Thứ Bảy, 13 tháng 6, 2009

199.Khu Đô Thị Mới do Trung Quốc đầu tư và xây dựng ở Lạng Sơn

199.Khu Đô Thị Mới do Trung Quốc đầu tư và xây dựng ở Lạng Sơn
Hy vọng, trong tương lai gần, VN sẽ có các dự án thành phố mới (hay China Town) mọc lên khắp cả nước.
Trần Hoàng
Trong khi từ đầu năm 2009 đến nay, cả nước lụi hụi lo chuyện bauxite ở Tây Nguyên, thì ở trên dãi đất cực bắc của tỉnh Lạng Sơn, nhà thầu Trung Quốc đã và đang tiến hành xây dựng Khu Đô Thị Nam Hoàng I.
“Dự án Khu đô thị Nam Hoàng Đồng I có tổng diện tích 51,1 ha* trên dải đất cực Bắc của thành phố Lạng Sơn đang được lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn tạo điều kiện để triển khai nhanh chóng”. Ngày 25-8-2008 cả hai phía đã cắt băng khánh thành để tiến hành xây dựng.

Nói 51 ha thì tưởng là nhỏ, nhưng thật ra, thành phố Hoa Kiều ở Lạng Sơn rất đồ sộ; có thể nói là lớn thứ nhì, sau thành phố Hoa Kiều ở Lào. Chúng ta thử tính xem sao. 1 ha là 10.000 mét vuông; 51,1 ha bằng 511.000 mét vuông; tức là bằng một miếng đất có chiều dài 1000 mét, chiều ngang 511 mét; hay tương đương với một khu đất hình chữ nhật, có chiều dài là 1 km và chiều rộng là 0,5 km. Đó chính là khu đô thị mới được xây dựng từ năm 2008, hoàn thành 2013, nhưng vốn được báo cáo là rất ít (500 tỉ đồng) để không phải thông qua Quốc Hội.
Việc xây dựng Khu Đô Thị Mới nầy “nhằm thực hiện Quyết định số 55 (ngày 28/4/2008) của Thủ tướng CP về phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng- Lạng Sơn và chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn thi hành.
Dự án Khu Đô Thị Mới rộng 511.000 mét vuông nầy do Trung Quốc bỏ tiền ra xây dựng và có một công ty Việt Nam trên giấy tờ là “làm chủ” công trình (nhưng không có tiền và không biết nghề xây dựng).
“Cty cổ phần SX &TM Lạng Sơn do ông Hồ Phi Dũng làm giám đốc cùng 2 công ty liên doanh của Trung Quốc có tên VN là Cty THHH Khai phát Trí nghiệp Hậu Nguyên và Cty HH Thương mại Thành Bá (Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây) đầu tư bằng vốn tự có.
“Dự án được thực hiện trong vòng 5 năm (từ nay đến hết năm 2013) gồm các khu công nghiệp, thương mại lớn, khu nhà ở kiểu mẫu, dịch vụ ẩm thực, vui chơi, giải trí, y tế, giáo dục. Dự án theo xu hướng thiết kế hiện đại gồm 6 khu vực công năng đầy đủ thỏa mãn nhu cầu phát triển của một thành phố lớn, bên cạnh đó có 6 quảng trường theo các chủ đề khác nhau mang sắc thái văn hoá bản địa.”
Ui mèn ơi! Vùng phía bắc ở Lạng Sơn dân Việt Nam nghèo khủng khiếp, bửa đói bửa no, và đa số làm nghề cửu vạn, tức là dùng sức người gánh hàng hóa vượt qua rừng núi để lãnh tiền công…thì lấy đâu ra tiền để vào các khu vui chơi giải trí?
Còn xây dựng “khu thương mại lớn” ở đó chẳng lẻ trong khu thương mại nầy sẽ chưng và bán hàng hóa Việt Nam để cho dân TQ vượt biên giới qua mua? Hay thực chất xây dựng khu thương mại nầy để chưng bày hàng hóa Trung Quốc được chuyển qua theo đường biên giới và người Việt đến mua để tiêu thụ hàng hóa giúp đỡ nền công nghiệp nhẹ TQ?
Và “khu nhà ở kiểu mẫu” thì để dành cho ai ở? Người Việt Nam nào ở vùng cực bắc tỉnh Lạng Sơn có đủ tiền để mua khu nhà kiểu mẫu nếu không phải là …
Trung Quốc xâm chiếm và lấn sâu vào biên giới Lào và biên giới Miến Điện trong suốt 15 năm qua (kể từ 1993) theo đúng như cách thức mà họ đang làm ở Lạng Sơn. Vậy, lẻ nào ta không nhìn thấy cái gương của 2 nước ấy đang bị người TQ di dân qua ở, đồng hóa về văn hóa, ngôn ngữ, và mất đất ở khu vực biên giới phía bắc của hai nước đó?
Khu Đô Thị Mới ở Lạng Sơn do Trung Quốc xây dựng diễn ra đúng y như Trần Hoàng đã cảnh giác vào mùa Hè 2008 trong bài nầy
chính sách đối ngoại giữa Trung quốc và Lào 2007-2009.

__________

Để viết bài trên, TH ghé thăm hai bạn trong Friend List của TH là Mẹ Nấm®Tran N và đọc được bài báo gốc dưới đây.

