Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2009

Lý do vẫn khai thác bauxite dù chưa chắc chắn về hiệu quả kinh tế

Lý do vẫn khai thác bauxite dù chưa chắc chắn về hiệu quả kinh tế

Ngoài những lý do chính trị dẫn đến việc Đảng và Chính phủ “bắt buộc phải” khai thác bô xít như đã có nhiều người nêu ra, tôi nghĩ có những lý do kinh tế sau dẫn đến việc Đảng và Chính phủ vẫn tiến hành khai thác bauxite mặc dù hiệu quả kinh tế chưa chắc chắn.

Hiệu quả kinh tế của dự án sẽ nói đến việc là TKV lỗ hay không. Nhưng những gì TKV thu được từ dự án khác với những gì mà Nhà nước nhận được từ dự án.

Cụ thể: TKV sẽ nhận được lợi nhuận là: Đầu vào (Input) – Đầu ra (Output) = lợi nhuận (P). Nếu lợi nhuận là âm thì sẽ là lỗ (Tiền lỗ của TKV).

[Lưu ý là trong số các khoản thuộc Output sẽ có các khoản mà Nhà nước sẽ thu dưới đây].

Nhưng, Nhà nước sẽ nhận được những khoản khác với những khoản mà TKV nhận được, bao gồm:

1. Tiền thuê đất. TKV, với tư cách là chủ đầu tư, sẽ phải ký hợp đồng thuê đất với Nhà nước để thuê những phần đất mà họ tiến hành khai thác.

Việc lấy đất để thực hiện việc khai thác sẽ được tiến hành theo các trình tự sau:

a. TKV sẽ tiến hành giải phóng mặt bằng và bồi thường. Nhà cửa, cây trồng trên các mảnh đất này sẽ bị giải tỏa. Người dân sẽ bị dời đi chỗ khác sinh sống (tạm thời hay lâu dài, hay bị dời đến khu tái định cư luôn thì chưa biết). Giá bồi thường sẽ rất rẻ. Nhà cửa, cây trồng trên đó chẳng có gì quá lớn so với dự án.

b. Sau khi đất đã được bồi thường xong, TKV sẽ ký hợp đồng thuê đất với Nhà nước. Nhà nước sẽ là người cho thuê. TKV sẽ là người đi thuê. TKV sẽ phải trả cho Nhà nước một khoản tiền gọi là “tiền thuê đất”. (Tiền thuê đất). Với diện tích khai thác rất đồ sộ, bao la la, số tiền cho thuê đất mà Nhà nước thu được sẽ không nhỏ.

c. Sau khi đất được khai thác xong, chúng ta chưa rõ là người dân cũ có được trả lại đất mà “Nhà nước đã tạm mượn để đi cho thuê” không?

- Nếu như được trả lại, thì số tiền bồi thường trong trường hợp 1.a trên sẽ không quá cao;

- Nếu không được trả lại, thì Nhà nước lại có thêm phần đất đó. (Phần đất đã thu hồi).

2. Thuế tài nguyên. Theo quy định của Pháp lệnh thuế tài nguyên, TKV sẽ phải trả tiền thuế này. (Thuế tài nguyên) http://www.diendanphapluat.vn/4rum/showthread.php?t=4944

3. Các loại thuế khác: Thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế thu nhập danh nghiệp (CIT), thuế thu nhập cá nhân (PIT) phát sinh từ việc thực hiện dự án.

(Còn phải nói đến nhưng khoản thu dưới bàn nữa. Nhưng nó sẽ vào túi của cá nhân, chứ sẽ k vào túi của Nhà nước).

Như vậy, giả sử như TKV sẽ lỗ, thì, những khoản mà Nhà nước thu được là:

Tiền thuê đất + Thuế tài nguyên + VAT + CIT + PIT + Phần đất đã thu hồi (chưa chắc chắn) = Tổng thu của Nhà nước

(Khoản thu trên không có tiền lợi nhuận từ TKV)

Phần Tổng thu của Nhà nước này có nhiều khả năng sẽ nhiều hơn Tiền lỗ của TKV. Do vậy, có thể bù đắp cho khoản lỗ đó.

