-- Tự do báo chí ở Việt Nam vẫn xếp hạng 175/180
2016-04-20
Việt Nam vẫn bị xếp hạng 175/180 trong phúc trình thường niên về tự do báo chí thế giới của Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới RSF, công bố hôm thứ Tư 20 tháng 4.
Tự do báo chí của Việt Nam sa sút
“Dù vẫn giữ vị trí 175/180 như năm 2015 song phải nói là tình trạng tự do báo chí ở Việt Nam có phần tệ hơn năm ngoái nữa.”
Trên đây là nhận định của ông Benjamin Ismail chuyên trách khu vực Châu Á Thái Bình Dương trong tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới, trụ sở tại Paris, Pháp. Ông Benjamin nói thêm:
“Lãnh vực tự do thông tin và tự do báo chí của Việt Nam sa sút đáng kể, những hành động bắt giữ, sách nhiễu bloggers và các nhà báo công dân tiếp tục xảy ra, điển hình như vụ việc Nguyễn Hữu Vinh tức blogger Anh Ba Sàm và trường hợp luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài sau này.
Dù vẫn giữ vị trí 175/180 như năm 2015 song phải nói là tình trạng tự do báo chí ở Việt Nam có phần tệ hơn năm ngoái nữa.
-Benjamin Ismail
Thông tin độc lập cũng như thông tin tự do là những cái không thể có trong một xã hội nằm dưới sự kiểm soát của một đảng cộng sản như Việt Nam.
Một số các bloggers, tự đứng ra thành lập nhóm của họ, đã bị truy bức một cách đáng sợ. Không những thế, gia đình vợ con của họ còn bị đánh đập dã man bởi công an mặc thường phục hoặc đôi khi bởi bọn côn đồ được thuê mướn. Mục đích của những hành dộng đó nhằm đe dọa và tìm cớ để buộc tội những ai đang bị công an để mắt tới.”
Từ Thụy Sĩ, nhà ngoại giao Nguyễn Xương Hùng, đào tị trong lúc đi công tác tại Thụy Sĩ hồi năm 2013, nhận định:
“Tôi cho rằng sự xem xét của một tổ chức như Phóng Viên Không Biên Giới về thứ hạng 175 thì chắc họ cũng đã có những dữ liệu nhất định để có thể đi đến việc xếp hạng 175/180.
175/180 thì năm ngoái cũng thế và năm nay cũng thế, không nói lên được gì nhiều, nhưng thực tế chúng ta cũng phải khẳng định với nhau rằng không tôn trọng quyền tự do báo chí và không tôn trọng nhân quyền ở Việt Nam là tình trạng hết sức trầm trọng thời gian vừa qua bởi những việc mà Phóng Viên Không Biên Giới vừa dẫn chứng.
Chúng ta cũng nên tôn trọng sự đánh giá của Phóng Viên Không Biên Giới. Sự xếp hạng 175/180 về vấn đề tôn trọng nhân quyền cũng rất là xứng đáng với đất nước Việt Nam mình trong cộng đồng quốc tế, thật xấu hổ cho những ai mà lãnh đạo một đất nước như vậy. Dù 175, 176 hay 177 hoặc xuống 174 thì cũng là một sự xấu hổ.”
Việt Nam che dấu thông tin?
Đáng lẽ thứ hạng còn phải tệ hơn bởi vì những thông tin ở Việt Nam đến với quốc tế bị che dấu theo rất nhiều cách, và những thông tin mà quốc tế biết được về Việt Nam thì chỉ là một phần thôi.
-Blogger Nguyễn Lân Thắng
Theo nhận xét của blogger kiêm nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Lân Thắng ở trong nước, có vẻ như RSF Phóng Viên Không Biên Giới không nắm rõ tình hình thực tế ở Việt Nam lắm:
“Có lẽ là Phóng Viên Không Biên Giới không có những thông tin mới nhất cũng như không có đầy đủ thông tin về Việt Nam, 175 là con số mà nó không phản ảnh đúng thực tế. Đáng lẽ thứ hạng còn phải tệ hơn bởi vì những thông tin ở Việt Nam đến với quốc tế bị che dấu theo rất nhiều cách, và những thông tin mà quốc tế biết được về Việt Nam thì chỉ là một phần thôi.