Một đô thị tạo diện mạo mới cho Lạng Sơn

Sáng 25/5 tại xã Hoàng Đồng (thành phố Lạng Sơn), UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức Lễ khởi công xây dựng đô thị Nam Hoàng Đồng I.
Lễ động thổ xây dựng Dự án Khu đô thị Nam Hoàng Đồng I
(xem hình trong link dưới bài nầy)
Dự án là một trong những công trình đầu tư trọng điểm của tỉnh nhằm thực hiện Quyết định số 55 (ngày 28/4/2008) của Thủ tướng CP về phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng- Lạng Sơn
Lạng Sơn được coi là đầu mối giao thông quan trọng nối liền hai nước Việt- Trung và là hành lang kinh tế quan trọng Nam Ninh (Trung Quốc)- Lạng Sơn- Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh. Chính vì vậy Dự án Khu đô thị Nam Hoàng Đồng I có tổng diện tích 51,1 ha trên dải đất cực Bắc của thành phố Lạng Sơn đang được lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn tạo điều kiện để triển khai nhanh chóng.
Dự án cũng nhận được sự đồng thuận của những hộ dân bị ảnh hưởng, đến nay công tác đền bù giải phóng mặt bằng đạt gần 90%, dù mới triển khai từ đầu năm 2008. Ông Hồ Phi Dũng – giám đốc Cty cổ phần SX &TM Lạng Sơn- chủ đầu tư thứ nhất dự án cho biết:
“Căn cứ vào Hiệp thương về vận chuyển và hợp tác kinh tế khu vực sông Mê Công và phương án điều chỉnh quy hoạch biên giới hai nước Việt- Trung, chúng tôi cùng 2 liên doanh của Trung Quốc góp vốn là: Cty THHH Khai phát Trí nghiệp Hậu Nguyên và Cty HH Thương mại Thành Bá (Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây) đầu tư bằng vốn tự có, vốn khác để đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng kỹ thuật hạ tầng cùng các công trình trong khu dự án với mức đầu tư khoảng 500 tỷ đồng VN”.
Được biết, dự án được thực hiện trong vòng 5 năm (từ nay đến hết năm 2013) gồm các khu công nghiệp, thương mại lớn, khu nhà ở kiểu mẫu, dịch vụ ẩm thực, vui chơi, giải trí, y tế, giáo dục. Dự án theo xu hướng thiết kế hiện đại gồm 6 khu vực công năng đầy đủ thỏa mãn nhu cầu phát triển của một thành phố lớn, bên cạnh đó có 6 quảng trường theo các chủ đề khác nhau mang sắc thái văn hoá bản địa.
Ông Nguyễn Văn Bình- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn nhấn mạnh: “Việc mở rộng không gian kiến trúc đô thị theo quy hoạch xây dựng các khu đô thị mới là rất cần thiết, vậy nên dự án Khu đô thị Nam Hoàng Đồng I cần được nhà đầu tư tập trung nguồn tài chính, nhân lực, phương tiện, máy móc, khẩn trương thi công đồng bộ các hạng mục, sớm hoàn thành dự án, khai thác tiềm năng có hiệu quả. Dự án thành công sẽ góp phần đưa tỉnh Lạng Sơn đạt tiêu chí đô thị loại II vào năm 2010
Read more: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=55791#ixzz0I9ahLe8A&C
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=55791
http://www.invisibleurl.com
---------
1. Khai thác bô-xít là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước
(VnMedia) - Sáng 13/6, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng đã đăng đàn báo cáo, làm rõ hơn những vấn đề nổi cộm được các ĐB Quốc hội quan tâm và trả lời chất vấn trước Quốc hội. Phó Thủ tướng khẳng định, chủ trương thăm dò, khai thác, chế biến bô-xít là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta từ hơn chục năm qua
(13/6/2009)
- Đối thoại với đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc trong phiên trả lời chất vấn sáng nay (13/6), Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng giải thích, khai thác bô-xít, phải làm từng dự án thì mới tốt được.


Vấn đề bô xít: “Chính phủ không tách” mà “làm theo dự án” Dân Trí
(Dân trí) - “Không phải tách ra mà phải làm theo dự án và làm theo dự án như vậy mới làm tốt được”, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng lập luận trước câu hỏi cho rằng, việc xé lẻ dự án bô xít là nhằm lách luật, lách thẩm quyền phê duyệt của Quốc hội.
>> Không thể xé lẻ dự án bô xít để “né” Quốc hội!

Hệ thống chính trị ủng hộ dự án bôxit
TTO - Sáng 13-6, trước lúc kết thúc phiên chấn vấn, nghị trường Quốc hội lại nóng lên với câu chuyện dài về dự án khai thác bôxit và những biến động ngoài ranh giới biển Đông. Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng báo cáo: đã có những dấu hiệu khả quan sau suy giảm kinh tế...