Do vậy, cho dù Dự án có thể lỗ, nhưng Nhà nước vẫn có “lời”.

P/S: Những khoản thu này thật là khó tiện giải trình trước công chúng nhỉ?

--------

Trí thức trẻ vào cuộc (bbc).

. Vấn đề môi trường liên quan đến khai thác Tây Nguyên (vs).

Nước ngầm sụt giảm nghiêm trọng - Bài 2: Ngày càng cạn kiệt, ngày thêm ô nhiễm (TT 6-6-09) Bài 1: Đua nhau khoan giếng (TT 5-6-09)

192.Hãng Úc đã từ chối không cho Chinalco của Trung Quốc hùn vốn khai thác mỏ

ASIA TIMES

Tập đoàn Chinalco bị thất bại đang suy tính

lại tương lai

Olivia Chung

Tóm lược:

B công luận Úc và các người mua cổ phiếu phản đối, hãng Rio Tinto đã không cho công ty Chinalco hùn vốn 19,2 tỉ đô la, và vui vẻ chấp nhận bồi thường 195 triệu đô la cho công ty Chinalco

Ngày 6-6-2009

HONG KONG – Vào cuối tuần này, các nhà quản trị trong hãng sản xuất nhôm lớn nhất Trung Quốc đang chăm chút cho thất bại của họ để cứu vãn khoản đầu tư lớn nhất ở nước ngoài của quốc gia này và mưu tính xem giờ đây sẽ đầu tư vào đâu, sau khi hãng Rio Tinto đã từ chối lời đề nghị trị giá 19,5 tỉ đô la của họ để mua một phần góp vốn vào công ty khai khoáng khổng lồ này của Úc.

Xiong Weiping, chủ tịch Tập đoàn Nhôm Trung Quốc (Chinalco)*, đã nói trong một bản tuyên bố vào hôm qua thứ Sáu rằng công ty này “rất thất vọng” với sự thất bại trong kế hoạch đầu tư của họ.

“Trong những tuần gần đây, Chinalco đã và đang làm việc tích cực để đàm phán với Rio Tinto để có những sửa đổi thích hợp dành cho các danh mục chuyển đổi về sự thỏa thuận mà hai bên mới bước chân vào giai đoạn ban đầu vào ngày 12 tháng Hai 2009… nhằm phản ánh rõ hơn bối cảnh thị trường đã thay đổi và những phản hồi từ các cổ đông và các nhà quản lý,” ông Xong nói.

“Chúng tôi tiếp tục tin tưởng vào đề nghị của chúng tôi đại diện cho một cơ hội tạo nên giá trị nổi bật cho tất cả các cổ đông của Rio Tinto và một nền tảng vững chắc cho một quan hệ đối tác chiếm lược lâu dài sẽ thiết lập giữa hai công ty.”

Bản thỏa thuận được ký kết vào tháng Hai đã đảm bảo cho Chinalco một nguồn nguyên liệu thô đổi lại Chinalco đầu tư 7,2 tỉ đô la vào những trái phiếu chuyển đổi và 12,3 tỉ đô la vào trong các khoản góp vốn vào quặng sắt, đồng và nhôm của Rio Tinto, giúp giảm bớt gánh nợ nặng nề của hãng khai khoán lớn thứ ba thế giới này. Thỏa thuận nầy sẽ tăng gấp đôi phần vốn góp vào Rio của Chinalco từ 9% lên 18%.

Rio, công ty mang món nợ khoảng 39 tỉ đô la, giờ đây cho biết họ sẽ bán các cổ phần để có được 15,2 tỉ đô la. Hãng khai khoáng đồng hương ở Úc là BHP Billiton cũng đã thỏa thuận trả cho Rio 5,8 tỉ đô la để hình thành một liên doanh khai thác quặng sắt. BHP và Rio có thể dành dụm được hơn 10 tỉ đô la bằng cách kết hợp những tài sản quặng sắt của họ tại khu vực phía tây Pilbara của nước Úc, theo một bản tuyên bố của hai công ty này cho biết.