Tự do báo chí, tự do ngôn luận ở Việt Nam phải nói là bị đàn áp một cách khủng khiếp nhưng mà lại hết sức là tinh vi. Họ không bao giờ lấy những vấn đề liên quan đến tự do báo chí hay tự do ngôn luận để họ đàn áp những người thực hiện việc đó mà họ dùng những cách khác, thậm chí là gài bẫy, để đưa những người đang thực hiện các quyền tự do ngôn luận tự do báo chí vào những điều họ có thể bẫy để trừng phạt những người này.”
Ông Benjamin Ismail chuyên trách khu vực Châu Á Thái Bình Dương trong tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới. Photo courtesy of DLB.
Trở lại với phúc trình tự do báo chí 2016 của Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới, người chuyên trách Châu Á Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam, ông Benjamin Ismail, khẳng định:
“Điều tôi muốn bày tỏ với những người đang tham gia các xã hội dân sự, những nhóm thông tin độc lập trên mạng ở Việt Nam bất kể sự kiểm duyệt soát gắt gao từ nhà cầm quyền, là Phóng Viên Không Biên Giới tiếp tục và đang sẵn sàng vận động dư luận của cộng đồng thế giới hầu tạo áp lực lên chính phủ Việt Nam.
Trên bình diện kinh tế thì chúng ta biết rằng Việt Nam đang rất muốn bước vào TPP Hiệp Định Đối Tác Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương do Hoa Kỳ chủ xướng. Chúng tôi sẽ tiếp tục lưu ý chính giới Hoa Kỳ rằng nếu họ muốn Việt Nam trở thành đối tác TPP thì Mỹ nên thúc đẫy Hà Nội cải thiện nhân quyền trong đó có quyền tự do thông tin và tự do báo chí. Phải có tự do, đặc biệt tự do báo chí, Việt Nam mới có thể gia nhập TPP như cả Wahington và Hà Nội mong muốn.”
Đó là về Việt Nam, còn về thế giới thì phúc trình thường niên 2016 của RSF Phóng Viên Không Biên Giới, qua phát biểu của Tổng thư ký Christophe Deloire với hãng tin AFP, là có sự xuống cấp về tự do báo chí trên toàn thế giới mà Châu Mỹ La Tinh là khu vực đặc biệt quan tâm.
Vẫn theo Phóng Viên Không Biên Giới, nguyên nhân tự do báo chí sa sút ở Châu Mỹ đến từ điều gọi là một thời kỳ mới về chiến lược tuyên truyền của các nhà độc tài.
-Việt Nam là một trong 10 nước kiểm duyệt báo chí nhiều nhất thế giới
Trong một tuần lễ có đến hai blogger bị bắt giữ, mà hai người này lại là những người có ý kiến phản biện ôn hòa trên trang blog của họ.
Một tổ chức truyền thông đưa Việt Nam vào danh sách 10 quốc gia kiểm duyệt khắt khe nhất thế giới. Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ), đặt trụ sở ở Mỹ, xếp Việt Nam thứ sáu trong danh sách. Tổ chức này phân tích toàn bộ truyền thông ở Việt Nam, theo luật, ...
CPJ công bố danh sách 10 nước hạn chế truyền thông nhiều nhấtVOA Tiếng Việt-
Nhanh thật --- xem bài này: Hà Nội phạt tiền 2 thành viên ttvnol.com. Và bây giờ:
10 Worst Countries to be a Blogger
BBC đưa, Ủy ban Bảo vệ các Nhà báo (Committee for Protection of Journalists - CPJ) vừa công bố danh sách 10 quốc gia mà tổ chức này cho là 'Khó khăn nhất đối với các blogger', trong đó Việt Nam đứng thứ sáu.
Các quốc gia này là Miến Điện, Iran, Syria, Cuba, Ả rập Saudi, Việt Nam, Tunisia, Trung Quốc, Turkmenistan và Ai Cập.
Đáng chú ý là Việt Nam nay bị cho là hạn chế giới blogger hơn cả Trung Quốc.
....
CPJ nhận định, tại nhiều quốc gia Trung Đông và châu Á, sự lan truyền của mạng internet ngày càng rộng và chính quyền phản hồi bằng cách cũng tăng cường trấn áp mạng.
