Thứ Bảy, 13 tháng 6, 2009

Học Phí

Học Phí---

Quốc hội chưa quyết định, nhưng thảo luận trên hội trường cho thấy, có rất nhiều ý kiến không đồng tình với đề án học phí của Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân. Đại biểu Đặng Như Lợi (Cà Mau) phát hiện: “Đề án có tên là đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục nhưng nói một hồi rồi cũng chỉ để tăng học phí”.

Tuy “khung học phí 10 năm không thay đổi” (lý do để Bộ đề nghị tăng) nhưng, ngân sách chi cho giáo dục năm 2008 đã tăng hơn 40 lần so với năm 1990. Theo tính toán của GS Nguyễn Xuân Hãn, với mức chi cho giáo dục lên tới 4,7 tỷ USD (năm 2008), lương trung bình của giáo viên phải là 3,6 triệu đồng/tháng; trong khi theo Bộ thì mức lương trung bình của giáo viên hiện nay chỉ là 2,058 triệu đồng. Liệu có phải đã có một phần lớn từ khoản ngân sách này đã không được chi cho giáo dục.

Chưa có ai trả lời được câu hỏi nói trên của GS Nguyễn Xuân Hãn. Ngay cả “Ngành cũng không có điều kiện đánh giá hiệu quả chi của Nhà nước cho giáo dục”. Một chính sách mà không có đủ các dữ liệu để phân tích toàn cục, thì cho dù được Quốc hội thông qua cũng khó lòng thuyết phục phụ huynh và thuyết phục người dân đóng thuế.

Học phí chỉ chiếm 5,5% ngân sách hàng năm chi cho giáo dục (số liệu năm 2008); cho dù tăng mức thu thu học phí thêm 50% thì cũng không làm thay đổi bao nhiêu cán cân tài chánh. Trong khi, ngay lập tức, việc tăng học phí có thể gây bức xúc cho gia đình của 22 triệu học sinh, sinh viên. Rõ ràng, yêu cầu Bộ GD-ĐT có biện pháp nâng cao hiệu quả của khoản chi lên tới 20% ngân sách quốc gia này phải được ưu tiên hơn là quyết định cho tăng học phí.

Có lẽ, ít ai tin, đề án tăng học phí “Chắc chắn sẽ làm giảm số học sinh bỏ học”, như Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định. Ông nói: “Những người không đủ chi phí tối thiểu để mua giày dép, sách vở, tiền gửi xe đạp cho con em… thì ngoài việc miễn học phí, Chính phủ còn hỗ trợ tiền để mua các đồ dùng đó”. Ông lạc quan: “Trước khi đóng tiền học, người dân sẽ được hỏi xem có đủ tiền mua các thứ đồ dùng đó không. Nếu mua được, còn dư tiền thì đóng học phí, nếu không dư thì không đóng”.

Không rõ, khi nói như vậy, ông Nhân có nhớ câu chuyện “hỗ trợ cho các hộ nghèo” vừa xảy ra Tết vừa qua. Tại Nam Giang, Quảng Nam, cho tới hôm nay vẫn đang có tới 10 tỷ đồng ngân sách hỗ trợ học sinh nghèo bị huyện “treo” từ 2008, chỉ vì, theo một quan chức huyện: “Danh sách hộ nghèo thì huyện đã có (2008 là 55,8%) nhưng huyện… không tin”. Câu chuyện ở Nam Giang không phải hiếm hoi, một chính sách không thể được đưa ra mà đối tượng nó phục vụ có thể được phân chia tùy tiện.

Đã ở trong hệ thống trường công thì không nên phân biệt kẻ giàu, người nghèo. Khả năng nhà nước chăm lo cho giáo dục tới cấp nào thì nên đảm bảo ở cấp đó mọi người dân đều bình đẳng. Nhà nước nên tạo điều kiện để hệ thống trường tư phát triển, với điều kiện trường sở, phòng ốc tốt hơn, thu hút những phụ huynh mà học phí của con em không phải là điều băn khoăn của họ. Trường tư ở bậc tiểu học, số liệu năm 2006, chỉ chiếm 0,54%; bậc trung học cơ sở: 1,41%, giảm so với năm 2000, 3,18%. Bậc trung học phổ thông tuy khá hơn: 30,6% năm 2006; nhưng cũng giảm so với năm 2000: 34,79%.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân: 74% ngân sách Nhà nước dành cho giáo dục do các tỉnh quản lý, 21% do các Bộ, ngành khác quản lý, Bộ GD-ĐT chỉ quản lý 5%. Từ tỉ lệ phân chia nói trên, ông Nhân tuyên bố: “Những thắc mắc vì sao trường học không có nhà vệ sinh, thiếu trường mầm non, tiểu học… phải được gửi đến chủ tịch UBND các tỉnh, thành, không phải hỏi Bộ trưởng”.

Trách nhiệm của Bộ GD-ĐT không phải là được “ký tá” bao nhiêu phần trăm ngân sách quốc gia mà phải đưa ra được những chính sách để thực hiện các mục tiêu quốc gia về giáo dục. Những chính sách nhằm xây dựng một hệ thống trường công tiêu chuẩn; khuyến khích khu vực tư mở trường; thầy giỏi; trò sáng tạo; không cần xin xỏ Bộ; không cần Bộ trưởng xuống tận lớp dự giờ vẫn dạy tốt, học tốt; mọi “thắc mắc” của người dân về giáo dục đều được Bộ trả lời; mỗi đồng bạc mà ngân sách chi ra đều đảm bảo được tiêu xài minh bạch.

Giáo dục là sự nghiệp “trồng người”. Tình trạng giáo dục hiện nay thường lại là sản phẩm của những chính sách có từ hàng thập kỷ trước. Muốn “gỡ” bằng chính sách thì phải bắt đầu phân tích từng “nút thắt”. Chính sách bắt đầu từ “nút” nào thì học sinh cũng phải là đối tượng trung tâm chứ không phải là quyền lực và quyền lợi của những người ban hành chúng.

Chính sách, cho dù đúng đắn, cũng cần phải mất “học phí”và mất thời gian. Nôn nóng nhìn thấy kết quả trong một học kỳ, thậm chí trong một nhiệm kỳ, thì rất khó có được những chính sách thực sự cần cho tương lai đất nước.

Huy Đức

----------

GS Nguyễn Xuân Hãn lấy số liệu từ đâu? (tp).

"Gian vừa chứ" ---- Chuyện xăng dầu ????


Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tiếp Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc VOV

Chiều 12/6, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã tiếp thân mật Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc do đồng chí Lý Nguyên Triều, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương dẫn đầu sang thăm và làm việc tại nước ta.

Trộm nickname YM để lừa đảo (VOV)
Người trộm mật khẩu đã đăng nhập vào nickname (tên đăng nhập) của khổ chủ rồi gửi tin nhắn hoặc trò chuyện, “nhờ” mua hộ thẻ cào điện thoại với giá trị 100.000 – 500.000 đồng/thẻ.

Bộ trưởng Công Thương nhận trách nhiệm về yếu kém trong điều hành xuất khẩu gạo
Trong trả lời chất vấn trước Quốc hội sáng 12/6, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng hứa sẽ cùng với các Bộ, ban, ngành chỉ đạo, sắp xếp, điều hành việc xuất khẩu gạo nhanh chóng, minh bạch hơn


Tổng số lượt xem trang