Ngày 2-6-2009
HÀ NỘI –Thế giới lại vang lên những lời chỉ trích mang tính nghi thức về những vụ thử vũ khí hạt nhân và tên lửa của Bắc Triều Tiên, thế nhưng các nhận thức của họ về việc này thì khác nhau.
Ở phương Tây, những vụ thử bắn thử phi đạn và vũ khí hạt nhân này được xem như là một mối đe doạ lớn cho việc cắt giảm và hạn chế những vũ khí hạt nhân cũng như gây sự hăm dọa đối với Nam Triều Tiên, Nhật Bản và thậm chí cả Hoa Kỳ. Ở nhiều nước phương Đông, những vụ này được nhìn nhận như là một thái đô thô bạo đối với phương Tây và như là một bước tiến trong nổ lực nhằm đạt được sức mạnh thành công hơn là một mối đe doạ đối với hòa bình.
Ngược lại, Biển Đông [Biển Nam Trung Hoa], nơi mà các quyền lợi của cường quốc lớn xung đột nhau, đang được nhìn nhận như có tính chất nguy hiểm cực độ hơn.
Cảm giác rất phổ biến tại châu Á thì cũng rất gần giống với cảm giác của Mỹ, Trung Quốc và Nhật, là Bắc Hàn không gây ra nhiều tổn hại thật sự. Ở những quốc gia nhỏ hơn, thì thậm chí còn có một thái độ ưa thich ngấm ngầm đối với hành động thách thức của Bắc Triều Tiên không phải chỉ trước Hoa Kỳ và Nhật mà còn thách thức cả Trung Quốc.
Trong khi với vấn đề phi hạt nhân và vũ khí hủy diệt, quan điểm của châu Á là tại sao lại lo ngại đối với Bắc Triều Tiên trong khi vấn đề bom [hạt nhân] của Pakistan lại không gặp sự phản ứng như vậy? Giống như vấn đề bom [hạt nhân] của Israel, trường hợp của Bắc Triều Tiên có ý nghĩa là họ phát triển quân sự mạnh mẻ vì lo sợ bị tấn công và là một dấu hiệu của sự cô lập. Chế độ đó có thể thật kinh khủng, song mục đích duy nhất của nó là sống sót.
Những quan điểm này có thể có chút ngây thơ, song có thể hiểu được, khi căn cứ rất nhiều vào màn giả vờ kêu cứu quanh vấn đề vũ trang của Bắc Triều Tiên và quá ít khả năng của phương Tây để ngăn chặn được chúng. Tại sao không bỏ qua việc theo đuổi sự chú ý vào Kim [Chính Nhật], mà hướng suy nghĩ vào châu Á có hơn không? Hãy để cho người Trung Quốc giải quyết chuyện Bắc Triều Tiên.
Trung Quốc vừa là người láng giềng gần gũi nhất, vừa là nước, do ngầm định và do đang cung cấp viện trợ lương thực và dầu lửa, đã cho phép Bắc Triều Tiên phát triển các loại vũ khí hạt nhân. Và ai là người phải lo sợ hơn từ một nước Triều Tiên thống nhất được trang bị vũ khí hạt nhân và hùng mạnh – Trung Quốc hay Hoa Kỳ?
Trung Quốc đã chăm sóc và nuôi dưỡng mối phiền toái nguy hiểm ngay trên ngưỡng cửa của chính họ và đã trao cho Nhật Bản lý lẽ để biện hộ cho việc xây dựng lực lượng phòng thù của mình. Bình Nhưỡng giờ đây là nan đề trước tiên của Trung Quốc.
Nếu như Hoa Kỳ ngưng nghĩ ra những mối đe doạ không có thật rằng họ “sẽ không cho phép” một Bình Nhưỡng có vũ khí nguyên tử, thì phần còn lại của thế giới sẽ nhìn thấy rõ ràng hơn nước Trung Quốc thiển cận đã và đang cố sử dụng Bắc Triều Tiên như là một lá bài để mặc cả với Hoa Kỳ, với mục đích rốt cục là kéo lực lượng quân sự của Mỹ ra khỏi Hàn Quốc.