Giám đốc điều hành tổ chức này, ông Joel Simon, nhật xét: "Các blogger đứng trên tuyến đầu trong cuộc cách mạng thông tin và con số của họ ngày càng tăng".
"Thế nhưng các chính phủ cũng nhanh chóng học cách sử dụng công nghệ để chống lại các blogger thông qua việc kiểm duyệt và sàng lọc trên mạng, hạn chế tiếp cận internet và tìm kiếm các dữ liệu cá nhân."
"Nếu các việc trên không thành, chính quyền (một số nước) bỏ tù một vài blogger để làm gương cho cả cộng đồng mạng, buộc họ hoặc phải im lặng, hoặc phải tự kiểm duyệt."
Việt Nam và Trung Quốc, nơi văn hóa blog đang phát triển mạnh, cũng là hai quốc gia mà CPJ cho là thuộc diện tồi tệ nhất trong việc kiểm soát và hạn chế blog ở Á châu.
Ông Simon nói "các nhóm vận động tự do ngôn luận, các chính phủ, cộng đồng mạng và các công ty công nghệ cần hiệp sức với nhau để bảo vệ quyền lợi của các blogger trên toàn cầu".
Việt Nam được CPJ nhận định là nơi mà các blogger đang bù vào khoảng trống các nguồn tin độc lập mà báo chí chính thống trong nước để lại. Tuy nhiên, chính quyền phản ứng bằng cách gia tăng các quy định.
"Chính phủ Việt Nam đã yêu cầu các công ty công nghệ quốc tế như Yahoo, Google, và Microsoft cung cấp thông tin cá nhân về các blogger đang sử dụng dịch vụ của họ."
"Tháng Chín năm ngoái, ông Nguyễn Văn Hải, hay blogger Điếu Cày, đã bị bỏ tù 30 tháng vì tội trốn thuế nhưng các điều tra của CPJ cho thấy ông bị trừng phạt chính vì viết blog."
CPJ chỉ ra một bằng chứng rõ ràng cho việc hạn chế blog của chính phủ Việt Nam là quyết định hồi tháng 10/2008 thành lập cơ quan riêng thuộc Bộ Thông tin-Truyền thông nhằm quản lý internet.
Hồi tháng Ba 2009, Tổ chức Phóng viên không Biên giới (RSF) cũng đưa ra danh sách 12 quốc gia 'thù nghịch với internet', trong có Việt Nam.
Danh sách của CPJ được đưa ra nhân ngày Tự do Báo chí Thế giới 03/05 nhằm đấu tranh chống nạn trấn áp trên mạng internet. Theo CPJ, trong năm 2008, con số các nhà báo mạng và blogger bị bỏ tù lần đầu tiên đã vượt qua con số các nhà báo cho ấn bản in.
Cũng nhân ngày Tự do Báo chí Thế giới, tổ chức Freedom House tại Hoa Kỳ cũng ra phúc trình cho hay lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, tự do báo chí tại tất cả các châu lục đều xuống cấp.
2016-04-20
Việt Nam vẫn bị xếp hạng 175/180 trong phúc trình thường niên về tự do báo chí thế giới của Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới RSF, công bố hôm thứ Tư 20 tháng 4.
Tự do báo chí của Việt Nam sa sút
“Dù vẫn giữ vị trí 175/180 như năm 2015 song phải nói là tình trạng tự do báo chí ở Việt Nam có phần tệ hơn năm ngoái nữa.”
Trên đây là nhận định của ông Benjamin Ismail chuyên trách khu vực Châu Á Thái Bình Dương trong tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới, trụ sở tại Paris, Pháp. Ông Benjamin nói thêm:
“Lãnh vực tự do thông tin và tự do báo chí của Việt Nam sa sút đáng kể, những hành động bắt giữ, sách nhiễu bloggers và các nhà báo công dân tiếp tục xảy ra, điển hình như vụ việc Nguyễn Hữu Vinh tức blogger Anh Ba Sàm và trường hợp luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài sau này.
Dù vẫn giữ vị trí 175/180 như năm 2015 song phải nói là tình trạng tự do báo chí ở Việt Nam có phần tệ hơn năm ngoái nữa.
-Benjamin Ismail
Thông tin độc lập cũng như thông tin tự do là những cái không thể có trong một xã hội nằm dưới sự kiểm soát của một đảng cộng sản như Việt Nam.