Thỏa thuận Chinalco đã bị chỉ trích bởi những người nắm giữ cổ phiếu của Rio, trong đó có nhà đầu tư lớn thứ ba của hãng này, tập đoàn Legal&General Group, vì đã không cho họ tham dự. Nhiều người Úc cũng tỏ ra lo lắng khi nhìn thấy một công ty ngoại quốc, và đặc biệt là nước Trung Quốc do cộng sản cầm quyền lại quản lý công ty này, họ nắm một phần hùn góp vốn lớn đến như vậy trong một công ty quan trọng và là kẻ nắm được phần ngoại hối.

Quyết định của ban lãnh đạo Rio cứu Thủ tướng Úc Kevin Rudd khỏi phải có quyết định liệu có cho phép Chinalco tăng phần vốn góp của họ lên như đã được lên kế hoạch hay không. Hội đồng Xét duyệt Đầu tư Nước ngoài của Úc đang chuẩn bị sửa soạn một bản giới thiệu. Nếu như phiếu bầu của ông Rudd đồng ý với bản thỏa thuận, thì ông đã chọc tức nhiều cử tri; nếu như ông Rudd quyết định phản đối lại sẽ có nguy cơ phá hủy những thỏa thuận với Bắc Kinh.

Úc đã được hưởng lợi rất lớn từ sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc, và thậm chí giữa tình trạng suy thoái toàn cầu, việc bán các hàng tiêu dùng và các mặt hàng nhu yếu (các khoáng sản, sản phẩm nông nghiệp, năng lượng) đổ vào Trung Quốc vẫn tăng lên 37% vào năm ngoái.

Trung Quốc là khách hàng hàng đầu về quặng sắt và Rio là nhà cung cấp lớn thứ hai thế giới về mặt hàng này. Một mối quan hệ gần gũi hơn giữa Chinalco và Rio có thể đặt thêm nhiều sức mạnh hơn vào đôi tay của Trung Quốc trong những cuộc thương thảo về giá cả.

Việc suy đoán về tình trạng của thỏa thuận đã tăng cao thêm trong khi thị trường đã thay đổi một cách quan trọng kể từ tháng Hai, với việc các thị trường tín dụng đang lắng dịu và mối quan ngại đang giảm bớt về khả năng thế giới đi tới sụp đổ tài chính hoàn toàn. Giá cổ phiếu trên các thị trường toàn cầu cũng gia tăng kể từ tháng Ba, trong khi nhu cầu về quặng sắt và các mặt hàng tiện nghi khác của nước Úc đã hồi phục, làm khả năng kiểm soát của ban lãnh đạo Rio mạnh mẻ hơn.

Tuy nhiên, việc bác bỏ của Rio vào hôm thứ Sáu trước lời đề nghị [của Chinalo] không phải là những tin tức xấu cho Chinalco, theo nhận định ông Mei Xinyu, nhà nghiên cứu kỳ cựu thuộc Viện nghiên cứu Ngoại thương và Hợp tác Kinh tế thuộc Bộ Thương mại.

“Nếu như những điều khoản trong bản thỏa thuận tháng Hai theo kế hoạch của họ lien quan quá nhiều những sửa đổi bổ sung, thì sẽ không có lợi cho bên mua là người phải trả một cái giá cao đến vậy,” ông nói. Một khả năng theo lời đồn đoán là Chinalco có thể đồng ý giảm mức cổ phần họ nắm giữ theo đề nghị xuống 15%.

Ông Mei phủ nhận về những chỉ trích của các cổ đông khác rằng họ đã bị loại ra không được dự phần vào bản thỏa thuận.

“Chinalco có thể phải tôn trọng nước Úc và những quyền lợi hợp pháp của các cổ đông khác, song họ có thể không bị buộc phải làm cái công việc từ thiện với hàng chục tỷ đô la bằng cách chấp nhận các cổ đông thay vì là Chinalco để tham dự vào trong vấn đề của 7,2 tỉ đô la trái phiếu chuyển đổi qua tiền mặt,” ông nhận xét.

