Nhớ lại bài về Tuổi trẻ thế hệ hậu Thiên An Môn của Trung Quốc: liệu Tuổi trẻ Việt Nam thì sao ??? Mong rằng đây chỉ là lớp bình phong..., xem thêm suy nghĩ của nhạc sĩ Dương Thụ về tuổi trẻ.
Vừa rồi, trong thời gian xảy ra biến cố Tòa Khâm Sứ và Thái Hà được một số giới trẻ tham gia ý kiến. Những người tham gia ý kiến thì có thể vào internet nên nhận được thông tin hai chiều. Vì thế họ có cơ sở để, hoặc ủng hộ lập trường của giáo dân Hà Nội, hoặc họ ủng hộ lập trường của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố. Nhưng về vấn đề này, cũng như các vấn đề liên quan đến đất nước nói chung, đấy có phải là thái độ của giới trẻ hiện nay hay không?
Tôi tò mò nhờ vài em hỏi bạn mình xem họ nghĩ gì
1. Về việc 'đòi đất' mà nhà nước xem như là một vấn đề chính trị hơn là vấn đề hành chánh.
2. Về cách giải quyết vấn đề của Ủy Ban Nhân Dân Hà Nội nói riêng và cách quản lý xã hội nói chung, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Sau đây là một trong các thư trả lời. Tôi post lên đây để các bạn trẻ đánh giá có phải như vậy không. Và nói lên suy nghĩ của mình.
1. Hiện nay giới trẻ rất 'thực dụng', họ làm sao để kiếm được càng nhiều tiền càng tốt. Mọi hoạt động không đẻ ra tiền, trừ hoạt động vui chơi (rất hiếm), là mất thì giờ. Hiện trạng xã hội VN vẫn còn là ăn để sống, chứ chưa sống để ăn, nên người trẻ cắm đầu làm việc, nếu có được một công việc, và cắm đầu đi tìm việc nếu họ đang thất nghiệp. "Có thực mới vực được đạo". Lo kiếm ăn cái đã. Chỉ những người về hưu mới có thì giờ và tiền bạc để ngồi không mà suy nghĩ đến những vấn đề đất nước, công lý, hòa bình, sự thật...
Còn giới trẻ không quan tâm gì đến chính trị cả. Ngoài ông Nông Đức Mạnh là Tổng bí thư Đảng Cộng sản ra, các thanh niên hoặc không biết hoặc lẫn lộn tên của các vị chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, thủ tướng chính phủ... mà họ cũng không biết trách nhiệm và quyền hạn của từng vị. Tất cả những người trong chính quyền và trong nhà nước đều có quyền đối với họ. Từ một anh công an giao thông đến một ông bảo vệ của một cơ quan dân sự đến Thủ tướng chính phủ, ai cũng có quyền đối với họ, và họ không cần để ý xem sự khác biệt của các quyền đó như thế nào. Không phải họ ngu đến độ không thể hiểu, nhưng họ không mất thì giờ tìm hiểu, vì câu hỏi đặt ra là: để làm gì?
2- Câu hỏi 'để làm gì?' là câu hỏi được đặt ra cho mọi vấn đề nằm ngoài công ăn việc làm của họ. Phản đối chính quyền ư? Không bao giờ họ thoáng nghĩ đến vấn đề này. Và nếu có ai hỏi họ, thì họ hỏi lại: để làm gì? Đấu tranh ư? Để làm gì? Để đi đến đâu? Rồi cũng chẳng có hy vọng thay đổi được gì, mà nếu có đi nữa thì ai có lợi, chứ chắc chắn người đấu tranh sẽ chịu hậu quả trước tiên. Từ lâu rồi; bạn bè vẫn kháo nhau: 'đấu tranh' rồi 'tránh đâu'? Ví dụ vụ sinh viên Văn Lang đấu tranh để được chính thức công nhận bằng cấp. Đúng là sau đó được công nhận, nhưng nhóm sinh viên đấu tranh thì không được công nhận vì 'thiếu khả năng chuyên môn để được chấm đậu'. Não trạng của giới trẻ hiện nay ở Việt nam là: làm cái gì để mất đi công ăn việc làm, để bị làm khó làm dễ, làm như thế không phải là can đảm mà là dại. Người trẻ không thắc mắc một chuyện có đúng hay sai, chỉ thắc mắc chuyện đó có lợi hay có hại.