Một số các bloggers, tự đứng ra thành lập nhóm của họ, đã bị truy bức một cách đáng sợ. Không những thế, gia đình vợ con của họ còn bị đánh đập dã man bởi công an mặc thường phục hoặc đôi khi bởi bọn côn đồ được thuê mướn. Mục đích của những hành dộng đó nhằm đe dọa và tìm cớ để buộc tội những ai đang bị công an để mắt tới.”
Từ Thụy Sĩ, nhà ngoại giao Nguyễn Xương Hùng, đào tị trong lúc đi công tác tại Thụy Sĩ hồi năm 2013, nhận định:
“Tôi cho rằng sự xem xét của một tổ chức như Phóng Viên Không Biên Giới về thứ hạng 175 thì chắc họ cũng đã có những dữ liệu nhất định để có thể đi đến việc xếp hạng 175/180.
175/180 thì năm ngoái cũng thế và năm nay cũng thế, không nói lên được gì nhiều, nhưng thực tế chúng ta cũng phải khẳng định với nhau rằng không tôn trọng quyền tự do báo chí và không tôn trọng nhân quyền ở Việt Nam là tình trạng hết sức trầm trọng thời gian vừa qua bởi những việc mà Phóng Viên Không Biên Giới vừa dẫn chứng.
Chúng ta cũng nên tôn trọng sự đánh giá của Phóng Viên Không Biên Giới. Sự xếp hạng 175/180 về vấn đề tôn trọng nhân quyền cũng rất là xứng đáng với đất nước Việt Nam mình trong cộng đồng quốc tế, thật xấu hổ cho những ai mà lãnh đạo một đất nước như vậy. Dù 175, 176 hay 177 hoặc xuống 174 thì cũng là một sự xấu hổ.”
Việt Nam che dấu thông tin?
Đáng lẽ thứ hạng còn phải tệ hơn bởi vì những thông tin ở Việt Nam đến với quốc tế bị che dấu theo rất nhiều cách, và những thông tin mà quốc tế biết được về Việt Nam thì chỉ là một phần thôi.
-Blogger Nguyễn Lân Thắng
Theo nhận xét của blogger kiêm nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Lân Thắng ở trong nước, có vẻ như RSF Phóng Viên Không Biên Giới không nắm rõ tình hình thực tế ở Việt Nam lắm:
“Có lẽ là Phóng Viên Không Biên Giới không có những thông tin mới nhất cũng như không có đầy đủ thông tin về Việt Nam, 175 là con số mà nó không phản ảnh đúng thực tế. Đáng lẽ thứ hạng còn phải tệ hơn bởi vì những thông tin ở Việt Nam đến với quốc tế bị che dấu theo rất nhiều cách, và những thông tin mà quốc tế biết được về Việt Nam thì chỉ là một phần thôi.
Tự do báo chí, tự do ngôn luận ở Việt Nam phải nói là bị đàn áp một cách khủng khiếp nhưng mà lại hết sức là tinh vi. Họ không bao giờ lấy những vấn đề liên quan đến tự do báo chí hay tự do ngôn luận để họ đàn áp những người thực hiện việc đó mà họ dùng những cách khác, thậm chí là gài bẫy, để đưa những người đang thực hiện các quyền tự do ngôn luận tự do báo chí vào những điều họ có thể bẫy để trừng phạt những người này.”
Ông Benjamin Ismail chuyên trách khu vực Châu Á Thái Bình Dương trong tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới. Photo courtesy of DLB.
Trở lại với phúc trình tự do báo chí 2016 của Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới, người chuyên trách Châu Á Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam, ông Benjamin Ismail, khẳng định:
“Điều tôi muốn bày tỏ với những người đang tham gia các xã hội dân sự, những nhóm thông tin độc lập trên mạng ở Việt Nam bất kể sự kiểm duyệt soát gắt gao từ nhà cầm quyền, là Phóng Viên Không Biên Giới tiếp tục và đang sẵn sàng vận động dư luận của cộng đồng thế giới hầu tạo áp lực lên chính phủ Việt Nam.
