo tuyên truyền, muốn qua mặt Cụ một chút mà không được!
[37] Vũ Kỳ (thư ký riêng của Hồ Chí Minh) xác nhận đã nói với bà Phan Thị Minh những lời sau đây: “Bác thường không nói chính thức về quá trình hoạt động trước đây cũng như những mối quan hệ của Bác trước đây. Hễ trực tiếp hỏi Bác thường tránh không trả lời. Vì vậy các đồng chí Nguyễn Lương Bằng, Tố Hữu v.v… thường nhắc tôi tìm cách gợi chuyện để Bác nói, trong khi vui chuyện, trong bữa cơm chẳng hạn… Phải cố nhớ để sau này ghi lại, nếu Bác thấy đưa giấy bút ra là thôi không nói nữa. Định bố trí máy ghi âm ghi trộm cũng không làm được” (Phan Thị Minh: “Về quan hệ giữa Phan Chu Trinh và Nguyễn Ái Quốc”, trong Thu Trang: Những hoạt động của Phan Chu Trinh tại Pháp 1911-1925, Sđd, tr. 125)
[38] “Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin” (1960), Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 10, tr. 128.
[39] Những nhà sùng bái thường dựa vào hai câu nói này đưa ra luận điểm gọi là “kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội”, coi đó là sự sáng tạo của “nhà lý luận thiên tài” Hồ Chí Minh (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia: “Lời giới thiệu bộ Hồ Chí Minh toàn tập”, Hồ Chí Minh toàn tập, T. 1, Sđd, tr. X). Nhận định ấy dựa trên giả định về sự đồng hàng của khái niệm “dân tộc” với “chủ nghĩa xã hội”. Như chúng ta đã phân tích, điều đó không phù hợp với “Luận cương” của Lenin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, và cũng không phù hợp với sự tiếp thu của Hồ Chí Minh đối với luận cương ấy của Lenin.
[40] “Báo cáo về Bắc kỳ, Trung kỳ, và Nam kỳ”, Hồ Chí Minh toàn tập, Sđd, Tập 1, tr. 466-467.
[41] Stalin đã diễn đạt quan điểm đó của Lenin như sau: “Lênin đã nhìn thấy trong phong trào giải phóng dân tộc ở những nước bị áp bức tiềm năng cách mạng và đã không ngại sử dụng để chống chủ nghĩa đế quốc. Sở dĩ như vậy là vì về mặt khách quan, phong trào đó có lợi cho cuộc cách mạng vô sản toàn cầu. Có những phong trào không có giai cấp vô sản tham gia, cũng không có những cương lĩnh cộng hoà, nhưng nếu có tác dụng làm suy yếu chủ nghĩa đế quốc thì giai cấp vô sản vẫn ủng hộ. Trái lại cũng có những phong trào, tuy có nguồn gốc vô sản, tự xưng là cách mạng dân chủ, như bọn Đệ Nhị, nhưng khách quan làm lợi cho chủ nghĩa đế quốc thì phải bị tẩy chay. Chỉ ủng hộ những phong trào dân tộc nào làm suy yếu hoặc lật đổ chủ nghĩa đế quốc chứ không phải là duy trì và củng cố nó”. (Staline: Những nguyên lý của chủ nghĩa Lênin (1924). Trong Hélène Carrère: Sđd, tr. 250-253).
Lý luận thì như vậy, nhưng trong thực tế, đối với những người theo chủ nghĩa Stalin, chủ nghĩa quốc tế vô sản chỉ là một khái niệm bình phong: nó được sử dụng để các nước lớn lôi cuốn những nước đàn em vào vòng khống chế của mình; trong khi đó thì những nước nhỏ này lại làm ngược lại: lúc thì để mè nheo xin “giúp đỡ” khi thì để chống lại sự o ép của các đàn anh. Bắt nguồn từ học thuyết của Marx, qua phong trào quốc tế Đệ Tam, khái niệm quốc tế vô sản đã biến dạng thành một ý thức hệ phản mác-xít hoàn toàn: thực chất đó chính là chủ nghĩa dân tộc-cộng sản.
[42] Trong lý luận mác-xít, hai khái niệm này (chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa cộng sản) loại trừ nhau với tư cách là những ý thức hệ. Để tránh phải đối diện trực tiếp với những khó khăn về lý luận, những nhà ý thức hệ cộng sản Việt Nam thường hết sức nhấn mạnh đến mấy chữ “chủ nghĩa yêu nước” để từ đó “kết hợp” với “chủ nghĩa xã hội” với tham vọng tạo ra một thứ ý thức hệ độc đáo cho Việt Nam (“tư tưởng Hồ Chí Minh”). Nhưng có lẽ cảm thấy khái niệm này hơi gượng ép và có vẻ phi tư tưởng (bất cứ cái gì có cái đuôi isme trong tiếng Pháp, dù có nội dung như thế nào, cũng đều được dịch ra là “chủ nghĩa”), những nhà ý thức hệ ấy đã “sáng tạo” một khái niệm mới mà có lẽ trên thế giới chưa ai biết đến: đó là “tư tưởng yêu nước” hoặc “tư duy yêu nước”!
Khái niệm này đã được nhiều nhà nghiên cứu văn hoá sử dụng hết sức tuỳ tiện, nhưng ồn ào nhất có lẽ là ông Trần Văn Giàu, một người đại diện tiêu biểu cho lý luận giấu mặt về chủ nghĩa dân tộc-cộng sản của Việt Nam: “… chủ nghĩa yêu nước Việt Nam không phải chỉ là một tình cảm hời hợt, mà là cả một hệ thống tư tưởng rất phong phú, cho đến nay hãy còn nhiều điểm nội dung đang chờ sức khám phá của các nhà sử học và các nhà triết học” (Trần Văn Giàu: Trong dòng chủ lưu của văn học Việt Nam. Chủ nghĩa yêu nước, Nhà xuất bản văn nghệ Tp Hồ Chí Minh, 1983, tr. 14).
[43] Ý “hơn hẳn” này là của George K. Tanham, nhà phân tích chống nổi dậy của nhà nước Mỹ phục vụ cho cuộc chiến tranh với Việt Nam. Xem George K. Tanham: “Nationalism and Revolution”, Asia N. 4, Winter 1966, p. 42.
[44] Hồ Chí Minh: “Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin” (1960), viết cho tạp chí Các vấn đề phương Đông (Liên Xô) nhân kỷ niệm lần thứ 90 ngày sinh của V. I. Lênin (Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 10, Sđd, tr. 128). Trả lời Charles Fourniau báo L'humanité, nhân kỷ niệm ngày sinh thứ 100 của Lenin (1969), Hồ Chí Minh đã chép lại rất nhiều ý cùng với chữ “cẩm nang” trong bài viết cũ nói trên. (Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 12, Sđd, tr. 469-476).
[45] “Tất cả những người lao động trên thế giới đều có một mục đích chung là thoát khỏi áp bức bóc lột, được sống sung sướng tự do, tức là thực hiện chế độ cộng sản” (“Thường thức chính trị”, ký Đ.X, 1953, Hồ Chí Minh toàn tập, T. 7, tr. 209).
[46] Một phần của cái mô hình ấy, đã được Stalin tổng kết sau này trong cuốn Những vấn đề kinh tế xã hội ở Liên Xô và cuốn sách này đã được Hồ Chí Minh đem ra giới thiệu với Đảng trong môt khoá họp Ban Chấp hành năm 1953, ngay cả khi chưa hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc, bằng những lời lẽ hết sức sùng bái và chỉ thị cho Đảng “phải áp dụng vào hoàn cảnh kháng chiến, kiến quốc của chúng ta”. (“Báo cáo trước hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng”, khóa II, ngày 25-1-1953 về Đại hội 19 cuả Đảng CS Liên Xô (10-1952). Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 7, tr. 10.
[47] Lời giới thiệu bộ Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 1, Sđd, tr. VIII.
[2] Tình trạng tìm kiếm này đã được Nguyễn báo cáo với CSQT như sau: “Trong khi chờ đợi, để khỏi phí thời gian tôi đến làm việc phiên dịch các tin tức thế giới (nghe đài thu thanh) ở Bát lộ quân, làm bí thư chi bộ, chủ nhiệm câu lạc bộ và hiện nay, uỷ viên uỷ ban câu lạc bộ. Đồng thời tôi đã viết một cuốn sách nói về Khu vực đặc biệt và một số bài báo phản ánh những biến cố chính trị và quân sự, sự tàn ác của bọn Nhật bản, tinh thần anh dũng của các chiến sĩ Trung Quốc, cuộc đấu tranh chống bọn tờrốtxkít… để tuyên truyền quốc tế.
Từ ngày 12-2-1939, số lớn những bài đó đã được đăng trên tờ Notre Voix, tuần báo công khai của Đảng Cộng sản Đông Dương xuất bản tại Hà Nội. Trên các bài đó tôi đều ghi Quế Lâm và ký tên Lin, hy vọng rằng các đồng chí có trách nhiệm có thể đoán được ai là tác giả và hiện người đó ở đâu. Nhưng hy vọng này không đạt được” (“Báo cáo gửi Ban chấp hành QTCS” tháng 7-1939, Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 3, tr. 140-141).
[3] Thanh Đạm: Nguyễn Ái Quốc trên đường về nước, Nxb Nghệ An &Trẻ, Tp Hồ Chí Minh, tr. 227.
[4] Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 3, tr. 171.
[5] Hồ Chí Minh toàn tập, T3, tr. 174.
[6] Nguyễn Ái Quốc: “Kính cáo đồng bào”, ngày 6-6-1941, Hồ Chí Minh toàn tập, T. 3, tr. 198.
[7] Hồ Chí Minh toàn tập, T. 3, Chú thích 24, tr. 625.
[8] Hồ Chí Minh toàn tập, T. 3, tr. 505-506.
[9] Thanh Đạm: Sđd, tr. 215.
[10] 1) Thành viên của Hiệp hội những phóng viên Trung Hoa trẻ, 2) Thông tín viên đặc biệt của Hãng tin quốc tế, 3) Giấy phép đi lại cho cán bộ của Đệ tứ chiến khu (Báo cáo của Trương Phát Khuê, Xem Sophie Quinn-Judge: Sđd, tr. 242).
[11] Về sau Nguyễn đã có dịp chỉ trích đường lối tả khuynh đó như sau: “… chính sách Đại hội Macao vạch ra không sát với phong trào cách mạng thế giới và trong nước lúc bấy giờ (như định chia ruộng đất cho công nhân nông nghiệp, chưa nhận rõ nhiệm vụ chống phát xít và nguy cơ chiến tranh phát xít”. (“Báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng”, 11-2-1951. Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 6, tr. 155 ).
[12] Trả lời một nhà báo nước ngoài 22-6-1947: “Hỏi: Vì sao có người tin rằng Chính phủ Việt Nam là Chính phủ cộng sản? - Trả lời: Tuyên truyền của thực dân phản động Pháp nhất là Đo đốc Đác-giăng-liơ, đã lần lượt đặt cho chúng tôi là cộng sản, phát xít, đế quốc, thân Nhật, bài ngoại, v.v… Điều đó không có gì đáng lạ, vì họ không ưa chúng tôi, song tôi chắc rằng nhân sĩ thế giới không ai tin họ; một là vì Chính phủ Việt Nam gồm đủ các đảng phái và các nhân sĩ không đảng phái, hai là chính sách Việt Nam rất rõ rệt: cốt làm cho nước Việt Nam thống nhất và độc lập, làm cho dân được tự do và khỏi khổ khỏi chết”. (Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 5, tr. 155)
[13] Tướng Trần Tu Hoà thay mặt Bộ tư lệnh Tưởng Giới Thạch, muốn đứng ra điều đình giữa các đảng phái để lập chính phủ liên hiệp lâm thời. Hồ Chí Minh trả lời 19-12-1945 :“Việt Nam Độc lập Đồng minh không phải là một đảng mà là một mặt trận đoàn kết toàn dân, bao gồm các đảng phái (đảng dân chủ, phái xã hội), các phần tử Quốc dân Đảng, Đảng Cộng sản (đã tự động giải tán) và các đoàn thể yêu nước không đảng phái như Hội Thanh niên Cứu quốc, Hội Phật giáo Cứu quốc, Hội Cơ đốc giáo Cứu quốc v.v…” (Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 4, tr. 117).
[14] Thư gửi Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh mời tham gia Tổng tuyển cử, báo Việt Nam số 19, 6-12-1945 (Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 4, tr. 112-113).
[15] Chủ tịch: Hồ Chí Minh; Phó Chủ tịch: Nguyễn Hải Thần; Cố vấn: Vĩnh Thuỵ; Ngoại giao: Nguyễn Tường Tam; Nội vụ: Huỳnh Thúc Kháng; Kinh tế: Chu Bá Phượng; Tài Chính: Lê Văn Hiến; Quốc Phòng: Phan Anh; Xã hội, Y tế, Lao động: Trương Đình Tri; Giáo dục: Đặng Thai Mai; Tư pháp: Vũ Đình Hoè; Giao thông: Trần Đăng Khoa; Canh Nông: Bồ Xuân Luật; Kháng chiến uỷ viên, chủ tịch: Võ Nguyên Giáp, Phó: Vũ Hồng Khanh (Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 4, tr. 193-194).
[16] “Trả lời các báo”, Cứu quốc 28-12-1945: Hỏi: Tại sao có 70 đặc cách trong Quốc hội? - Trả lời: Vì anh em Quốc dân Đảng không ra ứng cử. - Hỏi: Sao lại trái nguyên tắc dân chủ vậy? - Trả lời: Muốn khi đi tới dân chủ nhiều khi phải làm trái lại. Thí dụ: muốn đi tới hoà bình có khi phải chiến tranh. (Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 4, tr. 125).
[17] “Tại Viện Bảo tàng Cách mạng Việt Nam vẫn còn lưu giữ báo Việt Nam độc lập, cơ quan Việt Minh Cao Bắc Lạng, do Bác Hồ sáng lập và điều hành. Trong tờ báo này có một số bài viết và tin tức về hoạt động hợp tác Việt-Mỹ trên chiến khu, có bài báo Bác Hồ ca ngợi Tổng thống Mỹ Roosevelt là người anh hùng khi nghe tin ông qua đời vào lúc cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II sắp kết thúc. Nhưng trong tờ báo này có một phụ bản rất độc đáo. Đó là một tranh vẽ gồm 8 bức hình hướng dẫn nhân dân cách cứu phi công Mỹ. Phía trên những bức tranh ấy có vẽ hai lá cờ: sao vạch của Hoa Kỳ và cờ đỏ Sao Vàng là cờ của Việt Minh. Ở giữa hai lá cờ lại có một vần thơ: "Bộ đội Mỹ là bạn ta - Cứu phi công Mỹ mới là Việt Minh". Bức tranh và câu thơ này đến nay vẫn được coi là do Bác vẽ”. (Phan Thế Hải, VietNamNet 11-8-2004).
[18] Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 5, tr. 169-170.
[19] Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 6, tr. 161.
[20] Đảng Dân chủ: Thành lập 30-6-1944. Giải tán: 20-10-1988. Đảng Xã hội: Thành lập 22-7-1946. Giải tán: 15-10-1988.
[21] Lenin toàn tập, Tập 41, Tiến bộ, Matxcơva, 1977, tr. 24.
[22] Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 6, tr. 81-82
[23] Báo cáo trước hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa II, ngày 25-1-1953 về Đại hội 19 cuả Đảng CS Liên Xô (10-1952), ca ngợi cuốn sách của Stalin Những vấn đề kinh tế của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô: “Quyển sách ấy dạy chúng ta xem xét thêm sáng suốt tương lai của thế giới và làm cho chúng ta càng chắc chắn về tiền đồ nhất định thắng lợi của chúng ta. Cán bộ trong Đảng và ngoài Đảng cần phải nghiên cứu những tài liệu của Đại hội thứ XIX, nhất là quyển sách của đồng chí Xtalin và phải biết áp dụng vào hoàn cảnh kháng chiến, kiến quốc của chúng ta” (Hồ Chí Minh toàn tập Tập 7, tr. 10).
[24] Tóm tắt nội dung Thực tiễn luận của Mao Trạch Đông, Nhân dân 19-7-1951 (Hồ Chí Minh toàn tập. Tập 6, tr. 247).
[25] Bài nói tại Hội nghị Nông vận và Dân vận toàn quốc (5-2-1953): “Từ năm 1949 đã có sắc lệnh giảm tô, đến nay đã 4 năm và vẫn chưa thực hiện triệt để. Xem đó thì biết rằng giảm tô không phải là vấn đề giản đơn, nó là một bộ phận của giai cấp đấu tranh, giai cấp nông dân đấu tranh với giai cấp địa chủ. Đây cũng là một chiến dịch nhưng chiến dịch này to và rộng hơn chiến dịch Hoà Bình, Tây Bắc vì nó mở ra khắp cả nước. Nó càng khó hơn đánh giặc, vì đánh giặc thì đưa vũ khí ra mà đánh, trong chiến dịch này nông dân không đưa súng đạn ra đánh với địch, nhưng phải dùng một thứ vũ khí mạnh hơn, tức là lực lượng tổ chức và lực lượng đoàn kết của hàng triệu nông dân. Đảng và Chánh phủ là Bộ Tổng tư lệnh, Bộ Tổng Tham mưu của cuộc đấu tranh này” (Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 7, tr.26).
