Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2009

Báo cáo của Chính phủ: 80% lao động mất việc đã tìm được việc làm

CafeF: Khoảng trên 80% số lao động mất việc làm ở các địa phương đã tìm được việc làm. Hầu hết các gia đình các làng nghề tiếp tục sản xuất, thu nhập và đời sống không bị ảnh hưởng nhiều…

Đó là nhận định trích từ báo cáo “Tình hình lao động mất việc làm do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế” mà Chính phủ vừa gửi các đại biểu Quốc hội.

Đề ngày 25/5, nhưng nhiều số liệu tại bản báo cáo này chỉ tính đến hết quý 1/2009. Theo đó, kết quả khảo sát từ 48 tỉnh, thành có 1.264 doanh nghiệp gặp khó khăn với số lao động bị mất việc làm là 64.697 người, chiếm 10% lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp có báo cáo.

Con số này gần bằng số người bị mất việc làm của cả năm 2008 (66.707 người), theo báo cáo của 41 tỉnh, thành phố, chiếm 16,26% lao động làm việc trong các doanh nghiệp có báo cáo.

Những tháng đầu năm 2009, các ngành có số lượng lao động mất việc làm và thiếu việc làm tập trung nhiều nhất là ngành dệt may, da giày, chế biến hải sản, nông sản, xây dựng, công nghiệp ô tô, điện tử, kinh doanh địa ốc. Số này chủ yếu rơi vào doanh nghiệp có hàng xuất khẩu sang nước ngoài hoặc có nguyên liệu nhập khẩu từ các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Số lao động mất việc ở khu vực làng nghề, theo báo cáo của 46 tỉnh, thành là 30.594 người. Báo cáo đưa dẫn chứng, tại làng nghề La Phù (Hoài Đức, Hà Nội) trước thời kỳ khủng hoảng kinh tế giải quyết việc làm cho khoảng 25.000 lao động. Nay đã giảm từ 50 – 70%. Làng nghề Đồng Kỵ (Bắc Ninh) cũng giảm 2/3 trong tổng số khoảng 16.000 lao động…

Chính phủ nhận định, xu hướng mất việc làm năm 2009 vẫn đang diễn biến phức tạp, do nhiều doanh nghiệp không nhận được đơn hàng từ phía nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp không tiêu thụ được hàng hóa và xuất khẩu gặp nhiều khó khăn.

Dự báo số lao động mất việc làm trên phạm vi toàn quốc trong các doanh nghiệp năm 2009 khoảng 300.000 người; số lao động đang làm việc ở nước ngoài bị mất việc phải về nước trước thời hạn có thể lên tới 10.000, báo cáo viết.

Tuy nhiên, bản báo cáo cũng đưa ra những con số hết sức lạc quan về nhu cầu tuyển dụng lao động.

Tại Tp.HCM, lao động mất việc làm là 15.548 người, nhưng nhu cầu tuyển lao động là 61.000 người. Bình Dương cần tuyển 41.600 người, và có 8.002 người mất việc. Đồng Nai có 5.460 người mất việc nhưng số lao động được tuyển thêm đã là 25.000 người. Các tỉnh Cần Thơ, Thái Bình, Long An…đều có nhu cầu tuyển lao động cao hơn rất nhiều so với lao động bị mất việc.

“Nhiều doanh nghiệp cơ sở sản xuất vẫn phát triển và có nhu cầu tuyển dụng lao động như doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng thủ công phục vụ thị trường trong nước, doanh nghiệp khai thác nguồn nguyên liệu trong nước (mây tre đan), doanh nghiệp làm giấy…”, báo cáo viết.

Những giải pháp để hạn chế sa thải lao động và hỗ trợ người lao động mất việc làm trong thời gian tới cũng được Chính phủ báo cáo Quốc hội. Theo đó, Chính phủ sẽ tạo điều kiện tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho các doanh nghiệp, tập trung hỗ trợ cho các ngành có nhiều lao động bị mất việc như dệt may, chế biến thủy, hải sản xuất khẩu.

Chính sách hỗ trợ người lao động mất việc làm trong các doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế cũng sẽ được thực hiện, song song với các biện pháp bảo vệ quyền lợi của người lao động.