663 lao động Trung Quốc đang tham gia các dự án bô xít
Trong phiên chấn vấn cuối cùng tại Quốc hội sáng nay, Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng tập trung giải trình 5 nhóm vấn đề, trong đó có việc triển khai các dự án thăm dò, khai thác và chế biến bô xít.> 2 dự án bô xít không thuộc diện công trình quan trọng



Vấn đề “Bauxite Tây Nguyên” nhìn theo quan điểm toàn cầu hoá (Lê Bảo Sơn)

Vấn đề “Bauxite Tây Nguyên” nhìn theo quan điểm toàn cầu hoá
Lê Bảo Sơn

“…trong tình hình Trung Quốc thực hiện một đường lối ngoại giao mang tính bá quyền, sau khi chiếm đóng Hoàng Sa và xâm lấn đường biên giới ở phía Bắc vẫn đang tiếp tục giành lấy quyền làm chủ trên Biển Đông, thì không thể coi các hoạt động kinh tế của họ là bình thường được…”
Báo chí quốc tế và ngay cả báo chí ở Trung Quốc thường lẫn lộn giữa CHINALCO và CHALCO. Lấy ví dụ: bản tin của Mạng lưới Nhôm Trung Quốc (China Aluminium Network) ngày 18.7.2008 viết: “Chalieco là một công ty con (a subsidiary) của Chalco…”[1]. Trong khi đó, bản tin ngày 24.3.2009 của Hội đồng Phát triển Mậu dịch Hong Kong (Hong Kong Trade Development Council, HKTDC) lại viết: “Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thiết kế - Xây dựng Quốc tế Trung Quốc - Chalieco, một công ty con của Tổng công ty Nhôm Trung Quốc – Chinalco, nhà sản xuất alumina và nhôm lớn nhất nước…”[2].

Vậy Chalieco là công ty con của đại công ty nào: Chalco hay Chinalco?

Nếu tìm hiểu nguồn gốc của hai cái tên này, chúng ta thấy chúng giống nhau đến kỳ lạ: CHINALCO là chữ viết tắt của Aluminum Corporation of China (Tổng Công ty Nhôm Trung Quốc) trong khi CHALCO là chữ viết tắt của Aluminum Corporation of China Limited (Tổng Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Nhôm Trung Quốc). Như vậy, tên tiếng Anh của hai đại công ty này chỉ khác nhau ở chữ Limited (trách nhiệm hữu hạn). So sánh logo của hai đại công ty (hay tập đoàn) này, chúng ta thấy chúng cũng giống nhau như hai giọt nước:


Cho đến ngày 27.3.2009, Xiao Yaqing là Chủ nhiệm Ban Giám đốc kiêm Tổng giám đốc của Chalco. Đồng thời, ông ta cũng là Bí thư Đảng ủy và là Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Thường vụ của Chinalco. Một nhân vật khác: ông Luo Jianchuan - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Chalco, lại là ủy viên Ủy ban Thường vụ của Chinalco.

Ngày 27.3.2009, Xiao Yaqing được bổ nhiệm vào chức vụ Phó Tổng thư ký Hội đồng Nhà nước (Quốc vụ viện, tức Chính phủ của Trung Quốc), người thay thế ông ta ở Chinalco là Xiong Weiping. Xiong Weiping là Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Thường vụ của Chinalco, đồng thời cũng là Chủ nhiệm Ban Giám đốc kiêm Tổng giám đốc của Chalco, kiêm luôn chức Chủ nhiệm Ủy ban Khen thưởng và Bổ nhiệm của tập đoàn này.

Để hiểu được mối quan hệ giữa hai đại công ty (hay tập đoàn) này, chúng ta phải tìm hiểu thông qua chính lai lịch do Chinalco tự giới thiệu.

Theo phần lịch sử được công bố trên trang web của Chinalco [3] thì Chinalco được thành lập năm 2001, khi 12 xí nghiệp và thiết chế trong ngành công nghiệp nhôm ở Trung Quốc được hợp nhất. Nhưng cũng trong năm này, Chinalco đứng ra thành lập Tổng Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Nhôm Trung Quốc (tức Chalco). Chinalco chuyển giao cho Chalco phần lớn các hoạt động sản xuất alumina và nhôm nguyên liệu, các hoạt động nghiên cứu, các hoạt động khai khoáng và quyền khai thác các mỏ bauxite, cũng như tất cả các tài sản và trách nhiệm pháp lý có liên quan. Chalco được niêm yết tại Thị trường chứng khoán ở New York và Hong Kong năm 2001 và Thượng Hải năm 2007. Một sự khác biệt cần lưu ý: hoạt động của Chalco chủ yếu tập trung vào việc khai thác bauxite, chế biến alumina (oxit nhôm), nhôm nguyên liệu (primary aluminum, nhôm thỏi) và các sản phẩm nhôm chế tạo khác; trong khi đó, Chinalco mặc dù mang danh là “đại công ty nhôm” nhưng còn hướng tới nhiều loại khoáng sản khác như : đồng, titanium, v.v…

Như vậy, Chinalco chính là công ty mẹ (holding company) trong khi Chalco là công ty con (subsidiary). Chalco hoạt động với tư cách một công ty trách nhiệm hữu hạn huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, nhưng Chinalco vẫn giữ một tỷ lệ vốn cao trong Chalco để giữ quyền chi phối, kiểm soát công ty này. Hiện nay, cổ phần của Chinalco vẫn chiếm đến 38,56%.

Chúng ta có thể hình dung Chalco là một tập đoàn sản xuất kinh doanh hoạt động theo đúng quy luật của kinh tế thị trường, nhưng người chủ thật sự của nó lại là Chinalco, một tập đoàn kinh tế hoàn toàn thuộc sở hữu Nhà nước. Là một công ty có tên trên các sàn giao dịch chứng khoán quốc tế, Chalco có trách nhiệm phải báo cáo công khai các hoạt động của mình cho các cổ đông, trong khi chính báo cáo tổng kết năm 2008 của Chalco cho biết: “Chinalco không công bố các báo cáo tài chính để sử dụng cho các mục đích công cộng” [4]. Mặt khác, cũng từ báo cáo này, chúng ta được biết vào ngày 30.5.2008, Chalco đã phải tiếp nhận từ Chinalco và từ một công ty con khác của Chinalco 6 đơn vị kinh tế có tài sản trị giá 4.174 tỷ nhân dân tệ. Cho nên việc Chalco báo lỗ vào cuối năm 2008 có thể là do hoạt động của chính nó, mà cũng có thể là do phải gánh giùm nợ cho các đơn vị kinh tế mới tiếp nhận từ Chinalco như một “nghĩa vụ”.