Trên bình diện kinh tế thì chúng ta biết rằng Việt Nam đang rất muốn bước vào TPP Hiệp Định Đối Tác Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương do Hoa Kỳ chủ xướng. Chúng tôi sẽ tiếp tục lưu ý chính giới Hoa Kỳ rằng nếu họ muốn Việt Nam trở thành đối tác TPP thì Mỹ nên thúc đẫy Hà Nội cải thiện nhân quyền trong đó có quyền tự do thông tin và tự do báo chí. Phải có tự do, đặc biệt tự do báo chí, Việt Nam mới có thể gia nhập TPP như cả Wahington và Hà Nội mong muốn.”
Đó là về Việt Nam, còn về thế giới thì phúc trình thường niên 2016 của RSF Phóng Viên Không Biên Giới, qua phát biểu của Tổng thư ký Christophe Deloire với hãng tin AFP, là có sự xuống cấp về tự do báo chí trên toàn thế giới mà Châu Mỹ La Tinh là khu vực đặc biệt quan tâm.
Vẫn theo Phóng Viên Không Biên Giới, nguyên nhân tự do báo chí sa sút ở Châu Mỹ đến từ điều gọi là một thời kỳ mới về chiến lược tuyên truyền của các nhà độc tài.
-Việt Nam là một trong 10 nước kiểm duyệt báo chí nhiều nhất thế giới
Ngày 21 tháng 4 năm nay, Ủy ban bảo vệ Ký giả (CPJ) có trụ sở tại Hòa Kỳ, công bố danh sách 10 nước bị coi là kiểm duyệt nhiều nhất thế giới. Việt Nam là một trong 10 nước có tên trong danh sách. Việt Hà phỏng vấn nhà báo Shawn Crispin, phóng viên cao cấp khu vực Đông Nam Á, đại diện cho CPJ trong khu vực về báo cáo này. Trước hết nói về những tiêu chí mà CPJ sử dụng để quyết định đưa một nước vào danh sách những nước có kiểm duyệt nhiều nhất, nhà báo Shawn Crispin cho biết:
Shawn Crispin: danh sách những nước kiểm duyệt nhiều nhất dựa trên một loạt các tiêu chí khác nhau bao gồm sự thiếu vắng của truyền thông độc lập, liệu chính phủ có chặn các trang web hay không, có các hạn chế đối với những ghi âm và phát tán thông tin điện tử hay không, liệu có những giấy phép cho phép hành nghề báo chí không, có những hạn chế trong việc đi lại của phóng viên không, giới chức có giám sát một số những phóng viên và blogger nhất định ở Việt Nam hay không, liệu giới chức có cấm các phóng viên nước ngoài vào đưa tin không.
Đó là những loại tiêu chí mà chúng tôi sử dụng để đánh giá những nước nằm trong danh sách, và trong trường hợp Việt Nam thì đã có một loạt những vi phạm đối với một loạt những tiêu chí này. Điều này đã xảy ra trong một thời gian. Khi chúng tôi làm công tác đánh giá, chúng tôi thấy theo luật truyền thông mới vào năm 1999, tất cả các cơ sở truyền thông của Việt Nam phải hoạt động như là những cơ quan phát ngôn của đảng. Trong khi đó, chính phủ cấm sự xuất hiện của những cơ sở truyền thông độc lập. Đó là những tiêu chí mà chúng tôi sử dụng để đánh giá và Việt Nam có thiếu sót trên một loạt các tiêu chí này. Điều này đã khiến Việt Nam bị đưa vào danh sách.
Đó là những loại tiêu chí mà chúng tôi sử dụng để đánh giá những nước nằm trong danh sách, và trong trường hợp Việt Nam thì đã có một loạt những vi phạm đối với một loạt những tiêu chí này. Điều này đã xảy ra trong một thời gian. Khi chúng tôi làm công tác đánh giá, chúng tôi thấy theo luật truyền thông mới vào năm 1999, tất cả các cơ sở truyền thông của Việt Nam phải hoạt động như là những cơ quan phát ngôn của đảng. Trong khi đó, chính phủ cấm sự xuất hiện của những cơ sở truyền thông độc lập. Đó là những tiêu chí mà chúng tôi sử dụng để đánh giá và Việt Nam có thiếu sót trên một loạt các tiêu chí này. Điều này đã khiến Việt Nam bị đưa vào danh sách.
Việt Hà:
Vấn đề đàn áp tự do thông tin báo chí tại Việt nam đã được đề cập từ nhiều năm nay. Vậy trong báo cáo lần này, CPJ thấy có những điểm gì đáng chú ý tại Việt Nam so với trước đó?