[26] Bài nói chuyện ở lớp chỉnh huấn cán bộ trí thức (15-7 đến 26-9-1953): “Nghe nói các ngành, các cá nhân ôn lại, xét lại những việc làm mình làm trong thời Pháp thuộc, thấy thằng Pháp xấu xa và làm nhục mình.
Đặc biệt anh em thấy nó đối đãi, giáo dục mình là nhục nhã hơn. Những thấy thế vẫn chưa triệt để. Thấy nhục là một bước, phải tiến lên bước nữa: thấy tội của mình. Vì Pháp nhồi sọ, mua chuộc mình nên đã đối đãi với nhân dân như thế nào, điều ấy anh em chị em chưa nghĩ tới. Thấy mình nhục đã đành, còn phải thấy tội nữa.
Xin lỗi cụ Bùi (có tiếng cụ Bùi: “Không dám xin cụ cứ nói”) ví dụ: thời trước cụ làm thầy giáo thì không có gì là tham ô, lãng phí của nhân dân, vì dạy bao nhiêu giờ lĩnh bấy nhiêu tiền. Nay xét lại, lúc đó dạy thì dạy gì, đào tạo người thì đào tạo cho ai? Vì “tôn sư trọng đạo”, cụ ở địa vị ông thầy, nên được lớp trí thức trọng cụ, dân cũng trọng cụ. Nhưng ông thầy lúc ấy nói gì? Nói chống Tây thì nó đá đít. Dù muốn hay không, cũng phải nói đế quốc, phong kiến là tốt. Như thế là có thể có tội với nhân dân rồi. Tôi nghe đây có 4 đời là học trò cụ. Như thế là tứ đại nô lệ.
Tóm lại, các ngành thấy Tây đối đãi với mình là nhục, nhưng phải tiến lên bước nữa xét tội của mình đối với nhân dân. Để đi đến đâu? Đi đến càng căm thù đế quốc phong kiến”. (Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 7, tr. 108-109).
[27] Xem Lữ Phương: “Huyền thoại Hồ Chí Minh”, Thư Nhà tháng 5-2001
[28] Thư ngày 31-3-1935 của Hà Huy Tập gửi QTCS đã nhắc đến Nguyễn Thị Minh Khai như là “vợ của Nguyễn Ái Quốc”. Còn Minh Khai (bí danh là Fan Lan) đã khai trong lý lịch dự Đại hội là “đã kết hôn” và tên chồng là “Lin” (bí danh của Nguyễn Ái Quốc). Nhưng trong lý lịch của mình, không thấy Nguyễn khai là đã có vợ (RC, 495, 201, 35; Xem Sophie Quinn-Judge: Sđd, tr. 201).
[29] Về mối tình giữa Hồ Chí Minh và Tăng Tuyết Minh, đã nói qua trong chú thích số 29, chương III “Từ Nga sang Trung Quốc”. Nay nói thêm một chút về đoạn kết của cuộc tình ấy. Theo tác giả Hoàng Tranh, tháng 5-1950, thấy hình và tiểu sử Hồ Chí Minh đăng trên Nhân dân nhật báo, bà Tăng Tuyết Minh đã báo cáo với tổ chức và gửi mấy bức thư cho ông Hồ nhờ Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh (bấy giờ là Hoàng Văn Hoan) chuyển. Nhưng không có trả lời. Một cán bộ đã đến gặp bà, đưa bằng cớ xác nhận Hồ Chí Minh đúng là chồng bà, ngày trước mang tên Lý Thuỵ, nhưng lại giải thích tại sao “không tiện liên lạc“ và mong bà “lượng thứ”, “yên tâm công tác”. Vẫn theo Hoàng Tranh, năm 1960, Hồ Chí Minh đã nhờ lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu tìm tung tích Tăng Tuyết Minh nhưng cũng không thấy kết quả gì. Được biết bà Tăng Tuyết Minh làm nghề hộ sinh, gia đình theo đạo Công giáo từ đời ông nội, bà “thường xuyên đi lễ” và có thói quen “ăn uống đạm bạc, không dùng thịt cá”, “luôn luôn vui vẻ giúp người”. (Hoàng Tranh: “Hồ Chí Minh với người vợ Trung Quốc Tăng Tuyết Minh”, tạp chí Đông Nam Á Tung hoành số tháng 11-2001, xuất bản tại Nam Ninh. Bản dịch tiếng Việt: Minh Thắng, đăng trên tạp chí Diễn Đàn (xuất bản tại Pháp), số 121 tháng 9-2002).
[30] Đã nói rõ trong chương IV: “Việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam”.
[31] Trong những thư đầu gửi thiếu nhi, Hồ Chí Minh xưng là “Già Hồ”: “Trung thu này, Già Hồ không có gì gửi tặng các em. Chỉ gửi tặng các em một trăm cái hôn thân ái” (“Tết Trung thu với nền độc lập”, Cứu quốc 17-9-1945). Sau đó khoảng một năm mới xưng là “Bác Hồ”.
[32] Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch (1948). Thường được coi là cuốn tiểu sử do Hồ Chí Minh ký tên khác để viết về mình. Sau này, có thông tin cho biết cuốn này do thư ký riêng của ông là Vũ Kỳ viết. (Vấn đề này đã đề cập trong Chương 1: “Cuộc ra đi của Nguyễn Tất Thành”).
[33] Thí dụ:
– Tân Sinh: Việt Bắc anh dũng, Tổng bộ Việt Minh xuất bản, 1948: “Ngay lúc bắt đầu kháng chiến, Hồ Chủ tịch ra lệnh: Trường kỳ kháng chiến… Ngay trước khi Trung đoàn Thủ đô rút khỏi Hà Nội, Hồ Chủ tịch đã đoán trước: Địch sẽ cố chiếm lấy mấy thành thị và mấy đường giao thông. Bộ đội chúng càng rải rác. Lực lượng chúng càng mỏng manh, ta càng dễ tiêu diệt chúng.
Ngay lúc đầu Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng Chỉ huy đã định dùng chiến thuật du kích để tiêu diệt địch.
Càng ngày chíng ta càng thấy những ý định trên là sáng suốt, nhất là trong cuộc địch tấn công vào Việt Bắc, chúng ta càng thấy rõ như thế” (Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 5, tr. 341)
– Trần Lực: “Giấc ngủ mười năm”, Tổng bộ Việt Minh xuất bản, Việt Bắc, 1949. (Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 5, tr. 605-623). Trong truyện ngắn này, có khẩu hiệu “Việt Nam độc lập muôn năm! Hồ Chủ tịch muôn năm!”.
– ZIN: “Chúng tôi vững tin vào thắng lợi cuối cùng của mình”, tuần báo Vì một nền hoà bình lâu dài, vì một nền dân chủ nhân dân, bản tiếng Pháp 21-8-1953: “Việc học tập những vấn đề trên được thực hiện trên cơ sở những tác phẩm của Mác, Angghen, Lênin, Xtalin và báo cáo của đồng chí Malencốp tại Đại hội 19 Đảng CSLXô, những tác phẩm của đồng chí Mao Trạch Đông, những bài viết của đồng chí Hồ Chí Minh, những văn kiện của Đảng” (Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 7, tr. 101).
[34] “Các chế độ quân chủ sùng kính Khổng Tử không chỉ vì ông không cách mạng mà vì ông đã tuyên truyền cật lực cho các chế độ ấy. Nếu Khổng Tử sống đến ngày nay và nếu ông ấy cứ bám mãi lấy những quan điểm ấy, ông ấy sẽ là phản cách mạng. Có thể ông siêu nhân ấy sẽ nhân nhượng hoàn cảnh và nhanh chóng trở thành môn đệ của Lênin… Đối với người Việt Nam chúng ta, chúng ta hãy bồi dưỡng trí tuệ mình bằng cách đọc tác phẩm của Khổng Tử, và cách mạng hoá mình bằng cách đọc tác phẩm của Lênin” (Xem Huỳnh Kim Khánh: Vietnamese Communism, 1925-1945, Sđd, tr. 80).
[35] Hãy nhớ lại đoạn văn sau đây trong sách của Trần Dân Tiên: “Ông có biết anh Ba hiện nay thế nào không?” – “Không, tôi rất tiếc là tôi không biết.” – “Ông có muốn tôi nói cho ông biết không?” – “Còn gì bằng nữa!” – “Ông quay lại xem, anh Ba ấy đây kìa!” Tôi vừa nói vừa chỉ chân dung Hồ Chủ tịch treo trên bàn thờ giữa những bình hoa, bình hương, đèn nến”. ( Trần Dân Tiên: Sđd, tr. 19).
Stalin cũng đã được bộ máy tuyên truyền cộng sản Đệ Tam nhiều nơi xưng tụng là “le génial petit père des peuples” – “người cha già nhỏ thiên tài của các dân tộc”! Quyền sinh sát của Stalin ghê gớm nhưng vẫn chưa được đưa lên bàn thờ.
[36] Tôi được nghe kể một câu giai thoại nhỏ về tính khiêm tốn của Hồ Chí Minh: khi nghe người ta hô “Hồ Chí Minh muôn năm!”, ông bèn giễu lại: “Hồ Chí Minh muốn nằm!”. Nghe có vẻ vui, nhưng cũng có vẻ “kịch”! Tính chất “kịch” trong ứng xử của Hồ Chí Minh, nhiều người quanh ông đã nhận ra. Sau đây là câu chuyện do một cán bộ thông tấn thuật lại. Trong đoàn người khá đông tháp tùng theo ông Hồ đi thăm một vùng nông thôn miền Bắc sau 1954, có ai đó đã vô tình đạp lên một vài khóm mạ vừa cấy xong và bỏ đi luôn. Nhưng điều đó lại được ông Hồ chú ý, ông dừng lại và tự mình vun lại khóm mạ cho ngay ngắn. Thuật lại chuyến thăm viếng ấy trong một bài báo, người cán bộ thông tấn đã cố tình không nói gì đến chi tiết khóm mạ bị đạp. Tác giả bài báo đã được tổng biên tập mời đến cho biết chính Bác Hồ đã đọc bản thảo và hỏi tại sao tác giả lại không nói gì đến chi tiết đó! Người cán bộ thông tấn ấy lắc đầu và nói thêm: Ông Cụ rất rành về chuyện viết báo tuyên truyền, muốn qua mặt Cụ một chút mà không được!
[37] Vũ Kỳ (thư ký riêng của Hồ Chí Minh) xác nhận đã nói với bà Phan Thị Minh những lời sau đây: “Bác thường không nói chính thức về quá trình hoạt động trước đây cũng như những mối quan hệ của Bác trước đây. Hễ trực tiếp hỏi Bác thường tránh không trả lời. Vì vậy các đồng chí Nguyễn Lương Bằng, Tố Hữu v.v… thường nhắc tôi tìm cách gợi chuyện để Bác nói, trong khi vui chuyện, trong bữa cơm chẳng hạn… Phải cố nhớ để sau này ghi lại, nếu Bác thấy đưa giấy bút ra là thôi không nói nữa. Định bố trí máy ghi âm ghi trộm cũng không làm được” (Phan Thị Minh: “Về quan hệ giữa Phan Chu Trinh và Nguyễn Ái Quốc”, trong Thu Trang: Những hoạt động của Phan Chu Trinh tại Pháp 1911-1925, Sđd, tr. 125)
[38] “Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin” (1960), Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 10, tr. 128.
[39] Những nhà sùng bái thường dựa vào hai câu nói này đưa ra luận điểm gọi là “kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội”, coi đó là sự sáng tạo của “nhà lý luận thiên tài” Hồ Chí Minh (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia: “Lời giới thiệu bộ Hồ Chí Minh toàn tập”, Hồ Chí Minh toàn tập, T. 1, Sđd, tr. X). Nhận định ấy dựa trên giả định về sự đồng hàng của khái niệm “dân tộc” với “chủ nghĩa xã hội”. Như chúng ta đã phân tích, điều đó không phù hợp với “Luận cương” của Lenin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, và cũng không phù hợp với sự tiếp thu của Hồ Chí Minh đối với luận cương ấy của Lenin.
[40] “Báo cáo về Bắc kỳ, Trung kỳ, và Nam kỳ”, Hồ Chí Minh toàn tập, Sđd, Tập 1, tr. 466-467.
[41] Stalin đã diễn đạt quan điểm đó của Lenin như sau: “Lênin đã nhìn thấy trong phong trào giải phóng dân tộc ở những nước bị áp bức tiềm năng cách mạng và đã không ngại sử dụng để chống chủ nghĩa đế quốc. Sở dĩ như vậy là vì về mặt khách quan, phong trào đó có lợi cho cuộc cách mạng vô sản toàn cầu. Có những phong trào không có giai cấp vô sản tham gia, cũng không có những cương lĩnh cộng hoà, nhưng nếu có tác dụng làm suy yếu chủ nghĩa đế quốc thì giai cấp vô sản vẫn ủng hộ. Trái lại cũng có những phong trào, tuy có nguồn gốc vô sản, tự xưng là cách mạng dân chủ, như bọn Đệ Nhị, nhưng khách quan làm lợi cho chủ nghĩa đế quốc thì phải bị tẩy chay. Chỉ ủng hộ những phong trào dân tộc nào làm suy yếu hoặc lật đổ chủ nghĩa đế quốc chứ không phải là duy trì và củng cố nó”. (Staline: Những nguyên lý của chủ nghĩa Lênin (1924). Trong Hélène Carrère: Sđd, tr. 250-253).
Lý luận thì như vậy, nhưng trong thực tế, đối với những người theo chủ nghĩa Stalin, chủ nghĩa quốc tế vô sản chỉ là một khái niệm bình phong: nó được sử dụng để các nước lớn lôi cuốn những nước đàn em vào vòng khống chế của mình; trong khi đó thì những nước nhỏ này lại làm ngược lại: lúc thì để mè nheo xin “giúp đỡ” khi thì để chống lại sự o ép của các đàn anh. Bắt nguồn từ học thuyết của Marx, qua phong trào quốc tế Đệ Tam, khái niệm quốc tế vô sản đã biến dạng thành một ý thức hệ phản mác-xít hoàn toàn: thực chất đó chính là chủ nghĩa dân tộc-cộng sản.
[42] Trong lý luận mác-xít, hai khái niệm này (chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa cộng sản) loại trừ nhau với tư cách là những ý thức hệ. Để tránh phải đối diện trực tiếp với những khó khăn về lý luận, những nhà ý thức hệ cộng sản Việt Nam thường hết sức nhấn mạnh đến mấy chữ “chủ nghĩa yêu nước” để từ đó “kết hợp” với “chủ nghĩa xã hội” với tham vọng tạo ra một thứ ý thức hệ độc đáo cho Việt Nam (“tư tưởng Hồ Chí Minh”). Nhưng có lẽ cảm thấy khái niệm này hơi gượng ép và có vẻ phi tư tưởng (bất cứ cái gì có cái đuôi isme trong tiếng Pháp, dù có nội dung như thế nào, cũng đều được dịch ra là “chủ nghĩa”), những nhà ý thức hệ ấy đã “sáng tạo” một khái niệm mới mà có lẽ trên thế giới chưa ai biết đến: đó là “tư tưởng yêu nước” hoặc “tư duy yêu nước”!
Khái niệm này đã được nhiều nhà nghiên cứu văn hoá sử dụng hết sức tuỳ tiện, nhưng ồn ào nhất có lẽ là ông Trần Văn Giàu, một người đại diện tiêu biểu cho lý luận giấu mặt về chủ nghĩa dân tộc-cộng sản của Việt Nam: “… chủ nghĩa yêu nước Việt Nam không phải chỉ là một tình cảm hời hợt, mà là cả một hệ thống tư tưởng rất phong phú, cho đến nay hãy còn nhiều điểm nội dung đang chờ sức khám phá của các nhà sử học và các nhà triết học” (Trần Văn Giàu: Trong dòng chủ lưu của văn học Việt Nam. Chủ nghĩa yêu nước, Nhà xuất bản văn nghệ Tp Hồ Chí Minh, 1983, tr. 14).
[43] Ý “hơn hẳn” này là của George K. Tanham, nhà phân tích chống nổi dậy của nhà nước Mỹ phục vụ cho cuộc chiến tranh với Việt Nam. Xem George K. Tanham: “Nationalism and Revolution”, Asia N. 4, Winter 1966, p. 42.
[44] Hồ Chí Minh: “Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin” (1960), viết cho tạp chí Các vấn đề phương Đông (Liên Xô) nhân kỷ niệm lần thứ 90 ngày sinh của V. I. Lênin (Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 10, Sđd, tr. 128). Trả lời Charles Fourniau báo L'humanité, nhân kỷ niệm ngày sinh thứ 100 của Lenin (1969), Hồ Chí Minh đã chép lại rất nhiều ý cùng với chữ “cẩm nang” trong bài viết cũ nói trên. (Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 12, Sđd, tr. 469-476).
[45] “Tất cả những người lao động trên thế giới đều có một mục đích chung là thoát khỏi áp bức bóc lột, được sống sung sướng tự do, tức là thực hiện chế độ cộng sản” (“Thường thức chính trị”, ký Đ.X, 1953, Hồ Chí Minh toàn tập, T. 7, tr. 209).
