Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2009

Hai tàu cá lạ tấn công 9 ngư dân--Hàng trăm ngư dân từng bị giam giữ phải nộp tiền chuộc-Tập huấn cho ngư dân về "vùng được phép khai thác"

Hai tàu cá lạ tấn công 9 ngư dân
(Dân trí) - Khi anh Hùng đang cùng một số ngư dân khác thả lưới đánh bắt cá trên vùng biển thuộc huyện Diễn Châu, Nghệ An thì bất ngờ bị hai tàu cá lạ truy đuổi và tấn công. Anh Hùng bị thương nhẹ, tàu cá bị hư hỏng nặng.

UBND xã Quỳnh Dị, huyện Quỳnh Lưu - Nghệ An ngày 5/6 cho biết, tàu đánh cá gặp nạn là của ngư dân Trần Văn Hùng (SN 1968), trú tại xã Quỳnh Dị, có số hiệu: NA-4425-TS.

Vào khoảng 9 giờ sáng ngày 3/6, anh Hùng cùng 8 lao động đều là người dân Quỳnh Dị đang đánh bắt cá trên biển thì bất ngờ bị hai chiếc tàu lạ tấn công và truy đuổi, công kích bằng đá, chai bia, lọ nước… Anh Hùng cùng 8 lao động vội bỏ lại lưới, chạy thoát thân.
Chạy được hơn 2 hải lý thì một chiếc tàu đuổi kịp, đâm thẳng vào mạn tàu của anh Hùng. Sau cú đâm mạnh, con tàu bị nghiêng, hư hỏng nặng, anh Hùng bị thương nhẹ. Nhận thấy tàu của anh Hùng bị tràn nước vào, 2 tàu cá lạ bỏ đi.
Lúc này nước đã tràn vào rất nhiều, anh Hùng cùng 8 thuyền viên phải rất nỗ lực mới chặn được nước biển tràn vào boong tàu. Do hoảng hốt vì bị tấn công bất ngờ nên không ai để ý đến số hiệu của hai con tàu lạ.
Thiệt hại ước tính ban đầu khoảng trên 100 triệu đồng.
Cơ quan chức năng đang điều tra nguyên nhân sự việc và truy tìm hai con tàu lạ.
-------------- Vậy, nói gì nữa đây , "tàu lạ " ngày một công khai ...
Tập huấn cho ngư dân về "vùng được phép khai thác" VNN
Cục Khai thác Bảo vệ Nguồn lợi thủy sản đang phối hợp với các địa phương tăng cường tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền cho ngư dân về các vùng được phép khai thác, đặc biệt tại các tỉnh miền Trung.

Hàng trăm ngư dân từng bị giam giữ phải nộp tiền chuộc
Theo Sở Ngoại vụ Quảng Ngãi, hiện tỉnh này còn 15 tàu cá, 46 ngư dân đang bị nước ngoài giam giữ. Đặc biệt có một ngư dân đang bị giam 4 năm nay.
Hơn 1 tháng qua, bà Bùi Thị Mái luôn ôm tấm ảnh chụp hình chiếc tàu cá của 3 con trai mình như người mất trí Ảnh: Khải Minh
Trong số 15 tàu cá đang bị nước ngoài giam giữ có 7 tàu (15 ngư dân) bị giam tại Indonesia, số còn lại bị giam ở Philippines.

Thông tin này được trích từ báo cáo của Sở Ngoại Vụ tỉnh Quảng Ngãi ban hành vào tháng 5/2009. Tuy nhiên, số liệu chỉ cập nhật đến hết quý 1/2009. Nếu tính đến tháng 4 và 5/2009, số ngư dân bị giam giữ ở 2 nước trên (ngoài ra còn có Malaysia) còn nhiều hơn nữa.
Đơn cử một xã như Bình Châu (huyện Bình Sơn), trong tháng 4 và 5 vừa qua có 3 chiếc tàu bị bắt giữ, gồm tàu của các ông Bùi Cam, Nguyễn Quýt (đều bị giam tại Malaysia), Nguyễn Tiến (bị giam tại Philippines). Cùng bị giam giữ với 3 chiếc tàu này là 36 ngư dân.
Nguyên nhân các tàu bị bắt giam là do mê mải luồng cá nên đưa tàu qua hải phận nước ngoài, do đi tránh bão, do cần sửa chữa tàu thuyền, máy móc, và do thiếu kiến thức về lãnh hải.
Những ngư dân này đều còn sống, thỉnh thoảng được phép liên lạc về nhà. Nhìn chung chịu cảnh giam cầm cực nhọc, ăn uống bữa đói bữa no. Tuy nhiên tình cảnh người thân của họ còn thê thảm hơn.
Tại Bình Châu có bà Bùi Thị Mái (sinh năm 1957) vừa sắm một chiếc tàu cá 700 triệu đồng (chủ yếu từ vốn vay) mới đi chuyến biển đầu tiên thì bị Philippines bắt giữ tại đảo Patanest, cùng bị bắt với chiếc tàu còn có 3 con trai và 1 đứa cháu của bà.

