Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2009

Tại sao người Việt ra đi?

Chương trình thế giới đó đây của truyền hình trung ương CH Séc vừa phỏng vấn nhà báo Filip Kanda sau chuyến đi Việt nam của ông
Xem http://www.ct24.cz/vysilani/2009/06/...0281-svetadil/

Dưới là lược dịch những nhận xét của ông về xã hội Vn cùng với thực trạng của nó qua các bạn trẻ sinh viên Việt tại Séc / http://vietagent.cz/ /

Filip này. Tại sao người Việt hướng tới Séc. Anh đã hỏi xem họ mong đợi gì khi đến châu Âu và cụ thể là Praha?

Đầu tiên chúng ta có thể thấy mẫu người Việt đến chỗ chúng ta không đồng bộ với mức trung bình của người Việt Nam sống ở đó. Có thể nói 90% người Việt đến đây đều nghèo, từ những vùng đất nghèo, từ miền quê, nơi mà họ không có nhiều cơ hội để ứng dụng kinh tế. Họ có giấc mơ đi ra nước ngoài, nơi họ sẽ làm ra nhiều tiền hơn, rồi sau đó họ có thể đầu tư về nhà. Phải nói rằng khoảng 10% thì là mục đích của chính phủ Việt Nam, gửi tới đây những nhà chuyên môn để hoàn thiện, học hỏi và mang về lợi ích cho đất nước. Đây là mục đích đầu, tại sao các công ty môi giới đưa người ra nước ngoài, nhưng phần lớn thì họ vẫn kéo được những người từ các miền quê nhiều hơn, những người thậm chí có khi còn không biết chữ, không nhận thức được về tình hình xã hội ngay cả ở Việt Nam huống chi trên thế giới. Tuy vậy họ vẫn mơ ước, chăm chỉ và có ý chí hướng tới chúng.

Vậy thì ở Việt Nam, người sống ở quê sẽ không có cơ hội vượt lên và ra khỏi cái vòng vẫn quản họ ở đó?

Tôi phải nói là chính phủ Việt Nam ủng hộ việc này, tuy không chính thức.

Ủng hộ sự nghèo đói?

Không. Họ ủng hộ xuất khẩu những người này ra nước ngoài.

Để ai khác giúp họ?

Bởi vì đó là cách giải quyết vấn đề xã hội trong nước này, vì những người đi ra nước ngoài, họ giúp đỡ bằng cách gửi tiền về nhà, làm tình hình gia đình tốt lên và như thế cả với tình hình kinh tế của đất nước. Chính phủ Việt Nam vì thế im lặng và ủng hộ. Khi chúng ta vẫn nói rằng Việt Nam là đất nước chủ nghĩa xã hội thì ở đó hoàn toàn là nền kinh tế thị trường, cũng có thể gọi đó là tư bản. Nền kinh tế đó đang mở rộng và những người ở quê không có bằng cấp, cơ chế xã hội tại đó không đủ mạnh để chu cấp cho họ, vì vậy chính phủ ủng hộ xuất khẩu họ đi nước ngoài.

Bây giờ đang cập nhật rằng tình hình ở đó rất khó khăn vì châu Âu đang giảm sự cần thiết công nhân . Các công ty không còn đủ sức để thuê họ nữa và thậm chí ở Séc còn nghiêm khắc hơn trong các điều khiện cấp thị thực cho người nước ngoài và Việt Nam nằm trong số đó. Họ sẽ phải có giấy chứng nhận rằng mình không có giang mai, lao phổi và HIV dương tính. Họ nhìn nhận thế nào về những chướng ngại mà châu Âu và cụ thể là chúng ta đặt ra?

Tất nhiên, họ nhìn nhận việc đó rất khó khăn vì trước giờ châu Âu và đặc biệt là Séc rất rộng mở, thuộc một trong những đích mà họ hướng tới để có cuộc sống tốt hơn. Họ vẫn coi Séc, hay Tiệp Khắc cũ là nước bạn hợp tác và có quan hệ tốt với họ. Bây giờ họ thấy tình hình khó khăn và khó hiểu, nhiều người còn nghĩ đây chỉ là tình trạng tạm thời của một số nhà chính trị mà một thời gian nữa sẽ được sửa đổi. Dù sao thì những công ty môi giới đưa họ ra nước ngoài thì còn kết hợp với nhiều nước khác không chỉ Séc, và tôi đã gặp trường hợp những người bị gửi về từ Séc, hoặc sử dụng chương trình hồi hương tự nguyện với vé máy bay, hoặc những người đã không thể sang Séc vì thị thực không cấp nữa thì họ được xếp vào các nước khác, đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia …

Khi chúng ta nói đến việc cấp thị thực thì có nhiều nghi ngờ về việc tới mức nào, hoặc thật sự có tham nhũng hay không Anh đã nói chuyện với ai hay cố gắng thâm nhập vào vấn đề đó. Anh đã nói chuyện với các đại sứ ở Hà Nội chưa?