[46] Một phần của cái mô hình ấy, đã được Stalin tổng kết sau này trong cuốn Những vấn đề kinh tế xã hội ở Liên Xô và cuốn sách này đã được Hồ Chí Minh đem ra giới thiệu với Đảng trong môt khoá họp Ban Chấp hành năm 1953, ngay cả khi chưa hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc, bằng những lời lẽ hết sức sùng bái và chỉ thị cho Đảng “phải áp dụng vào hoàn cảnh kháng chiến, kiến quốc của chúng ta”. (“Báo cáo trước hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng”, khóa II, ngày 25-1-1953 về Đại hội 19 cuả Đảng CS Liên Xô (10-1952). Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 7, tr. 10.
[47] Lời giới thiệu bộ Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 1, Sđd, tr. VIII.
và Huyền thoại Hồ Chí Minh ◄◄
TỪ NGUYỄN TẤT THÀNH ĐẾN HỒ CHÍ MINH
(Sự hình thành một chọn lựa)
Phụ lục 1 Huyền thoại Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh là một nhân vật quan trọng trong phong trào cộng sản quốc tế và giải phóng dân tộc thuộc thế kỷ 20. Ông đã lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức cuộc chiến đấu bền bỉ chống lại các thế lực thực dân hiện đại, đã hoàn thành độc lập thống nhất, tạo cơ sở quyền lực để thiết lập chế độ gọi là “chủ nghĩa xã hội hiện thực” ở Việt Nam. Đã có khá nhiều ý kiến nhận định, đánh giá sự nghiệp của ông theo nhiều quan điểm khác nhau trên thế giới. Nhưng ở Việt Nam, trong chế độ cộng sản, từ một nhân vật lịch sử ông đã trở thành một nhân vật huyền thoại có tác dụng huyễn hoặc rất đặc biệt.
Theo những người nghiên cứu về Việt Nam, hiện tượng này có ba nguồn gốc: 1) tự ông cố ý tạo ra để lôi kéo quần chúng, 2) Đảng Cộng sản đã dầy công làm cho ông thành một biểu tượng thờ phụng của chế độ, 3) người Việt Nam hy vọng vào ông như một ngưới cứu độ, giúp họ thực hiện được những mong mỏi nghìn đời của đất nước và bản thân.
Nếu huyền thoại Hồ Chí Minh đã cho Đảng Cộng sản uy tín hầu như quyết định để chiến thắng trong chiến tranh, thì do những thất bại của Đảng Cộng sản trong xây dựng hoà bình mà huyền thoại Hồ Chí Minh từ từ rạn vỡ trong nhân dân và cả trong Đảng. Một cái nhìn công bằng là một cái nhìn hiện thực về nhân vật lịch sử này.
Vẽ rồng thấy đầu không thấy đuôi
Do phải giữ kín tung tích trong hoạt động bí mật, lý lịch của Hồ Chí Minh cũng là một bí mật. Sau cách mạng 1945, nhiều người còn chưa biết ông là ai. Nhiều đoạn đời của ông có một thời bị nhiều nhà viết tiểu sử ông để trống (như sau vụ thất bại của Xô Viết Nghệ Tĩnh 1931 đi đâu không biết cho đến năm 1941 mới xuất hiện lại và về nước). Phần ông, ông lại không chịu viết hồi ký hoặc chính thức công bố đầy đủ lý lịch của mình. Nếu có viết thì ông lại không ký tên thật. Với bút danh Trần Dân Tiên trongNhững mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, hình ảnh mà ông tự giới thiệu chỉ là một người cách mạng rày đây mai đó, không có cuộc sống riêng tư. Nhưng đó cũng chính là ý muốn của ông. Trong cuốn sách nhỏ này ông có khen ngợi tài của người hoạ sĩ Trung Hoa vẽ rồng và cho rằng vẽ rồng giỏi là chỉ cho người xem trông thấy đầu còn đuôi thì dùng những cụm mây che khuất đi. Thủ thuật ấy rõ ràng ông đã sử dụng để tự hoạ. Cái cốt cách thanh thoát mờ ảo ấy thật ra cũng đã toát ra từ chính con người của ông: với khuôn mặt xương xương, dáng người gầy, mới 50 tuổi đã để râu dài, ông có vẻ xuất thế hơn rất nhiều so với một số lãnh tụ cộng sản châu Á khác – như Mao Trạch Đông chẳng hạn.
Hình ảnh xuất hiện chính thức của ông trước công chúng do vậy, ngoài một lĩnh tụ cộng sản tầm cỡ quốc tế tài ba, còn là một hiền triết phương Đông. Nhưng đối với ông, không phải chỉ có như vậy. Trong thời chống Pháp, có một dạo, mấy chữ “Cha già dân tộc” đã được bộ máy tuyên truyền Việt Minh dùng để tôn vinh ông khá ồn ào (như một câu hát: “thi đua thi đua Cha già nhắn tin về…”). Thật sự thì hình ảnh này đã được chính ông sử dụng để tự đề cao trong Những mẩu chuyện về đời Hồ Chủ tịch do chính ông viết (“Nhân dân gọi Chủ tịch là Cha già của dân tộc, vì Hồ Chủ tịch là người con trung thành nhất của Tổ quốc Việt Nam”). Về sau có lẽ vì thấy hơi quá lố, hình ảnh ấy không còn được nhắc lại, mấy chữ “Bác Hồ” được thay vào và giữ mãi cho đến khi ông mất.
Trong tiếng Việt, chữ “bác” chỉ vai người anh của cha, dùng để xưng với các cháu thiếu nhi thì thích hợp. Nhưng sau này, nó lại trở thành phổ biến để mọi người gọi theo. Theo nhiều người gần gũi ông cho biết thì điều đó cũng do ông chỉ đạo: ai mới gặp ông mà gọi ông bằng “anh” hoặc “đồng chí” thì bị ông chỉnh lại ngay (tôi nghe nói trong những ngươi bị ông chỉnh có Trần Văn Giàu và nhà văn Nguyễn Huy Tưởng).
Cung cách ứng xử của ông thường được coi như tấm gương để toàn Đảng, toàn dân học tập, trong đó tác phong giản dị, cần kiệm, thân dân (lo chuyện tương cà mắm muối cho dân) thường được đề cao nhiều nhất. Năm 1968, sau khi vào chiến khu, suốt 7 năm ở R, năm nào đến 19 tháng 5 (người ta cho là sinh nhật của ông), trong các buổi lễ kỷ niệm tôi đều được nghe không biết bao lần những câu chuyện như vậy.
- Chuyện đôi dép râu: Bác Hồ đi dép râu thì ai cũng biết. Bác đi một đôi dép đến mòn lẳn. Cậu bảo vệ đề nghị Bác thay nhiều lần nhưng Bác nhất định không chịu. Cuối cùng nài nỉ mãi không được, cậu đã phải lén lấy đôi dép ấy đi đổi. Khi phát hiện, Bác không vừa lòng và nhất quyết bắt cậu bảo vệ đi lấy lại đôi dép cũ.
- Chuyện lá dong gói bánh chưng của dân Hà Nội. Mỗi năm khi gần Tết, mặc dầu “bận trăm công ngàn việc”, Bác vẫn điện thoại hỏi đồng chí Trần Duy Hưng, bấy giờ là Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, xem có lo đủ lá dong để gói bánh chưng cho dân chưa.
Còn nhiều chuyện khác có nội dung tủn mủn, lẩm cẩm và “bao cấp” như vậy. Chưa kể đến những bài nhạc, bài thơ – nơi không cần phải mô tả những chi tiết – người ta đã tha hồ dùng sự bay bổng của phạm trù mỹ học gọi là sự cao quý để đưa ông lên chín tầng mây! Từ một người anh hùng giải phóng dân tộc, ông trở thành một ông tiên trong các truyện thiếu nhi, một nguồn cảm hứng vô tận để hình thành những bài tụng ca, và hơn nữa, còn là hình tượng của người đi cứu độ chúng sinh nữa. Sau 1975, tôi thấy người ta đã dựng bàn thờ của ông ngay giữa bùng binh Sài Gòn, khói hương nghi ngút. Ngày nay nhiều nơi vẫn còn giữ thói quen này, không phải chỉ với riêng ông (nhiều liệt sĩ cộng sản đã thành thần trong các miễu, các đền).
Cuộc sống riêng tư
Chuyện tình ái, vợ con của ông là điều được dư luận quan tâm, nhưng sách báo của Đảng thường né tránh. Cả một đời vì nước vì non thì màng chi đến những hệ luỵ nhân gian ấy! Nhưng điều này hoàn toàn không đúng ngay cả đối với ông: có lần ông đã cho rằng sai lầm lớn nhất đời ông là không lấy vợ! Nói chơi thôi nhưng thật sự trong thực tế, đã có nhiều chuyện kể cho biết ông có rất nhiều nhân tình ở khắp nơi, từ Pháp, Nga, Trung Quốc…
Kim Hạnh lúc làm Tổng biên tập báo Tuổi trẻ, vì đăng ở trang nhất tin nói về bài thơ của ông (bí danh Lý Thuỵ khi ông từ Liên Xô sang Trung Quốc khoảng 1925) gửi người vợ Tàu mà bị cách chức và đuổi khỏi làng báo. Một nhà nghiên cứu Mỹ, khi truy tầm hồ sơ mật của Đệ Tam Quốc tế lưu trữ tại Moskva sau khi Liên Xô sụp đổ, đã tìm thấy tài liệu cho biết có một người đàn bà khác trong một Đại hội Quốc tế cộng sản ở Nga đã khai ông chính là chồng của bà, và người đàn bà ấy chính lại là đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai của ông chứ không phải là ai khác!
Trong nước chuyện tình của ông nhiều hơn và cũng nhiều tính chất bi thảm hơn. Dư luận Hà Nội râm ran từ lâu chuyện ông ăn ở với một cô tên Xuân, cô này do mật vụ Trần Quốc Hoàn đưa về để phục vụ ông nhưng sau cho người giết đi để bịt tung tích, có đứa con trai được Vũ Kỳ, thư ký riêng của ông cứu thoát, đem về nuôi. Gần đây nhân Đại hội 9 của Đảng (tháng 4 năm 2001), các hãng thông tấn phương Tây đã nói đến khá nhiều chuyện năm 1941, khi về nước, ông đã quan hệ với một nữ cần vụ người dân tộc và sinh ra Nông Đức Mạnh, nay mới được bầu Tổng Bí thư Đảng.
Những chuyện tình nói trên, hư thực ra sao chưa được chứng minh thật thuyết phục, nhưng xét về mặt đạo đức cá nhân thật ra chẳng có gì quan trọng lắm: các lĩnh tụ cộng sản cũng là những con người, vợ con, này nọ đủ cả, một số lại rất hoang toàng trong cái khoản mục này! Giả sử Hồ Chí Minh có như vậy đi nữa thì công lao chống thực dân của ông chẳng hề bị suy suyển. Nhưng do Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ muốn dừng lại với cái công lao ấy mà còn vượt lên thời gian tồn tại muôn năm, nên hình ảnh của Hồ Chí Minh phải được tô vẽ sao cho thật lý tưởng, thật phi thường.
Và đó cũng chính là chính sách tạo thần tượng của guồng máy. Người ta có thể vẫn sống một cuộc sống bình thường, nhưng khi Đảng cần thì cái bình thường sẽ được thay vào bằng những việc làm, những sự tích thần thánh. Anh là người có tính Đảng cao thì anh phải biết tuân phục: phải biết cố gắng đóng cho tròn cái vở kịch được tạo ra cho mình. Chỉ vì lợi ích cách mạng thôi. Càng có nhiều tấm gương phi thường để những người bình thường noi gương hy sinh thì sự nghiệp của Đảng mới huy hoàng. Chính vì đã dựa trên cái lý lẽ về chủ nghĩa anh hùng cách mạng đó mà Đảng đã tạo ra khá nhiều những truyền thuyết trong tất cả mọi lĩnh vực từ bộ đội, tình báo đến nhà báo, nhà sư… Hồ Chí Minh cũng chỉ là một huyền thoại trong những huyền thoại do Đảng tạo ra, nhưng là huyền thoại của những huyền thoại cho nên phương pháp tạo dựng cũng phải hết sức đặc biệt.
Không biết có khi nào suy ngẫm lại những cái đã qua, ông cảm thấy những bất ổn trong những vở kịch do mình tạo ra hay không, nhưng từ bên ngoài, nhiều người đã thấy khá nhiều những bực bội, buồn phiền gây ra cho ông bởi chính cái đám âm binh cách mạng của ông. Có nhiều chuyện không vui vẻ lắm, nhưng chuyện ông bị cho ra rìa suốt trong quãng đời còn lại trước khi ông mất là đáng chú ý nhất. Sau Cải cách ruộng đất năm 1956 ở miền Bắc, do nhập từ Trung Quốc, quá thất đức và sai lầm, ông đưa Võ Nguyên Giáp, uy tín như cồn sau Điện Biên Phủ, ra thay mặt Đảng xin lỗi nhân dân, sau đó định sẽ lên thế chỗ Trường Chinh làm Tổng Bí thư. Lúc bấy giờ ở Liên Xô, Krushchev đang thắng thế với đường lối hoà bình, trong Đảng Việt Nam cũng có xu hướng ấy. Nhưng tình hình Việt Nam lại không thuận lợi để phát triển. Do cường độ cuộc chiến tranh ở miền Nam đã lên cao, đường lối quyết liệt dùng bạo lực để giải quyết chiến tranh thắng thế đã đưa cánh Lê Duẩn/Lê Đức Thọ lên nắm quyền.
Về Võ Nguyên Giáp thì kết quả ai cũng nhìn thấy: bị quy là kẻ cầm đầu chủ nghĩa xét lại và bị trù dập suốt một thời gian dài, đến khi Lê Duẩn chết mới thôi. Còn về Hồ Chí Minh thì dường như chẳng có gì, nhưng thật sự cũng đã chịu số phận chung với tướng Giáp. Bên ngoài thì vẫn đi đây đi đó, chỉ đạo việc này việc kia… nhưng bên trong đã dần dà bị cô lập, chỉ giữ vai trò của một ngọn cờ tượng trưng, không có ảnh hưởng gì lắm tới những quyết định lớn. Theo một bài viết của Vũ Kỳ (đăng trên một số báo Văn nghệ Xuân cách đây vài năm), công lao của Hồ Chí Minh trong cuộc “tổng tấn công và nổi dậy” 1968, vẻn vẹn chỉ có bài thơ Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua, Thắng lợi tin vui khắp mọi nhà… Sau khi ghi âm bài thơ này thì ông được đưa đi… nghỉ. Vũ Kỳ thuật rằng ông Hồ chỉ biết ngày giờ cuộc “Tổng tấn công và nổi dậy” nổ ra qua đài phát thanh nghe được ở nơi ông được gửi đi nghỉ là Bắc Kinh – cùng với giọng đọc của ông, ra rả suốt ngày về bài văn vần nói trên. Nhiều người đã nói đến nhiều khuynh hướng đối nghịch nhau trong Đảng Cộng sản Việt Nam thời chiến tranh; nhưng qua câu chuyện trên, ta thấy có hai xu hướng chính trong suốt một thời gian dài: Lê Duẩn/Lê Đức Thọ đối đầu với Hồ Chí Minh/ Võ Nguyên Giáp.
Dù sao chế độ vẫn cần sự thiêng liêng của ông để tạo ra sự thiêng liêng cho chính mình nên cái chết của ông cũng đã được cánh Lê Duẩn/Lê Đức Thọ khai thác triệt để để “xài” một cách thoải mái. Ngày chết của ông là 2-9 vì trùng với ngày quốc khánh nên người ta dời lại 3-9-1969. Trong di chúc cuối cùng, ông muốn được hoả táng và đem tro rải xuống biển hoặc chôn vào một vùng đất nào đó, người ta lại bỏ không biết bao nhiều tiền bạc ra ướp xác và xây lăng nghìn đời cho ông.
Những lựa chọn chính trị
Con người của Hồ Chí Minh được thần thánh hoá chỉ nhằm mục đích thần thánh hoá những lựa chọn chính trị của ông cho Đảng Cộng sản. Những chủ đề sau đây đã trở thành kinh điển trong các khoá giảng dạy về tư tưởng của chế độ: từ thuở ấu thơ, Hồ Chí Minh đã ưu tư về tình trạng nô lệ của dân tộc, vì thế đã quyết định bỏ xứ ra đi tìm đường cứu nước; chu du khắp thế giới để tìm hiểu và so sánh, cuối cùng ông đã nhận ra chủ nghĩa Mác-Lênin thần kỳ, không những giúp dân tộc giành được độc lập mà còn mở đường đi vào cõi hạnh phúc muôn đời; Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng chính trị duy nhất thực hiện được cái tất yếu ấy của lịch sử cho nên quyền lãnh đạo của Đảng đối với dân tộc sẽ là vĩnh viễn và tuyệt đối.
Qua sự kiểm nghiệm của lịch sử hơn nửa thế kỷ đã qua, người ta thấy những xác tín trên đây nếu đúng một phần nhỏ thì sự cường điệu và phóng đại lại là quá nhiều.
