Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2009

Bộ Y tế khuyến cáo người dân tự phòng dịch A/H1N1

Bộ Y tế khuyến cáo người dân tự phòng dịch A/H1N1
(NLĐO)- Ngay sau khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nâng mức độ 5 (cảnh báo đại dịch) của dịch cúm A/H1N1 lên mức độ 6, cấp độ đại dịch, sáng nay, 12-6, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã ra thông báo về đại dịch cúm A/H1N1.
Theo thông báo, virus cúm A/H1N1 mới nguy hiểm, lây lan dễ dàng từ người sang người; từ nước này sang nước khác. Tính đến thời điểm ngày 12-6, thế giới đã ghi nhận khoảng 30.000 trường hợp dương tính với cúm A/H1N1 tại 74 quốc gia. VN đã ghi nhận 23 trường hợp dương tính với cúm A/H1N1. WHO nhận định ở giai đoạn này, đại dịch được xác định là ở mức độ trung bình.

Tại VN, với việc giao lưu và đi lại giữa các quốc gia, khu vực, trong thời gian tới VN tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc cúm A/H1N1. Để ngăn chặn dịch không lây lan trong cộng đồng VN và giảm tác hại của đại dịch, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương khẩn trương thực hiện các biện pháp khẩn cấp sau đây:
Yêu cầu UBND các tỉnh/thành phố sẵn sàng phương tiện, thuốc, trang thiết bị, cơ sở khám chữa bệnh để thu dung, cách ly và điều trị kịp thời các trường hợp cúm A/H1N1 nặng, không để tử vong xảy ra; tăng cường giám sát dịch tại cộng đồng, khoanh vùng xử lý triệt để ổ dịch.

Những người bị ốm, có biểu hiện nghi ngờ cúm A/H1N1 như sốt, ho, đau họng thì nên cách ly, đeo khẩu trang, báo cáo cho cơ quan y tế gần nhất để được tư vấn và xử trí kịp thời, không nên vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện bằng các phương tiện vận tải công cộng, đặc biệt là máy bay vì dễ làm lây lan bệnh ra cộng đồng.

Mọi người dân có thể tự bảo vệ bản thân và cộng đồng bằng cách thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch như thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, vệ sinh môi trường, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc, lau chùi bề mặt, đồ dùng, vật dụng sinh hoạt bằng các hóa chất sát khuẩn thông thường, che miệng khi bị ho, không khạc nhổ bừa bãi.

Khi có biểu hiện sốt, ho, đau họng thì chủ động cách ly, không đến nơi tụ tập đông người để phòng cho người khác không bị mắc bệnh.

Khi có hiện tượng nhiều người bị cúm hoặc viêm phổi nặng, nghi ngờ cúm A/H1N1 thì thông báo theo đường dây nóng của Sở Y tế trên địa bàn, các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur đồng thời thông báo Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng và Môi trường theo số điện thoại đường dây nóng: 0989.671.115, Fax: 043 7366 241, Email: baocaodich@gmail.com).

Bộ Y tế đã và đang phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế thế giới tại VN để theo dõi sát tình hình và triển khai các biện pháp khống chế và giảm tác hại của đại dịch.

Dự kiến, chiều nay, Thủ tướng Chính phủ sẽ làm việc với Bộ Y tế trước diễn biến của dịch cúm A/H1N1.
--------
còn nữa ...'Mỗi chúng ta phải trở thành người tiêu dùng thông thái'
Trước tình trạng hàng giả, hàng gian tràn lan thị trường hiện nay, Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng trong phiên chất vấn sáng 12/6 kêu gọi đông đảo cử tri hãy phát hiện và tố cáo, người tiêu dùng cần tỉnh táo lựa chọn hàng có chất lượng.