Ở nước ngoài, trong thời gian đầu người ta biết nhiều đến Chalco hơn là Chinalco. Lý do: Chalco có mặt ở các sàn giao dịch chứng khoán chứ không phải là Chinalco. Nhiều dự án đầu tư ở nước ngoài cũng thông qua Chalco, như khai thác và chế biến bauxite tại mỏ Aurukun ở bang Queesland (Úc), hay xây dựng nhà máy luyện nhôm tại Ả-rập Saudi (Saudi Arabia). Công ty khai thác bauxite ở Queensland (Úc) được đặt tên là Chalco Australia.

Trong những năm gần đây, một số dự án đầu tư quy mô lớn của Trung Quốc ở nước ngoài khiến cho người ta bắt đầu chú ý đến vai trò của Chinalco.

Tháng 7 năm 2007, Chinalco thành công trong việc giành được quyền khai thác mỏ đồng Toromocho ở Peru – một quốc gia có trữ lượng đồng đứng hàng thứ nhì trên thế giới, chỉ sau Chile. Theo bản tin ngày 17.6.2008 của đài BBC, trong tương lai Toromocho sẽ là mỏ đồng sinh lợi nhất trên toàn hành tinh. Đồng khai thác được từ mỏ Toromocho có giá thành khỏang 410 USD mỗi tấn, trong khi giá đồng hiện tại (tức vào tháng 6 năm 2008) tính trên thị trường kim loại ở Luân đôn có giá 8.255 USD (cao hơn gấp 20 lần). Vì vậy Chinalco dự định tung vào đây một số vốn khỏang 3 tỷ đô-la Mỹ với hy vọng thu lãi 2.000% [5].

Vai trò của Chinalco càng được chú ý khi thương vụ giao dịch giữa Chinalco với Rio Tinto làm dấy lên sự tranh cãi trên chính trường nước Úc. Chinalco dự định đầu tư 19,5 tỷ đô-la Mỹ để liên doanh với Rio Tinto trong việc sản xuất nhôm, đồng và khai thác quặng sắt. Nếu thực hiện thương vụ này, Chinalco sẽ chiếm 18% cổ phần trong tập đoàn khai khoáng khổng lồ Rio Tinto. Điều này gây ra mối lo ngại về việc Trung Quốc vươn bàn tay của họ ra hải ngoại để kiếm soát các nguồn tài nguyên chiến lược của thế giới. Việc Rio Tinto bất ngờ rút lui khỏi thương vụ này vào ngày 4.6.2009 đã giúp cho nước Úc thoát ra khỏi một cuộc xung đột chính trị có thể xảy ra giữa các phe phái chính trị. Thượng nghị sĩ Barnaby Joyce thuộc phe đối lập đã phát biểu sau thất bại của thương vụ giữa Chinalco và Rio Tinto: “Thật may cho nhân dân Úc là thỏa hiệp với công ty Chinalco thất bại và chúng ta không phải đối phó với những phức tạp do việc chính phủ cộng sản của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa sở hữu của cải của người Úc trên nước Úc.” [6]

Tóm lại, tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh về nhôm ở Trung Quốc đều nằm trong tay Chinalco, và đàng sau Chinalco là quyền lực của Đảng cộng sản và Chính phủ Trung Quốc.

Vào cuối năm 2003, Chinalco thành lập Công ty TNHH Thiết kế - Xây dựng Quốc tế “Nhôm Trung Quốc” (China Aluminum International Engineering Co. Ltd), viết tắt trong tiếng Anh là CHALIECO. Tài sản chủ yếu làm nên Chalieco là hai viện nghiên cứu: Viện Nghiên cứu và Thiết kế - xây dựng Nhôm - Magnesium Quý Dương và Viện Nghiên cứu và Thiết kế - xây dựng Nhôm - Magnesium Thẩm Dương. Chalieco cung cấp các dịch vụ về hợp đồng và thiết kế - xây dựng trong công nghiệp luyện kim, nhất là nhôm. Chinalco tiếp tục nắm giữ 95% các cổ phiếu phát hành của Chalieco.

Như vậy, Chalieco thực chất là một công ty con của Chinalco, chủ yếu hướng vào việc thiết kế, xây dựng các nhà máy phục vụ cho các hoạt động của Chinalco. Cánh tay thiết kế - xây dựng này chính là công tác chuẩn bị cho các hoạt động khai thác, sản xuất và kinh doanh của Chalco (cánh tay sản xuất kinh doanh), theo đúng định hướng của Chinalco.

Sự hiện diện của Chinalco ở Việt Nam trong thời gian gần đây đã và đang gây ra một mối lo ngại tương tự như mối lo ngại đã từng xảy ra tại nước Úc. Xét về một số khía cạnh nào đó, mối lo ngại còn lớn hơn, do chỗ quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là quan hệ không bình thường, cho dù giới lãnh đạo ở cả hai quốc gia cố làm ra vẻ bình thường. Những ý kiến phản đối từ một số cựu tướng lãnh (đặc biệt là từ Đại tướng Võ Nguyên Giáp), kiến nghị của giới trí thức (giờ đây đã có trên 2 ngàn chữ ký) và những ý kiến chất vấn của một số đại biểu tại diễn đàn Quốc hội cho thấy tính chất không bình thường của các hoạt động kinh tế mà Chinalco triển khai ở Việt Nam.