Bị một công an giữa đường thổi còi, vấn đề không phải là lý luận rằng mình không sai luật đi đường, vì lý luận thì chắc chắn sẽ bị phạt và có thể bị giam xe. Trong trường hợp này là năn nỉ để xin bỏ qua hoặc đóng một số tiền rất nhỏ so với tiền phạt theo luật pháp, và cũng chẳng ai nghĩ rằng đưa 20.000 để khỏi cầm cái giấy phạt 200.000 là đút lót, hối lộ. Tiền vào tay một công an hay vào tay quỹ nhà nước thì đối với họ cũng thế thôi, họ chỉ cần biết rằng mình mất 20.000 thay vì 200.000 thế là 'may' rồi. Nếu ai bảo họ đi tố cáo một công an nhận 20.000 là hối lộ, thì họ sẽ hỏi: "Điên hà? Để làm gì?". Mất thì giờ, chẳng đi đến đâu, mà còn có thể lãnh cái búa. Đứng trên lý thuyết thì phải nói: nếu ai cũng nhất quyết sống đúng luật thì tình trạng sẽ tốt hơn; nếu người thi hành luật mà không đúng, thì ta phải làm đến nơi. Nhưng người sinh viên có 20 ngàn trong túi để sống trong hai ngày thì không 'dại' gì cương để phải mất 8 ngày giam xe cộng với 200.000d tiền phạt.
Chuyện nhỏ đã thế thì chuyện tổ quốc giống nòi xa lạ với giới trẻ sống tại Việt Nam lắm. Ngoại trừ vài người thanh niên phát biểu trên ti vi. Đứa nào cũng nói là sẽ học hành, lao động để xây dựng đất nước. Xạo! chúng nó chỉ lo kiếm tiền cho mình thôi. Nếu có một ai đó nghĩ đến chuyện làm chính trị, thì cũng là để tìm một chỗ đứng để có cơ hội kiếm tiền nhiều hơn chỗ khác thôi. Không ai nói ra, nhưng đó là chuyện bình thường ở VN. Tao nghĩ (chắc là đúng) rằng giới trẻ chẳng thấy những chuyện đó có gì đáng nói, họ chỉ cho rằng người kia có dịp may hơn mình, thế thôi. Đối với đa số thanh niên vào đoàn và phấn đấu vào đảng thì mọi người xem đó cũng như trường hợp những bạn khác kiếm cách vào trường y khoa hay ngân hàng để có một chỗ làm ra tiền thôi, không phải vì lý tưởng hay phục vụ nhân dân gì cả. Còn thực sự người ấy có lý tưởng thật hay không, thì chẳng ai coi là quan trọng. Thế nhưng nếu các bạn đó phải đi làm ở một công ty vốn nước ngoài, thì họ sẽ giấu đi cái tư cách đoàn/đảng viên của mình vì sợ rách việc ra! Đó cũng là chuyện bình thường chẳng có gì đáng nói. Dĩ nhiên đây là tao cảm nhận vậy khi nhìn thấy tình trạng giới trẻ mà tao tiếp xúc hiện nay (thế hệ 25-45tuổi), chứ không có một cuộc điều tra và thống kê nào cả.
3. Giới trẻ VN nghĩ gì về tố quốc và việc quản lý xã hội của Đảng Cộng Sản?
Không nghĩ gì cả! Ai nói gì thì nghe, rồi bỏ ngoài tai. Sự việc như vậy thì như vậy. Họ chẳng có thể tác động vào bất cứ việc gì. Họ đi bỏ phiếu như một chuyện làm bình thường. Gạch một hoặc hai tên nào đó trong số 7 người trên một mảnh giấy ứng cử viên, mà cả bảy người họ không biết là ai. Và họ có gạch ai đi nữa thì 5 trên 7 người còn lại cũng là những người đã được chọn rồi. Họ biết rằng họ không chọn người đại diện cho mình, nhưng có sao đâu? Và dĩ nhiên sau đó ai làm gì trong việc quản lý từ trung ương đến địa phương thì họ không quan tâm và luôn luôn thấy việc như thế thì phải thế. Nói nhiều mất thì giờ: còn phải đi kiếm tiền. Họ bây giờ rất thờ ơ với chính trị.
DUY NHIEN
Duy Nhien's Blog
http://blog.360.yahoo.com/blog-7tB8Pxo1br.ie6svygy0eFw-?cq=1&p=1950
Sự kiện Thiên An Môn đối với người dân Việt Nam
Thế nhưng ở Việt Nam, mọi thông tin liên quan đến sự kiện Thiên An Môn đều rất mờ nhạt hầu như không có. Ông Vũ Minh Ngọc, một cán bộ hưu trí của Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam khi được hỏi về vần đề này :
Biến cố Thiên An Môn đã biến đổi bộ mặt của Trung Quốc và mặc dù cuộc biểu tình của sinh viên Trung Quốc tại quảng trường Thiên An Môn bị đàn áp đẫm máu nhưng tinh thần dân chủ đã bén rễ trong giới sinh viên và những thành phần tiến bộ trong xã hội.
Quỳnh Như : Thưa ông, xin ông cho biết vài nét về sự kiện sinh viên Trung Quốc biểu tình trước quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989?