Trong khi đó, điều quan trọng hơn cho an ninh Đông Á là sự hồi sinh của những tranh chấp trên Biển Đông. Mới đây có những tin tức cho thấy rằng Việt Nam đã mua sáu chiếc tàu ngầm và 12 chiến đấu cơ SU-30 của Nga trị giá 2,3 tỉ đô la. Điều này báo hiệu rằng bất chấp nhu cầu phải có những quan hệ kinh tế tốt đẹp với Trung Quốc, Việt Nam vẫn không có ý định để cho những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tồn tại trong tình trạng không bị phản đối.
Cuộc mua bán này là tiếp theo sau những hành động quấy rối của Trung Quốc đối với một chiếc tàu của Hải quân Hoa Kỳ ngoài biển Trung Quốc vào tháng Ba, vụ việc khởi nguồn từ một bất đồng lâu dài về “Vùng Đặc quyền Kinh tế” của Trung Quốc.
Cũng trong tháng Ba, Tổng thống Philippines Gloria Arroyo đã ký một bộ luật mô tả những yêu sách chủ quyền của Philippines trên những phần phía đông của vùng biển này. Mặc dù bộ luật chỉ đơn thuần thiết lập những đường cơ sở cho sự tồn tại của những yêu sách này, nhưng nó đã lôi kéo một hành động phản kháng tức thời từ Trung Quốc, nước đã gửi tới vùng biển này một số tàu chiến.
Tiếp đến là Thủ tướng Malaysia Abdullah Badawi đã thu hút những chỉ trích của Trung Quốc trước việc một lần nữa xác nhận những yêu sách chủ quyền của nước này trên Biển Đông bằng việc viếng thăm một hòn đảo đang tranh chấp. Ông cũng đã đi thăm Brunei và thiết lập nên nền tảng cho việc chấm dứt một mối tranh chấp trên biển bằng việc cho phép thăm dò những vùng biển bị Trung Quốc đòi chủ quyền.
Tuy nhiên, điều này chỉ là dấu hiệu của sự hợp tác giữa các thành viên trong khối Asean trên Biển Đông, dẫu cho họ cần phải hành động trong mối hòa hợp nếu như muốn chống lại những đòi hỏi của Bắc Kinh đối với toàn bộ vùng biển trải dài 2.000 km từ đại lục Trung Quốc cho tới các bờ biển của Malaysia và Philippines và tiến gần tới những mỏ dầu của Indonesia.
Năm 2002, các thành viên của Asean đã cùng Trung Quốc ký một Tuyên bố về Ứng xử [trên Biển Đông] nhằm tránh xung đột đối với những vùng có yêu sách chủ quyền chồng lấn lên nhau và để đẩy mạnh việc thăm dò khoáng sản chung. Tuy nhiên bản tuyên bố ban đầu chỉ thành công trong việc giảm bớt những căng thẳng, chứ không có hoạt động thăm dò chung và khối Asean vẫn bị chia rẽ.
Không có thành viên nào của khối Asean để lộ ý muốn ủng hộ Việt Nam trong việc đối đầu với những mối đe doạ của Trung Quốc chống lại việc thăm dò dầu lửa ngoài khơi của nước này, và cũng không có ai cho thấy họ sẵn sàng đưa ra một giải pháp mặt trận hợp nhất đối chọi với Trung Quốc.
Đối với Trung Quốc, vấn đề ở đây không phải chủ yếu là dầu lửa – thứ trầm tích có giá trị lớn đối với các nước nhỏ hơn chứ với Trung Quốc thì chỉ không đáng dính mép. Tầm quan trọng hàng đầu của biển là vấn đề chiến lược, mà nhiều người coi nó như là địa điểm đua tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ và các đồng minh của mình – bao gồm cả kẻ thù cũ là Việt Nam.
Cuộc tranh đấu để ngăn chặn việc vùng biển này trở thành một cái ao nhà của Trung Quốc sẽ dữ dội thêm nếu như Trung Quốc vô hiệu hóa Đài Loan, kẻ xoạc cẳng ngáng ngay cửa ngõ phía bắc của họ.