Thí dụ như việc tìm đường cứu nước. Có lẽ không cần tranh luận về cái giả định khởi đầu này: Hồ Chí Minh là một trong rất nhiều những thanh niên yêu nước vào lúc bấy giờ. Nhưng từ đó cho rằng vì yêu nước mà ngay từ đầu đã có ý định phải ra nước ngoài để tìm giải pháp cứu nước thì điều này không nhất định phải là tất yếu. Một người Pháp nghiên cứu về Việt Nam là D. Hémery có tìm ra được một tờ đơn của Hồ Chí Minh đề ngày 15-9-1911 ở Marseille – ký là Paul Tatthanh – gửi chính phủ Pháp xin vào học trường Ecole coloniale (một loại trường tạo công chức cho các thuộc địa) và đã bị từ chối. Nhà sử học này cũng tìm ra một số thư của ông – cũng ký là Paul Tatthanh – nhiều lần gửi về nước nhờ Khâm sứ Trung kỳ hỏi thăm tin tức và chuyển tiền cho cha. Từ những tài liệu này – Biên niên tiểu sử Hồ Chí Minh (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993) có ghi lại phát hiện của Hémery – người ta có thể bàn luận nhiều chuyện, nhưng để đừng đi quá xa chúng ta chỉ cần ghi nhận điều hiển nhiên sau đây: ý định “cứu nước” của Hồ Chí Minh chưa chắc đã có ngay từ lúc bỏ nước ra đi, ý định ấy có thể đã đến sau những dự tính khác không thành (thí dụ không được chấp nhận vào học tại Ecole coloniale). Giả thiết này chẳng hề hạ thấp tình cảm yêu nước của ông, nhưng tất nhiên, như vậy thì sẽ rất khó để tạo ra cái chủ ý lý tưởng hoá cuộc đời ông từ nhỏ cho đến lớn. Làm sao có thể cho là “lý tưởng” cái hiện tượng Hồ Chí Minh tự gọi mình là “Paul Tất Thành”, xin đi học làm công chức cho chính quyền thực dân đồng thời nhờ cả chính quyền thực dân ấy chuyển tiền từ nước ngoài về cho cha!
Cái lập luận cho rằng sau khi đã bôn ba khắp nơi để nghiên cứu tìm hiểu, từ đó thấy chủ nghĩa Mác-Lênin tuyệt vời nên Hồ Chí Minh mới chọn – lập luận này cũng tỏ ra rất khó thuyết phục. Việc ông đi đây đó trên thế giới không đủ để chứng minh được rằng ông đã thâu đạt được tất cả những tinh hoa của nhân loại như đã được những người xưng tụng ông giả định. Khác với nhiều lĩnh tụ châu Á khác, chẳng hạn như Tôn Dật Tiên, Gandhi, ông không hề có ý định đào sâu kiến thức của mình qua các trường đại học. Thời gian ông trở lại nước Pháp hơi lâu (1917-1923), nhưng công việc của ông ở đây vẫn đi theo cái chiều hướng nghiêng về phần thực hành, quan hệ tiếp xúc, viết báo, vận động… Các sách ông đọc ở đây chỉ là những loại phổ thông, không có gì chứng tỏ được chiều sâu cần thiết về tư duy để nghiêm chỉnh tiếp thu chủ nghĩa Marx. Tôi đã viết ra nhiều lần nhận xét này, nay không sợ lặp lại để nói thêm một lần nữa.
Những nhà ý thức hệ cộng sản có thể rất tức giận vì nhận xét ấy, nhưng tiếc thay, điều đó lại được chính Hồ Chí Minh nói ra. Ai đã đọc cuốn sách mang tên Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chí tịch do chính ông viết (dưới bút danh Trần Dân Tiên) thì sẽ thấy ngay. Xin dẫn một vài đoạn ông kể về Đại hội Tours cuối năm 1920 của Đảng Xã hội Pháp:
Cuộc sống riêng tư
Chuyện tình ái, vợ con của ông là điều được dư luận quan tâm, nhưng sách báo của Đảng thường né tránh. Cả một đời vì nước vì non thì màng chi đến những hệ luỵ nhân gian ấy! Nhưng điều này hoàn toàn không đúng ngay cả đối với ông: có lần ông đã cho rằng sai lầm lớn nhất đời ông là không lấy vợ! Nói chơi thôi nhưng thật sự trong thực tế, đã có nhiều chuyện kể cho biết ông có rất nhiều nhân tình ở khắp nơi, từ Pháp, Nga, Trung Quốc…
Kim Hạnh lúc làm Tổng biên tập báo Tuổi trẻ, vì đăng ở trang nhất tin nói về bài thơ của ông (bí danh Lý Thuỵ khi ông từ Liên Xô sang Trung Quốc khoảng 1925) gửi người vợ Tàu mà bị cách chức và đuổi khỏi làng báo. Một nhà nghiên cứu Mỹ, khi truy tầm hồ sơ mật của Đệ Tam Quốc tế lưu trữ tại Moskva sau khi Liên Xô sụp đổ, đã tìm thấy tài liệu cho biết có một người đàn bà khác trong một Đại hội Quốc tế cộng sản ở Nga đã khai ông chính là chồng của bà, và người đàn bà ấy chính lại là đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai của ông chứ không phải là ai khác!
Trong nước chuyện tình của ông nhiều hơn và cũng nhiều tính chất bi thảm hơn. Dư luận Hà Nội râm ran từ lâu chuyện ông ăn ở với một cô tên Xuân, cô này do mật vụ Trần Quốc Hoàn đưa về để phục vụ ông nhưng sau cho người giết đi để bịt tung tích, có đứa con trai được Vũ Kỳ, thư ký riêng của ông cứu thoát, đem về nuôi. Gần đây nhân Đại hội 9 của Đảng (tháng 4 năm 2001), các hãng thông tấn phương Tây đã nói đến khá nhiều chuyện năm 1941, khi về nước, ông đã quan hệ với một nữ cần vụ người dân tộc và sinh ra Nông Đức Mạnh, nay mới được bầu Tổng Bí thư Đảng.
Những chuyện tình nói trên, hư thực ra sao chưa được chứng minh thật thuyết phục, nhưng xét về mặt đạo đức cá nhân thật ra chẳng có gì quan trọng lắm: các lĩnh tụ cộng sản cũng là những con người, vợ con, này nọ đủ cả, một số lại rất hoang toàng trong cái khoản mục này! Giả sử Hồ Chí Minh có như vậy đi nữa thì công lao chống thực dân của ông chẳng hề bị suy suyển. Nhưng do Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ muốn dừng lại với cái công lao ấy mà còn vượt lên thời gian tồn tại muôn năm, nên hình ảnh của Hồ Chí Minh phải được tô vẽ sao cho thật lý tưởng, thật phi thường.
Và đó cũng chính là chính sách tạo thần tượng của guồng máy. Người ta có thể vẫn sống một cuộc sống bình thường, nhưng khi Đảng cần thì cái bình thường sẽ được thay vào bằng những việc làm, những sự tích thần thánh. Anh là người có tính Đảng cao thì anh phải biết tuân phục: phải biết cố gắng đóng cho tròn cái vở kịch được tạo ra cho mình. Chỉ vì lợi ích cách mạng thôi. Càng có nhiều tấm gương phi thường để những người bình thường noi gương hy sinh thì sự nghiệp của Đảng mới huy hoàng. Chính vì đã dựa trên cái lý lẽ về chủ nghĩa anh hùng cách mạng đó mà Đảng đã tạo ra khá nhiều những truyền thuyết trong tất cả mọi lĩnh vực từ bộ đội, tình báo đến nhà báo, nhà sư… Hồ Chí Minh cũng chỉ là một huyền thoại trong những huyền thoại do Đảng tạo ra, nhưng là huyền thoại của những huyền thoại cho nên phương pháp tạo dựng cũng phải hết sức đặc biệt.
Không biết có khi nào suy ngẫm lại những cái đã qua, ông cảm thấy những bất ổn trong những vở kịch do mình tạo ra hay không, nhưng từ bên ngoài, nhiều người đã thấy khá nhiều những bực bội, buồn phiền gây ra cho ông bởi chính cái đám âm binh cách mạng của ông. Có nhiều chuyện không vui vẻ lắm, nhưng chuyện ông bị cho ra rìa suốt trong quãng đời còn lại trước khi ông mất là đáng chú ý nhất. Sau Cải cách ruộng đất năm 1956 ở miền Bắc, do nhập từ Trung Quốc, quá thất đức và sai lầm, ông đưa Võ Nguyên Giáp, uy tín như cồn sau Điện Biên Phủ, ra thay mặt Đảng xin lỗi nhân dân, sau đó định sẽ lên thế chỗ Trường Chinh làm Tổng Bí thư. Lúc bấy giờ ở Liên Xô, Krushchev đang thắng thế với đường lối hoà bình, trong Đảng Việt Nam cũng có xu hướng ấy. Nhưng tình hình Việt Nam lại không thuận lợi để phát triển. Do cường độ cuộc chiến tranh ở miền Nam đã lên cao, đường lối quyết liệt dùng bạo lực để giải quyết chiến tranh thắng thế đã đưa cánh Lê Duẩn/Lê Đức Thọ lên nắm quyền.
Về Võ Nguyên Giáp thì kết quả ai cũng nhìn thấy: bị quy là kẻ cầm đầu chủ nghĩa xét lại và bị trù dập suốt một thời gian dài, đến khi Lê Duẩn chết mới thôi. Còn về Hồ Chí Minh thì dường như chẳng có gì, nhưng thật sự cũng đã chịu số phận chung với tướng Giáp. Bên ngoài thì vẫn đi đây đi đó, chỉ đạo việc này việc kia… nhưng bên trong đã dần dà bị cô lập, chỉ giữ vai trò của một ngọn cờ tượng trưng, không có ảnh hưởng gì lắm tới những quyết định lớn. Theo một bài viết của Vũ Kỳ (đăng trên một số báo Văn nghệ Xuân cách đây vài năm), công lao của Hồ Chí Minh trong cuộc “tổng tấn công và nổi dậy” 1968, vẻn vẹn chỉ có bài thơ Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua, Thắng lợi tin vui khắp mọi nhà… Sau khi ghi âm bài thơ này thì ông được đưa đi… nghỉ. Vũ Kỳ thuật rằng ông Hồ chỉ biết ngày giờ cuộc “Tổng tấn công và nổi dậy” nổ ra qua đài phát thanh nghe được ở nơi ông được gửi đi nghỉ là Bắc Kinh – cùng với giọng đọc của ông, ra rả suốt ngày về bài văn vần nói trên. Nhiều người đã nói đến nhiều khuynh hướng đối nghịch nhau trong Đảng Cộng sản Việt Nam thời chiến tranh; nhưng qua câu chuyện trên, ta thấy có hai xu hướng chính trong suốt một thời gian dài: Lê Duẩn/Lê Đức Thọ đối đầu với Hồ Chí Minh/ Võ Nguyên Giáp.
Dù sao chế độ vẫn cần sự thiêng liêng của ông để tạo ra sự thiêng liêng cho chính mình nên cái chết của ông cũng đã được cánh Lê Duẩn/Lê Đức Thọ khai thác triệt để để “xài” một cách thoải mái. Ngày chết của ông là 2-9 vì trùng với ngày quốc khánh nên người ta dời lại 3-9-1969. Trong di chúc cuối cùng, ông muốn được hoả táng và đem tro rải xuống biển hoặc chôn vào một vùng đất nào đó, người ta lại bỏ không biết bao nhiều tiền bạc ra ướp xác và xây lăng nghìn đời cho ông.
Những lựa chọn chính trị
Con người của Hồ Chí Minh được thần thánh hoá chỉ nhằm mục đích thần thánh hoá những lựa chọn chính trị của ông cho Đảng Cộng sản. Những chủ đề sau đây đã trở thành kinh điển trong các khoá giảng dạy về tư tưởng của chế độ: từ thuở ấu thơ, Hồ Chí Minh đã ưu tư về tình trạng nô lệ của dân tộc, vì thế đã quyết định bỏ xứ ra đi tìm đường cứu nước; chu du khắp thế giới để tìm hiểu và so sánh, cuối cùng ông đã nhận ra chủ nghĩa Mác-Lênin thần kỳ, không những giúp dân tộc giành được độc lập mà còn mở đường đi vào cõi hạnh phúc muôn đời; Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng chính trị duy nhất thực hiện được cái tất yếu ấy của lịch sử cho nên quyền lãnh đạo của Đảng đối với dân tộc sẽ là vĩnh viễn và tuyệt đối.
Qua sự kiểm nghiệm của lịch sử hơn nửa thế kỷ đã qua, người ta thấy những xác tín trên đây nếu đúng một phần nhỏ thì sự cường điệu và phóng đại lại là quá nhiều.
Thí dụ như việc tìm đường cứu nước. Có lẽ không cần tranh luận về cái giả định khởi đầu này: Hồ Chí Minh là một trong rất nhiều những thanh niên yêu nước vào lúc bấy giờ. Nhưng từ đó cho rằng vì yêu nước mà ngay từ đầu đã có ý định phải ra nước ngoài để tìm giải pháp cứu nước thì điều này không nhất định phải là tất yếu. Một người Pháp nghiên cứu về Việt Nam là D. Hémery có tìm ra được một tờ đơn của Hồ Chí Minh đề ngày 15-9-1911 ở Marseille – ký là Paul Tatthanh – gửi chính phủ Pháp xin vào học trường Ecole coloniale (một loại trường tạo công chức cho các thuộc địa) và đã bị từ chối. Nhà sử học này cũng tìm ra một số thư của ông – cũng ký là Paul Tatthanh – nhiều lần gửi về nước nhờ Khâm sứ Trung kỳ hỏi thăm tin tức và chuyển tiền cho cha. Từ những tài liệu này – Biên niên tiểu sử Hồ Chí Minh (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993) có ghi lại phát hiện của Hémery – người ta có thể bàn luận nhiều chuyện, nhưng để đừng đi quá xa chúng ta chỉ cần ghi nhận điều hiển nhiên sau đây: ý định “cứu nước” của Hồ Chí Minh chưa chắc đã có ngay từ lúc bỏ nước ra đi, ý định ấy có thể đã đến sau những dự tính khác không thành (thí dụ không được chấp nhận vào học tại Ecole coloniale). Giả thiết này chẳng hề hạ thấp tình cảm yêu nước của ông, nhưng tất nhiên, như vậy thì sẽ rất khó để tạo ra cái chủ ý lý tưởng hoá cuộc đời ông từ nhỏ cho đến lớn. Làm sao có thể cho là “lý tưởng” cái hiện tượng Hồ Chí Minh tự gọi mình là “Paul Tất Thành”, xin đi học làm công chức cho chính quyền thực dân đồng thời nhờ cả chính quyền thực dân ấy chuyển tiền từ nước ngoài về cho cha!
Cái lập luận cho rằng sau khi đã bôn ba khắp nơi để nghiên cứu tìm hiểu, từ đó thấy chủ nghĩa Mác-Lênin tuyệt vời nên Hồ Chí Minh mới chọn – lập luận này cũng tỏ ra rất khó thuyết phục. Việc ông đi đây đó trên thế giới không đủ để chứng minh được rằng ông đã thâu đạt được tất cả những tinh hoa của nhân loại như đã được những người xưng tụng ông giả định. Khác với nhiều lĩnh tụ châu Á khác, chẳng hạn như Tôn Dật Tiên, Gandhi, ông không hề có ý định đào sâu kiến thức của mình qua các trường đại học. Thời gian ông trở lại nước Pháp hơi lâu (1917-1923), nhưng công việc của ông ở đây vẫn đi theo cái chiều hướng nghiêng về phần thực hành, quan hệ tiếp xúc, viết báo, vận động… Các sách ông đọc ở đây chỉ là những loại phổ thông, không có gì chứng tỏ được chiều sâu cần thiết về tư duy để nghiêm chỉnh tiếp thu chủ nghĩa Marx. Tôi đã viết ra nhiều lần nhận xét này, nay không sợ lặp lại để nói thêm một lần nữa.
Những nhà ý thức hệ cộng sản có thể rất tức giận vì nhận xét ấy, nhưng tiếc thay, điều đó lại được chính Hồ Chí Minh nói ra. Ai đã đọc cuốn sách mang tên Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chí tịch do chính ông viết (dưới bút danh Trần Dân Tiên) thì sẽ thấy ngay. Xin dẫn một vài đoạn ông kể về Đại hội Tours cuối năm 1920 của Đảng Xã hội Pháp:
Người ta thảo luận rất sôi nổi (…) Ông Nguyễn lắng nghe nhưng không hiểu rõ lắm, vì người ta thường nhắc đi nhắc lại những tiếng, những câu: chủ nghĩa tư bản, giai cấp vô sản, bóc lột, chủ nghĩa xã hội, cách mạng, không tưởng, khoa học, Saint-Simon, Fourrier, Marx, chủ nghĩa vô chính phủ, chủ nghĩa cải lương, sản xuất, luận đề,… giải phóng… chủ nghĩa tập thể… chủ nghĩa cộng sản, khách quan, chủ quan v.v…
Không hiểu rõ lắm, nhưng đến lúc biểu quyết, gia nhập Đệ Tam hoặc ở lại Đệ Nhị Quốc tế thì ông vẫn bỏ phiếu cho Đệ Tam Quốc tế.
Rất ngạc nhiên, Rô-dơ, làm tốc ký của Đại hội hỏi ông Nguyễn:
“Đồng chí! Bây giờ đồng chì hiểu tại sao ở Pa-ri, chúng tôi đã bàn cãi nhiều như thế rồi chứ?”
“Không, chưa thật hiểu đâu.”
“Thế thì sao đồng chí lại bỏ phiếu cho Đệ Tam Quốc tế?”