Các con bà Mái điện về cho biết, họ bị bắt ngày 4/4/2009 vì đưa tàu vào đó tránh bão. Nghe tin tàu và các con bà bị bắt, nhiều chủ nợ đến đòi tiền, bà Mái và mấy cô con dâu không biết đường nào xoay sở.

Cạnh nhà bà Mái là bà Nguyễn Thị Phấn (sinh năm 1953). Bà có con trai là Huỳnh Văn Oanh đang bị giam giữ tại Philippines hơn 1 năm qua. Theo Oanh điện về, thì vào ngày 16/5/2008, Oanh cho tàu vào một làng của Philippines để lên bờ tìm chỗ sạc bình ắc quy điện. Khi Oanh và 2 ngư dân đang bê bình ắc quy vào làng thì bị bắt giữ, những người trên tàu thấy vậy chặt đứt dây neo cho tàu tháo chạy.
Dù đưa được tàu về nhà nhưng do không có chủ tàu (Oanh), cũng như tâm trạng bất an nên chuyện đi biển bị tê liệt từ đó đến giờ. Đến tháng 5/2009, sợ tàu hư, bà Phấn đã kêu bán tàu với giá 140 triệu đồng, trong khi để sắm nó phải mất 670 triệu đồng. Gia đình bà Phấn cũng nợ nần chồng chất.
Cũng theo báo cáo nói trên, tính từ 2005 đến quý I/2009, tổng số tàu thuyền và ngư dân Quảng Ngãi bị nước ngoài bắt là 74 chiếc, 714 ngư dân, trong đó 33 chiếc với 373 ngư dân là bị Trung Quốc bắt.
Khi bị Trung Quốc bắt, người thân ngư dân phải nộp tiền chuộc từ 5-7 vạn nhân dân tệ (150-180 triệu đồng) mới đưa được ngư dân về nhà. Ngoài bị bắt ra, Quảng Ngãi cũng có 6 ngư dân bị nước ngoài bắn chết và bị thương (năm 2007).
------------
Obama được Bắc Kinh khen là khôn ngoan.
VIT - Nhật báo Trung Quốc ngày 05 tháng 6 cho biết, các chuyên gia Trung Quốc đã ca ngợi quan điểm trung lập của Washington về những tranh chấp giữa các nước trong khu vực tại Quần đảo Trường Sa, một khu vực quan trọng trên Biển Đông, mà tất cả các nước đều cố gắng tránh xung đột.

Đề nghị cá thể hoá trách nhiệm của nguyên Tổng giám đốc PMU 18 (VOV)
Bùi Tiến Dũng - nguyên Tổng Giám đốc PMU 18 phải chịu trách nhiệm đồng phạm với Phạm Tiến Dũng, nguyên kế toán trưởng PMU 18 đối với toàn bộ số tiền các bị can đã lập bảng lương khống để chiếm dụng

“Ngăn cản ngư dân Việt Nam đánh bắt trên biển Việt Nam là xâm phạm chủ quyền…”(SGTT).
Quyết định nhân sự mới của Thủ tướng Chính phủ (LD)
- VN ‘nới lỏng’ chính sách tiền tệ (BBC).
- Không vì kích cầu mà quên bảo vệ môi trường (VNN).
- Chính phủ: Tình hình thất nghiệp diễn biến phức tạp (VNN).
Vedan đã chấp hành các quyết định xử phạt (Tuổi Trẻ).
Nhiều nước đánh giá cao nỗ lực đảm bảo dân chủ của Việt Nam (Tuổi Trẻ).