Mà cũng không có việc sự sụp đổ của bản thỏa thuận làm cho các nhà đầu tư tháo chạy khỏi các cổ phiếu khai mỏ, theo đánh giá của chuyên gia Wang Junqing thuộc công ty chứng khoán Guosen Securities.

“Điều mà các nhà đầu tư đang tìm cách bóc trần tình trạng khai mỏ hiện nay là lo lắng về triển vọng tương lai của ngành công nghiệp này. Ngành khai mỏ có vẻ đang khá thuận lợi khi mà các gói kích thích đang góp phần và giá năng lượng đang tăng lên,” ông nói.

Các cổ phiếu của cả hai công ty của Trung Quốc và Úc đã gia tăng giá cả qua tin tức nầy, trong khoảng bốn tháng xem xét về thành công và thất bại cuối cùng của chúng. Cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Thượng Hải của Chinalco đã tiến sát khoảng 0,7% với giá 12,47 nhân dân tệ sau khi đạt mức 2,18% vào phiên giao dịch buổi sáng. Các cổ phiếu của Rio đã vọt lên 8,4% đạt 72, 49 đô la Úc.

Thất bại về cuộc đấu giá của Chinalco sẽ làm giảm mối nguy của một gánh nặng nợ nần nhiều hơn cho công ty Trung Quốc này trong khi nó cũng xua tan mối lo ngại trong số các nhà đầu tư về khả năng của công ty để quản lý một hãng nước ngoài lớn đến như vậy.

Bất luận cho có những lý do mang tính thương mại nào dành cho sự thất bại này, thì công chúng Trung Quốc cũng lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ quyết định của Úc. Một bạn đọc của tờ China Daily đã viết trên trang web của tờ báo này rằng các mối quan hệ của Úc với Trung Quốc là “mâu thuẫn”.

“Một mặt, thì ông Thủ tướng Kevin Rudd mô tả nước Úc như là “người bạn chân thành” của Trung Quốc; mặt khác, việc từ chối bản thỏa thuận của Rio có vẻ gợi lên điều trái ngược,” bạn đọc có tên là “Lee Kwan” nói.

Trích thuật lại một quãng cáo của người dân tình Pert chống lại công ty Chinalco, mà nhà triệu phú Ian Melrose là một thí dụ, Lee cho biết chính quyền Úc và một số người Úc với các những tình cảm không ưa thích người Trung Quốc đã duy trì một thái độ tiêu cực hướng tới các công ty Trung Quốc đang đầu tư ở úc.

Vào cuối tháng 5, những người Úc phản đối về sự liên kết của Rio Tinto với Chinalco đã sử dụng các hình ảnh về sự đàn áp tại Quãng trường Thiên An Môn trong một đoạn quãng cáo trên truyển hình đang kêu gọi chính quyền Trung Quốc cản trở cuộc mua bán thỏa thuận nầy.

Một quãng cáo trên mạng của trang Sina.com.cn, một trang mạng hàng đầu của TQ, đã ghi rằng Trung Quốc đã có thể mua công khố phiếu của chính phủ Mỹ, nhưng không thế mua một mỏ ở Úc – mặc dầu cả hai là những việc kinh doanh đang lỗ lả.

Một quãng cáo khác post trên trang mạng Sina đã chỉ trích lệ phí 195 triệu đô la là quá thấp mà công ty Rio Tinto đã bị buộc trả tiền bồi thường thiệt hại cho Chinalco trong điều kiện việc thỏa thuận mua bán không thực hiện được.

“Chinalco thật là ngu ngốc để đòi hỏi một lệ phí đền bù quá thấp. Đó là lý do tại sao công ty Rio có thể hủy bỏ hợp đồng với Chinalco mà chỉ quan tâm chút ít”, quãng cáo ấy đã xuất hiện như thế. Và quãng cáo còn post thêm một đoạn khác: Đã đến lúc các công ty Trung Quốc ngưng đổ tiền bạc vào việc tìm kiếm đầu tư ở nước ngoài.

Hiệu đính: Trần Hoàng

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009

————–

ASIA TIMES

Foiled Chinalco rethinks future
By Olivia Chung
Jun 6, 2009
------------

Tổng số lượt xem trang