“Rất đơn giản. Tôi không hiểu chị nói thế nào là chiến lược, chiến thuật vô sản và nhiều điểm khác. Nhưng tôi hiểu rõ một điều là Đệ Tam Quốc tế rất chú ý đến vấn đề giải phóng thuộc địa. Đệ Tam Quốc tế nói sẽ giúp đỡ các dân tộc bị áp bức giành lại tự do và độc lập của họ. Còn Đệ Nhị Quốc tế không hề nhắc đến vận mạng các thuộc địa. Vì vậy tôi đã bỏ phiếu tán thành Đệ Tam Quốc tế. Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn; đấy là tất cả những điều tôi hiểu. Đồng chí đồng ý với tôi chứ?!”.
Rô-dơ đồng ý, chị cười và nói: “Đồng chí đã tiến bộ”.
Những đoạn trích dẫn trên đây đã cho chúng ta biết mấy điều quan trọng như sau:
- Hồ Chí Minh chưa biết gì về chủ nghĩa Marx với tư cách là một học thuyết triết học-chính trị. Những khái niệm rất tầm thường trong báo chí có khuynh hướng thiên tả như đấu tranh giai cấp, bóc lột, sản xuất… ông còn chưa hiểu rõ, nói gì đến những tư biện về lao động tha hoá, giá trị thặng dư, sứ mệnh giải phóng của giai cấp vô sản…?
- Đối với chủ nghĩa Lenin ông có biết đến nhưng lại rất hời hợt. Ông chưa đọc gì về Lenin, ngoại trừ bài “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa” đăng trên tờ L’humanité tháng 7 năm 1920 trước Đại hội Tours vài tháng. Có đọc nhưng thật sự ông cũng chẳng hiểu bao nhiêu, ngay cả các khái niệm căn bản.
- Ông chọn lựa đi theo Lenin hoàn toàn chỉ vì, qua Đệ Tam Quốc tế, Lenin hứa “giúp đỡ các dân tộc bị áp bức giành lại tự do và độc lập”. Đó là một chọn lựa hoàn toàn cảm tính, vội vàng, phiến diện: chủ nghĩa Lenin là một học thuyết toàn diện về cách mạng vô sản ở những nước chưa có chủ nghĩa tư bản phát triển, trong đó vấn đề giải phóng các thuộc địa chỉ là một bộ phận.
Với những thiếu sót trầm trọng như vậy, làm sao có thể gọi được là nghiêm chỉnh thái độ chọn lựa nói trên của ông?
Tất nhiên không thể không xét đến chuyện về sau, cùng với thời gian hoạt động, ông đã tiếp cận lý luận cách mạng ngày càng nhiều hơn. Nhưng dù vậy đi nữa thì cũng không vì thế mà coi sự chọn lựa ấy là tuyệt đối đúng, phải trung thành để chuyển giao cho các thế hệ mai sau. Có rất nhiều lý do:
Tất nhiên không thể không xét đến chuyện về sau, cùng với thời gian hoạt động, ông đã tiếp cận lý luận cách mạng ngày càng nhiều hơn. Nhưng dù vậy đi nữa thì cũng không vì thế mà coi sự chọn lựa ấy là tuyệt đối đúng, phải trung thành để chuyển giao cho các thế hệ mai sau. Có rất nhiều lý do:
- Sau khi Lenin mất, “chủ nghĩa Marx-Lenin” đã dần dà bị Stalin hoá. Cách mạng vô sản ở những nước tư bản phát triển thoái trào, “chủ nghĩa xã hội” ở Liên Xô thực chất là chủ nghĩa tư bản nhà nước, chủ nghĩa vô sản quốc tế chỉ là cái bình phong bảo vệ Liên Xô và sự bành trướng của chủ nghĩa dân tộc Xô Viết.
- Mục tiêu xây dựng một xã hội mác-xít có nền kinh tế phát triển cho một xã hội công bằng và tự do là hoàn toàn ảo tưởng. Các nước lấy Liên Xô làm mô hình đều giẫm chân trong lạc hậu nghèo nàn, còn thể chế chính trị thì chỉ là sự nối dài của chế độ phong kiến, độc tài. Là vũ khí hiệu nghiệm trong lật đổ và cướp chính quyền nhưng bất lực trong phát triển.
Sự lựa chọn đường đi của Hồ Chí Minh cho Việt Nam vì vậy là chọn lựa bất toàn: nó có thể giành được độc lập cho dân tộc qua các hình thức đấu tranh bạo lực, nhất là chiến tranh, nhưng đã thất bại toàn diện trong xây dựng hoà bình. Điều này đã được chứng thực rất hiển nhiên qua hơn nửa thế kỷ thực hành. Không thể coi đó là “cái cẩm nang thần kỳ” để đưa nhân dân đến cõi hạnh phúc nghìn năm. Cũng không thể nói bừa rằng ta phải đi theo con đường xã hội chủ nghĩa vì “nhân dân ta đã chọn”. Nhân dân ta chẳng biết gì về chủ nghĩa này chủ nghĩa nọ để chọn. Rất nhiều người chỉ đặt lòng tin vào Bác Hồ, nhưng sự chọn lựa của Bác Hồ lại chẳng thể gọi được là khuôn vàng thước ngọc.
Nhìn lại mọi việc đã xảy một cách bình tâm, chúng ta thấy sự chọn lựa của Hồ Chí Minh đã bị quy định bởi cái tạng văn hoá sau đây của ông:
Nhìn lại mọi việc đã xảy một cách bình tâm, chúng ta thấy sự chọn lựa của Hồ Chí Minh đã bị quy định bởi cái tạng văn hoá sau đây của ông:
- Hồ Chí Minh là một người rất thực tế. Thúc đẩy bởi vấn đề bức xúc của đất nước là độc lập, ông nhận thấy sự hứa hẹn của Đệ Tam Quốc tế là rõ rệt và rất triệt để, khác hẳn với những thế lực khác (Mỹ, Nhật), nên đã chấp nhận. Đối với ông chủ nghĩa Lenin thực tế lúc bấy giờ đồng nghĩa với giải phóng dân tộc là vấn đề quan trọng nhất của Việt Nam. Cái tạng thực tế ấy sau này đã biểu hiện trong việc lãnh đạo của ông đối với mọi công việc: nói năng, hành động, bao giờ cũng cố tránh những cái cao xa, trừu tượng.
- Ông cũng lại là một người nhiều tình cảm và lý tưởng. Đọc Lenin, thấy gãi đúng ưu tư của mình, ông đã khóc lên vì vui sướng và tin ngay. Sau này tìm hiểu thêm thấy chủ nghĩa cộng sản hứa hẹn chấm dứt những khốn khổ của những người lao động bị áp bức ông càng tin hơn. Khát vọng độc lập cho dân tộc của ông cũng gắn liền với mong mỏi đấu tranh cho một xã hội công bằng, nhân đạo. Cũng chính vì vậy mà óc thực tế của ông không trở thành óc thực dụng tầm thường. Ông chọn Lenin vì con đường giải phóng đất nước mà còn vì nhu cầu có một người thầy, người cha tinh thần theo kiểu phương Đông để thờ phụng, tôn kính.
Tất cả những những thuộc tính trên đây đều đã biểu hiện trong sự chọn lựa nói trên với những ưu và những nhược điểm của nó. Những người thần phục ông chỉ nói đến những cái ưu nhưng không hề dám nói đến những cái nhược quan trọng của ông sau đây: 1) quá vội vàng, không suy xét cẩn thận, cái trí không theo kịp cái tâm 2) trung thành mù quáng với sự chọn lựa ban đầu, không học được tinh thần phản tỉnh để can đảm nhìn lại toàn diện con đường đã đi.
Những cái ưu của ông đã bộc lộ trong thời hoạt động bí mật, khi còn phải sống trong dân và phải nhờ dân che chở. Tính chất trong sạch lý tưởng, biết hy sinh vì nghĩa lớn của những người cộng sản theo con đường của ông hoàn toàn không phải chỉ là chuyện tuyên truyền. Cũng nhờ thái độ ấy mà Đảng đã được đa số nông dân ủng hộ, góp sinh mạng và tài sản cho cuộc tranh đấu chung. Việc chiến thắng nhiều đế quốc hùng mạnh đã từng đến thống trị Việt Nam không đơn thuần chỉ là vấn đề thủ đoạn, chiến thuật. Trên nhiều mặt, Đảng Cộng sản hơn hẳn những lực lượng chính trị yêu nước khác. Trong thời kỳ bị lệ thuộc, người dân có nhìn vào ông như kẻ “cứu độ” thì cũng không có gì đáng ngạc nhiên.
Những nhược điểm của sự chọn lựa của ông đã bộc lộ thật rõ rệt trong thời xây dựng hoà bình. Đấu tố, cải cách: phá hoại đến tận nền tảng đạo lý dân tộc. Hợp tác hoá: phản bội nông dân về ruộng đất. Chỉnh huấn: bơm máu đen vào cơ thể Đảng. Trấn áp, chà đạp trí thức văn nghệ sĩ: phản bội lời hứa về tự do văn hoá. Khoác lác về cái gọi là “dân chủ gấp triệu lần”, nhưng lại đè đầu cưỡi cổ nhân dân một cách rất tự nhiên như những cường hào. Làm mất hoàn toàn động lực về phát triển kinh tế qua chủ trương nhà nước hoá toàn bộ hoạt động sản xuất. Nói chung: giam hãm dân tộc trong cái ao tù chuyên quyền độc đoán, lạc hậu nghèo nàn.
Những sai lầm trên đây không phải là những “tồn tại” hoặc những “khuyết điểm” như Đảng đã giải thích. Chúng nằm ngay trong sự chọn lựa của Hồ Chí Minh – hợp nhất quá vội vàng giữa hai vấn đề hoàn toàn khác nhau về bản chất: giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội. Chân dép lốp mà đi vào vũ trụ. Một bên là dép lốp, một bên là vũ trụ; với dép lốp thì không thể đi vào vũ trụ được, nhưng ta cứ “thừa thắng xốc tới”, vì vậy mà bao nhiêu điều tàn tệ đã xảy ra. Cái ý thức hệ mácxít-lêninít mà Hồ Chí Minh ghép vào chủ nghĩa dân tộc của ông (“từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa xã hội”) đã bộc lộ hết thực chất không tưởng và bất lực của nó. Trung thành mù quáng, căn cứ vào đó buộc thực tế phải uốn theo, Đảng Cộng sản Việt Nam đã biến sự chọn lựa của Hồ Chí Minh thành vật cản đường cho sự phát triển tự nhiên của đất nước.
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Sự thất bại của mô hình lêninít về phát triển cho những nước nghèo nàn, lạc hậu là quá rõ ràng. Do sự thúc ép của hàng loạt những nhân tố trong và ngoài nước, nhất là sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu, Đảng Cộng sản Việt Nam phải chấp nhận điều chỉnh đường đi, chuyển nền kinh tế “bao cấp, mệnh lệnh” hẳn sang kinh tế thị trường, mở cửa làm ăn với thế giới tư bản. Khái niệm “tư tưởng Hồ Chí Minh” đã ra đời trong tình hình đó như một thích ứng.
Nhưng xét kỹ thì đây không phải là sáng kiến hay ho gì lắm. Hồi Hồ Chí Minh còn sống, ông đã trả lời nhiều người rằng ông không có tư tưởng gì cả. Nếu có một người xứng đáng ở Á châu này thì đó chính là Mao Trạch Đông (chính vì vậy mà Điều lệ Đảng Đại hội II đã ghi: chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Mao trạch Đông, phong cách Hồ Chí Minh). Đối với ông, khi chọn chủ nghĩa Lenin rồi, đó đã là tất cả, là cái “cẩm nang thần kỳ” có thể giải quyết được mọi chuyện trên đời, chẳng cần phải nhọc công tìm kiếm làm gì nữa. Nói do ông khiêm tốn có lẽ chỉ một phần, chính yếu là do có óc thực tế, ông biết rằng mình không thể nào nắm tóc mình để tự đưa lên cao được. Gán cho ông điều ông không có và không muốn có, những đệ tử của ông chỉ làm cái công việc lợi dụng như họ đã từng bất chấp di chúc của ông khi cho ướp xác và xây lăng cho ông.
Sự lợi dụng đó cũng không phải là đắc sách lắm. Nó chẳng có tác dụng làm cho chủ nghĩa Marx-Lenin được phát triển hay bổ sung thêm. Đó chỉ là một bước lùi ý thức hệ đi cùng với bước lùi về kinh tế, hoàn toàn chỉ có ý nghĩa thực dụng: phải tìm cách làm dịu đi những giáo điều đã bị thời gian chứng minh là không tưởng, bất lực, sắt máu mà ai cũng biết như công hữu về tư liệu sản xuất, chủ nghĩa tập thể, đấu tranh giai cấp, chuyên chính vô sản, quốc tế vô sản v.v… Và trong khi né tránh bớt những khái niệm đã mất giá ấy thì một số thuộc tính khác đã được nhấn mạnh hơn, ồn ào hơn: nào là yêu nước, truyền thống, độc lập, tự chủ, nào là nhân ái, thân dân, hoà hợp… toàn là những sản phẩm phương Đông và nội địa mềm mại, dịu dàng không có gì là ngoại lai, khắc nghiệt cả. Cái thủ đoạn thao tác lý sự ở đây cũng quá rõ ràng: trong hai thành phần được Hồ Chí Minh kết hợp lại trong sự chọn lựa của mình – chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa quốc tế vô sản – thì thành phần thứ nhất đã được đưa lên hàng chính diện để làm lu mờ bớt thành phần thứ hai đi.
Những người có ý hướng cải cách trong Đảng đã nhận ra thủ đoạn này. Họ đã chỉ ra được cái mưu tính thực sự của những nhà ý thức hệ chính thống: miệng nói Hồ Chí Minh nhưng hành động vẫn không khác gì Stalin và Mao Trạch Đông, chuyên chế, khắc nghiệt, giả dối, xảo quyệt. Sự chỉ trích không phải là vô căn cứ: Đảng chỉ dùng Hồ Chí Minh như cái bung xung chứ chẳng có thật lòng gì cả. Theo những người cải cách thì thật lòng là phải thay đổi triệt để phương thức lãnh đạo của Đảng: phải từ bỏ đường lối nửa vời, khập khiễng, từ bỏ hẳn chuyên chính vô sản và thực hiện dân chủ cho tương xứng với chính sách mở cửa và kinh tế thị trường. Chỉ với đường lối cải cách triệt để ấy, Đảng mới tạo ra những điều kiện tích cực để khắc phục những ruỗng nát nội tại, thúc đẩy đất nước phát triển nhanh chóng. Cũng theo những người cải cách thì sự thay đổi ấy không nằm ở đâu khác ngoài tư tưởng Hồ Chí Minh đích thực. Trong hình dung của họ, thực chất của Hồ Chí Minh là phi-Stalin và phi-Mao – một Hồ Chí Minh nhân đạo dân chủ!
Dù cho có ủng hộ cải cách, chúng ta thật khó lòng mà tìm được sự khách quan trong cách lập luận trên đây: nếu Hồ Chí Minh đối với những nhà ý thức hệ chính thống chỉ là một hình ảnh giả thì đối với những người cải cách, Hồ Chí Minh cũng không thật là bao nhiêu. Sự khác nhau giữa hai quan điểm chỉ là sự khác nhau về cách khai thác hai khía cạnh trong sự chọn lựa của Hồ Chí Minh: một bên nghiêng về phần quốc tế và vô sản, một bên lại nghiêng về phần quốc nội và dân tộc; một bên nghiêng về phần “chuyên chính vô sản” thì bên kia lại muốn loại bỏ nó. Cả hai đều làm biến dạng đi một Hồ Chí Minh đích thực: một người Việt Nam yêu nước, nhưng cũng là một người Việt Nam yêu nước theo phương thức của Lenin, một người đã đem lại cho đất nước sự tự chủ và thống nhất nhưng cũng lại là một người đã cho du nhập vào đất nước một học thuyết ngoại lai mà tác hại của nó còn kéo dài cho đến ngày nay chưa gỡ bỏ được.
Có thể cho rằng lập luận của những người cải cách chỉ là một cách trình bày mang tính chất kỹ thuật tranh đấu trong hoàn cảnh không có tự do tư tưởng, và nếu như vậy thì có lẽ sẽ không cần bàn luận thêm. Nhưng nếu trong chúng ta có ai thành thật tin rằng với chủ trương ấy, đất nước sẽ bước vào được một chế độ dân chủ hiểu theo nghĩa hiện đại thì chắc chắn sẽ có không ít người lên tiếng bày tỏ sự nghi ngờ: giả sử như có gạt đi hết tất cả những phần ngoại lai, ảo tưởng của Hồ Chí Minh về con đường tiến lên “chủ nghĩa xã hội” theo kiểu Lenin, thì Hồ Chí Minh vẫn không thể là ngọn cờ dân chủ được.