An ninh lương thực, không đơn thuần là giữ đất -(SGT)

Lúa ngày càng bị lấn
Theo số liệu của Bộ Tài nguyên - Môi trường, giai đoạn từ năm 2000- 2007, diện tích đất trồng lúa đã giảm 360.000 héc ta, phần lớn tập trung ở hai vựa lúa lớn nhất nước là đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Tuy nhiên, tỷ lệ giảm đất lúa cao nhất lại ở vùng Đông Nam bộ, với tỷ lệ giảm đến 23,1% trong giai đoạn này. Theo ông Đỗ Đức Đôi, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ và Thông tin đất đai (Bộ Tài nguyên - Môi trường), diện tích lúa giảm khiến sản lượng lúa giảm theo từ 0,4-0,5 triệu tấn/năm và ảnh hưởng đến đời sống của ít nhất 100.000 hộ nông dân/năm.
Theo Bộ NN&PTNT, phần lớn diện tích lúa bị giảm là do chuyển sang đất phi nông nghiệp hoặc nuôi trồng thủy sản. Nhiều công trình giao thông, phát triển khu dân cư, khu công nghiệp... đã khiến diện tích lúa ngày một thu hẹp. Đến đầu năm 2008, diện tích đất trồng lúa cả nước chỉ còn hơn 4,1 triệu héc ta.
“Chúng ta đang chuyển nhiều vùng đất phì nhiêu sang... bê tông”, Giáo sư Đỗ Kim Chung, cán bộ trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, khẳng định. Theo ông, diện tích lúa giảm đã tạo ra những thách thức cho ANLT và việc làm cho nông dân. Hiện tại, lượng lúa tiêu thụ hàng năm của Việt Nam vào khoảng 29,2 triệu tấn, trong đó dành cho người ăn và dự trữ khoảng 21,5 triệu tấn, dùng chăn nuôi 6,4 triệu tấn, để làm giống 1,1 triệu tấn, chế biến 0,2 triệu tấn. Giai đoạn 2000-2008, diện tích gieo trồng lúa giảm bình quân 0,4%/năm, nhưng nhờ năng suất tăng bình quân 2,7%/năm nên Việt Nam vẫn cơ bản giải quyết được vấn đề thiếu đói.
Tuy vậy, theo ông Chung vẫn còn 6,7% số hộ thiếu đói lương thực. Và theo dự báo, dân số Việt Nam tiếp tục tăng bình quân 1-1,2%/năm trong vài thập niên tới, trong khi diện tích lúa giảm dần và năng suất cũng khó tăng thêm. Do đó, ông Chung tính toán rằng, dù lượng gạo tiêu dùng trên đầu người sẽ giảm dần, từ 150 ki lô gam xuống còn 120 ki lô gam vào năm 2015 và 100 ki lô gam/người/năm vào năm 2030, nhưng nhu cầu về lúa vẫn lên tới 32,1 triệu tấn vào năm 2015 và 35,2 triệu tấn vào năm 2020. Khi đó, giả như diện tích lúa vẫn giữ được ở mức an toàn thì Việt Nam vẫn đảm bảo được ANLT, nhưng khả năng xuất khẩu gạo sẽ rất mỏng manh.
Nhưng mối “đe dọa” lớn, theo Bộ NN&PTNT, là dự kiến nhu cầu đất cho các mục đích phi nông nghiệp và nông nghiệp khác trong giai đoạn 2009- 2020 lên tới 0,7 triệu héc ta, trong đó đất để phát triển giao thông là 0,2 triệu héc ta, đất phát triển đô thị và đất ở nông thôn là 0,15 triệu héc ta... và sẽ có thêm ít nhất 0,27 triệu héc ta đất lúa bị “hy sinh”.
Biến đổi khí hậu trong những năm tới cũng sẽ khiến nhiều diện tích đất lúa ở ĐBSCL và ĐBSH bị ngập hoặc nhiễm mặn, không sản xuất được.
Do đó, theo ông Toàn, ngay từ bây giờ cần phải có quy hoạch vùng đất sản xuất lúa. “ANLT chỉ khả thi khi có quy hoạch sản xuất rõ ràng, quy mô canh tác lúa phải đạt diện tích nhất định và phải nghiêm minh trong giám sát thực hiện quy hoạch”, ông Toàn góp ý. Bởi ANLT đã là chuyện của toàn thế giới. Hiện tại, Hàn Quốc ngoài việc tăng cường sản xuất lương thực trong nước còn hợp tác chặt chẽ với các nước sản xuất lương thực lớn của thế giới để chuẩn bị nguồn cung. Philippines cũng đã cam kết đầu tư 1 tỉ đô la Mỹ để tăng sản lượng lương thực. Trung Quốc cũng đã ban hành các chính sách khuyến khích nông dân gia tăng sản lượng với các biện pháp hỗ trợ tài chính, hạ giá đầu vào nông nghiệp và tăng mức giá tối thiểu trong việc mua gạo và bột mì...
Giữ diện tích không bằng giữ thu nhập!