Chính phủ cũng kiến nghị đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố tăng cường hoạt động giám sát để thực hiện tốt các chính sách, chế độ đối với người lao động bị mất việc làm do suy giảm kinh tế tại địa phương.

Tình hình lao động thất nghiệp, mất việc làm trong những tháng đầu năm là một trong nhiều vấn đề Quốc hội đề nghị Chính phủ “báo cáo thêm” tại kỳ họp này, cùng với nội dung khai thác bauxite, bổ sung trái phiếu, miễn giảm thuế thu nhập cá nhân, kích cầu….Đến nay, những báo cáo này đã được Chính phủ gửi đến đại biểu Quốc hội.

--------uhh, xem báo cứ phải xem vài trang mới biết được...

Việt Nam: Lao động thất nghiệp lên đến 300.000 người

VIT - Năm 2009, Chính phủ dự báo số lao động mất việc làm trên phạm vi toàn quốc trong các doanh nghiệp vào khoảng 300.000 người.
Cũng như nhiều nơi trên thế giới, tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam đã trở thành sự kiện thời sự với những tin tức xuất hiện hầu như hàng ngày trên các phương tiện truyền. Năm 2009, Chính phủ dự báo số lao động mất việc làm trên phạm vi toàn quốc trong các doanh nghiệp vào khoảng 300.000 người.

Theo báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội, đã có hơn 64.000 người đã bị mất việc trong quý I, chủ yếu tại các vùng kinh tế trọng điểm là TP.HCM, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Hải Phòng... Thống kê thu được từ khảo sát thực tế và báo cáo của 48 tỉnh, thành phố cho thấy trong số lao động bị mất việc, có hơn 30.000 người từ các làng ngề.

Lao động mất việc làm và thiếu việc làm chủ yếu rơi vào các doanh nghiệp có hàng xuất khẩu hoặc có nguyên liệu nhập khẩu từ các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong khi đó, số lao động mất việc làm năm ngoái tại 41 tỉnh, thành phố là 66.707 người.

Báo cáo của Chính phủ nhận định xu hướng mất việc làm năm nay đang diễn biến phức tạp do nhiều doanh nghiệp không nhận được đơn đặt hàng từ phía nước ngoài, nhiều doanh nghiệp không tiêu thụ được hàng hóa.

Báo cáo của Chính phủ cũng đề cập giải pháp ưu đãi cho doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội, thanh toán tiền lương, tiền trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc cho người lao động bị mất việc làm trong năm nay được vay vốn để thanh toán nợ tiền lương, bảo hiểm, trợ cấp cho người lao động.

Cho đến nay, có thể điểm ra mấy động thái đáng kể từ phía Chính phủ như tung ra gói kích thích đầu tư thông qua hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp thuộc một số ngành nghề trị giá 1 tỷ đôla, hạ lãi suất tín dụng nhằm kích thích đầu tư và tiêu dùng, hạ thuế và phí để giúp các doanh nghiệp cắt giảm chi phí v.v…

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng việc triển khai thực hiện gói kích cầu của Chính phủ, hỗ trợ lao động mất việc, giải quyết việc làm cho lao động chưa mang lại hiệu quả cao.

Chính phủ đã nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề thất nghiệp và những hậu quả về chính trị và xã hội của nó nhưng phản ứng của Chính phủ vẫn chưa đủ nhanh chóng và mạnh mẽ.

Nguồn tin 1 - Nguồn tin 2

--

Nhập siêu trở lại, tái hiện nỗi lo thiếu ngoại tệ? (vnn).

"Tiến trình hồi phục kinh tế toàn cầu còn kéo dài" (vs).

Việt Nam đối diện nguy cơ lạm phát mới (vs).

Đừng đứng gần bức tường sắp đổ!
Đừng đứng gần bức tường sắp đổ!

Số Phận

Trung thực và thông minh
Chưa đủ
Phải hành động
Số phận con người?
Đừng đứng gần bức tường sắp đổ!

Huỳnh Kim – Báo Thanh Niên 08/02/2009

Tổng số lượt xem trang