Ý kiến này thật đáng suy nghĩ. Mặc dù Hồ Chí Minh có nói nhiều đến dân chủ, nhưng quan niệm của ông vẫn rất xa lạ với cái nội dung mà thời hiện đại đã sản sinh ra nó, đặc biệt là cái tính chất giao ước trần tục của sự phân chia và kiểm soát quyền lực, căn cứ vào đó tổ chức và quản lý đời sống công cộng. Ông không biết gì đến tính chất độc lập của xã hội công dân đối với nhà nước, và ông cũng không hiểu tính chất quyết định làm nên nhà nước hiện đại là nhà nước phi thiên mệnh, nhà nước sinh ra từ pháp luật và tồn tại bằng pháp luật. Quan niệm của ông về mối tương quan giữa nhà nước và nhân dân vẫn là quan niệm của Nho giáo lý tưởng; cái loại nhân dân mà ông yêu mến vẫn chỉ là loại “xích tử” cần phải được dạy dỗ về luật trời và phép nước đồng thời lại phải biết lo cho họ về những chuyện “tương cà mắm muối” để sống trong yên ổn; còn nhà nước theo quan niệm của ông vẫn chỉ là thứ nhà nước của những người hiền, những bậc minh quân kiểu vua Nghiêu vua Thuấn đời xưa. Những gì ông nói về “pháp chế xã hội chủ nghĩa” hoặc “cán bộ là đầy tớ của nhân dân” cũng đều dựa trên cơ sở ấy. Chúng chỉ là những ý định tốt của những đấng, những bậc bề trên.
Sở dĩ ông chọn chủ nghĩa Lenin một cách vội vã và vô điều kiện như ta đã biết có lẽ là do ông đã trực giác được tính chất “bên trên” của cách mạng vô sản lêninít trong việc làm lại nước Nga với những tàn dư nặng nề của thời trung cổ. Là người dân chủ, hiểu rõ học thuyết Marx, nhưng tình thế đã buộc Lenin làm ngược lại tất cả nhưng gì mà Marx đã hình dung ra cho xã hội tương lai: thay vì để cho giai cấp vô sản tự mình trở thành nhà nước như trong Công xã Paris 1871 thì nhà nước Xô Viết lại phải đảm đương công việc giáo dục và tổ chức lại cái giai cấp vô sản đã tan tác và mất hết tính chất tiền phong sau cách mạng và nội chiến. Dự định khởi đầu là một lĩnh tụ dân chủ vô sản vượt xa nền dân chủ tư sản “hàng triệu lần”, cuối cùng, Lenin thừa nhận đã phải theo gương của một ông vua của thế kỷ 18 – Pierre Đại đế – công khai dùng độc tài để chống lại dã man, lạc hậu.
Cảm nhận của Lenin về sự không ăn khớp giữa chủ nghĩa Marx hậu hiện đại và nước Nga tiền hiện đại, Hồ Chí Minh hoàn toàn không hề biết đến, ông chỉ thấy trong những hành động độc tài của Lenin trách nhiệm tự nhiên của những minh quân thời trước, nay được hiện đại hoá qua khái niệm chuyên chính vô sản của Đảng Cộng sản: đó là một nền chuyên chế nhân đức và cách mạng, một nền chuyên chính vì nhân dân chứ không phải là cái gì khác. Cái lô-gích của vấn đề ở đây vẫn là cái lòng tốt từ trên ban xuống. Muốn được giải phóng, muốn có quyền lực, nhân dân phải hết lòng đi theo Đảng. Đại biểu cho quyền lợi lâu dài của nhân dân, Đảng được phép làm tất cả để tạo dựng nên cuộc đời mới cho họ. Sự chuyên chính của Đảng là sự chuyên chính của đám đông, của chính nghĩa, của khoa học, của chân lý, của cách mạng. Vì vậy phải tập trung quyền lực vào Đảng một cách tuyệt đối và vĩnh viễn, không chia với bất ai, không nhân nhượng với ai một mẩu xác tín nào về chân lý, ai có ý đi ngược lại thì chỉ là những lý lẽ của bọn thù địch với nhân dân cần phải thẳng tay trừng trị.
Với một quan niệm về quyền lực sắt thép như vậy, Lenin đã dọn đường cho Stalin vắt cạn sức lực của người dân để nhanh chóng đưa nước Nga vào con đường công nghiệp hoá, còn Hồ Chí Minh cùng với Đảng Cộng sản đã tích tụ được những hy sinh vô hạn của nhân dân để đánh bại nhiều thế lực xâm lược hung hãn, giành lại độc lập thống nhất cho Việt Nam. Nhưng còn về dân chủ, cùng với bao nhiêu thứ khác nữa mà các Đảng Cộng sản đã hứa sẽ đem lại cho nhân dân trước đây như bình đẳng, tự do, hạnh phúc v.v… tất cả đều vẫn chỉ là những lời hứa, và tệ hơn nữa, về sau này đã biến thành những lời dối trá đơn thuần. “Chuyên chính vô sản”, “chuyên chính nhân dân” bây giờ đã trở thành chuyên chính với giai cấp vô sản, chuyên chính với nhân dân. Hiện tượng suy thoái này, vào cuối đời mình Lenin đã mơ hồ nhận ra như một bi kịch, nhưng ở Hồ Chí Minh, mọi việc dường như đã êm xuôi như ván đã đóng thuyền, cứ thế lướt sóng mà đi, từ bây giờ cho đến cả muôn đời con cháu mai sau!
Bài học của người anh hùng
Gần một thế kỷ đã qua, cùng với những biến chuyển lớn lao trên thế giới và đất nước, hình ảnh Hồ Chí Minh đối với dân tộc Việt Nam đã không còn như xưa nữa. Tính chất lý tưởng, cao vời mà Đảng Cộng sản đã cố sức tô vẽ cho một Hồ Chí Minh thần thánh đã không chống đỡ nổi cho những sự việc tầm thường, sai lầm của một Hồ Chí Minh thực tế: càng cố thần thánh hoá ông bao nhiêu lại càng gây ra tác dụng ngược lại bấy nhiêu. Thoả đáng nhất là nhìn ông với những gì ông có, một cách hiện thực.
Mặc dù tên tuổi của Hồ Chí Minh gắn liền với những gì làm nên cái gọi là “Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” ngày nay, thiết nghĩ không nên đồng hoá tên ông với toàn bộ chế độ. Thế giới đã có những kinh nghiệm tương tự. K. Marx không phải là không có liên quan đến cái thực thể gọi là “chủ nghĩa xã hội” ở Liên Xô, nhưng đổ mọi sai lầm của Liên Xô lên đầu K. Marx là hoàn toàn không đúng. Mối quan hệ giữa Lenin và Stalin cũng có những điểm cần phân tích theo chiều hướng đó. Trường hợp Hồ Chí Minh đối với chế độ chính trị hiện tại ở Việt Nam có đặc biệt hơn nhưng cũng cần biết rằng hình ảnh của ông đã bị chế độ tô vẽ bằng mọi cách để huyễn hoặc quần chúng.
Cũng đừng quên rằng những gì làm nên đặc trưng của Hồ Chí Minh là vai trò của ông trong thời kỳ chống ngoại xâm, một giai đoạn lịch sử rất đặc biệt của thế kỷ 20, giai đoạn mà việc đấu tranh giành độc lập không thể tách rời việc chọn lựa một ý thức hệ. Cần chú ý ghi nhận đặc biệt này: trong khi vấn đề độc lập là quá rõ ràng về ý nghĩa thì vấn đề ý thức hệ trong thời hiện đại lại chứa đầy cạm bẫy và phức tạp. Những cái hay cái dở không phải lúc nào cũng hiển hiện ngay từ đầu. Những gì tạm thời chưa được chấp nhận chưa hẳn đã sai, những gì mang đến thắng lợi chưa hẳn đã là đúng. Hơn nữa, sự sai/ đúng cũng không phải lúc nào cũng như nhau: đúng lúc này có thể sai lúc khác; xem tất cả sự sai/ đúng một cách trừu tượng, bất dịch rồi căn cứ vào đó để tâng bốc quá trớn hoặc kết án nghiệt ngã – một lần là xong – là quá đơn giản. Thái độ ấy không thích hợp cho những tiếp cận khách quan về lịch sử.
Nhìn tổng thể về thế kỷ 20, tôi cho rằng Hồ Chí Minh là một anh hùng lớn của Việt Nam trong thời kỳ chống các thế lực thực dân. Những gì mà thế giới biết đến Việt Nam một cách tích cực cho đến nay vẫn là sự kiện Hồ Chí Minh đánh bại các thế lực xâm lược hiện đại, giành được độc lập cho dân tộc. Thiết tưởng dù chính kiến có khác nhau như thế nào đi nữa người ta cũng không thể phủ nhận được tính chất hiển nhiên của các sự kiện ấy. Có thể với nhiều người, ở những nơi nào đó, việc đánh nhau giành độc lập ấy thật sự chẳng có gì quan trọng lắm đối với cuộc sống, nhưng đối với đông đảo những người Việt Nam, từ xưa cho đến nay, điều đó lại là một trong nhiều lý do để sống, không thể coi như không có.
Thời trai trẻ, tôi quý trọng Hồ Chí Minh là do ông đã tô đậm cái tình cảm tự nhiên đó trong tôi để tôi biết trách nhiệm với đất nước. Nhưng cũng chính vì tình cảm và trách nhiệm ấy mà khi tóc đã bạc rồi, tôi không còn có thể mù quáng tin vào ông nữa. Hồ Chí Minh chỉ là một nhân vật của lịch sử, còn đất nước là chuyện của muôn đời: không thể cột chặt vận mệnh đất nước vào sự chọn lựa bất toàn của một con người, dù đó là một anh hùng. Tốt nhất vẫn là ghi nhận tất cả những chuyện đúng sai của ông một cách bình thản, hy vọng chỉ có như thế mới rút ra được những bài học hữu ích cho những thế hệ đi sau.
Đối với tôi, sự chọn lựa ý thức hệ cho đất nước của Hồ Chí Minh là bài học đáng suy ngẫm hơn cả. Tất cả đều là những ý định “làm điều tốt” nhưng tất cả đều thiếu cái chiều sâu của sự phản tỉnh triết học. Là sự chọn lựa vội vàng từ đầu và cũng là sự trung thành mù quáng về sau. Lầm lũi đi theo ông, giắt theo mình cái gói hành trang của những ý định ấy, không biết thường xuyên quay đầu nghiêm khắc nhìn lại, không có gì bảo đảm để chúng ta không vấp lại những sai lầm của ông – đẩy cái đám đông nhân dân mà mình muốn đưa lên thiên đàng xuống chín tầng địa ngục! Nhất là những ý định tự cho là duy nhất đúng đắn, cần được bảo vệ quyết liệt bằng một định chế quyền lực cũng tự cho là duy nhất đúng đắn.
Tôi nghĩ rằng bài học ấy không chỉ đáng suy ngẫm cho những người xưng tụng ông mà còn cho cả những người chống ông nữa.
Thư Nhà tháng 5-2001
© 2007 talawas--Những cái ưu của ông đã bộc lộ trong thời hoạt động bí mật, khi còn phải sống trong dân và phải nhờ dân che chở. Tính chất trong sạch lý tưởng, biết hy sinh vì nghĩa lớn của những người cộng sản theo con đường của ông hoàn toàn không phải chỉ là chuyện tuyên truyền. Cũng nhờ thái độ ấy mà Đảng đã được đa số nông dân ủng hộ, góp sinh mạng và tài sản cho cuộc tranh đấu chung. Việc chiến thắng nhiều đế quốc hùng mạnh đã từng đến thống trị Việt Nam không đơn thuần chỉ là vấn đề thủ đoạn, chiến thuật. Trên nhiều mặt, Đảng Cộng sản hơn hẳn những lực lượng chính trị yêu nước khác. Trong thời kỳ bị lệ thuộc, người dân có nhìn vào ông như kẻ “cứu độ” thì cũng không có gì đáng ngạc nhiên.
Những nhược điểm của sự chọn lựa của ông đã bộc lộ thật rõ rệt trong thời xây dựng hoà bình. Đấu tố, cải cách: phá hoại đến tận nền tảng đạo lý dân tộc. Hợp tác hoá: phản bội nông dân về ruộng đất. Chỉnh huấn: bơm máu đen vào cơ thể Đảng. Trấn áp, chà đạp trí thức văn nghệ sĩ: phản bội lời hứa về tự do văn hoá. Khoác lác về cái gọi là “dân chủ gấp triệu lần”, nhưng lại đè đầu cưỡi cổ nhân dân một cách rất tự nhiên như những cường hào. Làm mất hoàn toàn động lực về phát triển kinh tế qua chủ trương nhà nước hoá toàn bộ hoạt động sản xuất. Nói chung: giam hãm dân tộc trong cái ao tù chuyên quyền độc đoán, lạc hậu nghèo nàn.
Những sai lầm trên đây không phải là những “tồn tại” hoặc những “khuyết điểm” như Đảng đã giải thích. Chúng nằm ngay trong sự chọn lựa của Hồ Chí Minh – hợp nhất quá vội vàng giữa hai vấn đề hoàn toàn khác nhau về bản chất: giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội. Chân dép lốp mà đi vào vũ trụ. Một bên là dép lốp, một bên là vũ trụ; với dép lốp thì không thể đi vào vũ trụ được, nhưng ta cứ “thừa thắng xốc tới”, vì vậy mà bao nhiêu điều tàn tệ đã xảy ra. Cái ý thức hệ mácxít-lêninít mà Hồ Chí Minh ghép vào chủ nghĩa dân tộc của ông (“từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa xã hội”) đã bộc lộ hết thực chất không tưởng và bất lực của nó. Trung thành mù quáng, căn cứ vào đó buộc thực tế phải uốn theo, Đảng Cộng sản Việt Nam đã biến sự chọn lựa của Hồ Chí Minh thành vật cản đường cho sự phát triển tự nhiên của đất nước.
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Sự thất bại của mô hình lêninít về phát triển cho những nước nghèo nàn, lạc hậu là quá rõ ràng. Do sự thúc ép của hàng loạt những nhân tố trong và ngoài nước, nhất là sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu, Đảng Cộng sản Việt Nam phải chấp nhận điều chỉnh đường đi, chuyển nền kinh tế “bao cấp, mệnh lệnh” hẳn sang kinh tế thị trường, mở cửa làm ăn với thế giới tư bản. Khái niệm “tư tưởng Hồ Chí Minh” đã ra đời trong tình hình đó như một thích ứng.
Nhưng xét kỹ thì đây không phải là sáng kiến hay ho gì lắm. Hồi Hồ Chí Minh còn sống, ông đã trả lời nhiều người rằng ông không có tư tưởng gì cả. Nếu có một người xứng đáng ở Á châu này thì đó chính là Mao Trạch Đông (chính vì vậy mà Điều lệ Đảng Đại hội II đã ghi: chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Mao trạch Đông, phong cách Hồ Chí Minh). Đối với ông, khi chọn chủ nghĩa Lenin rồi, đó đã là tất cả, là cái “cẩm nang thần kỳ” có thể giải quyết được mọi chuyện trên đời, chẳng cần phải nhọc công tìm kiếm làm gì nữa. Nói do ông khiêm tốn có lẽ chỉ một phần, chính yếu là do có óc thực tế, ông biết rằng mình không thể nào nắm tóc mình để tự đưa lên cao được. Gán cho ông điều ông không có và không muốn có, những đệ tử của ông chỉ làm cái công việc lợi dụng như họ đã từng bất chấp di chúc của ông khi cho ướp xác và xây lăng cho ông.
Sự lợi dụng đó cũng không phải là đắc sách lắm. Nó chẳng có tác dụng làm cho chủ nghĩa Marx-Lenin được phát triển hay bổ sung thêm. Đó chỉ là một bước lùi ý thức hệ đi cùng với bước lùi về kinh tế, hoàn toàn chỉ có ý nghĩa thực dụng: phải tìm cách làm dịu đi những giáo điều đã bị thời gian chứng minh là không tưởng, bất lực, sắt máu mà ai cũng biết như công hữu về tư liệu sản xuất, chủ nghĩa tập thể, đấu tranh giai cấp, chuyên chính vô sản, quốc tế vô sản v.v… Và trong khi né tránh bớt những khái niệm đã mất giá ấy thì một số thuộc tính khác đã được nhấn mạnh hơn, ồn ào hơn: nào là yêu nước, truyền thống, độc lập, tự chủ, nào là nhân ái, thân dân, hoà hợp… toàn là những sản phẩm phương Đông và nội địa mềm mại, dịu dàng không có gì là ngoại lai, khắc nghiệt cả. Cái thủ đoạn thao tác lý sự ở đây cũng quá rõ ràng: trong hai thành phần được Hồ Chí Minh kết hợp lại trong sự chọn lựa của mình – chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa quốc tế vô sản – thì thành phần thứ nhất đã được đưa lên hàng chính diện để làm lu mờ bớt thành phần thứ hai đi.
Những người có ý hướng cải cách trong Đảng đã nhận ra thủ đoạn này. Họ đã chỉ ra được cái mưu tính thực sự của những nhà ý thức hệ chính thống: miệng nói Hồ Chí Minh nhưng hành động vẫn không khác gì Stalin và Mao Trạch Đông, chuyên chế, khắc nghiệt, giả dối, xảo quyệt. Sự chỉ trích không phải là vô căn cứ: Đảng chỉ dùng Hồ Chí Minh như cái bung xung chứ chẳng có thật lòng gì cả. Theo những người cải cách thì thật lòng là phải thay đổi triệt để phương thức lãnh đạo của Đảng: phải từ bỏ đường lối nửa vời, khập khiễng, từ bỏ hẳn chuyên chính vô sản và thực hiện dân chủ cho tương xứng với chính sách mở cửa và kinh tế thị trường. Chỉ với đường lối cải cách triệt để ấy, Đảng mới tạo ra những điều kiện tích cực để khắc phục những ruỗng nát nội tại, thúc đẩy đất nước phát triển nhanh chóng. Cũng theo những người cải cách thì sự thay đổi ấy không nằm ở đâu khác ngoài tư tưởng Hồ Chí Minh đích thực. Trong hình dung của họ, thực chất của Hồ Chí Minh là phi-Stalin và phi-Mao – một Hồ Chí Minh nhân đạo dân chủ!