Tuy vậy, theo một số nhà khoa học, quan trọng nhất là phải làm sao giúp người trồng lúa nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Đó mới là giải pháp hữu hiệu để đảm bảo diện tích lúa. “Trên thế giới ngày nay, lúa gạo được coi là mặt hàng chính trị hơn là mặt hàng kinh tế. Giá cả thường xuyên lệ thuộc vào chính sách ANLT của từng quốc gia nên ít nơi người sản xuất lúa gạo trở nên giàu có. Do đó, nếu đặt mục tiêu sản xuất lúa nhằm đảm bảo ANLT, Nhà nước cần có chính sách thích hợp cho người trồng lúa”, Tiến sĩ Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, cho biết.
Ông Toàn dẫn chứng, kết quả giám sát của đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Cần Thơ ở vụ đông xuân 2008- 2009 cho thấy, sau khi trừ chi phí sản xuất, nông dân thu lãi hơn 13 triệu đồng/héc ta lúa thường và từ 14-16 triệu đồng/héc ta lúa chất lượng cao. Tỷ lệ lợi nhuận vụ lúa ấy là khá cao so nhiều vụ trước, từ 40-45%. Nhưng theo ông Toàn, mức lợi nhuận ấy vẫn chưa đảm bảo cho nông dân có đời sống, sinh hoạt, học hành khá so mặt bằng chung của tình hình kinh tế hiện nay. Cụ thể, nếu một hộ có bốn nhân khẩu, canh tác 1 héc ta đất và sản xuất 2 vụ/năm, quy ra lợi nhuận cao nhất đạt từ 20-22 triệu đồng thì tính bình quân mỗi nhân khẩu chỉ đạt thu nhập trên 5 triệu đồng/năm! “Số tiền này nếu chia cho tất cả các khoản chi dùng thiết yếu nhất của một hộ gia đình thì rõ ràng là quá nhỏ”, ông Toàn nói.
Do đó, cần có hàng loạt chính sách đi kèm như công bố giá mua thóc tối thiểu, đầu tư thêm vào vùng nông thôn, củng cố hệ thống thu mua để giảm trung gian, đầu tư vào công nghệ và kho chứa để giảm thất thoát sau thu hoạch, khuyến khích tích tụ ruộng đất... giúp nông dân có thể làm giàu nhờ cây lúa. Nếu không, giả như diện tích lúa được giữ nhưng nông dân liệu có thiết tha với cây lúa?
Cụ thể, theo Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, vừa qua nhiều nông dân đã bỏ ruộng, bỏ vụ không gieo trồng lúa. Năm 2005, có đến 6.400 hộ thuộc 100 xã của tỉnh Thái Bình bỏ ruộng, không cấy. Ở nhiều tỉnh miền Trung, nông dân cũng không gieo cấy lúa vụ mùa. Đó là minh chứng về hiệu quả trồng lúa thấp, khiến nông dân không có động lực.
Trong khi đó, chính Bộ NN&PTNT thừa nhận, giá trị thu nhập trên 1 héc ta đất lúa sau khi chuyển đổi sang mục đích khác đều cao hơn. Như nuôi trồng thủy sản tăng thu nhập từ 4-7 lần so với trồng lúa, một số mô hình chuyển sang trồng rau, hoa chất lượng cao ở Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bà Rịa - Vũng Tàu... cho thu nhập từ 300 - 700 triệu đồng/năm.

- Đêm thắp nến vì Thiên An Môn ở Hong Kong (BBC).
- Đưa quân vào Thiên An Môn 1989 (BBC).
- 20 năm trôi qua, ‘Bà mẹ Thiên An Môn’ vẫn đau buồn vì mất con (VOA).
- Bà Pelosi mời 3 nhân vật bất đồng TQ dự lễ kỷ niệm biến cố Thiên An Môn (VOA).
- Chính trị cơ sở Anh qua bầu cử (BBC).

Tổng số lượt xem trang