Ông Vũ Minh Ngọc : Không. Không biết đâu ạ.
Và 20 năm sau sự kiện Thiên An Môn, một số đông người dân ở Việt Nam vẫn hoàn toàn không biết điều gì đã xảy ra ở Trung Quốc trong thời gian cuối những năm 80. Đặc biệt một bộ phận trong giới thanh niên hiện nay rất còn rất thờ ơ trước những diễn biến chính trị thời sự; vấn đề các bạn trẻ Việt Nam quan tâm nhất là kinh tế. Một người dân ở Thành phố Hồ chí Minh cho biết:
Một số đông người dân ở Việt Nam vẫn hoàn toàn không biết điều gì đã xảy ra ở Trung Quốc trong thời gian cuối những năm 80. Đặc biệt một bộ phận trong giới thanh niên hiện nay rất còn rất thờ ơ trước những diễn biến chính trị thời sự; vấn đề các bạn trẻ Việt Nam quan tâm nhất là kinh tế
- "Em thì tất nhiên không có quan tâm lắm đến những vấn đề chính trị và xã hội cho nên cũng không thật sự tìm hiểu sâu về sự kiện Thiên An Môn mà chị vừa đề cập đó. Hiện giờ ở Việt Nam thì (em) quan tâm đến vấn đề đời sống và kinh tế nhiều hơn.
Có thể chỉ có một nhóm người thôi. Hiện giờ đang bị khó khăn về kinh tế nên người ta lo làm ăn, rồi có những người người ta có những cơ sở kinh doanh đang lâm vào khó khăn, bao nhiêu nhân công làm việc, người ta sợ không có thu nhập để người ta trả, cho nên người ta tập trung vào việc đó nhiều hơn. Chính chị hỏi nên tôi mới biết có sự việc đó chớ tôi cũng không biết nữa, không có để ý."
Cái thời điểm đó chị cũng biết là chính phủ cộng sản Việt Nam bưng bít hết hà, nó không cho mình biết gì hết; mà nếu có nghe Đài BBC hoặc Đài VOA thì cũng lén nghe thôi.Ông Nguyễn Hữu Lễ
Tuy vậy vẫn có một số người ở Việt Nam quan tâm đến sự kiện Thiên An Môn, nhưng họ biết đây là vấn đề rất nhạy cảm về chính trị và sợ nói ra sẽ có hại cho bản thân. Một bạn trẻ cho hay:
- "Dạ. Em biết chớ. Em biết, hôm trước, qua một số trang web của BBC. Có thêm một số ảnh tin năm 1975. Nhưng mà sự kiện đó (Thiên An Môn) em có đọc, có nắm, biết hết. Cũng có đọc nhiều trong một số trang web khác nhau, người ta cũng nói giống nhau.
Nói chung đó là thành tựu của sinh viên Trung Quốc trong thời kỳ đó. Nhưng mà trong lúc này em không có thuận lợi để nói về những chuyện như vậy."
Ông Nguyễn Hữu Lễ, một người dân ở Thành phố Hồ Chí Minh vừa sang định cư tại Hoa kỳ mấy năm gần đây cho biết:
-“Cái thời điểm đó chị cũng biết là chính phủ cộng sản Việt Nam bưng bít hết hà, nó không cho mình biết gì hết; mà nếu có nghe Đài BBC hoặc Đài VOA thì cũng lén nghe thôi.
Sự kiện đó đúng ra mấy năm sau này mới nắm được, còn ở thời điểm đó thì nói chung dân chúng là dân chúng cũng mù tịt. Đa số hầu như không biết gì hết.”
Ngày nay với đà phát triển của công nghệ thông tin trên toàn cầu chỉ việc nhấp chuột là chúng ta có thể tìm được vô số thông tin ở khắp mọi nơi trên thế giới.
TRUNG QUỐC - Bắc Kinh bác bỏ yêu cầu của Washington đòi Trung Quốc minh bạch trên sự kiện Thiên An Môn - RFI
--------
Vai trò của Thiên An Môn và nhận thức dân chủ trong dân chúng tại Trung Quốc. Liệu có thể so sánh giống như vậy với dự án bauxite Tây Nguyên cùng với tướng Giáp và giới trí thức...
Liệu dân chúng có nhận thức hơn về quyền của mình không ???
Chưa thấy nhiều quyền của dân trong dự Luật khám, chữa bệnh
"Chân ngoài dài hơn"
Các đại biểu phản ánh tình trạng "chân trong, chân ngoài" của bác sĩ. Ảnh:XL |
Thực tế có chuyện người bệnh gặp khó vì nhập viện 4h30 chiều, đúng lúc bác sĩ, y tá sửa soạn đóng cửa về, do có lịch hẹn khám bệnh tại nhà 5h chiều.