Dù cho có ủng hộ cải cách, chúng ta thật khó lòng mà tìm được sự khách quan trong cách lập luận trên đây: nếu Hồ Chí Minh đối với những nhà ý thức hệ chính thống chỉ là một hình ảnh giả thì đối với những người cải cách, Hồ Chí Minh cũng không thật là bao nhiêu. Sự khác nhau giữa hai quan điểm chỉ là sự khác nhau về cách khai thác hai khía cạnh trong sự chọn lựa của Hồ Chí Minh: một bên nghiêng về phần quốc tế và vô sản, một bên lại nghiêng về phần quốc nội và dân tộc; một bên nghiêng về phần “chuyên chính vô sản” thì bên kia lại muốn loại bỏ nó. Cả hai đều làm biến dạng đi một Hồ Chí Minh đích thực: một người Việt Nam yêu nước, nhưng cũng là một người Việt Nam yêu nước theo phương thức của Lenin, một người đã đem lại cho đất nước sự tự chủ và thống nhất nhưng cũng lại là một người đã cho du nhập vào đất nước một học thuyết ngoại lai mà tác hại của nó còn kéo dài cho đến ngày nay chưa gỡ bỏ được.
Có thể cho rằng lập luận của những người cải cách chỉ là một cách trình bày mang tính chất kỹ thuật tranh đấu trong hoàn cảnh không có tự do tư tưởng, và nếu như vậy thì có lẽ sẽ không cần bàn luận thêm. Nhưng nếu trong chúng ta có ai thành thật tin rằng với chủ trương ấy, đất nước sẽ bước vào được một chế độ dân chủ hiểu theo nghĩa hiện đại thì chắc chắn sẽ có không ít người lên tiếng bày tỏ sự nghi ngờ: giả sử như có gạt đi hết tất cả những phần ngoại lai, ảo tưởng của Hồ Chí Minh về con đường tiến lên “chủ nghĩa xã hội” theo kiểu Lenin, thì Hồ Chí Minh vẫn không thể là ngọn cờ dân chủ được.
Ý kiến này thật đáng suy nghĩ. Mặc dù Hồ Chí Minh có nói nhiều đến dân chủ, nhưng quan niệm của ông vẫn rất xa lạ với cái nội dung mà thời hiện đại đã sản sinh ra nó, đặc biệt là cái tính chất giao ước trần tục của sự phân chia và kiểm soát quyền lực, căn cứ vào đó tổ chức và quản lý đời sống công cộng. Ông không biết gì đến tính chất độc lập của xã hội công dân đối với nhà nước, và ông cũng không hiểu tính chất quyết định làm nên nhà nước hiện đại là nhà nước phi thiên mệnh, nhà nước sinh ra từ pháp luật và tồn tại bằng pháp luật. Quan niệm của ông về mối tương quan giữa nhà nước và nhân dân vẫn là quan niệm của Nho giáo lý tưởng; cái loại nhân dân mà ông yêu mến vẫn chỉ là loại “xích tử” cần phải được dạy dỗ về luật trời và phép nước đồng thời lại phải biết lo cho họ về những chuyện “tương cà mắm muối” để sống trong yên ổn; còn nhà nước theo quan niệm của ông vẫn chỉ là thứ nhà nước của những người hiền, những bậc minh quân kiểu vua Nghiêu vua Thuấn đời xưa. Những gì ông nói về “pháp chế xã hội chủ nghĩa” hoặc “cán bộ là đầy tớ của nhân dân” cũng đều dựa trên cơ sở ấy. Chúng chỉ là những ý định tốt của những đấng, những bậc bề trên.
Sở dĩ ông chọn chủ nghĩa Lenin một cách vội vã và vô điều kiện như ta đã biết có lẽ là do ông đã trực giác được tính chất “bên trên” của cách mạng vô sản lêninít trong việc làm lại nước Nga với những tàn dư nặng nề của thời trung cổ. Là người dân chủ, hiểu rõ học thuyết Marx, nhưng tình thế đã buộc Lenin làm ngược lại tất cả nhưng gì mà Marx đã hình dung ra cho xã hội tương lai: thay vì để cho giai cấp vô sản tự mình trở thành nhà nước như trong Công xã Paris 1871 thì nhà nước Xô Viết lại phải đảm đương công việc giáo dục và tổ chức lại cái giai cấp vô sản đã tan tác và mất hết tính chất tiền phong sau cách mạng và nội chiến. Dự định khởi đầu là một lĩnh tụ dân chủ vô sản vượt xa nền dân chủ tư sản “hàng triệu lần”, cuối cùng, Lenin thừa nhận đã phải theo gương của một ông vua của thế kỷ 18 – Pierre Đại đế – công khai dùng độc tài để chống lại dã man, lạc hậu.
Cảm nhận của Lenin về sự không ăn khớp giữa chủ nghĩa Marx hậu hiện đại và nước Nga tiền hiện đại, Hồ Chí Minh hoàn toàn không hề biết đến, ông chỉ thấy trong những hành động độc tài của Lenin trách nhiệm tự nhiên của những minh quân thời trước, nay được hiện đại hoá qua khái niệm chuyên chính vô sản của Đảng Cộng sản: đó là một nền chuyên chế nhân đức và cách mạng, một nền chuyên chính vì nhân dân chứ không phải là cái gì khác. Cái lô-gích của vấn đề ở đây vẫn là cái lòng tốt từ trên ban xuống. Muốn được giải phóng, muốn có quyền lực, nhân dân phải hết lòng đi theo Đảng. Đại biểu cho quyền lợi lâu dài của nhân dân, Đảng được phép làm tất cả để tạo dựng nên cuộc đời mới cho họ. Sự chuyên chính của Đảng là sự chuyên chính của đám đông, của chính nghĩa, của khoa học, của chân lý, của cách mạng. Vì vậy phải tập trung quyền lực vào Đảng một cách tuyệt đối và vĩnh viễn, không chia với bất ai, không nhân nhượng với ai một mẩu xác tín nào về chân lý, ai có ý đi ngược lại thì chỉ là những lý lẽ của bọn thù địch với nhân dân cần phải thẳng tay trừng trị.
Với một quan niệm về quyền lực sắt thép như vậy, Lenin đã dọn đường cho Stalin vắt cạn sức lực của người dân để nhanh chóng đưa nước Nga vào con đường công nghiệp hoá, còn Hồ Chí Minh cùng với Đảng Cộng sản đã tích tụ được những hy sinh vô hạn của nhân dân để đánh bại nhiều thế lực xâm lược hung hãn, giành lại độc lập thống nhất cho Việt Nam. Nhưng còn về dân chủ, cùng với bao nhiêu thứ khác nữa mà các Đảng Cộng sản đã hứa sẽ đem lại cho nhân dân trước đây như bình đẳng, tự do, hạnh phúc v.v… tất cả đều vẫn chỉ là những lời hứa, và tệ hơn nữa, về sau này đã biến thành những lời dối trá đơn thuần. “Chuyên chính vô sản”, “chuyên chính nhân dân” bây giờ đã trở thành chuyên chính với giai cấp vô sản, chuyên chính với nhân dân. Hiện tượng suy thoái này, vào cuối đời mình Lenin đã mơ hồ nhận ra như một bi kịch, nhưng ở Hồ Chí Minh, mọi việc dường như đã êm xuôi như ván đã đóng thuyền, cứ thế lướt sóng mà đi, từ bây giờ cho đến cả muôn đời con cháu mai sau!
Bài học của người anh hùng
Gần một thế kỷ đã qua, cùng với những biến chuyển lớn lao trên thế giới và đất nước, hình ảnh Hồ Chí Minh đối với dân tộc Việt Nam đã không còn như xưa nữa. Tính chất lý tưởng, cao vời mà Đảng Cộng sản đã cố sức tô vẽ cho một Hồ Chí Minh thần thánh đã không chống đỡ nổi cho những sự việc tầm thường, sai lầm của một Hồ Chí Minh thực tế: càng cố thần thánh hoá ông bao nhiêu lại càng gây ra tác dụng ngược lại bấy nhiêu. Thoả đáng nhất là nhìn ông với những gì ông có, một cách hiện thực.
Mặc dù tên tuổi của Hồ Chí Minh gắn liền với những gì làm nên cái gọi là “Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” ngày nay, thiết nghĩ không nên đồng hoá tên ông với toàn bộ chế độ. Thế giới đã có những kinh nghiệm tương tự. K. Marx không phải là không có liên quan đến cái thực thể gọi là “chủ nghĩa xã hội” ở Liên Xô, nhưng đổ mọi sai lầm của Liên Xô lên đầu K. Marx là hoàn toàn không đúng. Mối quan hệ giữa Lenin và Stalin cũng có những điểm cần phân tích theo chiều hướng đó. Trường hợp Hồ Chí Minh đối với chế độ chính trị hiện tại ở Việt Nam có đặc biệt hơn nhưng cũng cần biết rằng hình ảnh của ông đã bị chế độ tô vẽ bằng mọi cách để huyễn hoặc quần chúng.
Cũng đừng quên rằng những gì làm nên đặc trưng của Hồ Chí Minh là vai trò của ông trong thời kỳ chống ngoại xâm, một giai đoạn lịch sử rất đặc biệt của thế kỷ 20, giai đoạn mà việc đấu tranh giành độc lập không thể tách rời việc chọn lựa một ý thức hệ. Cần chú ý ghi nhận đặc biệt này: trong khi vấn đề độc lập là quá rõ ràng về ý nghĩa thì vấn đề ý thức hệ trong thời hiện đại lại chứa đầy cạm bẫy và phức tạp. Những cái hay cái dở không phải lúc nào cũng hiển hiện ngay từ đầu. Những gì tạm thời chưa được chấp nhận chưa hẳn đã sai, những gì mang đến thắng lợi chưa hẳn đã là đúng. Hơn nữa, sự sai/ đúng cũng không phải lúc nào cũng như nhau: đúng lúc này có thể sai lúc khác; xem tất cả sự sai/ đúng một cách trừu tượng, bất dịch rồi căn cứ vào đó để tâng bốc quá trớn hoặc kết án nghiệt ngã – một lần là xong – là quá đơn giản. Thái độ ấy không thích hợp cho những tiếp cận khách quan về lịch sử.
Nhìn tổng thể về thế kỷ 20, tôi cho rằng Hồ Chí Minh là một anh hùng lớn của Việt Nam trong thời kỳ chống các thế lực thực dân. Những gì mà thế giới biết đến Việt Nam một cách tích cực cho đến nay vẫn là sự kiện Hồ Chí Minh đánh bại các thế lực xâm lược hiện đại, giành được độc lập cho dân tộc. Thiết tưởng dù chính kiến có khác nhau như thế nào đi nữa người ta cũng không thể phủ nhận được tính chất hiển nhiên của các sự kiện ấy. Có thể với nhiều người, ở những nơi nào đó, việc đánh nhau giành độc lập ấy thật sự chẳng có gì quan trọng lắm đối với cuộc sống, nhưng đối với đông đảo những người Việt Nam, từ xưa cho đến nay, điều đó lại là một trong nhiều lý do để sống, không thể coi như không có.
Thời trai trẻ, tôi quý trọng Hồ Chí Minh là do ông đã tô đậm cái tình cảm tự nhiên đó trong tôi để tôi biết trách nhiệm với đất nước. Nhưng cũng chính vì tình cảm và trách nhiệm ấy mà khi tóc đã bạc rồi, tôi không còn có thể mù quáng tin vào ông nữa. Hồ Chí Minh chỉ là một nhân vật của lịch sử, còn đất nước là chuyện của muôn đời: không thể cột chặt vận mệnh đất nước vào sự chọn lựa bất toàn của một con người, dù đó là một anh hùng. Tốt nhất vẫn là ghi nhận tất cả những chuyện đúng sai của ông một cách bình thản, hy vọng chỉ có như thế mới rút ra được những bài học hữu ích cho những thế hệ đi sau.
Đối với tôi, sự chọn lựa ý thức hệ cho đất nước của Hồ Chí Minh là bài học đáng suy ngẫm hơn cả. Tất cả đều là những ý định “làm điều tốt” nhưng tất cả đều thiếu cái chiều sâu của sự phản tỉnh triết học. Là sự chọn lựa vội vàng từ đầu và cũng là sự trung thành mù quáng về sau. Lầm lũi đi theo ông, giắt theo mình cái gói hành trang của những ý định ấy, không biết thường xuyên quay đầu nghiêm khắc nhìn lại, không có gì bảo đảm để chúng ta không vấp lại những sai lầm của ông – đẩy cái đám đông nhân dân mà mình muốn đưa lên thiên đàng xuống chín tầng địa ngục! Nhất là những ý định tự cho là duy nhất đúng đắn, cần được bảo vệ quyết liệt bằng một định chế quyền lực cũng tự cho là duy nhất đúng đắn.
Tôi nghĩ rằng bài học ấy không chỉ đáng suy ngẫm cho những người xưng tụng ông mà còn cho cả những người chống ông nữa.
Thư Nhà tháng 5-2001
Bác Hồ và Trung Quốc damau
Nguyễn Tất Trung ♦ 26.05.2009
>>>>> Sau các bài của ông Dương Trung Quốc, Minh Thuyết, Lân Trung lại có cái nè... ớn quá đi thôi....LTS:Theo lời tự giới thiệu của tác giả, ông là một cán bộ hơn 44 năm tuổi đảng, hiện đã về hưu và sống ẩn dật tại thành phố mang tên Bác. Điều này, tuy vậy, không giúp khẳng định được tác giả Nguyễn Tất Trung có hay không có quan hệ máu mủ gì với Nguyễn Tất Thành!Trong mọi trường hợp, tạp chí Da Màu xin hân hạnh giới thiệu cùng bạn đọc bài “nhận định” thú vị của tác giả Nguyễn Tất Trung.
Gần đây, các thế lực thù địch của chế độ ta đã lợi dụng chủ nghĩa quốc gia cực đoan mù quáng để gây ra một phong trào chống Trung Quốc và cố tình tạo những mầm mống để suy giảm quyền lãnh đạo tối cao của Đảng và nhà nước. Để đối phó với bọn phản động, không gì hữu hiệu hơn là học tập kỹ càng lại tấm gương lịch sử của Bác Hồ vĩ đại, nhìn vào thực tại thế giới và chọn con đường đã do chính Bác di chúc lại.
Bác Hồ luôn luôn là một nhà quốc tế chủ nghĩa:
Trong suốt cuộc đời tận tụy hy sinh cho Đệ Tam Thế Giới của chủ nghĩa Cộng Sản, Bác Hồ luôn luôn đặt quyền lợi của nghĩa vụ quốc tế lên trên cái thiển cận hẹp hòi của quốc gia. Bác Hồ đã tích cực hoạt động cùng Cộng Sản Pháp để bành trướng cơ sở nơi đây, nhận huấn luyện ở Liên Xô để trở thành một cán bộ xuất sắc của Đệ Tam Quốc Tế, có mặt trong mọi chiến dịch diệt tư sản và phong kiến của Trung Quốc. Nhờ những công lao đóng góp không ngưng nghỉ này, một khi Cộng Sản Việt Nam phất cờ đứng dậy, các anh em Cộng Sản quốc tế đã sẵn sàng hỗ trợ đắc lực cho chiến thắng của chúng ta. Dù chúng ta đã hy sinh nhiều triệu người để dẹp tan bọn quốc gia miền Nam và quan thầy Pháp và Mỹ, không có Đệ Tam Quốc Tế, chúng ta đã không có ngày nay. Bác Hồ đã nhìn xa trông rộng, ngay khi còn là một thanh niên, để hiểu về yếu tố tất thắng tự nhiên của chủ nghĩa Cộng Sản theo đúng sách lược của Mác Lê. Để chủ nghĩa quốc gia bén rễ ở xứ sở này là đi ngược lại lời căn dặn của Bác Hồ. Ngay cả đồng chí Lê Duẩn cũng hiểu rõ nhiệm vụ thiêng liêng của dân tộc khi tuyên bố vào năm 1976 là “chúng ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc và chúng ta đã thành công trong việc cắm lá cờ quốc tế Mác Lê trên toàn cõi Việt Nam.”
Người Cộng Sản chân chính phải là một người của quốc tế:
Bản Tuyên Ngôn Của Cộng Sản do Mác viết vào 161 năm về trước (24.2.1848) nói rõ về mục tiêu tối hậu của mọi người cộng sản là xây dựng một xã hội vô sản chuyên chính, xóa bỏ mọi giai cấp bất công, mọi tài sản gây giàu nghèo. Tất cả đồng chí không phân biệt quốc gia chủng tộc cùng đoàn kết, dùng bạo lực để tận diệt bọn phát xít tư bản và trưởng giả.
