19/06/2009 05:33 (GMT + 7) | ||||||
(TuanVietNam)- Ba lần "xô ngã" mục tiêu tăng trưởng thương mại song phương chỉ trong một thập kỷ, đó là bằng chứng cho mối quan hệ thương mại vượt xa mong đợi giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc. | ||||||
Cho đến thời điểm này, có thể nói, quan hệ buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc là mối quan hệ nếu không “độc nhất vô nhị” thì cũng đặc biệt. Điều đặc biệt trước hết là ở chỗ, mối quan hệ này không chỉ được lãnh đạo các cấp cao nhất quan tâm trong các cuộc tiếp xúc rất thường xuyên, mà còn là mối quan hệ được tầng lớp doanh nhân hăng hái thực hiện khiến cho mục tiêu quan trọng hàng đầu nếu không bị những tác động tiêu cực rất mạnh của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay thì chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi tình trạng “quá tam ba bận” rất đáng mừng bị... “đổ”.
Nhìn xa trông rộng và cuộc “đổ vỡ” thứ nhất Trước hết, nhìn một cách tổng quát, cho dù quan hệ thương mại hai chiều giữa nước ta và Trung Quốc đã phát triển bùng nổ tới gần 56,8%/năm ngay trong chặng đường 10 năm đầu tiên bình thường hóa quan hệ, cao gấp 1,82 lần so với tốc độ tăng chỉ ở mức 31,17%/năm trong bảy năm gần đây. Tuy nhiên, vẫn có thể nói, bảy năm gần đây mới là giai đoạn phát triển mãnh liệt. Trong quá trình phát triển hết sức ngoạn mục đó, có thể nói, cái mốc 5 tỷ USD năm 2005 chính là bước đột phá đầu tiên. Còn nhớ, vào thời điểm quan hệ giữa hai nước trải qua chặng đường 10 năm đầu tiên bình thường hóa, trước câu hỏi của phóng viên Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc ngày 11/12/2002: Kim ngạch buôn bán hai chiều giữa hai nước Trung Quốc và Việt Nam tăng gấp gần 100 lần.
Chẳng hạn, năm 1996 là năm buôn bán hai chiều giữa hai nước đã tụt dốc 3,24%. Mặc dù, thời điểm đó, Việt Nam tăng đại nhảy vọt cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu (33,16% và 36,64%), còn xuất khẩu của Trung Quốc cũng tăng 1,52% và nhập khẩu tăng 5,12%. Tuy nhiên, cái mốc 5 tỷ USD buôn bán hai chiều giữa hai nước nêu ra cho năm 2005 quả là quá chật hẹp, bởi ngay trong năm 2003, với việc vượt qua ngưỡng này, các doanh nghiệp hai nước đã cán đích sớm hai năm, còn đến cuối năm 2005 thì con số này đã tăng đại nhảy vọt lên 9,128 tỷ USD, vượt mục tiêu tới 82,56%. Ba lần “đổ vỡ” chỉ trong nửa thập kỷ? Cho dù hoàn thành sớm mục tiêu chỉ trong hơn nửa chặng đường năm năm như vậy là kết quả ngoạn mục trong buôn bán hai chiều giữa hai nước. Chính thực tế này cũng là một nguyên nhân quan trọng khiến nửa cuối thập kỷ hiện nay mới là giai đoạn lãnh đạo cao nhất của hai nước đã phải liên tục quan tâm tới việc tìm kiếm các mục tiêu mới. Đến thời điểm này chí ít cũng có hai mục tiêu bị “xô ngã”. Đó là, tại cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Phan Văn Khải và Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo ngày 7/10 tại Văn phòng Chính phủ, hai bên bày tỏ phấn khởi trước việc kim ngạch buôn bán song phương duy trì đà tăng trưởng liên tục trong nhiều năm,... tin tưởng... sẽ hoàn thành sớm hơn dự kiến mục tiêu nâng kim ngạch song phương lên 10 tỷ USD vào năm 2010. Tuy nhiên, mục tiêu mới cho dù đã cao gấp rưỡi này của hai Chủ tịch nước cũng đã không thể tồn tại lâu, bởi chỉ cần thêm một bước phát triển đột biến 49,13% năm 2007, kim ngạch buôn bán hai chiều cũng đã đại nhảy vọt lên 15,859 tỷ USD, cho nên lại thêm một lần hoàn thành mục tiêu trước thời hạn ba năm. Cũng chính từ xuất phát điểm cao như vậy, cộng với việc kim ngạch năm 2008 vừa qua đã vượt ngưỡng 20 tỷ USD, cho nên ngưỡng cao gấp đôi mục tiêu ban đầu này hiển nhiên là phải bỏ qua và mục tiêu mới lần thứ ba đã được Thủ tướng hai nước ấn định cho năm 2010 trong chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ 20 đến 25/10/2008 vừa qua là 25 tỷ USD, tức là cao gấp 2,5 lần so với mục tiêu ban đầu. Có thể nói, trong điều kiện quan hệ thương mại hai chiều giữa nước ta và Trung Quốc cũng như các quan hệ thương mại quốc tế nói chung đang phải gánh chịu những tác động bất lợi chưa từng có kể từ sau Đại chiến thế giới thứ II đến nay, hoạt động xuất nhập khẩu của từng nước đang ở trong tình trạng “chạy giật lùi”, cho nên mục tiêu này hầu như không thể bị “xô ngã” ngay trong năm nay, cho nên chỉ có thể hoàn thành đúng thời hạn nhờ sự nỗ lực của cả hai phía. Nói tóm lại, xét trên quy mô tổng thể, nếu như không bị ảnh hưởng hết sức nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay, hầu như có thể “nói như đinh đóng cột” rằng, tất cả ba mục tiêu đề ra đều bị “xô ngã” một cách hết sức ngoạn mục, nhưng chỉ chừng ấy thôi thì cũng vẫn có thể khẳng định rằng, quan hệ thương mại hai chiều giữa nước ta và “người khổng lồ” phương Bắc đã vượt xa mong đợi. |
VN phê duyệt Hiệp định vận tải biển ASEAN - Trung Quốc (TN)
Bắc Kinh bênh vực chỉ thị 'Mua hàng Trung Quốc' VOA
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp đại diện Liên đoàn Luật sư Việt Nam
Bo Cu Hung Blog
Theo tài liệu do cơ quan An ninh cung cấp, ông Định thừa nhận tất cả những dấu hiệu phạm tội mà cơ quan an ninh đã công bố nhưng ngày qua trên phương tiện thông tin đại chúng. Theo cơ quan An ninh, ông thành khẩn tỏ ra ân hận và xin được hưởng lượng khoan hồng.