Điều đáng ngạc nhiên là ngay trong giới trí thức, không phải ai cũng nhìn thấy rõ điều đó. Trong những cuộc tranh luận gần đây, có người còn cho rằng việc đấu tranh đòi dừng các dự án bauxite ở Tây Nguyên là sự thể hiện của quan niệm thủ cựu, quay mặt lại với toàn cầu hoá, điển hình là lập luận sau đây:
“Việc dừng dự án khai thác quặng nhôm Tây Nguyên hiện nay không còn quan trọng bằng việc những người phản đối sẽ tạo tiền lệ xấu cho công cuộc toàn cầu hoá mà nhân dân Việt Nam đã hào hứng và chủ động tham dự. Nhờ vào sự tham dự ấy, từ năm 1986 đời sống của đại bộ phận dân chúng ngày càng được cải thiện. Có thể sẽ có ý kiến hoan nghênh mọi quốc gia trừ… Trung Quốc. Nếu làm được điều này, có lẽ người Mỹ, người Úc, người Tây Âu đã làm trước chúng ta từ lâu rồi.

Quay mặt lại toàn cầu hoá, người Việt Nam chỉ còn con đường bế quan tỏa cảng và viễn cảnh tụt hậu. Quay mặt lại với gã đại tư bản nhà nước giàu sụ mang tên Trung Quốc hàng xóm (đang lăm lăm lợi dụng toàn cầu hoá để mở rộng biên giới mềm ở khắp thế giới), chỉ khiến môi trường sống của đất nước và khu vực bị ô nhiễm bởi thù hận. Không ai có thể chọn cha mẹ, cũng như chẳng quốc gia nào có thể chọn vị trí địa - chính trị dễ chịu. Không phải thế kỷ 21 người Việt Nam mới trở thành láng giềng của Trung Quốc. Hơn một ngàn năm lập quốc bên cạnh họ, tổ tiên Hoàng Việt đã rút ra biết bao nhiêu bài học quí giá: luôn hành xử khôn ngoan, cương nhu đúng lúc và cổ xúy cho hữu hảo.” [7]
Xét một cách khách quan, quan điểm này bỏ qua một thực tế: nền kinh tế Trung Quốc vẫn là một nền kinh tế chưa hoàn toàn thị trường hoá, còn chịu sự chi phối mạnh mẽ của bộ máy Nhà nước. Vì vậy, ở Trung Quốc, mục tiêu chính trị và quân sự vẫn khống chế mục tiêu kinh tế và văn hoá. Mặt khác, khi Rio Tinto từ chối thương vụ do Chinalco đề nghị, hoặc khi các nhà chính trị ở Hạ viện Mỹ phản đối việc công ty dầu mỏ CNOOC của Trung Quốc tranh mua công ty dầu mỏ Unocal với tập đoàn Chevron của Mỹ vào năm 2005 thì điều đó không có nghĩa là người Anh, người Úc hay người Mỹ bế quan tỏa cảng, quay lưng lại với toàn cầu hoá.

Toàn cầu hoá là mở cửa với nền kinh tế thế giới, nhưng không có nghĩa là “thả cửa” để cho hàng hoá kém chất lượng của Trung Quốc tràn vào thị trường nội địa, hoặc lơi lỏng để cho phép các đại công ty của họ thao túng các nguồn tài nguyên chiến lược của nước ta. Hơn thế nữa, trong tình hình Trung Quốc thực hiện một đường lối ngoại giao mang tính bá quyền, sau khi chiếm đóng Hoàng Sa và xâm lấn đường biên giới ở phía Bắc vẫn đang tiếp tục giành lấy quyền làm chủ trên Biển Đông, thì không thể coi các hoạt động kinh tế của họ là bình thường được.

Đánh đồng các hoạt động của Chinalco với các tập đoàn sản xuất kinh doanh khác ở các nước phương Tây (như Rio Tinto, Alco, v.v…) thực ra là một thái độ “ngây thơ” hoặc “giả vờ ngây thơ” để bào chữa cho những hành động chính trị hay quân sự của nhà cầm quyền Trung Quốc được khoác chiếc áo kinh tế hoặc văn hoá. Quan điểm đó trong thực tế đã vô tình hay cố ý tiếp tay cho chủ nghĩa bành trướng kiểu mới của Trung Quốc.
Cao nguyên, 11.6.2009 - mùa Quốc hội đang họp
Lê Bảo Sơn
[1] “Chalieco to build an alumina plant in Vietnam”, China Aluminium Network Online, July 18, 2008.

[2] “Chalieco wins Vietnamese alumina project contract”, HKTDC (Hong Kong Trade Development Council), 24 March 2009.

[3] Xem: website Chinalco.

[4]
Chalco’s 2008 Annual Report, p. 241.

[5] John Simpson, “Peru's “copper mountain” in Chinese hands”, BBC, 17 June 2008.

[6] “Ðại công ty mỏ Rio bỏ Chinalco, hợp tác với BHP”, VOA, 5.6.2009.

[7] Trương Thái Du,
“Vệ quốc ở kỷ nguyên “Biên giới mềm””, talawas, 1.6.2009.