Chúng tôi đã nói chuyện với các đại sứ, kiểm tra tình hình. Chúng tôi cũng nói chuyện với các công ty môi giới ở Việt Nam, nơi họ tìm được và liên hệ với những người muốn ra nước ngoài. Tôi có thể nói là bên Séc không có một vụ tham nhũng nào, hoặc không chứng minh được rằng đã xuất hiện đút lót hay thiên vị ai đó vì chế độ đã được cài đặt, đầu tiên là Call centrum, sau đó là các mẫu văn bản có sẵn ở trên internet để họ có thể điền và đệ đơn xin thị thực. Cũng có thể nói chắc rằng việc tham nhũng chỉ ở bên Việt Nam thôi, ở những công ty môi giới, họ đặt điều kiện với khách hàng, đòi trả tiền cho việc dạy tiếng Séc, vé máy bay, dịch vụ môi giới … tất cả là ổn nhưng rồi họ còn thu thêm tiền cho việc chen hàng, cho các điều kiện tốt hơn. Họ cũng lợi dụng việc những người này thật sự đến từ các vùng quê nghèo nên không có những định hướng ví dụ như trung bình ở châu Âu. Đây là miếng ngon cho các môi giới vì họ có thể lấy được nhiều tiền hơn từ những người này. Thế nên mới nói đến khoản tiền không chính thức là 10 đến 14 nghìn Đô mà người Việt phải đóng cho cấp phép và toàn thể các khoản để ra nước ngoài, cụ thể là đên CH Séc.

Người Việt Nam ra nước ngoài vì lí do kinh tế, vậy có ai ra đi vì lí do chính trị không? Dù sao thì đó là chính phủ độc đảng, không thể nói đến dân chủ được. Việt Nam có nhà tù chính trị không?

Tất nhiên Việt Nam là đất nước với chính phủ độc đảng và ở công cộng thì không ai nói về chính trị cả. Đó là việc mà hầu như bị cấm. Nhiều người Việt theo tôi còn không có hứng nói về điều đó. Họ nhìn nhận khác vì họ đã trải qua nhiều năm chiến tranh tàn khốc, chiến tranh chống lại ách thuộc địa dưới Pháp, chống Mỹ, rồi nội chiến Bắc Nam, đất nước này bị tàn phá rất nhiều. Tôi cũng bất ngờ khi đất nước này hoạt động tốt, mới chỉ có 3 thập kỉ sau khi cuộc chiến kết thúc nên thường những người đó nhìn nhận nó là tốt khi chỉ có một đảng và không có tranh chấp, họ quan tâm đến sự phát triển kinh tế hơn cả và vì thế họ hy sinh cả sự tự do dân chủ, tự do bầu cử. Họ thực sự đề cao sự phản triển kinh tế.

Xin lỗi nhé. Thế còn những người có trình độ đại học, dân trí thức, những người đó chắc chắn sẽ muốn có thay đổi về mặt nhân quyền chứ?

Có thể ở trong nhà họ tranh luận khác, nhưng thực sự ở nơi công cộng chúng tôi chưa gặp được sự phê bình nào đáng nói, ngược lại tôi thấy nhiều người còn muốn biến mình thành một phần của bộ máy này. Họ muốn lấy lợi từ nó bằng việc liên quan tới nó, không phàn nàn về nó và cố gắng được thiện cảm của nó. Đó là bộ máy đã hoạt động ở nhiều nước cộng sản, tôi sẽ nói tới trong nhiều phóng sự khác, mà thực sự Hồ Chí Minh nếu sống lại cũng khó nhận ra được chính nước mình. Thế nên tôi mới nửa đùa mà viết về Castro, đó là tại sao anh ta không muốn lấy cảm hứng từ việc mở cửa nền kinh tế thị trường như ở Việt Nam và Trung Quốc vì như thế thì không phải chủ nghĩa xã hội nữa, đó là chủ nghĩa tư bản, tư bản quốc gia. Ở đây chúng ta có thể nhìn những trung tâm thương mại đầy hàng và họ thật sự mua, đây là tư bản. Đương nhiên là không phải ai cũng mua, chỉ tầng lớp trên thôi, họ cố gắng trở thành một phần của bộ máy này. Ở đó họ có thể kiếm được nhiều tiền và có cuộc sống tốt hơn. Phần lớn họ không phàn nàn và không muốn tạo ra những phản đối.

Vậy thì hơn là với Cuba, so sánh Việt Nam với Trung Quốc, không cải tổ chính trị, nhưng bật đèn xanh mở rộng tự do cho nền kinh tế. Khi mở cửa thị trường thì nó sẽ phản lại tình hình xã hội, ở Trung Quốc cho thấy là không và Việt Nam thì tương tự.