Đây là một trong số rất nhiều trang tường trình chi tiết do ông ký!
Cộng hoà Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Kính gởi Cơ quan An ninh Điều tra – Bộ Công an
Tôi tên là Lê Công Định, sinh ngày 1 tháng 10, năm 1968, đăng ký hộ khẩu tại địa chỉ 163/8 Xô viết Nghệ Tĩnh, tạm trú tại BB34 Toà nhà Mỹ Khang, khu 4 Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh. Nghề nghiệp Luật sư.
Tôi xin trình bày hành vi vi phạm pháp luật của tôi theo Điều 88 Bộ luật Hình sự của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam như sau.
Thứ nhứt, tôi đã tham gia khoá huấn luyện đấu tranh bất bạo động do tổ chức Việt Tân tổ chức từ ngày 1 tháng 3, 2009 tới ngày 3 tháng 3, 2009 tại Thái Lan. Trong đó … do hai người Serbia trình bày. Một người tên là Blado, còn người kia thì tôi không nhớ rõ tên. Tôi biết Việt Tân là tổ chức khủng bố đã huấn luyện cho một số người Việt Nam về đấu tranh bất bạo động ở Việt Nam.
Thứ hai, theo sự giới thiệu của Nguyễn Tiến Trung, tôi đã tham gia tổ chức Đảng Dân chủ Việt Nam do Nguyễn Sĩ Bình Chủ tịch Đảng Nhân dân Hành động đứng đầu. Ông Bình mời tôi tham gia ban Thường vụ của Đảng Dân chủ. Ngày 26 tháng 3, 2009 tôi sang Phukhet gặp ông Nguyễn Sĩ Bình và ông Trần Huỳnh Duy Thức để bàn về tình hình chính trị, kinh tế của Việt Nam, và về chủ trương thành lập thêm hai đảng là Đảng Lao Động Việt Nam và Đảng Xã hội Việt Nam để thu hút thêm mọi người tham gia.
Trước mắt, tôi thống nhứt thành lập một blog mang tên là “Đảng Lao động Việt Nam” do tôi phụ trách và blog kia tên là “Đảng Xã hội Việt Nam” do anh Thức phụ trách. Và cũng tại Phukhet chúng tôi đã bàn về việc viết chung một cuốn sách mang tên là “Con đường Việt Nam” để tìm giải pháp cải cách tình hình xã hội kinh tế và pháp luật cho Việt Nam. Ngoài ra chúng tôi cũng đã nhận định thời cơ của sự thay đổi sẽ diễn ra vào cuối năm 2010, xuất phát từ tình hình kinh tế xã hội khủng hoảng. Sau khi về nước tôi đã lập một trang blog và viết lời tuyên cáo thành lập đảng Lao động Việt Nam nhưng do lỗi kỹ thuật chưa hoàn thiện và công bố thì nay tôi đã bị bắt.
Trong quá trình tham gia Đảng Dân chủ Việt Nam tôi cũng đã góp ý chỉnh sửa một số văn phong và thuật ngữ của bản điều lệ của Đảng Dân chủ Việt Nam. Tôi cũng đã được ông Nguyễn Sĩ Bình chuyển cho tham khảo và nghiên cứu một bản tân hiến pháp nhằm phục vụ cho việc soạn thảo một bản hiến pháp của Đảng Dân chủ Việt Nam.
Tôi thấy rằng là những việc làm trên của tôi là vi phạm pháp luật Việt Nam. Tôi rất ân hận với những hành vi sai trái của mình và tôi mong được nhà nước xem xét, khoan hồng.
Ngày 17 tháng 6, năm 2009.
Người tường trình,
Lê Công Định
Khởi tố bị can đối với Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long
Chìm tàu cá, 10 ngư dân hút chết
Chưa thấy xác 3 nạn nhân vụ chìm tàu chở dầu
Trung Quốc tố Google tiếp tay web sex