© Thông Luận 2009
----------
Vì sao Rio Tinto hủy bỏ hợp đồng với Chinalco?
(TBKTSG) - Dự án đầu tư ra nước ngoài lớn nhất của Trung Quốc - bỏ 19,5 tỉ đô la Mỹ vào tập đoàn khai khoáng Rio Tinto, Úc - đã sụp đổ hôm thứ Sáu tuần trước, giáng một đòn nặng nề vào cả tham vọng vươn ra toàn cầu lẫn nỗ lực mở rộng ảnh hưởng trên thị trường tài nguyên thiên nhiên quốc tế của các doanh nghiệp nước này.

Sau phiên họp các cổ đông lớn tại London hôm thứ Năm, Chủ tịch tập đoàn Rio Tinto Jan du Plessis quyết định đơn phương hủy bỏ hợp đồng đầu tư đã ký kết với tập đoàn Nhôm quốc doanh Trung Quốc Chinalco, chấp nhận bồi thường 195 triệu đô la Mỹ. Yếu tố nào - chính trị hay thương mại - đã thúc đẩy Rio Tinto đi đến quyết định bất ngờ như vậy và nó sẽ dẫn tới những hệ quả như thế nào?
Lịch sử một mối quan hệ
Vị trí đặt quảng cáo
Quan hệ làm ăn giữa tập đoàn khoáng sản Rio Tinto (liên doanh Úc - Anh) với tập đoàn Chinalco Trung Quốc đã có từ lâu, trong đó Rio Tinto là nhà cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy luyện nhôm của Chinalco.
Năm 2008, tập đoàn khoáng sản lớn nhất của Úc, BHP Billiton, quyết định bỏ ra 68 tỉ đô la Mỹ để mua đứt đối thủ cạnh tranh Rio Tinto. Lo ngại sự hình thành tập đoàn khoáng sản lớn nhất thế giới tại Úc sẽ ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu của các nhà máy Trung Quốc, Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia Trung Quốc quyết định can thiệp, hậu thuẫn cho Chinalco bỏ ra 14 tỉ đô la Mỹ mua 9,3% cổ phần của Rio Tinto, từ đó ngăn cản vụ sáp nhập Rio Tinto vào BHP Billiton.
Tháng 11 năm ngoái, BHP hủy bỏ kế hoạch mua lại Rio Tinto vào lúc thị trường nguyên liệu chiến lược và chứng khoán thế giới sa sút mạnh, tín dụng bị đóng băng, hầu như các tập đoàn khoáng sản lớn đều gặp khó khăn.
Ở Rio Tinto, tình hình càng nguy ngập vì tập đoàn này đang nợ khoảng 38,7 tỉ đô la Mỹ sau khi mua lại Công ty Nhôm Alcan của Canada năm 2007, trong đó có 8,9 tỉ đô la phải trả trong tháng 10 sắp tới. Giữa lúc khốn khó đó, Rio Tinto được tin Chinalco sẵn sàng giúp đỡ: tăng vốn đầu tư và hứa hẹn giúp Rio Tinto tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng Trung Quốc. Hai bên đã ký hợp đồng ngày 12-2-2009, theo đó Chinalco sẽ bỏ ra 12,3 tỉ đô la Mỹ mua phần hùn trong các mỏ quặng của Rio Tinto; đồng thời bỏ ra thêm 7,2 tỉ đô la Mỹ mua trái phiếu chuyển đổi của tập đoàn này.
Với số vốn đầu tư 19,5 tỉ đô la Mỹ, cổ phần của Chinalco trong Rio Tinto tăng từ 9,3% lên 18,5% và được cử 2 người tham gia hội đồng quản trị 17 người. Hợp đồng này cũng xác lập Chính phủ Trung Quốc thành cổ đông lớn nhất của Rio Tinto, có vai trò tư vấn trong mọi hoạt động của tập đoàn và có phần sở hữu trong một số mỏ quặng nhôm, đồng và sắt của Rio Tinto ở Úc, Mỹ và Chile. Tuy nhiên, hợp đồng phải được Ủy ban Thẩm định đầu tư nước ngoài của Chính phủ Úc phê chuẩn - dự kiến vào ngày 15-6 sắp tới.
Chuyển dịch của thị trường
Chinalco đã tận dụng tốt thời điểm thị trường nguyên liệu và thị trường chứng khoán quốc tế rơi xuống tận đáy để thâu tóm cổ phần của Rio Tinto. Ngày hợp đồng được ký kết giữa ông Xiao Yaqing, Chủ tịch Chinalco và ông Tom Albanese, Tổng giám đốc Rio Tinto, thì giá cổ phiếu của Rio Tinto trên thị trường chứng khoán London là 26,31 đô la Mỹ, không phản ánh giá trị thực của tập đoàn khoáng sản lớn thứ ba thế giới.
Nhưng bất đồ, thị trường chuyển hướng ngoài dự tính. Từ tháng 3-2009, sau những nỗ lực kích cầu mạnh mẽ của gần như tất cả các chính phủ, kinh tế thế giới có dấu hiệu hồi phục, tín dụng được khơi thông, thị trường hàng hóa sôi động trở lại cùng với sự hồi phục nhu cầu kim loại cho các dự án xây dựng hạ tầng và đô thị đang được triển khai khắp nơi. Giá cổ phiếu của các công ty khai khoáng bắt đầu lấy lại phong độ, trong đó có tập đoàn Rio Tinto.