Cho nên trong khi những dòng tít lớn hàng đầu trên các báo đang la toáng lên về “những vũ khí Hạt nhân của BTT”[Bắc Triều Tiên], thì cuộc tranh đấu có ý nghĩa chiến lược lớn hơn đang mở xuống hướng nam.
Hiệu đính: Trần Hoàng
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009
————
New York Times:Crying Wolf--
-------------------------------------
China calls for dialogue, cooperation over South China Sea
In a meeting here with visiting Malaysian Prime Minister Najib Tun Razak on Wednesday, Wen said that the Declaration on the Code of Conduct on the South China Sea should be strictly followed.
Najib said that Malaysia has recognized the complexity of the issue of the South China Sea and would like to address the issue through friendly consultation under the guidance of international laws.
---------------
Trung Quốc mua hãng xe Hoa Kỳ (BBC).
Hoa Kỳ tiếp tục là nhà đầu tư có số vốn đăng ký lớn nhất vào Việt Nam (VOV)
+ Nhiều rủi ro dành cho Trung Quốc hơn Úc trong thương vụ Chinalco (bauxitevietnam.info).
- Thay đổi tư duy về biển (TBKTSG).
TQ xây đập, VN lo thiếu nước (BBC).
Việt Nam xếp thứ 39 về mức độ an bình trên thế giới (PLTPHCM).
- Xuất khẩu cao su, thủy sản sang Trung Quốc gặp khó (TBKTSG).
- Nghị định 115:Đơn vị khoa học phát triển mạnh nhờ tự chủ (VNN).
Mặt sau ga Hà Nội (LĐ 3-6-09)
Sân golf và cây lúa (SGTT 3-6-09)
--------------150 triệu trẻ em bị bóc lột tình dục
VOV News
Trong bản báo cáo này, các chuyên gia cho biết, mỗi năm có hàng nghìn trẻ em bị bán ra nước ngoài, với mục đích chủ yếu là bóc lột tình dục.
Thực tế, các chuyên gia của UNICEF cũng ghi nhận những tiến bộ đạt được trong lĩnh vực pháp lý nhằm bảo vệ trẻ em trên thế giới, thế nhưng tại một số quốc gia, các bộ luật này chưa được áp dụng triệt để. Ngoài ra, sự phát triển của Internet và công nghệ ghi hình cũng góp phần vào việc truyền bá và phát tán những hình ảnh khiêu dâm trẻ em dễ dàng hơn.
Theo đánh giá của các chuyên gia UNICEF, tại một số quốc gia, tình trạng khai thác, bóc lột tình dục trẻ em diễn ra khá phức tạp. Chẳng hạn, tại Philippines, trên 60.000 trẻ em là nạn nhân của nạn buôn bán tình dục. Tại Bangladesh, tuổi trung bình của trẻ em bị khai thác tình dục là 13. Trong khi đó, trên các bãi biển du lịch ở Kenya, có không dưới 15.000 trẻ em hành nghề mại dâm hàng ngày, mà khách hàng chủ yếu là khách du lịch tới từ các nước giàu.
Các nhà chức trách của UNICEF kêu gọi các quốc gia cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong chiến dịch chống lại nạn khai thác và bóc lột tình dục trẻ em./.
PV (từ Paris)-------------
Cuộc sống có nhiều lớp và tầng, giống như con cá, có loại ăn nước sâu, nước nông; giống như loài cây có loài vươn thẳng tít tắp trên cao, có loài bò dưới đất . May mắn thì chỉ có số ít tầng lớp thượng lưu được hưởng nắng gió trên cao, đâu phải cạnh tranh gì nhiều. Tầng lớp giữa thì chen nhau giành chút nắng gió . Loại thảo mộc bò lóp ngóp dưới đất mùn ẩm ướt biết hôm biết mai ......khổ sở... cuộc sống là đọa đày , có lẽ cũng không hiểu nổi kiếp người ....... Buôn người đúng là nỗi sỉ nhục của nhân loại mà vẫn tồn tại và phát triển trong thế kỷ 21 và chưa có dấu hiệu gì cho thấy nó sẽ chấm dứt (đáng buồn là ngược lại, vì lợi nhuận từ ngành kinh doanh bẩn thỉu này chỉ sau ma túy).
------------------------
????? Dr Tran chuyển về đây