Chúng tôi thấy theo luật truyền thông mới vào năm 1999, tất cả các cơ sở truyền thông của VN phải hoạt động như là những cơ quan phát ngôn của đảng. Trong khi đó, chính phủ cấm sự xuất hiện của những cơ sở truyền thông độc lập. Đó là những tiêu chí mà chúng tôi sử dụng để đánh giá và VN
Shawn Crispin
...Chúng tôi thấy theo luật truyền thông mới vào năm 1999, tất cả các cơ sở truyền thông của Việt Nam phải hoạt động như là những cơ quan phát ngôn của đảng. Trong khi đó, chính phủ cấm sự xuất hiện của những cơ sở truyền thông độc lập. Đó là những tiêu chí mà chúng tôi sử dụng để đánh giá và Việt Nam
Vấn đề đàn áp tự do thông tin báo chí tại Việt nam đã được đề cập từ nhiều năm nay. Vậy trong báo cáo lần này, CPJ thấy có những điểm gì đáng chú ý tại Việt Nam so với trước đó?
Chúng tôi thấy theo luật truyền thông mới vào năm 1999, tất cả các cơ sở truyền thông của VN phải hoạt động như là những cơ quan phát ngôn của đảng. Trong khi đó, chính phủ cấm sự xuất hiện của những cơ sở truyền thông độc lập. Đó là những tiêu chí mà chúng tôi sử dụng để đánh giá và VN
Shawn Crispin
...Chúng tôi thấy theo luật truyền thông mới vào năm 1999, tất cả các cơ sở truyền thông của Việt Nam phải hoạt động như là những cơ quan phát ngôn của đảng. Trong khi đó, chính phủ cấm sự xuất hiện của những cơ sở truyền thông độc lập. Đó là những tiêu chí mà chúng tôi sử dụng để đánh giá và Việt Nam
Shawn Crispin: điều mà chúng tôi đang có quan ngại gia tăng là việc chính phủ Việt Nam sử dụng điều 258 bộ luật hình sự cho phép việc bắt bỏ tù những phóng viên và blogger vì cáo buộc lạm dụng quyền tự do dân chủ. Chúng tôi để ý thấy đây là luật chống lại nhà nước và đã được sử dụng ngày càng nhiều đối với các nhà báo và blogger để bóp nghẹt và đe dọa họ với những án tù. Đã có những blogger bị bỏ tù theo điều luật này, với án tù lên đến 7 năm. Đây là một xu hướng đáng ngại đang gia tăng. Trước đó thì chính phủ hay sử dụng điều 79 bộ luật hình sự đối với nhà báo vì cáo buộc tuyên truyền chống phá nhà nước. Bây giờ họ sử dụng điều luât mới và nó cũng không rõ ràng, với mục đích để bóp nghẹt các nhà báo độc lập trong nước muốn chỉ trích. Nó được sử dụng ngày một nhiều đối với những blogger dũng cảm dám viết những bài mà truyền thông chính thống không viết. Đây là một xu hướng đáng lo ngại hơn theo như nghiên cứu của chúng tôi.
Việt Hà: theo báo cáo mới của CPJ, Việt Nam là một trong những nước bỏ tù nhà báo tồi tệ nhất thế giới với ít nhất 16 nhà báo đang bị giam giữ. Theo ông những biện pháp đàn áp gay gắt với tự do báo chí và các nhà báo như vậy của chính phủ có ảnh hưởng thế nào tới việc tiếp cận thông tin của người dân Việt Nam hiện nay?
Shawn Crispin: bất chấp những đàn áp mạnh mẽ đối với các blogger độc lập và một số nhà báo làm cho truyền thông chính thống nhưng muốn lên tiếng vượt qua giới hạn, bất chấp con số cao những nhà báo bị bỏ tù, vẫn có những blogger dũng cảm muốn dấn thân. Chúng tôi để ý thấy sự xuất hiện của một số các blog như Dân Làm Báo chẳng hạn đưa các tin về chính trị, nhân quyền và các vấn đề khác mà truyền thông chính thống tránh. Mặc dù chính phủ chặn trang web này trong nước nhưng người dân vẫn tìm được cách truy cập. Nhiều trang blog bị hạn chế mà người dân vẫn vào được. Cho nên rõ ràng đây là một công việc đầy nguy hiểm nhưng dường như những trang blog này đang cung cấp các phân tích và chỉ trích về chính trị vẫn đang thu hút được ngày càng đông độc giả, bất chấp những ngăn chặn từ chính phủ.