Thứ Năm tuần trước, khi cổ đông của Rio Tinto nhóm họp tại London, giá cổ phiếu của Rio đã tăng gần gấp đôi lúc ký hợp đồng với Chinalco, lên 44,56 đô la Mỹ/cổ phiếu. Và ngày hôm sau, khi quyết định hủy bỏ hợp đồng với Chinalco được công bố, giá cổ phiếu của Rio Tinto tại thị trường Sydney tăng thêm 9,9%, lên 73,5 đô la Úc/cổ phiếu, tương đương 59,8 đô la Mỹ/cổ phiếu.
Cổ phiếu tăng giá làm giảm áp lực nợ nần trên tài khoản của Rio Tinto và làm cho hợp đồng với Chinalco bớt hấp dẫn. Thay vì bán cổ phần cho Chinalco như hợp đồng, Rio Tinto đã chọn phương thức huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu. Trên trang web của thị trường chứng khoán Úc, Rio Tinto vừa công bố sẽ phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, theo đó cứ mỗi 40 cổ phiếu hiện hữu được mua thêm 21 cổ phiếu mới với giá 28,29 đô la Úc/cổ phiếu. Tập đoàn hy vọng sẽ thu được 15,2 tỉ đô la Mỹ từ đợt phát hành này. Ngoài ra, tập đoàn BHP Billiton sẽ trả cho Rio Tinto 5,8 tỉ đô la Mỹ để góp vốn thành lập một công ty liên doanh quản lý và khai thác các mỏ quặng sắt của Rio Tinto tại bang Tây Úc.
Như vậy Rio Tinto vẫn thu được 21 tỉ đô la Mỹ mà không cần phải sang nhượng cổ phần cho Chinalco. Thứ Sáu vừa qua, Rio Tinto ra thông báo cho biết: “Ban quản trị kết luận rằng, việc thành lập liên doanh sản xuất quặng sắt ở Tây Úc với BHP Billiton cùng với việc phát hành quyền mua cổ phiếu là giải pháp tốt nhất”.
Xung đột lợi ích
Thật ra ngay từ đầu các cổ đông tổ chức của Rio Tinto đã phát hiện những dấu hiệu bất thường trong hợp đồng với Chinalco, có thể đe dọa lợi ích lâu dài của tập đoàn. Cho đến nay Chinalco vẫn là khách hàng quan trọng tiêu thụ quặng nhôm của Rio Tinto. Với hợp đồng mới, Chinalco sẽ biến thành cổ đông lớn, có chân trong hội đồng quản trị và có tiếng nói chi phối trong quan hệ thương mại của Rio Tinto; xung đột lợi ích giữa Chinalco - cổ đông với Chinalco - khách hàng tất yếu sẽ xảy ra. Chinalco cũng có thể tận dụng vị thế mới trong Rio Tinto để áp đặt những chính sách thương mại có lợi cho các nhà luyện kim Trung Quốc theo chỉ đạo của chính phủ nước này.
Mối lo của các cổ đông của Rio Tinto hiển hiện trong tháng 4 vừa qua khi Rio Tinto tiến hành đàm phán với khách hàng về khung giá nguyên liệu cho năm 2009-2010. Do giá kim loại hiện nay đã giảm mạnh so với thời cao điểm giữa năm 2008, các tập đoàn khoáng sản có chủ trương giảm giá nguyên liệu cho khách hàng dài hạn. Rio Tinto đã đạt được thỏa thuận với các nhà máy luyện kim của Nhật Bản và Hàn Quốc giảm 33% so với khung giá năm 2008, song tỷ lệ này không được Chinalco chấp nhận - họ đòi các khách hàng Trung Quốc phải được giảm 40%. Nếu trong tương lai, Chinalco có quyền bỏ phiếu thì thiệt hại cho tập đoàn là điều đã nhìn thấy trước.
Yếu tố chính trị
Nhưng sâu xa hơn, bản chất chính trị của các doanh nghiệp quốc doanh Trung Quốc là điều mà các đối tác nước ngoài rất e ngại. Tập đoàn Chinalco đã nhiều lần giải thích rằng, họ hoàn toàn độc lập với ông chủ của mình là Chính phủ Trung Quốc. Nhưng lời giải thích này không thuyết phục được ai khi các công ty quốc doanh vẫn sắm vai trò “chủ đạo” trong kinh tế Trung Quốc, hoạt động gần như độc quyền trong các lĩnh vực then chốt như khai khoáng, sắt thép, tài chính, viễn thông; vừa tìm kiếm lợi nhuận như các công ty tư bản phương Tây vừa chịu sự quản lý toàn diện của Chính phủ Trung Quốc, từ bổ nhiệm nhân sự lãnh đạo, xét duyệt dự án đầu tư, đánh giá hiệu quả hoạt động và phân phối lợi nhuận.
Không hiếm trường hợp cho thấy các tập đoàn quốc doanh Trung Quốc hoạt động như những công cụ thực hiện chiến lược kinh tế của chính phủ chứ không vận hành theo nguyên tắc của thị trường tự do; ranh giới giữa lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của chính phủ bị xóa nhòa. Chính vì thế, hợp đồng giữa Rio Tinto và Chinalco được giới kinh doanh Úc và nước ngoài xem như một phép thử sự “gắn kết” giữa chủ nghĩa tư bản phương Tây và mô hình kinh tế do nhà nước kiểm soát của Trung Quốc.