Đề cập quy định cấm cán bộ, công chức đăng ký hành nghề y, dược tư nhân từ ngày 31/12/2010, ĐB Nguyễn Bá Thanh (Đà Nẵng) kết luận điều này "bất khả thi".
"Quy định này tôi nghe không "thủng". Tự mình không được mở phòng khám nhưng lại được đi làm thuê cho người khác. Không cho lập thì họ vẫn có cách trá hình, mượn danh một ông bác sĩ về hưu. Mọi quy định đều có sơ hở", ông Thanh nói.
Trong khi đó, Phó Giám đốc Bệnh viện St Paul (Hà Nội) Nguyễn Phạm Ý Nhi lại cho rằng cho phép bác sĩ khám chữa bệnh ngoài giờ là cách để "tăng nguồn thu chính đáng" cho cán bộ y tế cũng như tăng cường xã hội hóa y tế.
ĐB Nguyễn Văn Vượng (Thái Nguyên) đồng tình nếu không chấp nhận cảnh "quá độ" trong giai đoạn hiện nay, cho phép bác sĩ được "chân trong, chân ngoài" để cải thiện thu nhập, giữ người bằng mệnh lệnh, sẽ chỉ đạt kết quả nhất thời, không khéo lại xảy ra tình trạng cán bộ y tế bỏ các cơ sở công sang làm cơ sở tư.
Tán thành quan điểm trên nhưng ĐB Trần Bá Thiều (Hải Phòng) lo ngại tình trạng cán bộ y tế dựa vào thương hiệu bệnh viện công để ra ngoài kinh doanh dịch vụ y tế. Theo ông, không cách nào cấm nổi, chỉ còn cách "giáo dục y đức".
Cấm bác sĩ bán thuốc tại phòng mạch tư
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Kim Tiến: Luật phải nghiêm cấm bác sĩ bán thuốc tại phòng mạch riêng. Ảnh: XL |
Tuy nhiên, nhiều ĐB lo lắng việc quản lý, giám sát tình trạng các bác sĩ, không chỉ tại cơ sở khám tư mà cả bệnh viện công kê toa thuốc hưởng phần trăm với các hãng dược.
Nhiều trường hợp bệnh, có loại thuốc chi phí ít hơn nhưng người bệnh lại được các bác sĩ kê cho loại thuốc giá cao hơn do ăn chia lợi nhuận với hãng dược. Hoặc có loại thuốc không cần thiết, chỉ là thuốc bổ cũng được kê trong đơn thuốc khiến những bệnh nhân, vì lo bệnh, không tự thẩm định nổi đành phải mua.
ĐB Nguyễn Văn Vượng (Thái Nguyên) thậm chí lo lắng điều này sẽ tạo bất bình đẳng đối với người khám, chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm. Bởi với những thuốc kê trong toa được cho là tốt, người bệnh phải bỏ tiền nhiều hơn để mua, thậm chí có thuốc được kê với giá đắt đỏ.
Luật "che chắn" cho thầy thuốc?
Ở góc độ kỹ thuật, ĐB Hoàng Văn Toàn (Vĩnh Phúc) nhận xét dự án Luật khám bệnh, chữa bệnh mới chăm chút cho bác sĩ, cơ sở khám chữa bệnh nhiều, trong khi người bệnh lại rất ít. Người dân chưa thấy nhiều quyền lợi của họ trong luật này.
Chia sẻ quan điểm này, ĐB Nguyễn Sáng Vang (Tuyên Quang) cho rằng “người bệnh lại là đối tượng yếu thế trong luật khám, chữa bệnh. Trong khi đó, người khám chữa bệnh (thầy thuốc) lại được luật "che chắn" rất tốt".
ĐB Nguyễn Hồng Sơn (Quảng Ngãi) cũng đặt câu hỏi về trách nhiệm của người khám bệnh: "Tôi đọc hết cả dự thảo luật mà không thấy có một chế tài nào. Thái độ của y bác sĩ trong việc cấp cứu bệnh nhân, đi đâu cử tri cũng kêu, người ta thập tử nhất sinh nhưng vào cấp cứu, bác sĩ đưa ra đủ điều kiện, không có tiền là không làm... Xảy ra hậu quả, xử lý ai?".
Theo Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai, người dân không quan tâm sẽ có bao nhiêu điều luật, bao nhiêu trang nói về quyền, nghĩa vụ của thầy thuốc, mà là công tác khám chữa bệnh phải được cải thiện.
Bà Mai khuyến nghị luật nên bổ sung một chương riêng, quy định rõ thêm về chính sách liên quan tới việc khám chữa bệnh, để trả lời câu hỏi về chất lượng cho người dân. Như vậy, luật mới “ra ngô, ra khoai” được.
-------------
Đây là vấn đề an sinh ... hãy hiểu được quyền của mình ...