Không đợi được tiền trợ cấp, gần 100 HS nghèo bỏ học
(VietNamNet) - Đã 2 năm trôi qua, nhiều HS nghèo ở Nam Giang (Quảng Nam) đang dài cổ chờ tiền hỗ trợ đã được duyệt và nhiều HS đã phải bỏ học giữa chừng vì không thể chờ lâu hơn được nữa.
- Chính phủ đã cấp hàng chục tỷ đồng để hỗ trợ cho học sinh bán trú các cấp học là con em các hộ nghèo vùng miền núi đặc biệt khó khăn. Thế nhưng, tại huyện vùng núi cao Nam Giang (Quảng Nam) hiện vẫn còn hơn 8,9 tỷ đồng chưa cấp phát…
Quảng Nam có 56 xã đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ giáo dục theo Quyết định 112/QĐ-TTg (gọi tắt QĐ 112) ra ngày 20-7-2007 của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể, mỗi cháu học mẫu giáo được hỗ trợ 70 nghìn đồng/tháng; HS học bán trú ở các cấp tiểu học, THCS và THPT được hưởng 140 nghìn đồng/tháng.

Thời gian được hưởng hỗ trợ này được tính theo thời gian thực tế đi học và không quá 9 tháng/năm.

Theo Sở Tài chính Quảng Nam, tổng nguồn kinh phí đã cấp cho đối tượng HS thuộc diện đặc biệt khó khăn đang học bán trú tại các cấp học trên địa bàn huyện Nam Giang theo QĐ 112 là hơn 10,2 tỷ đồng.

Trong đó, nguồn kinh phí chậm chi năm 2008 đã chuyển sang năm 2009 dành cho các trường học trên địa bàn huyện Nam Giang là hơn 3,7 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay số tiền trên vẫn chưa cấp phát cho học sinh nghèo.

Giải thích về việc chậm cấp phát tiền hỗ trợ cho học sinh nghèo, lãnh đạo UBND huyện Nam Giang cho rằng nguồn kinh phí này chưa giải ngân là vì các xã, thị trấn trên địa bàn huyện chưa thống nhất danh sách hộ nghèo!

Ông Bùi Thanh Vân, cán bộ Phòng Quản lý ngân sách Sở Tài chính cho rằng lý do này không thuyết phục: “Những đối tượng học sinh khó khăn thuộc chương trình 135 giai đoạn 1 đương nhiên phải được hưởng, không lý do gì phải thống kê lần nữa. Việc chi tiền chỉ cần lật lại danh sách cũ không cần phải bàn cãi nhiều…”.

Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam, ông Lê Ngọc Ánh, cũng đã khẳng định, việc giải ngân nguồn kinh phí theo QĐ 112 ở Nam Giang là quá chậm, không đúng với mục đích và lộ trình đề ra của QĐ 112.

Đã 2 năm trôi qua, nhiều HS nghèo ở Nam Giang đang dài cổ chờ tiền hỗ trợ được Chính phủ cấp. Nhiều HS đã phải bỏ học giữa chừng vì không thể chờ lâu hơn được nữa. Kết thúc năm học 2008-2009, toàn huyện đã có 90 học sinh bỏ học vì cuộc sống gia đình quá khó khăn trong khi tiền hỗ trợ cho các học sinh này đã không đến kịp.

Ngày 29/5/2009, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định (số 1791/QĐ-UBND), bổ sung gần 19 tỷ đồng để hỗ trợ cho HS nghèo được hưởng lợi theo QĐ 112 cho 8 địa phương Núi Thành, Đại Lộc, Nam Giang, Phước Sơn, Nông Sơn, Hiệp Đức, Đông Giang, Bắc Trà My. Trong đó, Nam Giang được cấp bổ sung hơn 5,2 tỷ đồng (tổng kinh phí được hỗ trợ hơn 10,2 tỷ đồng).

Như vậy, đến thời điểm này, huyện Nam Giang vẫn còn 8,9 tỷ đồng tiền hỗ trợ cho học sinh nghèo nhưng số tiền này vẫn không đến được tay người nhận.



Hàng Trung Quốc giá rẻ và “lỗ thủng trách nhiệm”
(TuanVietNam)- Để chống trả với cơn lũ quét hàng Trung Quốc kém chất lượng ồ ạt vào Việt Nam, theo bà Phạm Chi Lan, yếu tố quan trọng hàng đầu là nâng cao sức mạnh của chính mình. Nền kinh tế Việt Nam phải cố gắng nâng cao chất lượng. Chấm dứt coi giá rẻ là lợi thế cạnh tranh chính. Đầu tư vào kĩ thuật, công nghệ, thể chế để tạo hàng hoá tốt.


Tổng số lượt xem trang