Điều mà chúng tôi đang có quan ngại gia tăng là việc chính phủ Việt Nam sử dụng điều 258 bộ luật hình sự cho phép việc bắt bỏ tù những phóng viên và blogger vì cáo buộc lạm dụng quyền tự do dân chủ. Chúng tôi để ý thấy đây là luật chống lại nhà nước và đã được sử dụng ngày càng nhiều
Shawn Crispin
Điều mà chúng tôi đang có quan ngại gia tăng là việc chính phủ Việt Nam sử dụng điều 258 bộ luật hình sự cho phép việc bắt bỏ tù những phóng viên và blogger vì cáo buộc lạm dụng quyền tự do dân chủ. Chúng tôi để ý thấy đây là luật chống lại nhà nước và đã được sử dụng ngày càng nhiều
Shawn Crispin
Việt Hà: với việc Việt Nam hội nhập với thế giới, gia nhập các diễn đàn, và chính Thủ tướng Việt Nam gần đây cũng đề cập đến quyền tiếp cận thông tin của người dân, đã có suy nghĩ cho rằng có thể đó là những dấu hiệu tích cực cho việc cởi mở hơn đối với vấn đề tự do thông tin và báo chí tại Việt Nam trong tương lai. Ông đánh giá thế nào về quan điểm này?
Shawn Crispin: đó đã là một mong muốn trong một thời gian. Việt nam đang dần dần hội nhập vào cộng đồng thương mại quốc tế trong 2 thập niên gần đây. Nhưng điều mà chúng tôi thấy là bất chấp sự mở cửa về kinh tế gia tăng, chính phủ do đảng cộng sản lãnh đạo vẫn duy trì sự kiểm soát chặt chẽ thông tin. Tự do dân chủ đã không đi đôi với tự do kinh tế. Tôi nghĩ nhiều người trước đó đã có hy vọng khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương Mại Thế giới (WTO), hòa nhập hơn vào thương mại toàn cầu thì sẽ dẫn đến sự tự do thông tin hơn trong nước nhưng nó đã không xảy ra. Dường như Việt Nam đang ngày càng theo chân Trung Quốc, tức là mở cửa kinh tế nhưng vẫn đàn áp thông tin. Việt nam đang theo chân Trung Quốc là nước cũng nằm trong danh sách 10 nước kiểm duyệt nhiều nhất thế giới và là nước bỏ tù nhiều phóng viên nhất trên thế giới vào năm ngoái.
Việt Hà: với việc đưa ra báo cáo lần này về Việt Nam, CPJ mong muốn đạt được điều gì trong việc giúp Việt Nam hướng tới con đường tự do báo chí và thông tin hơn?
Shawn Crispin: chúng tôi đã gióng lên tiếng chuông báo động về tình trạng đàn áp báo chí ở Việt Nam trong nhiều năm. Hy vọng của chúng tôi là bằng việc tiếp tục chiếu rọi ánh sáng vào sự đàn áp của chính quyền thì cuối cùng họ sẽ thay đổi. Chúng tôi nói chuyện với nhiều chính phủ phương tây, cố gắng cho họ thấy sự cần thiết phải khiến Việt Nam phải có tiến bộ trong tự do báo chí. Đây là điều mà chúng tôi đã làm công khai và không công khai. Hy vọng là với việc tiếp tục cất tiếng nói về vấn đề đàn áp tự do báo chí, cuối cùng Việt Nam sẽ thay đổi. Nhưng rất tiếc cho đến lúc này những nỗ lực này đối với Việt Nam vẫn chỉ có những ảnh hưởng rất hạn chế.
Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn.
-VN 'trong nhóm nước kiểm duyệt nhiều nhất'BBC Tiếng ViệtMột tổ chức truyền thông đưa Việt Nam vào danh sách 10 quốc gia kiểm duyệt khắt khe nhất thế giới. Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ), đặt trụ sở ở Mỹ, xếp Việt Nam thứ sáu trong danh sách. Tổ chức này phân tích toàn bộ truyền thông ở Việt Nam, theo luật, ...