Ở đó chúng ta có thể thấy các sếp lớn của các tập đoàn thương mại lớn, như công ty giao thông lớn nhất hay nhà sản xuất và tiêu thụ giày dép lớn nhất vịnh Ton Kinh (Bắc Bộ), đó là những người có liên kết với cấu trúc này. Họ sống cuộc sống giàu có của mình và ngày hôm sau lại thấy họ ngồi hàng ghế đầu trong các cuộc họp của chính phủ. Họ không phải thành viên tích cực nhưng họ ở đó và hòa mình vào. Đây cũng là một dạng kiểm soát bởi vì nếu họ tách ngang thì những lợi ích, các đợt hàng hóa và nhiều khả năng mà nhà nước tạo cho họ sẽ ngừng lại.

Thế là một bên thì kinh doanh, một bên thì với những suy nghĩ đỏ, hai bên hợp tác và chịu đựng nhau như những thành viên của Đảng Cộng Sản.



Nghiêm Trang (dịch từ čt24)
--------------
Vietnamese party chief vows to advance ties with ChinaHANOI, June 12 (Xinhua) -- Vietnamese Communist Party chief ...

Mỹ và EU chuẩn bị kiện Trung Quốc lên WTO
(VietNamNet) - Ngày 12/6, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM đã chấp nhận đơn kháng cáo, giảm nhẹ hình phạt đối với bị cáo Nguyễn Hoàng Huynh (nguyên Chủ tịch huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) từ 4 năm tù xuống còn 3 năm tù.

Việt Nam cho phép tàu Mỹ vào lãnh hải tìm kiếm MIATheo Đại sứ quán Mỹ, Việt Nam đã cho phép tàu Mỹ vào lãnh hải tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh (MIA).Thông báo phát đi từ tòa Đại sứ Mỹ tại Hà Nội cho hay, Việt Nam và Mỹ đã mở rộng quy mô hợp tác lâu dài về tìm kiếm người Mỹ mất tích trong chiến tranh (MIA) bằng việc triển khai tàu khảo sát đại dương của Hải quân Mỹ vào ngày 11/6 để thực hiện các hoạt động tìm kiếm ngoài khơi Việt Nam.

Trong đợt tìm kiếm thứ 95 ở Việt Nam, bắt đầu từ ngày 25/5 và dự kiến kéo dài đến ngày 24/6, các đại diện của Bộ Tư lệnh hỗn hợp tìm kiếm POW/MIA Mỹ (JPAC) và Văn phòng Tìm kiếm người Mỹ mất tích tại Việt Nam (VNOSMP) đã lên tàu khảo sát đại dương USNS Bruce Heezen tham gia hoạt động nhân đạo.

Mặc dù các tổ tìm kiếm chung Mỹ - Việt đã điều tra và thậm chí đã khai quật các địa điểm dưới nước ngoài khơi Việt Nam, sử dụng các thuyền của Việt Nam, song đây là lần đầu tiên Việt Nam cho phép sử dụng một tàu Hải quân Mỹ (USNS) cho công tác tìm kiếm dưới nước.

“Việc sử dụng một tàu khảo sát đại dương của Hải quân Mỹ trong các hoạt động tìm kiếm nhân đạo của JPAC ở Việt Nam có thể đẩy nhanh đáng kể tốc độ phát hiện các địa điểm máy bay rơi dưới nước”, Trung tá Todd Emoto, chỉ huy phân đội của JPAC ở Hà Nội cho hay.

Ông cũng nhận định: “Sự hợp tác của Việt Nam trong việc cho phép con tàu này vào lãnh hải của mình là một bước tiến lớn. Chính phủ Mỹ cũng như những gia đình của những người Mỹ còn mất tích rất cảm kích về điều đó”.

Theo Đại sứ quán Mỹ, USNS Bruce Heezen, với thủy thủ đoàn dân sự, được thiết kế để phục vụ các công tác hải dương học ở các vùng duyên hải và biển sâu. Con tàu này hết sức phù hợp cho việc phát hiện các địa điểm máy bay rơi trên thềm đại dương.

Hàng trăm máy bay và phi công Mỹ vẫn thuộc diện mất tích ở các vùng biển duyên hải Việt Nam, trong khi hiện nay JPAC chỉ có đủ dữ liệu chính xác để tìm kiếm hiệu quả đối với một tỷ lệ nhỏ. Mỹ hy vọng việc bổ sung con tàu đủ năng lực sẽ giúp tăng tốc độ và hiệu quả của công tác tìm kiếm các địa điểm dưới nước.

Mỹ và Việt Nam đã hợp tác về thống kê tù binh và người mất tích trong chiến tranh (POW/MIA) kể từ những năm 1980. Mới đây, hai nước đã kỷ niệm 20 năm thực hiện đều đặn các cuộc tìm kiếm chung. Theo JPAC, các gia đình ở Mỹ cảm thấy phấn khởi và khích lệ khi Việt Nam đang đóng vai trò then chốt trong việc tạo điều kiện cho các hoạt động nhân đạo như vậy.:19:

Việt Nam cho phép tàu hải quân Mỹ vào lãnh hải tìm kiếm MIA

Tổng số lượt xem trang