Gần đây Chính phủ Trung Quốc không giấu giếm ý đồ đa dạng hóa đầu tư nguồn dự trữ ngoại tệ khổng lồ của mình, thay vì tập trung mua trái phiếu Chính phủ Mỹ họ chuyển sang thâu tóm các nguồn tài nguyên thiên nhiên chiến lược như dầu mỏ, khí đốt, quặng kim loại và đất đai ở khắp thế giới, từ châu Phi đến Nam Mỹ. Trong vài năm gần đây, lợi dụng điều kiện thị trường quốc tế xấu đi do khủng hoảng tài chính, các tập đoàn quốc doanh Trung Quốc lùng sục khắp thế giới, ký những hợp đồng cho vay hoặc đầu tư đổi lấy nguồn cung cấp khoáng sản và các tài nguyên khác.
Riêng tại Úc, các công ty Trung Quốc dự kiến đổ vào 22 tỉ đô la Mỹ, mua lại toàn bộ hoặc một phần các công ty khai khoáng như Fortescue Metals (quặng sắt), Oz Minerals (quặng thiếc) và Rio Tinto. Những hoạt động tích cực của các doanh nghiệp Trung Quốc khiến công chúng Úc nghi ngờ. Nhiều chính trị gia đối lập của Úc vẽ ra viễn cảnh tương lai của nước này như một miền đất loang lổ với những mỏ quặng nham nhở, ở đó người bản xứ lao động cật lực để các ông chủ ở Bắc Kinh hưởng lợi.
Nỗi lo ngại của người Úc càng tăng khi nghĩ tới một ngày trong tương lai, khi số cổ phần chi phối mà Trung Quốc nắm giữ trong các tập đoàn khoáng sản - xương sống của nền kinh tế Úc - sẽ biến thành các áp lực chính trị, ngoại giao như chuyện đang diễn ra với trái phiếu chính phủ Mỹ: Trung Quốc tận dụng vị thế chủ nợ để áp đảo Mỹ trong nhiều lĩnh vực, từ nhân quyền đến cắt giảm khí thải và vị thế đồng đô la Mỹ…
Không chỉ Úc mà nhiều nước nhỏ trong khu vực như Indonesia, Philippines cũng đang tính toán lại thiệt hơn từ các khoản đầu tư của Trung Quốc - mới đây cả hai nước này đều hủy bỏ các hợp đồng cho người Trung Quốc thuê đất để sản xuất nông nghiệp, Philippines còn bãi bỏ hợp đồng thuê một công ty Trung Quốc xây dựng và lắp đặt mạng điện thoại hữu tuyến.
Theo giới phân tích, quyết định hủy bỏ hợp đồng với Chinalco của ban lãnh đạo tập đoàn Rio Tinto đã cứu Chính phủ Úc khỏi một tình huống khó xử: nếu phê chuẩn hợp đồng này họ sẽ đối mặt với phản ứng dữ dội ở trong nước, ngược lại thì quan hệ với Trung Quốc có thể xấu đi.
Tìm đường vòng
Ở Trung Quốc, báo chí ghép vụ sụp đổ của thương vụ Chinalco-Rio Tinto với nỗ lực thất bại của tập đoàn dầu khí hải ngoại quốc gia Trung Quốc CNOOC trong kế hoạch thâu tóm tập đoàn Unocal của Mỹ năm 2005 và lý giải nguyên nhân của sự sụp đổ này là “phản ứng mang tính chất dân tộc chủ nghĩa, chủ nghĩa bảo hộ”, “lo ngại trước sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc” ở các nước phương Tây, nhất là Mỹ và Úc.
Có điều cho đến nay, Trung Quốc chưa bao giờ cho phép một công ty nước ngoài mua lại một công ty Trung Quốc, cho dù ở những lĩnh vực không có giá trị chiến lược gì, mà vụ Chính phủ Trung Quốc ngăn chặn tập đoàn Coca-Cola mua lại Công ty Nước giải khát Huiyuan Juice của Trung Quốc hồi tháng 3-2009 vừa qua là một ví dụ.
Chủ tịch tập đoàn Chinalco Xiong Weiping “rất thất vọng” với quyết định đơn phương hủy bỏ hợp đồng của Rio Tinto nhưng vẫn khẳng định: “Chiến lược quốc tế hóa hoạt động khai khoáng của Chinalco vẫn không thay đổi. Chinalco có ý định tiếp tục phát triển kinh doanh trên toàn cầu và tìm những cơ hội chiến lược khác”.
Ông Xiong Weiping không nói rõ Chinalco sẽ làm gì song gần đây đã có những dấu hiệu cho thấy các công ty Trung Quốc tiến hành đầu tư theo “đường vòng”: tăng cường mua cổ phần chi phối ở doanh nghiệp các nước đang phát triển như Singapore rồi dùng các doanh nghiệp này làm “bệ phóng” để thôn tính các công ty đa quốc gia ở các nước phát triển phương Tây mà nếu họ trực tiếp đứng ra thương lượng sẽ gặp phải sự phản đối. Vụ tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc PetroChina bỏ ra 1 tỉ đô la Mỹ mua 45,5% số cổ phần của Công ty dầu Petroleum của Singapore hồi đầu tháng này là một minh chứng.<<<< ::: Vietnam coi chừng....>>>.
Tuần báo Economist của Anh gọi sách lược mới này của các tập đoàn quốc doanh Trung Quốc là những “con ngựa thành Troy của Trung Quốc” (Sino-Trojan Horse) mà các nước cần phải cảnh giác.

Tổng số lượt xem trang