CPJ công bố danh sách 10 nước hạn chế truyền thông nhiều nhấtVOA Tiếng Việt-
Nhanh thật --- xem bài này: Hà Nội phạt tiền 2 thành viên ttvnol.com. Và bây giờ:
10 Worst Countries to be a Blogger
BBC đưa, Ủy ban Bảo vệ các Nhà báo (Committee for Protection of Journalists - CPJ) vừa công bố danh sách 10 quốc gia mà tổ chức này cho là 'Khó khăn nhất đối với các blogger', trong đó Việt Nam đứng thứ sáu.
Các quốc gia này là Miến Điện, Iran, Syria, Cuba, Ả rập Saudi, Việt Nam, Tunisia, Trung Quốc, Turkmenistan và Ai Cập.
Đáng chú ý là Việt Nam nay bị cho là hạn chế giới blogger hơn cả Trung Quốc.
....
CPJ nhận định, tại nhiều quốc gia Trung Đông và châu Á, sự lan truyền của mạng internet ngày càng rộng và chính quyền phản hồi bằng cách cũng tăng cường trấn áp mạng.
Giám đốc điều hành tổ chức này, ông Joel Simon, nhật xét: "Các blogger đứng trên tuyến đầu trong cuộc cách mạng thông tin và con số của họ ngày càng tăng".
"Thế nhưng các chính phủ cũng nhanh chóng học cách sử dụng công nghệ để chống lại các blogger thông qua việc kiểm duyệt và sàng lọc trên mạng, hạn chế tiếp cận internet và tìm kiếm các dữ liệu cá nhân."
"Nếu các việc trên không thành, chính quyền (một số nước) bỏ tù một vài blogger để làm gương cho cả cộng đồng mạng, buộc họ hoặc phải im lặng, hoặc phải tự kiểm duyệt."
Việt Nam và Trung Quốc, nơi văn hóa blog đang phát triển mạnh, cũng là hai quốc gia mà CPJ cho là thuộc diện tồi tệ nhất trong việc kiểm soát và hạn chế blog ở Á châu.
Ngăn chặn cách mạng thông tin
Giám đốc CPJ Joel Simon phát biểu: "Chính phủ các nước trong danh sách trên đang tìm cách ngăn chặn cuộc cách mạng thông tin, và hiện giờ họ đang thành công".Ông Simon nói "các nhóm vận động tự do ngôn luận, các chính phủ, cộng đồng mạng và các công ty công nghệ cần hiệp sức với nhau để bảo vệ quyền lợi của các blogger trên toàn cầu".
Chính phủ các nước trong danh sách trên đang tìm cách ngăn chặn cuộc cách mạng thông tin, và hiện giờ họ đang thành công.
Giám đốc CPJ Joel Simon
"Chính phủ Việt Nam đã yêu cầu các công ty công nghệ quốc tế như Yahoo, Google, và Microsoft cung cấp thông tin cá nhân về các blogger đang sử dụng dịch vụ của họ."
"Tháng Chín năm ngoái, ông Nguyễn Văn Hải, hay blogger Điếu Cày, đã bị bỏ tù 30 tháng vì tội trốn thuế nhưng các điều tra của CPJ cho thấy ông bị trừng phạt chính vì viết blog."
CPJ chỉ ra một bằng chứng rõ ràng cho việc hạn chế blog của chính phủ Việt Nam là quyết định hồi tháng 10/2008 thành lập cơ quan riêng thuộc Bộ Thông tin-Truyền thông nhằm quản lý internet.
Hồi tháng Ba 2009, Tổ chức Phóng viên không Biên giới (RSF) cũng đưa ra danh sách 12 quốc gia 'thù nghịch với internet', trong có Việt Nam.
Danh sách của CPJ được đưa ra nhân ngày Tự do Báo chí Thế giới 03/05 nhằm đấu tranh chống nạn trấn áp trên mạng internet. Theo CPJ, trong năm 2008, con số các nhà báo mạng và blogger bị bỏ tù lần đầu tiên đã vượt qua con số các nhà báo cho ấn bản in.
Cũng nhân ngày Tự do Báo chí Thế giới, tổ chức Freedom House tại Hoa Kỳ cũng ra phúc trình cho hay lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, tự do báo chí tại tất cả các châu lục đều xuống cấp.