Năm 1919, Komintern Đệ Tam Quốc Tế được thành lập để thống nhất đội binh vô sản quốc tế dưới sự chỉ huy của một bộ tư lệnh toàn quyền về cơ chế, mục tiêu và đường lối. Theo điều 17, các đảng thành phần của Đệ Tam Quốc Tế chỉ là những chi bộ của Komintern, một tổ chức quốc tế, không chấp nhận những khác biệt quốc gia. Đồng chí Lê Nin nói rõ rằng nhiệm vụ duy nhất của người cộng sản là thực hiện cách mạng vô sản quốc tế, thiết lập một Cộng Hòa Xô Viết quốc tế, và từ bỏ mọi tư tưởng cải lương, tinh thần quốc gia, cũng như chấp nhận bạo động và độc tài vô sản. Đồng chí Lê Nin còn đòi hỏi người cộng sản phải tuyệt đối tôn trọng kỷ luật vì vi phạm kỷ luật là phản bội giới công nhân vô sản.
Bác Hồ và toàn thể cán bộ lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam đã xác quyết không biết bao lần về sự trung thành tuyệt đối với đường lối và mục tiêu của Đệ Tam Quốc Tế. Chủ thuyết “Tam Vô” là nền tảng căn bản của mọi suy nghĩ của người Cộng Sản chân chính: vô tổ quốc, vô gia đình, vô tôn giáo.
Nguồn cội của dân tộc Việt là Trung Quốc:
Không hiểu rõ con người cộng sản, bọn quốc gia trưởng giả đã đem lá bài chống Trung Quốc mong làm sai lạc tầm nhìn của dân tộc. Họ quên rằng nguồn gốc của dân Việt khởi thủy ở sông Dương Tử của Trung Quốc. Xét cho kỹ, chúng ta thực sự là người Hán và tổ tiên chúng ta còn Trung Quốc hơn cả những sắc dân thiểu số của Trung Quốc như người Tây Tạng, người Tân Cương, người Hồi, người Mông. Như Bác Hồ đã tuyên bố, ta và Trung Quốc như môi và răng, sông liền sông, núi liền núi, hai mà một; chúng ta là một gia đình, một đảng bộ, một chí hướng, một con đường.
Bọn quốc gia trưởng giả đem chuyện Trường Sa, Tây Sa ra để gây chia rẽ. Bọn chúng quên rằng hơn 3 ngàn năm lịch sử, Việt Nam là một phần của Trung Quốc, không chia rời. Lá rụng về cội: một ngày nào đó không xa, anh em Việt Nam và Trung Quốc sẽ lại trùng phùng và gia đình lại sum họp vui vẻ bên nhau. Chúng ta sẽ cùng nhau hãnh diện là người Trung Quốc, chia xẻ nền văn hóa Trung Quốc và sát cánh tranh đấu cho chế độ vô sản chuyên chính. Tương lai của Việt Nam là tương lai của Trung Quốc, hay ngược lại.
Bác Hồ biết rất rõ ơn nghĩa của anh em Trung Quốc:
Trong hành trình đấu tranh cho Đệ Tam Quốc Tế, không lúc nào là Bác Hồ không yêu thương Trung Quốc. Bác học tiếng Quan Thoại thật thuần thục để viết những bài thơ đầu tiên trong tù tặng anh em Trung Quốc. Bác nói rằng người anh hùng thần tượng của Bác là Bác Mao. Trong chiến tranh chống Pháp và Mỹ, Bác cư xử rất khiêm tốn lễ độ với các cố vấn Trung Quốc, và nhờ thế, Trung Quốc đã giúp chúng ta thật nhiều, từ vũ khí binh lính, đến sách lược chiến trường. Tình yêu của Bác dành cho Trung Quốc là yếu tố quyết định trong chiến thắng vĩ đại. Không có sự chỉ huy tài tình của tướng Vệ Quốc Chinh thì làm sao chúng ta có được Điện Biên Phủ trong sử sách.
Tấm gương khiêm tốn lễ độ và yêu thương của Bác Hồ với các đồng chí Trung Quốc phải được truyền rộng khắp đất nước ta để toàn dân học tập và tuân thủ. Tấm gương này sẽ xóa tan mọi hiềm khích giữa hai bên để Việt Nam chóng trở về với Trung Quốc và thực sự thành một chi bộ tốt của Đệ Tam Quốc Tế, bên cạnh người anh cả Trung Quốc. Nhà thơ Chế Lan Viên đã tỏ rõ chân lý của trí tuệ sáng ngời khi ông giáng bút:
“Bác Mao không ở đâu xa
Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao”.
Trung Quốc sẽ là một siêu cường trong 10 năm nữa:
Nhờ cơn khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện tại, siêu cường tư bản Mỹ đã suy thoái trầm trọng, đúng như lời tiên đoán của Mác Lê. Lãnh đạo đế chế Cộng Sản mới là người anh em đồng chí Trung Quốc của ta. Nhiều nhà kinh tế đã gọi thế kỷ 21 là thế kỷ của Trung Quốc. Ngay cả Liên Xô, sau khi bị tư bản xâm chiếm, đã bắt đầu chính sách mới, trở lại với Đệ Tam Quốc Tế. Ngọn cờ đỏ của Cộng Sản sẽ tràn ngập mọi ngả đường của thế giới. Gia nhập đế chế mới của Trung Quốc là một hành động thức thời không khác gì ngày Bác Hồ qua Liên Xô năm 1920 để trở thành một cán bộ tài ba của Đệ Tam Quốc Tế.
Không những về chính trị, Trung Quốc còn có thể đem lại cho Việt Nam những no ấm về kinh tế, như đã giúp đỡ người Tây Tạng nâng cao mức sống từ năm 1952 sau khi Tây Tạng gia nhập cộng đồng Trung Quốc. Vì nghĩa vụ quốc tế, trong 10 năm trở lại đây, Trung Quốc đã đầu tư tiền và người vào biết bao dự án lớn nhỏ của Việt Nam. Mới nhất là dự án bô xít ở Tây Nguyên, nơi Trung Quốc sẽ đầu tư hơn 15 tỷ đô la Mỹ và cung cấp toàn bộ khoa học công nghệ và chuyên gia cho dự án.
Nhìn lại lịch sử Việt Nam, văn hóa Khổng Mạnh là cột trụ của xã hội, từ triều đình đến thôn xóm. Văn hóa Việt Nam thực sự không hiện hữu, mà là một cóp nhặt hoàn toàn từ Trung Quốc. Ngay cả hiện tại, dù nằm dưới ách đô hộ của Pháp Mỹ cả trăm năm qua, người Việt cũng đã biết về nguồn và mọi chương trình văn hóa nghệ thuật phổ thông đều có xuất xứ từ Trung Quốc. Những tập tục cư xử của người Việt trong xã hội hiện tại cũng rập khuôn Trung Quốc.
Tóm lại, Việt Nam thực sự là Trung Quốc về mọi mặt: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục. Bọn quốc gia cực đoan, theo Mỹ học làm trưởng giả kiểu kinh tế thị trường, không thể biến cải định lý này. Người Cộng Sản phải vạch mặt chỉ tên những lũ phản động này. Theo gương Bác Hồ vĩ đại, người Việt phải đứng trong hàng ngũ của đế chế mới do Trung Quốc lãnh đạo. Chúng ta sẽ hãnh diện về nguồn, làm một phần không thể tách rời của văn minh Trung Quốc.
Nguyễn Tất Trung
Sẽ giám sát chặt khai thác bôxit (tt). Bô-xít: TKV phải tính lại vốn đầu tư (vnn).
VIỆT NAM - Tuần báo The First Post quan tâm đến "cuộc chiến" của tướng Giáp chống dự án bauxit Tây Nguyên
Quan điểm của Tướng Võ Nguyên Giáp chống lại dự án này ngày càng thu hút công luận quốc tế. Hôm qua, tạp chí trên mạng The First Post đã cho đăng một bài viết dài về sự kiện mà tờ báo gọi là ''Trận đánh cuối cùng của Tướng Giáp''
ĐHY Gioan B. Phạm Minh Mẫn: ''Vì môi trường là tài nguyên dành cho mọi người, nên không thể... huỷ hoại môi trường"
Bauxite Tây Nguyên: Trung Quốc nói có, Việt Nam nói không
trang bauxitevietnam.info: Chalieco cùng đầu tư xây dựng nhà máy alumina ở Việt Nam.
+ TKV cần nghiên cứu kỹ hơn (TBKTSG).
+ Thấy gì qua bản Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội về vấn đề bauxite? (bauxitevietnam.info).
+ Ai đã “bật đèn xanh” để lao động phổ thông (chui) Trung Quốc vào Tân Rai (bauxitevietnam).
+ Thái độ của Trung Quốc khiến vòng đàm phán khoáng sản vẫn bị “treo” (Vitinfo).
ĐHY Gioan B. Phạm Minh Mẫn: ''Vì môi trường là tài nguyên dành cho mọi người, nên không thể... huỷ hoại môi trường"
Lá thư Mục tử
trang bauxitevietnam.info: Chalieco cùng đầu tư xây dựng nhà máy alumina ở Việt Nam.
+ TKV cần nghiên cứu kỹ hơn (TBKTSG).
+ Thấy gì qua bản Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội về vấn đề bauxite? (bauxitevietnam.info).
+ Ai đã “bật đèn xanh” để lao động phổ thông (chui) Trung Quốc vào Tân Rai (bauxitevietnam).
Công chứng viên Hà Nội muốn lập hiệp hội
Tại Hội nghị về tổ chức và hoạt động của Tổ chức hành nghề công chứng được Sở Tư pháp Hà Nội tổ chức sáng nay (28/5), nhiều công chứng viên từ 39 văn phòng công chứng (VPCC - công chứng tư) bày tỏ mong muốn tăng cường sự liên kết chia sẻ thông tin và tiến tới thành lập Hiệp hội công chứng của thành phố. <<<:: ủng hộ 2 chân 2 tay >>>>
Theo Ân Xá Quốc Tế, Việt Nam tiếp tục hạn chế tự do ngôn luận và đàn áp người bất đồng chính kiến
Trong bản báo cáo thường niên, tổ chức Ân Xá Quốc Tế ghi nhận là trong năm qua, có ít nhất 11 nhà ly khai, dù đấu tranh ôn hoà nhưng cũng bị kết án tù. Đa số là cảm tình viên của khối 8604 hay các nhóm hoạt động nhân quyền khác
----------------------------
----------------------------
Hội Văn Bút Quốc tế (PEN International) và Tổ chức Quốc tế tranh đấu cho tự do ngôn luận IFEX (International Freedom of Expression Exchange) vừa đồng loạt lên tiếng cho trường hợp ông Điếu Cày - Nguyễn Hoàng Hải và Cô Phạm Thanh Nghiên.
Được biết, từ tháng 04/2009, ông Điếu Cày mặc dù chỉ bị kết án vì tội danh trốn thuế tại Sài Gòn, vẫn bị đưa về trại giam Cái Tàu, U Minh thuộc tỉnh Cà Mau. Đây là trại giam ở nơi tận cùng đất nước, điều kiện khắc nghiệt, phương tiện giao thông để gia đình thăm nuôi rất khó khăn. Hành động này của nhà cầm quyền Việt Nam chứng tỏ họ cố tình lưu đày một người yêu nước và hạn chế việc chăm sóc của gia đình ông.
Trường hợp của cô Phạm Thanh Nghiên cũng rất bi đát. Cho đến bây giờ sau 6 tháng bị giam cầm vì làm đơn xin biểu tình không được nhà nước cho phép và cô đã tọa kháng tại gia. Đến nay, mẹ và anh trai cô cũng chưa được đi thăm. Không biết tình hình hiện tại cô ra sao.
Cùng ta cũng biết, ngày 08/5 vừa qua tại Geneva, Việt Nam phải ra trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc để điều trần về nhân quyền. Việt Nam đã bị nhiều nước cáo buộc về những hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Họ đã phải thú nhận những sai sót nhưng đổ tội cho cấp dưới và vẫn cho rằng các báo cáo là vô căn cứ và thiếu thiện chí với Việt Nam. Gần đây nhất, Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ ra Nghị quyết đòi đưa Việt Nam trở vào trong danh sách các nước cần đặc biệt quan tâm (CPC) với mục tiêu "gửi thông điệp rằng tình trạng hiện tại ở Việt Nam là không thể chấp nhận được".
Bản tiếng Anh của Pen International:
The Writers in Prison Committee (WiPC) of International PEN is alarmed by reports that imprisoned writers Nguyen Hoang Hai and Pham Thanh Nghien (f) are at risk of ill-treatment, in poor health, and denied full access to family visits. They are part of a group of writers who were detained during a crackdown against peaceful dissent in Vietnam in August and September 2008. International PEN continues to call for their immediate and unconditional release in accordance with Article 19 of the United Nations International Covenant of Civil and Political Rights to which Vietnam is a signatory. It seeks assurances of their well being, urges that they are given full access to all necessary medical care and are allowed family visits as a matter of urgency. Được biết, từ tháng 04/2009, ông Điếu Cày mặc dù chỉ bị kết án vì tội danh trốn thuế tại Sài Gòn, vẫn bị đưa về trại giam Cái Tàu, U Minh thuộc tỉnh Cà Mau. Đây là trại giam ở nơi tận cùng đất nước, điều kiện khắc nghiệt, phương tiện giao thông để gia đình thăm nuôi rất khó khăn. Hành động này của nhà cầm quyền Việt Nam chứng tỏ họ cố tình lưu đày một người yêu nước và hạn chế việc chăm sóc của gia đình ông.
Trường hợp của cô Phạm Thanh Nghiên cũng rất bi đát. Cho đến bây giờ sau 6 tháng bị giam cầm vì làm đơn xin biểu tình không được nhà nước cho phép và cô đã tọa kháng tại gia. Đến nay, mẹ và anh trai cô cũng chưa được đi thăm. Không biết tình hình hiện tại cô ra sao.
Cùng ta cũng biết, ngày 08/5 vừa qua tại Geneva, Việt Nam phải ra trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc để điều trần về nhân quyền. Việt Nam đã bị nhiều nước cáo buộc về những hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Họ đã phải thú nhận những sai sót nhưng đổ tội cho cấp dưới và vẫn cho rằng các báo cáo là vô căn cứ và thiếu thiện chí với Việt Nam. Gần đây nhất, Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ ra Nghị quyết đòi đưa Việt Nam trở vào trong danh sách các nước cần đặc biệt quan tâm (CPC) với mục tiêu "gửi thông điệp rằng tình trạng hiện tại ở Việt Nam là không thể chấp nhận được".
Bản tiếng Anh của Pen International:
According to PEN's information, there are particular concerns for the welfare of two writers who remain detained following a crackdown on peaceful protests carried out by dissidents during August and September 2008. They are:
- Nguyen Hoang Hai (pen name: Dieu Cay), an independent journalist and blogger, sentenced on 10 September 2008 to two and a half years' imprisonment by a Court at Ho Chi Minh city for alleged ‘tax fraud', although he is widely believed to be targeted for his criticism of the Vietnamese government. On 1 April 2009, Nguyen Hoang Hai's family were told that he had been transferred to Cai Tau prison, in U Minh, which is nine hours from where the family lives and where it is difficult to obtain a visitor's permit. There are reports that Cai Tau prison is notorious for the brutal treatment of prisoners and alleged corruption. The family believes that Nguyen Hoang Hai was transferred there to limit the frequency of their visits, and are very concerned for his well-being.
- Pham Thanh Nghien (f), Internet writer and independent journalist, detained without charge since 11 November 2008. She is believed to be held under Article 88 of the Criminal Code on charges of ‘propaganda against the state', but has not yet been brought to trial. When arrested, she was reportedly suffering from severe migraines due to previous beatings by local authorities in the streets near her home. Pham Thanh Nghien's family has not been able to visit her since her arrest, and they have no information on her health.
Two of the seven writers still in prison as a result of the Vietnamese government's severe crackdown on peaceful dissidents last August and September are being denied visitation rights and are prone to ill treatment, warns International PEN's Writers in Prison Committee (WiPC). WiPC is asking you to write a letter to the authorities to demand their release.
On 1 April, the family of Nguyen Hoang Hai, better known by the pseudonym Dieu Cay, discovered the writer and activist had been transferred from Saigon to Cai Tau in U Minh, a prison that is not only nine hours away from the family but is also known for corruption and violent treatment of prisoners. In one recent case, a prisoner was beaten so badly by the prison warden he is now in a vegetative state, according to a report from the prisoner's family. Dieu Cay's family believes the transfer was meant to restrict their visits and is deeply concerned about his well-being.
Dieu Cay was sentenced to two and a half years in prison on tax fraud charges, after a closed trial, in September 2008. As Dieu Cay's tax fraud charges were brought down five days after his arrest and Vietnamese citizens accused of personal tax fraud can pay fines to avoid imprisonment, the case against Dieu Cay appears to be based on trumped-up charges. The internet blogger, who is the founder of the Free Journalists Club in Vietnam, is known for his critical stance of Vietnam's anti-democratic practices and human rights as well as China's foreign policy.
The family of Pham Thanh Nghien, an independent online journalist, is also very concerned about the state of Nghien's health. Nghien was arrested in November 2008 for alleged "propaganda against the state" and has yet to face a trial. At the time of her arrest, Nghien suffered severe migraines related to previous beatings by local authorities. Her current condition is unknown as Nghien's family has been denied access to her.
To write a letter to Vietnamese authorities expressing concern about the treatment of Nghien and Dieu Cay, and demanding the immediate and unconditional release of all those detained for exercising their right to free expression, follow the instructions on
WiPC's website